Tham Khảo

Liên Hiệp Châu Âu : Paris lép vế trước Berlin?

Le Pen tuyên bố : “Dù thế nào, nước Pháp sẽ bị một phụ nữ chi phối, hoặc là bà Angela Merkel, hoặc là tôi”. Phát biểu này ngụ ý đến “huyền thoại” về thế yếu của Pháp trước nước láng giềng Đức.
 Thu Hằng RFI

Trong buổi tranh luận trực tiếp trên truyền hình 3 ngày trước vòng hai bầu cử tổng thống Pháp, ứng viên cực hữu Marine Le Pen tuyên bố : “Dù thế nào, nước Pháp sẽ bị một phụ nữ chi phối, hoặc là bà Angela Merkel, hoặc là tôi”. Phát biểu này ngụ ý đến “huyền thoại” về thế yếu của Pháp trước nước láng giềng Đức. Liệu Paris thật sự lép vế trước Berlin? Bài xã luận của Le Monde số ra ngày 10/05/2017 không đồng tình với nhận xét trên.

Từ 10 năm nay, hai nhiệm kỳ của tổng thống Sarkozy và Hollande luôn bị coi là lu mờ trước nước láng giềng. Chủ tịch đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia kiêm nghị sĩ châu Âu từng phát biểu tại Nghị Viện Châu Âu năm 2015 rằng tổng thống Pháp là “phó thủ tướng tại tỉnh Pháp” (Bà so sánh Pháp là một tỉnh của Đức).

Chắc chắn sự phát triển kinh tế Đức đã mang lại cho Berlin sức mạnh và sự nổi tiếng chưa từng có trên trường quốc tế và châu Âu. Thái độ năng nổ thái quá của tổng thống Sarkozy và cách thể hiện mờ nhạt của tổng thống Hollande khiến công luận nghĩ rằng nước Pháp vừa vắng mặt vừa không có khả năng thay đổi, khác hẳn với hình ảnh nước láng giềng gặt hái thành quả kinh tế dưới thời thủ tướng Angela Merkel sau loạt cải cách Gerhard Schröder cũng chịu nhiều cay đắng.

Thực ra, nếu xét sâu xa, vai trò của nước Pháp bị lu mờ dưới thời cựu tổng thống Jacques Chirac. Ngược lại, từ 10 năm trở lại đây, Pháp dần dần khẳng định lại vai trò tại Liên Hiệp Châu Âu, cụ thể trong việc quản lý cuộc khủng hoảng đồng euro.

Khi ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản vào tháng 09/2008 và sau đó là cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp năm 2010, chính tổng thống Pháp lúc đó, Nicolas Sarkozy, cùng với chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE), là người cho thấy nguy cơ hệ thống và kêu gọi hành động kiên quyết, còn thủ tướng Đức Angela Merkel sẵn sàng để kế hoạch được thực hiện.

Tổng thống Pháp François Hollande đóng vai trò quan trọng trong việc cứu Hy Lạp khỏi phá sản và thành lập một liên minh ngân hàng thiết yếu. Tất cả đều được thực hiện với sự nhất trí của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.

Rõ ràng đồng euro - ý tưởng của Pháp được hình thành từ những khái niệm của Đức liên quan đến cân đối ngân sách, thiếu tinh thần tương ái, chống lạm phát - đã không kìm hãm được cú sốc. Vì thời thế thay đổi, vì người châu Âu không phải là người Đức. Trong vòng 10 năm, quy tắc Maastricht đã được viết lại “theo kiểu Pháp”.

Theo bài xã luận, thông tin về sự chống đối thường trực giữa Pháp và Đức mà các hãng truyền thông vẫn “phao” dẫn đến một hậu quả : ngăn cản bước tiến của cả hai nước có chung đường biên giới và một phần lịch sử. Tổng thống tân cử Macron đã tuyên bố sẽ không làm việc “đối mặt” với thủ tướng Đức Merkel mà là làm việc “cùng với” bà. Trong khi chờ đợi kết quả bầu cử Đức vào mùa thu, ông Macron có thời gian để tiến hành những cải cách đầu tiên của mình và chứng minh rằng Pháp xứng đáng với lòng tin tưởng. Nhờ đó, thuyết phục Berlin cùng tiến xa hơn trong việc củng cố khu vực đồng euro sẽ được tiến hành một cách thoải mái hơn.

Berlin hy vọng bắt kịp “thời gian đã mất” với tổng thống tân cử Pháp

Ngay khi kết quả bầu cử tổng thống Pháp được công bố, thủ tướng Đức Merkel phát biểu “vui mừng với ý tưởng được hợp tác với tổng thống tân cử Pháp” và tin rằng “tình hữu nghị Pháp-Đức sẽ là nền tảng cho nền chính trị Đức”.

