Tham Khảo
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có trở thành một đồng minh của Mỹ giống Pakistan?
Theo một số chuyên gia về chính sách đối ngoại của Mỹ, cách thức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xử lý hậu quả của cuộc đảo chính quân sự ngày 15/7 có thể có những tác động lâu dài đến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ, là một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, là một đồng minh có giá trị của Mỹ. Theo Michael Rubin thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, nếu Ankara tiếp tục trượt dốc về mặt dân chủ, pháp quyền và quyền con người, Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngày càng trở thành một đồng minh theo khuôn mẫu của Pakistan, là nước có rất ít điểm chung với các giá trị phương Tây, và trong mối quan hệ đồng minh này, thường có xích mích song phương, không tin tưởng và những lời trách cứ, mặc dù cả hai nước phụ thuộc vào nhau để có ổn định khu vực.
Sau khi cuộc đảo chính bất thành, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát quyền lực, thanh lọc quân đội và kiểm soát nhiều hơn nữa các tiến trình dân chủ trong nước. Tuy việc cai trị của Tổng thống Erdogan đã được nhiều người coi là độc tài về cách thức, song hầu hết cộng đồng quốc tế vẫn lên án cuộc đảo chính quân sự và tuyên ủng hộ các định chế dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng nếu ông Erdogan sử dụng cuộc đảo chính để biện minh cho việc gia tăng trấn áp, sự cảm thông này có thể biến mất.
Chưa đầy 24 giờ sau khi cuộc đảo chính bắt đầu, Tổng thống Erdogan đã xuất hiện trên truyền hình trực tiếp tại một cuộc biểu tình ở Istanbul, tuyên bố ông đã kiểm soát chính phủ, và cho biết ông đã sẵn sàng đương đầu với những người ủng hộ ông Gulen, người mà ông nói đã gây ra nhiều đau khổ cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan sau đó công khai yêu cầu Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn độ Fethullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Gulen là một giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ 75 tuổi sống lưu vong ở Pennsylvania kể từ năm 1999. Đáp lại, Ngoại trưởng John Kerry nói nhà chức trách Mỹ sẽ điều tra và ra phán quyết chống lại Gulen nếu Thổ Nhĩ Kỳ nộp bằng chứng về hành vi sai trái.
Nhiều vụ bắt giữ
Trong khi đó, hàng ngàn nhân viên quân sự đã bị bắt giữ.
Khi cuộc đảo chính diễn ra, phương Tây cho thấy sự ủng hộ rõ ràng đối với dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Giám đốc điều hành của Viện McCain về Lãnh đạo Quốc tế, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker tin rằng "sự ủng hộ này sẽ đem lại không gian để ông Erdogan thiết lập trật tự và an ninh trong nước" sau cuộc đảo chính. Ông cũng nói rằng "ông Erdogan, người đã thể hiện một số xu hướng phản dân chủ rất mạnh mẽ trước cuộc đảo chính này, sẽ sử dụng nó như một sự biện minh cho việc trấn áp xã hội nhiều hơn". Hình thức quản trị có tính đàn áp này có thể dẫn đến một "môi trường cấm đoán hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít tự do báo chí hơn, và ít cởi mở chính trị hơn".
Michael Rubin, một học giả thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ và là một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, nói phương Tây sẽ không bị mắc kẹt bởi tuyên bố ủng hộ dân chủ này, nếu chính phủ tiến hành trấn áp.
Ông Rubin nói với đài VOA: "Truy đuổi giới tư pháp, truy đuổi giới báo chí sẽ không thể chấp nhận được. Người châu Âu, người Mỹ và những người khác có thể nói họ đã chống lại cuộc đảo chính bất hợp pháp. Tuy nhiên, họ ủng hộ pháp quyền và pháp quyền có thể bị vi phạm, bởi những kẻ âm mưu đảo chính hoặc bởi tổng thóng Thổ Nhĩ Kỳ".
Ông Volker không nghĩ rằng các mục tiêu chiến lược tổng thể của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay đổi. Do đó ông không tiên liệu sẽ có bất kỳ sự rạn nứt nào về chính sách ngoại giao với Mỹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nhân quyền và pháp quyền bị chính phủ xâm hại, “về lâu dài, nó sẽ dẫn đến xích mích" với phương Tây.
Ngoại giao tinh tế
Vào lúc đang có một năm bầu cử nhiều xáo trộn ở Mỹ, cũng như các hoạt động khủng bố ở châu Âu đã gia tăng, các nhà lãnh đạo phương Tây có khuynh hướng giảm chỉ trích chế độ độc tài Erdogan để duy trì sự ổn định trong khu vực. Ông Rubin nhìn nhận: "Ông ấy có thể cố lèo lái trên con sóng của sự ổn định này". Tuy nhiên, ông cho rằng việc Mỹ "dựa vào một nhân vật có thế lực nhằm ổn định khu vực có thể là một chiến lược ngắn hạn".
Ông Rubin cho rằng quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi và không theo hướng tốt đẹp lên. Ông nói: "Mỹ đang bước vào một tình huống mang tính hệ quả tất yếu như những gì chúng ta có với Pakistan. Trong đó, chúng ta đối phó với chủ nghĩa chống Mỹ, mà đôi khi do chính phủ kích động. Đồng thời, mặc dù chúng ta nhận ra đó là một đồng minh không ra gì, chúng ta làm bất cứ điều gì có thể để duy trì mối quan hệ đó, cho dù thế nào đi nữa".
Trong khi có thể còn quá sớm để nói cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể có tác động sâu xa gì đối với quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, những bước đi như thế này có thể cho thấy rằng Ankara đã bắt đầu việc đe dọa.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có trở thành một đồng minh của Mỹ giống Pakistan?
Theo một số chuyên gia về chính sách đối ngoại của Mỹ, cách thức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ xử lý hậu quả của cuộc đảo chính quân sự ngày 15/7 có thể có những tác động lâu dài đến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ, là một thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, là một đồng minh có giá trị của Mỹ. Theo Michael Rubin thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, nếu Ankara tiếp tục trượt dốc về mặt dân chủ, pháp quyền và quyền con người, Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngày càng trở thành một đồng minh theo khuôn mẫu của Pakistan, là nước có rất ít điểm chung với các giá trị phương Tây, và trong mối quan hệ đồng minh này, thường có xích mích song phương, không tin tưởng và những lời trách cứ, mặc dù cả hai nước phụ thuộc vào nhau để có ổn định khu vực.
Sau khi cuộc đảo chính bất thành, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát quyền lực, thanh lọc quân đội và kiểm soát nhiều hơn nữa các tiến trình dân chủ trong nước. Tuy việc cai trị của Tổng thống Erdogan đã được nhiều người coi là độc tài về cách thức, song hầu hết cộng đồng quốc tế vẫn lên án cuộc đảo chính quân sự và tuyên ủng hộ các định chế dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng nếu ông Erdogan sử dụng cuộc đảo chính để biện minh cho việc gia tăng trấn áp, sự cảm thông này có thể biến mất.
Chưa đầy 24 giờ sau khi cuộc đảo chính bắt đầu, Tổng thống Erdogan đã xuất hiện trên truyền hình trực tiếp tại một cuộc biểu tình ở Istanbul, tuyên bố ông đã kiểm soát chính phủ, và cho biết ông đã sẵn sàng đương đầu với những người ủng hộ ông Gulen, người mà ông nói đã gây ra nhiều đau khổ cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan sau đó công khai yêu cầu Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn độ Fethullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Gulen là một giáo sĩ Thổ Nhĩ Kỳ 75 tuổi sống lưu vong ở Pennsylvania kể từ năm 1999. Đáp lại, Ngoại trưởng John Kerry nói nhà chức trách Mỹ sẽ điều tra và ra phán quyết chống lại Gulen nếu Thổ Nhĩ Kỳ nộp bằng chứng về hành vi sai trái.
Nhiều vụ bắt giữ
Trong khi đó, hàng ngàn nhân viên quân sự đã bị bắt giữ.
Khi cuộc đảo chính diễn ra, phương Tây cho thấy sự ủng hộ rõ ràng đối với dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Giám đốc điều hành của Viện McCain về Lãnh đạo Quốc tế, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker tin rằng "sự ủng hộ này sẽ đem lại không gian để ông Erdogan thiết lập trật tự và an ninh trong nước" sau cuộc đảo chính. Ông cũng nói rằng "ông Erdogan, người đã thể hiện một số xu hướng phản dân chủ rất mạnh mẽ trước cuộc đảo chính này, sẽ sử dụng nó như một sự biện minh cho việc trấn áp xã hội nhiều hơn". Hình thức quản trị có tính đàn áp này có thể dẫn đến một "môi trường cấm đoán hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ, ít tự do báo chí hơn, và ít cởi mở chính trị hơn".
Michael Rubin, một học giả thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ và là một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, nói phương Tây sẽ không bị mắc kẹt bởi tuyên bố ủng hộ dân chủ này, nếu chính phủ tiến hành trấn áp.
Ông Rubin nói với đài VOA: "Truy đuổi giới tư pháp, truy đuổi giới báo chí sẽ không thể chấp nhận được. Người châu Âu, người Mỹ và những người khác có thể nói họ đã chống lại cuộc đảo chính bất hợp pháp. Tuy nhiên, họ ủng hộ pháp quyền và pháp quyền có thể bị vi phạm, bởi những kẻ âm mưu đảo chính hoặc bởi tổng thóng Thổ Nhĩ Kỳ".
Ông Volker không nghĩ rằng các mục tiêu chiến lược tổng thể của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay đổi. Do đó ông không tiên liệu sẽ có bất kỳ sự rạn nứt nào về chính sách ngoại giao với Mỹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nhân quyền và pháp quyền bị chính phủ xâm hại, “về lâu dài, nó sẽ dẫn đến xích mích" với phương Tây.
Ngoại giao tinh tế
Vào lúc đang có một năm bầu cử nhiều xáo trộn ở Mỹ, cũng như các hoạt động khủng bố ở châu Âu đã gia tăng, các nhà lãnh đạo phương Tây có khuynh hướng giảm chỉ trích chế độ độc tài Erdogan để duy trì sự ổn định trong khu vực. Ông Rubin nhìn nhận: "Ông ấy có thể cố lèo lái trên con sóng của sự ổn định này". Tuy nhiên, ông cho rằng việc Mỹ "dựa vào một nhân vật có thế lực nhằm ổn định khu vực có thể là một chiến lược ngắn hạn".
Ông Rubin cho rằng quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi và không theo hướng tốt đẹp lên. Ông nói: "Mỹ đang bước vào một tình huống mang tính hệ quả tất yếu như những gì chúng ta có với Pakistan. Trong đó, chúng ta đối phó với chủ nghĩa chống Mỹ, mà đôi khi do chính phủ kích động. Đồng thời, mặc dù chúng ta nhận ra đó là một đồng minh không ra gì, chúng ta làm bất cứ điều gì có thể để duy trì mối quan hệ đó, cho dù thế nào đi nữa".
Trong khi có thể còn quá sớm để nói cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể có tác động sâu xa gì đối với quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ, những bước đi như thế này có thể cho thấy rằng Ankara đã bắt đầu việc đe dọa.
VOA