Thân Hữu Tiếp Tay...
Lịch sử không có ý nghĩa..
(Read last piece on Lê Minh Khải’s blog, thinking about "history". Vaguely remember having read somewhere someone has said something about it. After much digging (già lẫn mẹ nó rồi:), here it is: the last chapter in Popper’s famous book “The Open Society and Its Enemies”, Has history any meaning? For no particular reason, want to transcribe it into Vietnamese.)
Không có lịch sử của quá khứ như các sự kiện đã xảy ra. Chỉ có sự phán xét và giải thích lịch sử, và sự phán xét và giải thích này cũng không phải là phán xét cuối cùng. Mỗi thế hệ có quyền giải thích và phán xét lịch sử theo cách của họ. Quyền này có tính ràng buộc như một trách nhiệm.
Lịch sử không chứa đựng ý nghĩa. Đơn giản là lịch sử như cách chúng ta hiểu về thuật ngữ này không tồn tại. Người ta quen thuộc với thuật ngữ này qua những gì được học ở trường, được viết trong sách về cái gọi là “lịch sử thế giới” hay “lịch sử nhân loại” và người ta tin là nó tồn tại.
Thực tại là tổng vô tận của những sự kiện. Do đó chúng ta cần phải có sự lựa chọn tùy theo quan tâm của chúng ta. Chúng ta có thể viết về “lịch sử” của nghệ thuật, của ngôn ngữ, hay của thói quen ăn uống. Chắc chắn, không có lựa chọn nào tự nó, hoặc tổng của tất cả các lựa chọn, đủ để đại diện cho “lịch sử nhân loại”. Điều mà người ta có trong đầu khi nói đến “lịch sử nhân loại” là lịch sử của Ai Cập, của Babylon, của Persian, của La Mã: họ nói đến lịch sử nhân loại nhưng điều mà họ muốn nói, và là điều mà họ học được ở trường, là lịch sử của quyền lực chính trị.
Không có lịch sử nhân loại mà chỉ có một con số vô tận lịch sử của tất cả mọi khía cạnh của đời sống con người. Một trong những lịch sử này là lịch sử của quyền lực chính trị. Nhưng chính điều này lại là sự xúc phạm đến tất cả những ý niệm đứng đắn về con người. Nói lịch sử quyền lực là lịch sử nhân loại thì không khác gì hơn nói lịch sử của chuyện ăn hối lộ, lịch sử của cướp bóc là lịch sử nhân loại. Lịch sử quyền lực chính trị không có gì khác hơn là lịch sử của tội phạm quốc tế và những cuộc giết người hàng loạt. Đây là loại lịch sử được dạy trong trường học, và những tên tội phạm kinh khủng nhất được tán dương nhưng những anh hùng của nó.
Không có gì có thể được gọi là lịch sử chung với ý nghĩa là lịch sử thực tiễn của nhân loại. Lịch sử thực tiễn của nhân loại, nếu nó tồn tại, phải là lịch sử của tất cả mỗi con người đã từng sống, lịch sử của tất cả mọi hy vọng, mọi cố gắng vật lộn, mọi đau khổ của từng mỗi người, vì không có người nào quan trọng hơn một người khác. Một lịch sử thực tiễn như thế thì không thể nào viết nổi. Do đó, chúng ta đã phải trừu tượng hóa, phải bỏ quên, phải lựa chọn, và qua cách làm như thế chúng ta đã có nhiều thứ lịch sử; trong số lịch sử này lịch sử của tội phạm quốc tế và giết người hàng loạt được quảng bá như là lịch sử của nhân loại.
Nhưng tại sao loại lịch sử này được chọn mà không phải là lịch sử của thi ca? Có nhiều lý do. Quyền lực ảnh hưởng đến tất cả chúng ta . Thi ca chỉ ảnh hưởng đến một số nhỏ. Lý do khác là con người có khuynh hướng thờ phượng quyền lực. Nhưng không thể nghi ngờ là sự thờ phượng quyền lực này là một trong những thứ tệ hại nhất của tính sùng bái thần tượng, di sản của thời sống trong hang động, và của tính nô lệ của con người. Sự thờ phượng quyền lực được sinh ra trong sự sợ hãi, một xúc cảm thường bị khinh miệt. Lý do thứ ba tại sao chính trị quyền lực được chọn làm nền tảng cho lịch sử là vì những kẻ có quyền lực muốn được thờ phượng và áp đạt sự thờ phượng đó. Nhiều sử gia viết sử dưới sự kiểm soát của vua chúa và những tên độc tài.
Lịch sử không chứa đựng ý nghĩa. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả chúng ta có thể làm là nhìn lịch sử quyền lực với sự kinh hoàng hay là nhìn nó như một trò đùa tàn bạo. Chúng ta có thể phán xét, giải thích nó trong sự liên hệ đến những vấn nạn của chính trị quyền lực mà chúng ta có thể giải quyết được trong thời đại của mình. Chúng ta có thể phán xét, giải thích lịch sử quyền lực từ gốc độ của cuộc đấu tranh cho một xã hội mở, có sự thống trị của lý trí, cho công lý, tự do, và bình đẳng. Dù rằng lịch sự không có mục đích, chúng ta sẽ áp đặt mục đích của chúng ta lên nó. Dù rằng lịch sử không có ý nghĩa, chúng ta sẽ đem đến cho nó một ý nghĩa.
Few transcribed passages above won’t do justice for what Karl Popper has written in this chapter. “The Open Society and Its Enemies” is a must-read for anyone who cares about history and the interpretation of history. Rooted from the philosophy of Plato, in the last 200 years, historism has wreaked havoc on human kind. Vietnam has its share in this catastrophe. In the modern Vietnamese academic tradition, for barely a few decades, historism has found a fertile soil to grow. It left its undeniable marks on every aspect of academic life.
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-minh-kh%C3%B4i/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-%C3%BD-ngh%C4%A9a/10150354773688242
Lịch sử không có ý nghĩa..
(Read last piece on Lê Minh Khải’s blog, thinking about "history". Vaguely remember having read somewhere someone has said something about it. After much digging (già lẫn mẹ nó rồi:), here it is: the last chapter in Popper’s famous book “The Open Society and Its Enemies”, Has history any meaning? For no particular reason, want to transcribe it into Vietnamese.)
Không có lịch sử của quá khứ như các sự kiện đã xảy ra. Chỉ có sự phán xét và giải thích lịch sử, và sự phán xét và giải thích này cũng không phải là phán xét cuối cùng. Mỗi thế hệ có quyền giải thích và phán xét lịch sử theo cách của họ. Quyền này có tính ràng buộc như một trách nhiệm.
Lịch sử không chứa đựng ý nghĩa. Đơn giản là lịch sử như cách chúng ta hiểu về thuật ngữ này không tồn tại. Người ta quen thuộc với thuật ngữ này qua những gì được học ở trường, được viết trong sách về cái gọi là “lịch sử thế giới” hay “lịch sử nhân loại” và người ta tin là nó tồn tại.
Thực tại là tổng vô tận của những sự kiện. Do đó chúng ta cần phải có sự lựa chọn tùy theo quan tâm của chúng ta. Chúng ta có thể viết về “lịch sử” của nghệ thuật, của ngôn ngữ, hay của thói quen ăn uống. Chắc chắn, không có lựa chọn nào tự nó, hoặc tổng của tất cả các lựa chọn, đủ để đại diện cho “lịch sử nhân loại”. Điều mà người ta có trong đầu khi nói đến “lịch sử nhân loại” là lịch sử của Ai Cập, của Babylon, của Persian, của La Mã: họ nói đến lịch sử nhân loại nhưng điều mà họ muốn nói, và là điều mà họ học được ở trường, là lịch sử của quyền lực chính trị.
Không có lịch sử nhân loại mà chỉ có một con số vô tận lịch sử của tất cả mọi khía cạnh của đời sống con người. Một trong những lịch sử này là lịch sử của quyền lực chính trị. Nhưng chính điều này lại là sự xúc phạm đến tất cả những ý niệm đứng đắn về con người. Nói lịch sử quyền lực là lịch sử nhân loại thì không khác gì hơn nói lịch sử của chuyện ăn hối lộ, lịch sử của cướp bóc là lịch sử nhân loại. Lịch sử quyền lực chính trị không có gì khác hơn là lịch sử của tội phạm quốc tế và những cuộc giết người hàng loạt. Đây là loại lịch sử được dạy trong trường học, và những tên tội phạm kinh khủng nhất được tán dương nhưng những anh hùng của nó.
Không có gì có thể được gọi là lịch sử chung với ý nghĩa là lịch sử thực tiễn của nhân loại. Lịch sử thực tiễn của nhân loại, nếu nó tồn tại, phải là lịch sử của tất cả mỗi con người đã từng sống, lịch sử của tất cả mọi hy vọng, mọi cố gắng vật lộn, mọi đau khổ của từng mỗi người, vì không có người nào quan trọng hơn một người khác. Một lịch sử thực tiễn như thế thì không thể nào viết nổi. Do đó, chúng ta đã phải trừu tượng hóa, phải bỏ quên, phải lựa chọn, và qua cách làm như thế chúng ta đã có nhiều thứ lịch sử; trong số lịch sử này lịch sử của tội phạm quốc tế và giết người hàng loạt được quảng bá như là lịch sử của nhân loại.
Nhưng tại sao loại lịch sử này được chọn mà không phải là lịch sử của thi ca? Có nhiều lý do. Quyền lực ảnh hưởng đến tất cả chúng ta . Thi ca chỉ ảnh hưởng đến một số nhỏ. Lý do khác là con người có khuynh hướng thờ phượng quyền lực. Nhưng không thể nghi ngờ là sự thờ phượng quyền lực này là một trong những thứ tệ hại nhất của tính sùng bái thần tượng, di sản của thời sống trong hang động, và của tính nô lệ của con người. Sự thờ phượng quyền lực được sinh ra trong sự sợ hãi, một xúc cảm thường bị khinh miệt. Lý do thứ ba tại sao chính trị quyền lực được chọn làm nền tảng cho lịch sử là vì những kẻ có quyền lực muốn được thờ phượng và áp đạt sự thờ phượng đó. Nhiều sử gia viết sử dưới sự kiểm soát của vua chúa và những tên độc tài.
Lịch sử không chứa đựng ý nghĩa. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả chúng ta có thể làm là nhìn lịch sử quyền lực với sự kinh hoàng hay là nhìn nó như một trò đùa tàn bạo. Chúng ta có thể phán xét, giải thích nó trong sự liên hệ đến những vấn nạn của chính trị quyền lực mà chúng ta có thể giải quyết được trong thời đại của mình. Chúng ta có thể phán xét, giải thích lịch sử quyền lực từ gốc độ của cuộc đấu tranh cho một xã hội mở, có sự thống trị của lý trí, cho công lý, tự do, và bình đẳng. Dù rằng lịch sự không có mục đích, chúng ta sẽ áp đặt mục đích của chúng ta lên nó. Dù rằng lịch sử không có ý nghĩa, chúng ta sẽ đem đến cho nó một ý nghĩa.
Few transcribed passages above won’t do justice for what Karl Popper has written in this chapter. “The Open Society and Its Enemies” is a must-read for anyone who cares about history and the interpretation of history. Rooted from the philosophy of Plato, in the last 200 years, historism has wreaked havoc on human kind. Vietnam has its share in this catastrophe. In the modern Vietnamese academic tradition, for barely a few decades, historism has found a fertile soil to grow. It left its undeniable marks on every aspect of academic life.
https://www.facebook.com/notes/tr%E1%BA%A7n-minh-kh%C3%B4i/l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-%C3%BD-ngh%C4%A9a/10150354773688242