Theo bài viết “Berlin hy vọng bù lại được “thời gian đã mất””, nhật báo Le Monde cho rằng những lời phát biểu của bà là thật lòng, không phải là ngôn từ ngoại giao. Vì theo bà, “trong số các ứng viên tổng thống Pháp, ông Macron là người có lập trường rõ ràng nhất đối với châu Âu và đối với việc tăng cường hợp tác giữa hai nước… Ông là người duy nhất có khả năng thiết lập lại niềm tin giữa Pháp và Đức”.

“Điều gây trở ngại mọi việc, đó là sự thiếu tin tưởng giữa Pháp và Đức” cũng được ứng viên tổng thống Pháp lúc đó nhắc đến trong buổi nói chuyện tại đại học Humboldt ngày 10/01. Ông nêu lên “trách nhiệm của Pháp” trong vấn đề này và để khôi phục niềm tin, Paris phải “tiến hành một số cải cách cơ cấu”.

Dù đánh giá cao những lời hứa “cải cách” của tổng thống tân cử Pháp, Berlin cũng hiểu rằng ông Macron sẽ dựa vào đó để “đổi chác” với Bruxelles và Berlin, trong khi nhiều đề xuất của Macron khó lòng khiến chính phủ Đức chấp nhận được, như bổ nhiệm một bộ trưởng Tài Chính cho toàn khối eurozone hoặc hình thành hệ thống “eurobons” bất lợi cho Đức. Đây là một hệ thống nghĩa vụ chung nhằm giúp đỡ nhau trong việc quản lý nợ của các nước trong khối đồng euro.

Vài ngày trước vòng hai bầu cử tổng thống Pháp, ông Macron chỉ trích thặng dư thương mại của Đức và những hậu quả tác động đến sự cân bằng trong khối eurozone. Với Đức, đây là một dấu hiệu cho thấy ông Macron sẵn sàng “cự” lại Berlin.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống tân cử Pháp sẽ là Đức, như ông từng phát biểu, để khẳng định vai trò quan trọng của cả hai nước với nhau. Theo phát biểu của ông Bitterlich, cựu cố vấn của thủ tướng Đức Helmut Kohl về châu Âu, “cần phải giúp đỡ ông Macron để, trong vòng hai đến ba tuần sau khi ông nhậm chức, chúng tôi sẽ cùng nhau đưa ra thảo luận hàng loạt ý tưởng nhằm tái khởi động cỗ máy và tái lập niềm tin giữa Pháp và Đức. Chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian. Và chúng tôi không còn thời gian để mất”.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Liên Hiệp Châu Âu : Paris lép vế trước Berlin?

Le Pen tuyên bố : “Dù thế nào, nước Pháp sẽ bị một phụ nữ chi phối, hoặc là bà Angela Merkel, hoặc là tôi”. Phát biểu này ngụ ý đến “huyền thoại” về thế yếu của Pháp trước nước láng giềng Đức.
 Thu Hằng RFI

Trong buổi tranh luận trực tiếp trên truyền hình 3 ngày trước vòng hai bầu cử tổng thống Pháp, ứng viên cực hữu Marine Le Pen tuyên bố : “Dù thế nào, nước Pháp sẽ bị một phụ nữ chi phối, hoặc là bà Angela Merkel, hoặc là tôi”. Phát biểu này ngụ ý đến “huyền thoại” về thế yếu của Pháp trước nước láng giềng Đức. Liệu Paris thật sự lép vế trước Berlin? Bài xã luận của Le Monde số ra ngày 10/05/2017 không đồng tình với nhận xét trên.

Từ 10 năm nay, hai nhiệm kỳ của tổng thống Sarkozy và Hollande luôn bị coi là lu mờ trước nước láng giềng. Chủ tịch đảng cực hữu Mặt Trận Quốc Gia kiêm nghị sĩ châu Âu từng phát biểu tại Nghị Viện Châu Âu năm 2015 rằng tổng thống Pháp là “phó thủ tướng tại tỉnh Pháp” (Bà so sánh Pháp là một tỉnh của Đức).

Chắc chắn sự phát triển kinh tế Đức đã mang lại cho Berlin sức mạnh và sự nổi tiếng chưa từng có trên trường quốc tế và châu Âu. Thái độ năng nổ thái quá của tổng thống Sarkozy và cách thể hiện mờ nhạt của tổng thống Hollande khiến công luận nghĩ rằng nước Pháp vừa vắng mặt vừa không có khả năng thay đổi, khác hẳn với hình ảnh nước láng giềng gặt hái thành quả kinh tế dưới thời thủ tướng Angela Merkel sau loạt cải cách Gerhard Schröder cũng chịu nhiều cay đắng.

Thực ra, nếu xét sâu xa, vai trò của nước Pháp bị lu mờ dưới thời cựu tổng thống Jacques Chirac. Ngược lại, từ 10 năm trở lại đây, Pháp dần dần khẳng định lại vai trò tại Liên Hiệp Châu Âu, cụ thể trong việc quản lý cuộc khủng hoảng đồng euro.

Khi ngân hàng Mỹ Lehman Brothers phá sản vào tháng 09/2008 và sau đó là cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp năm 2010, chính tổng thống Pháp lúc đó, Nicolas Sarkozy, cùng với chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE), là người cho thấy nguy cơ hệ thống và kêu gọi hành động kiên quyết, còn thủ tướng Đức Angela Merkel sẵn sàng để kế hoạch được thực hiện.

Tổng thống Pháp François Hollande đóng vai trò quan trọng trong việc cứu Hy Lạp khỏi phá sản và thành lập một liên minh ngân hàng thiết yếu. Tất cả đều được thực hiện với sự nhất trí của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu.

Rõ ràng đồng euro - ý tưởng của Pháp được hình thành từ những khái niệm của Đức liên quan đến cân đối ngân sách, thiếu tinh thần tương ái, chống lạm phát - đã không kìm hãm được cú sốc. Vì thời thế thay đổi, vì người châu Âu không phải là người Đức. Trong vòng 10 năm, quy tắc Maastricht đã được viết lại “theo kiểu Pháp”.

Theo bài xã luận, thông tin về sự chống đối thường trực giữa Pháp và Đức mà các hãng truyền thông vẫn “phao” dẫn đến một hậu quả : ngăn cản bước tiến của cả hai nước có chung đường biên giới và một phần lịch sử. Tổng thống tân cử Macron đã tuyên bố sẽ không làm việc “đối mặt” với thủ tướng Đức Merkel mà là làm việc “cùng với” bà. Trong khi chờ đợi kết quả bầu cử Đức vào mùa thu, ông Macron có thời gian để tiến hành những cải cách đầu tiên của mình và chứng minh rằng Pháp xứng đáng với lòng tin tưởng. Nhờ đó, thuyết phục Berlin cùng tiến xa hơn trong việc củng cố khu vực đồng euro sẽ được tiến hành một cách thoải mái hơn.

Berlin hy vọng bắt kịp “thời gian đã mất” với tổng thống tân cử Pháp

Ngay khi kết quả bầu cử tổng thống Pháp được công bố, thủ tướng Đức Merkel phát biểu “vui mừng với ý tưởng được hợp tác với tổng thống tân cử Pháp” và tin rằng “tình hữu nghị Pháp-Đức sẽ là nền tảng cho nền chính trị Đức”.

Theo bài viết “Berlin hy vọng bù lại được “thời gian đã mất””, nhật báo Le Monde cho rằng những lời phát biểu của bà là thật lòng, không phải là ngôn từ ngoại giao. Vì theo bà, “trong số các ứng viên tổng thống Pháp, ông Macron là người có lập trường rõ ràng nhất đối với châu Âu và đối với việc tăng cường hợp tác giữa hai nước… Ông là người duy nhất có khả năng thiết lập lại niềm tin giữa Pháp và Đức”.

“Điều gây trở ngại mọi việc, đó là sự thiếu tin tưởng giữa Pháp và Đức” cũng được ứng viên tổng thống Pháp lúc đó nhắc đến trong buổi nói chuyện tại đại học Humboldt ngày 10/01. Ông nêu lên “trách nhiệm của Pháp” trong vấn đề này và để khôi phục niềm tin, Paris phải “tiến hành một số cải cách cơ cấu”.

Dù đánh giá cao những lời hứa “cải cách” của tổng thống tân cử Pháp, Berlin cũng hiểu rằng ông Macron sẽ dựa vào đó để “đổi chác” với Bruxelles và Berlin, trong khi nhiều đề xuất của Macron khó lòng khiến chính phủ Đức chấp nhận được, như bổ nhiệm một bộ trưởng Tài Chính cho toàn khối eurozone hoặc hình thành hệ thống “eurobons” bất lợi cho Đức. Đây là một hệ thống nghĩa vụ chung nhằm giúp đỡ nhau trong việc quản lý nợ của các nước trong khối đồng euro.

Vài ngày trước vòng hai bầu cử tổng thống Pháp, ông Macron chỉ trích thặng dư thương mại của Đức và những hậu quả tác động đến sự cân bằng trong khối eurozone. Với Đức, đây là một dấu hiệu cho thấy ông Macron sẵn sàng “cự” lại Berlin.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống tân cử Pháp sẽ là Đức, như ông từng phát biểu, để khẳng định vai trò quan trọng của cả hai nước với nhau. Theo phát biểu của ông Bitterlich, cựu cố vấn của thủ tướng Đức Helmut Kohl về châu Âu, “cần phải giúp đỡ ông Macron để, trong vòng hai đến ba tuần sau khi ông nhậm chức, chúng tôi sẽ cùng nhau đưa ra thảo luận hàng loạt ý tưởng nhằm tái khởi động cỗ máy và tái lập niềm tin giữa Pháp và Đức. Chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian. Và chúng tôi không còn thời gian để mất”.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm