Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Liên Đoàn Biệt Động Quân Tử Chiến Với Cộng quân ở Vùng Đèo Chu Pao

Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược


Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược mà Cộng quân đã nhiều lần tung quân cố chiếm giữ bằng mọi giá. Do địa thế quá hiểm trở có lợi cho địch quân trong thế thủ, nên mỗi lần vùng đèo này bị lọt vào tay Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động lực lượng hùng hậu để tái chiếm. Từng trung đoàn, liên đoàn bộ chiến có chiếm xa yểm trợ, với các phi tuần oanh kích liên tục và cả B 52 dội bom, trận chiến kéo dài nhiều ngày, Cộng quân mới bị đánh bật ra khỏi vùng đèo.



Do tầm quan trọng về chiến lược của vùng đèo này, nên trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Chu Pao trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của Cộng quân tại Cao nguyên. Như đã trình bày trong bài viết giới thiệu trận chiến giữa Sư đoàn 22 Bộ binh và Cộng quân tại mặt trận Dakto-Tân Cảnh, ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân đã tung quân tấn công cường tập vào bộ chỉ huy hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh. Ngày 24 tháng 4/1972, sau khi các cứ điểm trọng yếu tại Dakto và Tân Cảnh thất thủ, đối phương đã tung quân gây áp lực quanh thị xã Kontum. Ngày 28 tháng 4/1972, trung đoàn 95CSBV đã đánh chiếm một khoảng đường ngắn trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku-Kontum và tổ chức các cụm chốt cố thủ trên vùng đèo Chu Pao. Khi Cộng quân chiếm đèo thì cũng vào lúc Sư đoàn 23 Bộ binh vừa hoàn tất cuộc chuyển quân từ Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 14 về phòng thủ Kontum, do đó không xảy ra giao tranh trên lộ trình di quân.

Lực lượng đặc nhiệm Biệt động quân kịch chiến với CQ quanh Kontum và Chu Pao:

Việc trung đoàn 95 CSBV CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chu Pao đã khống chế trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xã Kontum với các tỉnh phía Nam vùng Cao nguyên. Trong khi đó, ở phía Bắc thị xã Kontum, sau khi lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh rời khu vực Võ Định để tăng cường cho Quân đoàn 1, ngày 20 tháng 4/1972, liên đoàn 6 Biệt động quân đã được điều động từ chiến trường Trị Thiên vào thay thế để phòng thủ khu vực này. (Liên đoàn 6 BĐQ thống thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân Quân đoàn 3, vào thượng tuần tháng 4/1972, đã cùng với liên đoàn 3 BĐQ tăng phái cho mặt trận Quảng Trị).

Theo kế hoạch, các tiểu đoàn của liên đoàn 6 BĐQ đã bố trí quân trên các dốc đứng án ngữ Quốc lộ 14 về hướng Nam căn cứ Võ Định. Do bị áp lực nặng của địch, ngày 27 tháng 4/1972, bộ chỉ huy liên đoàn được trực thăng vận lui về hướng Đông Nam 12 km, căn cứ Đồi Chiến Lược, hướng Bắc Kontum. (Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5/1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập. Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái. Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.

Sau khi Cộng quân bị thất bại trong 2 đợt tấn công vào thị xã Kontum (đợt 1: 14/5/1972, đợt 2: 20/5/1972), Quân đoàn 2 quyết định tung quân dể giải tỏa áp lực tái khu vực nhằm tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và vòng đai tỉnh ly Kontum. Để thực hiện kế hoạch này, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập gồm 2 liên đoàn Biệt động quân được tăng cường Thiết giáp và Công binh chiến đấu, do đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 tổng chỉ huy.
Cũng cần ghi nhận rằng liên đoàn 2 BĐQ được thành lập từ 1967 sau cải danh thành liên đoàn 23 BĐQ, gồm các tiểu đoàn: 11, 22, và 23 BĐQ. Còn liên đoàn 6 BĐQ được thành lập từ 1969 với các tiểu đoàn 34, 35, 51 BĐQ. Tất cả 6 tiểu đoàn của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đã có mặt trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.
Trong 10 ngày cuối của tháng 5/1972, lực lượng đặc nhiệm đã nỗ lực tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối quanh đèo chiến lược này. Tuy nhiên, do đối phương đã xây dựng được một hệ thống cụm điểm kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chu Pao, và các cụm chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đã gặp rất nhiều khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và Không quân chiến thuật, cùng B 52 và sử dụng cả chùm địa lôi CBU-55.
Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã chống trả quyết liệt để cố chận cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm. Phối hợp với hỏa lực hung bạo của các trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo CQ mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm chốt cản của Cộng quân dọc hai bên đường đã gây tổn thất cho các đơn vị Biệt động quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum.
Cuối tháng 5/1972, sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi thị xã Kontum trong trận tấn công đợt 3 (ngày 28/5/1972), Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, địch quân cũng tăng cường lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này. Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và Cộng quân. Giữa tháng 6/1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22 Biệt động quân nhập trận. Liên đoàn này nhận khu vực do đơn vị bạn bàn giao.
Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu đoàn 62 thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân và tiểu đoàn 71 BĐQ là những nỗ lực chính để triệt hạ các chốt cố thủ của Cộng quân quanh đỉnh Chu Pao. Cùng lúc đó, 4 tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở vòng đai ngoại vi đèo Chu Pao. Trong cuộc tấn công tái chiếm vùng đèo Chu Pao, từng đại đội Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm sạch từng cụm chốt liên hoàn của Công quân. Từ đội hình đại đội tấn công, mỗi trung đội của từng đại đội Biệt động quân lại là một mũi tấn công vào từng chốt địch quân. Sau các đợt pháo yểm trợ dập vào các vị trí trọng điểm của địch- được ghi nhận là có đặt súng cối 82 ly, từng toán Biệt động quân cầm lựu đạn bò sát đến các hầm và đánh từng hầm một. Các hầm ở Chu Pao, Cộng quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom và đạn đại bác có đánh trúng ngay trên hầm thì mới có kết quả. Với lối đánh bằng lựu đạn, cuối cùng lực lượng Biệt động quân đã đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng đèo Chu Pao.

* Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:


Sau khi hai tiểu đoàn 71 và 62 Biệt động quân đã “dứt điểm” khu vực trung tâm đèo Chu Pao, giao thông trên trục lộ 14 được tái lập. Cuối tháng 6/1972, một số phóng viên báo chí đã đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc nhiệm. Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phía đá lớn gần đó và nói:
- Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được.
Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 BĐQ, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đã nhắc lại những hình ảnh hãi hùng của những trận cận chiến:
- Chúng tôi thanh toán từng mục tiêu bằng lựu đạn, đánh từng hầm một, không còn cách nào khác để làm im tiếng tiếng súng của đám xạ thủ đã bị xiềng chân vào hầm.
Một hạ sĩ quan của tiểu đoàn 71 đứng gần thiếu tá Khoa kể lại trận đánh:
- Chiếm được hầm rồi, còn phải kéo súng lấy được xuống núi. Muốn vậy, buộc phải chặt chân cái xác chết để tháo súng ra. Nhưng địch quân bố trí hầm theo hình chữ V, tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía.
Một phóng viên nhìn lên đỉnh Chu Pao, Chu Thoi đã ngán ngẩm:
- Leo được lên đó và leo dưới hỏa lực của địch quân thật không phải là chuyện đi dạo.
Đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Biệt động quân gật đầu xác nhận:
- Cam go lắm anh ạ. Nhưng cũng may lúc này có sương mù buổi sáng. Sương mù dày dặc đến mức cách nhau khoảng 10 thước là không nhìn thấy gì nữa rồi. Cũng nhờ sương mù mà chúng tôi bò lên đánh được những vị trí súng của địch.
Vương Hồng Anh

Trận DAK PEK với Tiểu Đoàn 88 BĐQ Biên Phòng


Căn cứ Dak Pek là một tiền đồn biên phòng nằm gần biên giới Lào Việt, giáp với quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi và cách thị trấn Kontum 80 cây số về hướng tây bắc. Lược Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) Hoa Kỳ xây căn cứ này vào tháng 4 năm 1962 nhằm mục đích ngăn chận, phá hoại đường xâm nhập từ bắc vào nam của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Đến ngày 30 tháng 11 năm 1970, Hoa Kỳ chuyển giao căn cứ này lại cho Việt Nam Cộng Hòa và được Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Biên Phòng trấn giữ.

Sau khi nhận căn cứ, Tiểu Ðoàn 88 được giao phó thêm nhiệm vụ huấn luyện cho các tân sĩ quan về kỹ thuật trinh sát, viễn thám, trước khi bổ sung cho các đơn vị Biệt Ðộng Quân đang hành quân trên bốn quân khu và Cam Bốt. Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, các đơn vị Bắc Việt tấn công căn cứ Dak Pek nhưng thất bại, một phần vì các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả dữ dội, một phần vì vị trí chiến lược của trại có nhiều đồi núi, phân tán, nên tránh được hỏa lực pháo binh của đối phương. Thất bại trong việc đánh chiếm Dak Pek, phía Bắc Việt cho quân đi vòng xuống phía nam đánh chiếm Tân Cảnh và bao vây thành phố Kontum.

Trong năm 1973 chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ không đáng kể. Các đơn vị Cộng Sản vẫn không chiếm được Dak Pek mặc dầu các tiền đồn khác như Ben Het, Dak Seang và quận Ba Tơ đã lần lượt rơi vào tay họ. Cuối năm 1973, Tiểu Ðoàn 88 BÐQ kết hợp với Tiểu Ðoàn 95 (từng đóng tại Bến Hết), Tiểu Ðoàn 62 (từng đóng tại Polei Kleng) để trở thành Liên Ðoàn 22 BĐQ. Liên đoàn với hai tiểu đoàn lưu động thường xuyên hành quân trên vùng cao nguyên Kontum, Pleiku,Phú Yên. Còn Tiểu Ðoàn 88 vẫn đóng quân giữ căn cứ Dak Pek. Lúc này căn cứ Dak pek đã bị cô lập hoàn toàn, mọi việc liên lạc với bên ngoài, tải thương, tiếp tế đều bằng trực thăng, ngoài ra tiểu đoàn không còn được sự yểm trợ của pháo binh bạn vì nằm quá xa, sâu trong vùng địch chiếm đóng.




Hình chụp tại căn cứ Dak Pek vào khoảng năm 1968-69 với các binh sĩ Dân Sự Chiến Ðấu VNCH. Căn cứ này được Hoa Kỳ xây vào năm 1962, về sau chuyển giao lại cho Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân VNCH vào cuối năm 1970. Trong chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972, Bắc Việt đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm Dak Pek. Nhưng hai năm sau với một chiến dịch bao vây triền miên và pháo kích lâu dài, Bắc Việt đã gây tổn thất nặng nề cho đơn vị Biệt Ðộng Quân phòng thủ. Ngày 16 tháng 5/1974, căn cứ Dak Pek thất thủ. Tiểu Ðoàn 88 BÐQ tuy đã chiến đấu cực kỳ dũng mãnh, nhưng kết cuộc cũng tan rã và coi như bị thiệt hại gần 100% quân số.

Vào cuối tháng 3 năm 1974, trong khi hai Tiểu Ðoàn 62 và 95 quần thảo với các đơn vị Bắc Việt thuộc Sư Ðoàn 320 và Trung Ðoàn 95B trong vùng Kon Sơ Lu, đông bắc Kontum thì nhận được công điện khẩn của Tiểu Ðoàn 88 gửi về. Thiếu Tá Di (tiểu đoàn trưởng) và sĩ quan tham mưu báo cáo cho biết các toán viễn thám của tiểu đoàn phát hiện sự gia tăng hoạt động của địch. Nào là xe vận tải Molotova, công binh, dân công làm đường, v.v...
"Địch quân đang chuẩn bị tấn công căn cứ chúng tôi. Stop. Yêu cầu bộ chỉ huy khẩn gửi gấp lương thực, đạn dược, mìn claymore, súng phóng hỏa tiễn M-72, thuốc men. Stop." Đó là những lời cầu cứu của các quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Các công điện gửi về liên tục tại trung tâm hành quân liên đoàn. Mọi người đều lo lắng cho số phận của căn cứ Dak Pek, yêu cầu Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân tại Quân Khu 2 yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88. Trong khi đó Liên Ðoàn 22 nhận lệnh di chuyển đến vùng hành quân mới tại Plei Lang Ba thuộc tỉnh Pleiku.

Trong một cuộc chạm súng gần căn cứ vào ngày 27 tháng 4 năm 1974, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân tịch thu một tài liệu cho biết Bắc Việt đang chuẩn bị cho một trận đánh dứt điểm căn cứ Dak Pek. Đầu tháng 5 toán viễn thám BĐQ khám phá một hầm chứa 60 viên đạn pháo binh 105 ly (tịch thu được của Việt Nam Cộng Hòa trong chiến trận mùa hè đỏ lửa). Tuy nhiên, một điều mà BĐQ không biết đến là Trung Ðoàn 29 (thuộc Sư Ðoàn 324B) CSBV đã được di chuyển bằng xe vận tải Molotova từ thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên về vùng tam biên.

Việc xử dụng Trung Ðoàn 29 chứng tỏ khả năng di động của Bắc Việt đã được phát triển cùng với hệ thống đường xá và phòng không. Trách nhiệm dứt điểm căn cứ Dak Pek được trao cho Trung Ðoàn 29. Trung đoàn này đã bí mật di chuyển 75 dặm và đạt dưới quyền điều động của Mặt Trận B3.

Vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng của Tiểu Ðoàn 88 BĐQ có giữ một bức mật thư, chỉ mở ra khi trường hợp căn cứ Dak Pek bị tràn ngập. Ông ta sẽ hướng dẫn các binh sĩ sống sót băng rừng vượt núi chạy về Mang Buk, một tiền đồn cách Dak Pek vào khoảng 60 cây số về hướng đông nam. Nhưng có lẽ Thiếu Tá Di không có dịp mở bức mật thư đó ra để thi hành.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5/1974, các trung đội BĐQ có nhiệm vụ lục soát bên ngoài căn cứ đã bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với các đơn vị tiền phương của địch. Hai ngày sau quân Bắc Việt khởi đầu trận pháo kích lên vị trí phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 bằng đủ loại đạn, hỏa tiễn, và súng cối. Sau đó Trung Ðoàn 29 bắt đầu tấn công các tiền đồn nhỏ bên ngoài.



Ở trong căn cứ, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả mãnh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận đánh kéo dài bốn ngày, thiếu hỏa lực yểm trợ của pháo binh bạn, tuyến phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 thu nhỏ dần, tuy nhiên các binh sĩ vẫn không buông súng.
Đến sáng ngày 16, sau khi tập trung đạn pháo binh bắn vào các vị trí còn lại của Biệt Ðộng Quân, các cánh quân thuộc Trung Ðoàn 29 CSBV có chiến xa T-54 yểm trợ đã siết chặt vòng vây, tiến vào căn cứ. Tất cả lô cốt, công sự phòng thủ trong căn cứ Dak Pek đều bị sập dưới trận mưa pháo của địch. Lúc đó Thiếu Tá Di vẫn còn liên lạc với các phi cơ yểm trợ. Trong trận này Không Quân đã bay hơn 70 phi vụ yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Nhưng vì thời tiết xấu và hỏa lực phòng không của Bắc Việt quá mạnh mẽ nên các phi vụ oanh kích đã kém nhiều hiệu quả. Đến trưa, tiếng nói của Thiếu Tá Di trên máy vô tuyến PRC-25 đã im lặng dưới hỏa lực của địch. Quân CSBV đã bắn vào căn cứ hơn 7,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn trong vòng 12 tiếng đồng hồ trước khi Tiểu Ðoàn 88 BÐQ và căn cứ Dak Pek thất thủ.

Sau trận đánh căn cứ Dak Pek tháng 5/1974, báo cáo tổn thất về Tiểu Ðoàn 88 BÐQ là 100%. Tiểu đoàn này đã bị cô lập hơn một năm, tất cả các vùng xung quanh như Tân Cảnh, Dakto đã mất vào tay quân Bắc Việt. Tuy đã có kế hoạch cho Tiểu Ðoàn 88 rút về tiền đồn Măng Buk, nhưng Măng Buk lại cách Dak Pek đến 60 km thì đâu thể nào các quân nhân Tiểu Ðoàn 88 có thể tìm đường đến đó khi căn cứ Dak Pek thất thủ.

Vũ Đình Hiếu


Theo tài liệu:
- Francis J. Kelly, The Green Berets, Brasseýs (US), Inc. New York, 1991.
- Col. William Ẹ Le Gro, Vietnam from Cease fire to Capitulation, Washington, D.C. 1981

( Sinh Ton Chuyen )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Liên Đoàn Biệt Động Quân Tử Chiến Với Cộng quân ở Vùng Đèo Chu Pao

Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược


Là một ngọn núi có đỉnh cao 1059 mét, cách Pleiku khoảng 17 km về phía Bắc, đỉnh núi là pháo đài quan sát để bảo vệ đoạn Pleiku-Kontum trên quốc lộ 14, Chu Pao là một vị trí chiến lược mà Cộng quân đã nhiều lần tung quân cố chiếm giữ bằng mọi giá. Do địa thế quá hiểm trở có lợi cho địch quân trong thế thủ, nên mỗi lần vùng đèo này bị lọt vào tay Cộng quân, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động lực lượng hùng hậu để tái chiếm. Từng trung đoàn, liên đoàn bộ chiến có chiếm xa yểm trợ, với các phi tuần oanh kích liên tục và cả B 52 dội bom, trận chiến kéo dài nhiều ngày, Cộng quân mới bị đánh bật ra khỏi vùng đèo.



Do tầm quan trọng về chiến lược của vùng đèo này, nên trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Chu Pao trở thành một trong những mục tiêu trọng điểm của Cộng quân tại Cao nguyên. Như đã trình bày trong bài viết giới thiệu trận chiến giữa Sư đoàn 22 Bộ binh và Cộng quân tại mặt trận Dakto-Tân Cảnh, ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân đã tung quân tấn công cường tập vào bộ chỉ huy hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh. Ngày 24 tháng 4/1972, sau khi các cứ điểm trọng yếu tại Dakto và Tân Cảnh thất thủ, đối phương đã tung quân gây áp lực quanh thị xã Kontum. Ngày 28 tháng 4/1972, trung đoàn 95CSBV đã đánh chiếm một khoảng đường ngắn trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku-Kontum và tổ chức các cụm chốt cố thủ trên vùng đèo Chu Pao. Khi Cộng quân chiếm đèo thì cũng vào lúc Sư đoàn 23 Bộ binh vừa hoàn tất cuộc chuyển quân từ Ban Mê Thuột theo Quốc lộ 14 về phòng thủ Kontum, do đó không xảy ra giao tranh trên lộ trình di quân.

Lực lượng đặc nhiệm Biệt động quân kịch chiến với CQ quanh Kontum và Chu Pao:

Việc trung đoàn 95 CSBV CSBV lập các chốt chận tại vùng đèo Chu Pao đã khống chế trục lộ giao thông huyết mạch này, đồng thời cô lập thị xã Kontum với các tỉnh phía Nam vùng Cao nguyên. Trong khi đó, ở phía Bắc thị xã Kontum, sau khi lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh rời khu vực Võ Định để tăng cường cho Quân đoàn 1, ngày 20 tháng 4/1972, liên đoàn 6 Biệt động quân đã được điều động từ chiến trường Trị Thiên vào thay thế để phòng thủ khu vực này. (Liên đoàn 6 BĐQ thống thuộc bộ chỉ huy Biệt động quân Quân đoàn 3, vào thượng tuần tháng 4/1972, đã cùng với liên đoàn 3 BĐQ tăng phái cho mặt trận Quảng Trị).

Theo kế hoạch, các tiểu đoàn của liên đoàn 6 BĐQ đã bố trí quân trên các dốc đứng án ngữ Quốc lộ 14 về hướng Nam căn cứ Võ Định. Do bị áp lực nặng của địch, ngày 27 tháng 4/1972, bộ chỉ huy liên đoàn được trực thăng vận lui về hướng Đông Nam 12 km, căn cứ Đồi Chiến Lược, hướng Bắc Kontum. (Trong liên lạc Không-Lục với các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ, căn cứ này còn có danh hiệu là căn cứ hỏa lực November). Ngày 1 tháng 5/1972, một đơn vị của liên đoàn 6 BĐQ bị địch tấn công cường tập. Để bảo toàn quân số, tiểu đoàn này được liên đoàn trưởng cho lệnh triệt thoái. Như thế, tuyến phòng thủ của lực lượng VNCH đã lui lại vài km, chỉ cách thị xã Kontum 13 km về hướng Tây Bắc.

Sau khi Cộng quân bị thất bại trong 2 đợt tấn công vào thị xã Kontum (đợt 1: 14/5/1972, đợt 2: 20/5/1972), Quân đoàn 2 quyết định tung quân dể giải tỏa áp lực tái khu vực nhằm tái lập giao thông trên Quốc lộ 14 và vòng đai tỉnh ly Kontum. Để thực hiện kế hoạch này, một lực lượng đặc nhiệm đã được thành lập gồm 2 liên đoàn Biệt động quân được tăng cường Thiết giáp và Công binh chiến đấu, do đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 tổng chỉ huy.
Cũng cần ghi nhận rằng liên đoàn 2 BĐQ được thành lập từ 1967 sau cải danh thành liên đoàn 23 BĐQ, gồm các tiểu đoàn: 11, 22, và 23 BĐQ. Còn liên đoàn 6 BĐQ được thành lập từ 1969 với các tiểu đoàn 34, 35, 51 BĐQ. Tất cả 6 tiểu đoàn của 2 liên đoàn nói trên là những đơn vị kỳ cựu của binh chủng Mũ Nâu, đã có mặt trên chiến trường từ thời kỳ 1963-1964.
Trong 10 ngày cuối của tháng 5/1972, lực lượng đặc nhiệm đã nỗ lực tung các cuộc tấn công quyết liệt để triệt hạ các cụm chốt của đối quanh đèo chiến lược này. Tuy nhiên, do đối phương đã xây dựng được một hệ thống cụm điểm kháng cự liên hoàn rất kiên cố trên các dốc đá hướng Nam núi Chu Pao, và các cụm chốt cố thủ hai bên Quốc lộ 14, nên các đơn vị Biệt động quân đã gặp rất nhiều khó khăn trong tấn công, dù được sử yểm trợ mạnh mẽ của hỏa lực Pháo binh và Không quân chiến thuật, cùng B 52 và sử dụng cả chùm địa lôi CBU-55.
Từ các vị trí cố thủ, Cộng quân đã chống trả quyết liệt để cố chận cuộc tiến quân của lực lượng đặc nhiệm. Phối hợp với hỏa lực hung bạo của các trận địa pháo do các tiểu đoàn pháo CQ mở ra với hàng loạt đợt hỏa tập, các cụm chốt cản của Cộng quân dọc hai bên đường đã gây tổn thất cho các đơn vị Biệt động quân và tiếp tục cản trở sự lưu thông tiếp vận từ Pleiku về Kontum.
Cuối tháng 5/1972, sau khi Cộng quân bị đánh bật khỏi thị xã Kontum trong trận tấn công đợt 3 (ngày 28/5/1972), Quân đoàn 2 gia tăng nỗ lực giải tỏa áp lực Cộng quân tại đèo Chu Pao. Cùng lúc đó, địch quân cũng tăng cường lực lượng để cố bám giữ ngọn đèo này. Thế trận giằng co giữa Biệt động quân và Cộng quân. Giữa tháng 6/1972, bộ chỉ huy Biệt động quân điều động liên đoàn 22 Biệt động quân nhập trận. Liên đoàn này nhận khu vực do đơn vị bạn bàn giao.
Theo kế hoạch của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2, tiểu đoàn 62 thuộc liên đoàn 22 Biệt động quân và tiểu đoàn 71 BĐQ là những nỗ lực chính để triệt hạ các chốt cố thủ của Cộng quân quanh đỉnh Chu Pao. Cùng lúc đó, 4 tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục hành quân giải tỏa áp lực Cộng quân ở vòng đai ngoại vi đèo Chu Pao. Trong cuộc tấn công tái chiếm vùng đèo Chu Pao, từng đại đội Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm sạch từng cụm chốt liên hoàn của Công quân. Từ đội hình đại đội tấn công, mỗi trung đội của từng đại đội Biệt động quân lại là một mũi tấn công vào từng chốt địch quân. Sau các đợt pháo yểm trợ dập vào các vị trí trọng điểm của địch- được ghi nhận là có đặt súng cối 82 ly, từng toán Biệt động quân cầm lựu đạn bò sát đến các hầm và đánh từng hầm một. Các hầm ở Chu Pao, Cộng quân đều đào theo kiểu hầm Triều Tiên. Bom và đạn đại bác có đánh trúng ngay trên hầm thì mới có kết quả. Với lối đánh bằng lựu đạn, cuối cùng lực lượng Biệt động quân đã đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng đèo Chu Pao.

* Chiến binh Biệt động quân nói về trận Chu Pao:


Sau khi hai tiểu đoàn 71 và 62 Biệt động quân đã “dứt điểm” khu vực trung tâm đèo Chu Pao, giao thông trên trục lộ 14 được tái lập. Cuối tháng 6/1972, một số phóng viên báo chí đã đến thăm các đơn vị Biệt động quân thuộc lực lượng đặc nhiệm. Khi được hỏi về về trận địa Chu Pao, đại tá Nguyễn Văn Đương, chỉ huy Biệt động quân Quân khu 2 chỉ một vết mẻ trên phía đá lớn gần đó và nói:
- Bom B 52 mà chỉ làm trầy xơ xịa hòn đá như vậy thì mong gì dùng bom trục địch quân ra khỏi hầm được.
Tại ban chỉ huy tiểu đoàn 71 BĐQ, thiếu tá Đồng Văn Khoa, tiểu đoàn trưởng đã nhắc lại những hình ảnh hãi hùng của những trận cận chiến:
- Chúng tôi thanh toán từng mục tiêu bằng lựu đạn, đánh từng hầm một, không còn cách nào khác để làm im tiếng tiếng súng của đám xạ thủ đã bị xiềng chân vào hầm.
Một hạ sĩ quan của tiểu đoàn 71 đứng gần thiếu tá Khoa kể lại trận đánh:
- Chiếm được hầm rồi, còn phải kéo súng lấy được xuống núi. Muốn vậy, buộc phải chặt chân cái xác chết để tháo súng ra. Nhưng địch quân bố trí hầm theo hình chữ V, tử thần hẹn gặp chúng tôi ở khắp bốn phía.
Một phóng viên nhìn lên đỉnh Chu Pao, Chu Thoi đã ngán ngẩm:
- Leo được lên đó và leo dưới hỏa lực của địch quân thật không phải là chuyện đi dạo.
Đại úy Lê Thanh Phong, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 Biệt động quân gật đầu xác nhận:
- Cam go lắm anh ạ. Nhưng cũng may lúc này có sương mù buổi sáng. Sương mù dày dặc đến mức cách nhau khoảng 10 thước là không nhìn thấy gì nữa rồi. Cũng nhờ sương mù mà chúng tôi bò lên đánh được những vị trí súng của địch.
Vương Hồng Anh

Trận DAK PEK với Tiểu Đoàn 88 BĐQ Biên Phòng


Căn cứ Dak Pek là một tiền đồn biên phòng nằm gần biên giới Lào Việt, giáp với quận Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi và cách thị trấn Kontum 80 cây số về hướng tây bắc. Lược Lượng Ðặc Biệt (LLÐB) Hoa Kỳ xây căn cứ này vào tháng 4 năm 1962 nhằm mục đích ngăn chận, phá hoại đường xâm nhập từ bắc vào nam của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV). Đến ngày 30 tháng 11 năm 1970, Hoa Kỳ chuyển giao căn cứ này lại cho Việt Nam Cộng Hòa và được Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân (BÐQ) Biên Phòng trấn giữ.

Sau khi nhận căn cứ, Tiểu Ðoàn 88 được giao phó thêm nhiệm vụ huấn luyện cho các tân sĩ quan về kỹ thuật trinh sát, viễn thám, trước khi bổ sung cho các đơn vị Biệt Ðộng Quân đang hành quân trên bốn quân khu và Cam Bốt. Trong trận chiến mùa hè đỏ lửa năm 1972, các đơn vị Bắc Việt tấn công căn cứ Dak Pek nhưng thất bại, một phần vì các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả dữ dội, một phần vì vị trí chiến lược của trại có nhiều đồi núi, phân tán, nên tránh được hỏa lực pháo binh của đối phương. Thất bại trong việc đánh chiếm Dak Pek, phía Bắc Việt cho quân đi vòng xuống phía nam đánh chiếm Tân Cảnh và bao vây thành phố Kontum.

Trong năm 1973 chỉ có những cuộc chạm súng nhỏ không đáng kể. Các đơn vị Cộng Sản vẫn không chiếm được Dak Pek mặc dầu các tiền đồn khác như Ben Het, Dak Seang và quận Ba Tơ đã lần lượt rơi vào tay họ. Cuối năm 1973, Tiểu Ðoàn 88 BÐQ kết hợp với Tiểu Ðoàn 95 (từng đóng tại Bến Hết), Tiểu Ðoàn 62 (từng đóng tại Polei Kleng) để trở thành Liên Ðoàn 22 BĐQ. Liên đoàn với hai tiểu đoàn lưu động thường xuyên hành quân trên vùng cao nguyên Kontum, Pleiku,Phú Yên. Còn Tiểu Ðoàn 88 vẫn đóng quân giữ căn cứ Dak Pek. Lúc này căn cứ Dak pek đã bị cô lập hoàn toàn, mọi việc liên lạc với bên ngoài, tải thương, tiếp tế đều bằng trực thăng, ngoài ra tiểu đoàn không còn được sự yểm trợ của pháo binh bạn vì nằm quá xa, sâu trong vùng địch chiếm đóng.




Hình chụp tại căn cứ Dak Pek vào khoảng năm 1968-69 với các binh sĩ Dân Sự Chiến Ðấu VNCH. Căn cứ này được Hoa Kỳ xây vào năm 1962, về sau chuyển giao lại cho Tiểu Ðoàn 88 Biệt Ðộng Quân VNCH vào cuối năm 1970. Trong chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972, Bắc Việt đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm Dak Pek. Nhưng hai năm sau với một chiến dịch bao vây triền miên và pháo kích lâu dài, Bắc Việt đã gây tổn thất nặng nề cho đơn vị Biệt Ðộng Quân phòng thủ. Ngày 16 tháng 5/1974, căn cứ Dak Pek thất thủ. Tiểu Ðoàn 88 BÐQ tuy đã chiến đấu cực kỳ dũng mãnh, nhưng kết cuộc cũng tan rã và coi như bị thiệt hại gần 100% quân số.

Vào cuối tháng 3 năm 1974, trong khi hai Tiểu Ðoàn 62 và 95 quần thảo với các đơn vị Bắc Việt thuộc Sư Ðoàn 320 và Trung Ðoàn 95B trong vùng Kon Sơ Lu, đông bắc Kontum thì nhận được công điện khẩn của Tiểu Ðoàn 88 gửi về. Thiếu Tá Di (tiểu đoàn trưởng) và sĩ quan tham mưu báo cáo cho biết các toán viễn thám của tiểu đoàn phát hiện sự gia tăng hoạt động của địch. Nào là xe vận tải Molotova, công binh, dân công làm đường, v.v...
"Địch quân đang chuẩn bị tấn công căn cứ chúng tôi. Stop. Yêu cầu bộ chỉ huy khẩn gửi gấp lương thực, đạn dược, mìn claymore, súng phóng hỏa tiễn M-72, thuốc men. Stop." Đó là những lời cầu cứu của các quân nhân thuộc Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Các công điện gửi về liên tục tại trung tâm hành quân liên đoàn. Mọi người đều lo lắng cho số phận của căn cứ Dak Pek, yêu cầu Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân tại Quân Khu 2 yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88. Trong khi đó Liên Ðoàn 22 nhận lệnh di chuyển đến vùng hành quân mới tại Plei Lang Ba thuộc tỉnh Pleiku.

Trong một cuộc chạm súng gần căn cứ vào ngày 27 tháng 4 năm 1974, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân tịch thu một tài liệu cho biết Bắc Việt đang chuẩn bị cho một trận đánh dứt điểm căn cứ Dak Pek. Đầu tháng 5 toán viễn thám BĐQ khám phá một hầm chứa 60 viên đạn pháo binh 105 ly (tịch thu được của Việt Nam Cộng Hòa trong chiến trận mùa hè đỏ lửa). Tuy nhiên, một điều mà BĐQ không biết đến là Trung Ðoàn 29 (thuộc Sư Ðoàn 324B) CSBV đã được di chuyển bằng xe vận tải Molotova từ thung lũng A Shau tỉnh Thừa Thiên về vùng tam biên.

Việc xử dụng Trung Ðoàn 29 chứng tỏ khả năng di động của Bắc Việt đã được phát triển cùng với hệ thống đường xá và phòng không. Trách nhiệm dứt điểm căn cứ Dak Pek được trao cho Trung Ðoàn 29. Trung đoàn này đã bí mật di chuyển 75 dặm và đạt dưới quyền điều động của Mặt Trận B3.

Vị sĩ quan tiểu đoàn trưởng của Tiểu Ðoàn 88 BĐQ có giữ một bức mật thư, chỉ mở ra khi trường hợp căn cứ Dak Pek bị tràn ngập. Ông ta sẽ hướng dẫn các binh sĩ sống sót băng rừng vượt núi chạy về Mang Buk, một tiền đồn cách Dak Pek vào khoảng 60 cây số về hướng đông nam. Nhưng có lẽ Thiếu Tá Di không có dịp mở bức mật thư đó ra để thi hành.
Bắt đầu từ ngày 10 tháng 5/1974, các trung đội BĐQ có nhiệm vụ lục soát bên ngoài căn cứ đã bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với các đơn vị tiền phương của địch. Hai ngày sau quân Bắc Việt khởi đầu trận pháo kích lên vị trí phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 bằng đủ loại đạn, hỏa tiễn, và súng cối. Sau đó Trung Ðoàn 29 bắt đầu tấn công các tiền đồn nhỏ bên ngoài.



Ở trong căn cứ, các binh sĩ Biệt Ðộng Quân chống trả mãnh liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. Trận đánh kéo dài bốn ngày, thiếu hỏa lực yểm trợ của pháo binh bạn, tuyến phòng thủ của Tiểu Ðoàn 88 thu nhỏ dần, tuy nhiên các binh sĩ vẫn không buông súng.
Đến sáng ngày 16, sau khi tập trung đạn pháo binh bắn vào các vị trí còn lại của Biệt Ðộng Quân, các cánh quân thuộc Trung Ðoàn 29 CSBV có chiến xa T-54 yểm trợ đã siết chặt vòng vây, tiến vào căn cứ. Tất cả lô cốt, công sự phòng thủ trong căn cứ Dak Pek đều bị sập dưới trận mưa pháo của địch. Lúc đó Thiếu Tá Di vẫn còn liên lạc với các phi cơ yểm trợ. Trong trận này Không Quân đã bay hơn 70 phi vụ yểm trợ cho Tiểu Ðoàn 88 BĐQ. Nhưng vì thời tiết xấu và hỏa lực phòng không của Bắc Việt quá mạnh mẽ nên các phi vụ oanh kích đã kém nhiều hiệu quả. Đến trưa, tiếng nói của Thiếu Tá Di trên máy vô tuyến PRC-25 đã im lặng dưới hỏa lực của địch. Quân CSBV đã bắn vào căn cứ hơn 7,000 đạn pháo binh và hỏa tiễn trong vòng 12 tiếng đồng hồ trước khi Tiểu Ðoàn 88 BÐQ và căn cứ Dak Pek thất thủ.

Sau trận đánh căn cứ Dak Pek tháng 5/1974, báo cáo tổn thất về Tiểu Ðoàn 88 BÐQ là 100%. Tiểu đoàn này đã bị cô lập hơn một năm, tất cả các vùng xung quanh như Tân Cảnh, Dakto đã mất vào tay quân Bắc Việt. Tuy đã có kế hoạch cho Tiểu Ðoàn 88 rút về tiền đồn Măng Buk, nhưng Măng Buk lại cách Dak Pek đến 60 km thì đâu thể nào các quân nhân Tiểu Ðoàn 88 có thể tìm đường đến đó khi căn cứ Dak Pek thất thủ.

Vũ Đình Hiếu


Theo tài liệu:
- Francis J. Kelly, The Green Berets, Brasseýs (US), Inc. New York, 1991.
- Col. William Ẹ Le Gro, Vietnam from Cease fire to Capitulation, Washington, D.C. 1981

( Sinh Ton Chuyen )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm