Nhân Vật
Liệu ông Đinh Thế Huynh có cần quay lại Mỹ?
Ông Đinh Thế Huynh đã chuyển lời mời tân Tổng thống của nước Mỹ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ cuối tháng 10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, theo truyền thông Việt Nam.
Quốc Phương BBC Việt ngữ
Image caption Ông Đinh Thế Huynh đã chuyển lời mời tân Tổng thống của nước Mỹ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ cuối tháng 10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, theo truyền thông Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh 'chắc chắn' sẽ chưa trở lại Mỹ, trừ khi ông có 'một cương vị nào đó' sau khi ông Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống Mỹ, theo một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị, bang giao Việt - Mỹ từ Đại học Bình Dương tại Bàn tròn thứ Năm về hậu Bầu cử Tổng thống Mỹ của BBC.
Nêu quan điểm xung quanh câu hỏi của BBC là liệu vị đương kim Thường trực Ban bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, người vừa có chuyến công du theo 'bang giao thuộc ngạch đảng' tới Hoa Kỳ từ ngày 24-30/10 vừa qua, có cần quay trở lại Hoa Kỳ một lần nữa hay không sau khi nước Mỹ đã có tân Tổng thống đắc cử là người của đảng Cộng hòa, học giả, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói:
Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười
Tiến sỹ Vũ Cao Phan
"Tôi có thể chắc chắn trả lời rằng trừ sau này, nếu ông Đinh Thế Huynh có một cương vị nào đó ông trở lại Mỹ, chắc chắn ông sẽ không trở lại Mỹ trong dịp này."
Khi được đề nghị giải thích nhận định này, ông Vũ Cao Phan nói:
"Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười."
Bình luận, phản hồi ngay tại Bàn tròn về quan điểm trên, Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói:
"Thực ra việc quay trở lại hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất là ai mời, thứ hai là đi làm gì và thời điểm như thế nào?
"Còn tôi nghĩ rằng vì lợi ích dân tộc, của cả hai nước cũng như là của cả Việt Nam và của Mỹ mà hai bên thống nhất được, thì tôi nghĩ hoàn toàn có thể.
"Vì chẳng có cái gì cản trở cái đó, vì quan hệ Việt - Mỹ hiện nay cũng đang phát triển tích cực, cả hai bên phải gặp nhau, trao đổi và tìm hiểu. Thế còn cơ hội đến, tôi nghĩ rằng hai bên không nên tránh."
TPP - trì hoãn hay hủy bỏ?
Image copyright AP
Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại phòng Bầu dục tại Nhà trắng hôm 10/11/2016
Nhân dịp này, BBC cũng vấn ý các khách mời về việc liệu có thay đổi nào và đi kèm với đó là tác động đáng lưu ý nếu có từ việc nước Mỹ có tân Tổng thống đắc cử Donald Trump từ sau ngày 08/11, đối với các vấn đề nổi bật trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ hiện nay là TPP và an ninh Biển Đông.
Nêu quan điểm từ Hà Nội, học giả Trần Việt Thái nói:
"Ở thời điểm hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào những phát biểu của ông Donald Trump trong lúc tranh cử, chưa thể nói đấy là chính sách quốc gia được. Bởi vì từ chỗ tranh cử đến chỗ ông trở thành Tổng thống và chuyển nó thành chính sách của một quốc gia, nó còn có quá trình.
Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP
Tiến sỹ Trần Việt Thái
"Tuy nhiên với những gì ông ấy nói mà thành hiện thực, tôi nói ở đây chữ 'nếu', thứ nhất đối với TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), chuyện đó có trục trặc ít hay nhiều, nếu mà lớn, nó có thể không được thông qua hoặc hủy bỏ.
"Hiện nay Quốc hội, Quốc hội mới chưa thông qua, rất khó, ông Donald Trump chỉ đơn thuần ông không trình Quốc hội thôi..., lúc ấy thì rất khó. Thế nhưng thấp hơn có thể dỡ ra để đàm phán lại, hoặc phải yêu cầu các nước có các cam kết nhiều hơn, thì tôi nghĩ rằng sẽ rất là khó trong thời điểm hiện nay.
"Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP, thế nhưng ở đây tôi phải nhấn mạnh là hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ có một mình TPP.
Image copyright Phuong Ngo
Image caption TS Trần Việt Thái nói ông hy vọng với ông Donald Trump, hay bất cứ ai làm Tổng thống Mỹ, thì quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển.
"Hiện nay Việt Nam ký, hoặc đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong tổng cộng khoảng 17 FTA (Hiệp định tự do thương mại) khác nhau và TPP chỉ là một trong các hiệp định thương mại thế hệ mới và nếu TPP không được triển khai, nó có tác động nhất định, nhưng không có nghĩa nó làm giảm, hay làm chệch hướng, giảm cả con tàu phát triển của Việt Nam."
Kinh tế ảnh hưởng ít nhiều
Về quan hệ toàn diện hợp tác Mỹ - Việt hậu bầu cử Mỹ 2016, Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng hợp tác song phương bao gồm đồng thời nhiều lĩnh vực như hợp tác phát triển, kinh tế, thương mại, cũng như lĩnh vực an ninh quốc phòng và các lĩnh vực khác nhất là an ninh nhân dân, rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ và rất nhiều các lĩnh vực khác...
Chúng tôi hy vọng rằng ông Trump lên, dù ai lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển. Nhưng mà ông Trump lên, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ về phần kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
TS. Trần Việt Thái
Học giả nói thêm:
"Chúng tôi hy vọng rằng ông Trump lên, dù ai lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển.
"Nhưng mà ông Trump lên, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ về phần kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và nếu thúc đẩy được quan hệ an ninh quốc phòng thì cũng là một cái tốt.
"Nhưng nên cân bằng cả hai chân, cả an ninh quốc phòng lẫn kinh tế thương mại và các lĩnh vực khác thì quan hệ sẽ phát triển bền vững và toàn diện hơn," Tiến sỹ Trần Việt Thái nói với BBC.
( BBC )
Quốc Phương BBC Việt ngữ
Image caption Ông Đinh Thế Huynh đã chuyển lời mời tân Tổng thống của nước Mỹ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ cuối tháng 10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, theo truyền thông Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh 'chắc chắn' sẽ chưa trở lại Mỹ, trừ khi ông có 'một cương vị nào đó' sau khi ông Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống Mỹ, theo một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị, bang giao Việt - Mỹ từ Đại học Bình Dương tại Bàn tròn thứ Năm về hậu Bầu cử Tổng thống Mỹ của BBC.
Nêu quan điểm xung quanh câu hỏi của BBC là liệu vị đương kim Thường trực Ban bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, người vừa có chuyến công du theo 'bang giao thuộc ngạch đảng' tới Hoa Kỳ từ ngày 24-30/10 vừa qua, có cần quay trở lại Hoa Kỳ một lần nữa hay không sau khi nước Mỹ đã có tân Tổng thống đắc cử là người của đảng Cộng hòa, học giả, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói:
Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười
Tiến sỹ Vũ Cao Phan
"Tôi có thể chắc chắn trả lời rằng trừ sau này, nếu ông Đinh Thế Huynh có một cương vị nào đó ông trở lại Mỹ, chắc chắn ông sẽ không trở lại Mỹ trong dịp này."
Khi được đề nghị giải thích nhận định này, ông Vũ Cao Phan nói:
"Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười."
Bình luận, phản hồi ngay tại Bàn tròn về quan điểm trên, Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói:
"Thực ra việc quay trở lại hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất là ai mời, thứ hai là đi làm gì và thời điểm như thế nào?
"Còn tôi nghĩ rằng vì lợi ích dân tộc, của cả hai nước cũng như là của cả Việt Nam và của Mỹ mà hai bên thống nhất được, thì tôi nghĩ hoàn toàn có thể.
"Vì chẳng có cái gì cản trở cái đó, vì quan hệ Việt - Mỹ hiện nay cũng đang phát triển tích cực, cả hai bên phải gặp nhau, trao đổi và tìm hiểu. Thế còn cơ hội đến, tôi nghĩ rằng hai bên không nên tránh."
TPP - trì hoãn hay hủy bỏ?
Image copyright AP
Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại phòng Bầu dục tại Nhà trắng hôm 10/11/2016
Nhân dịp này, BBC cũng vấn ý các khách mời về việc liệu có thay đổi nào và đi kèm với đó là tác động đáng lưu ý nếu có từ việc nước Mỹ có tân Tổng thống đắc cử Donald Trump từ sau ngày 08/11, đối với các vấn đề nổi bật trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ hiện nay là TPP và an ninh Biển Đông.
Nêu quan điểm từ Hà Nội, học giả Trần Việt Thái nói:
"Ở thời điểm hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào những phát biểu của ông Donald Trump trong lúc tranh cử, chưa thể nói đấy là chính sách quốc gia được. Bởi vì từ chỗ tranh cử đến chỗ ông trở thành Tổng thống và chuyển nó thành chính sách của một quốc gia, nó còn có quá trình.
Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP
Tiến sỹ Trần Việt Thái
"Tuy nhiên với những gì ông ấy nói mà thành hiện thực, tôi nói ở đây chữ 'nếu', thứ nhất đối với TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), chuyện đó có trục trặc ít hay nhiều, nếu mà lớn, nó có thể không được thông qua hoặc hủy bỏ.
"Hiện nay Quốc hội, Quốc hội mới chưa thông qua, rất khó, ông Donald Trump chỉ đơn thuần ông không trình Quốc hội thôi..., lúc ấy thì rất khó. Thế nhưng thấp hơn có thể dỡ ra để đàm phán lại, hoặc phải yêu cầu các nước có các cam kết nhiều hơn, thì tôi nghĩ rằng sẽ rất là khó trong thời điểm hiện nay.
"Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP, thế nhưng ở đây tôi phải nhấn mạnh là hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ có một mình TPP.
Image copyright Phuong Ngo
Image caption TS Trần Việt Thái nói ông hy vọng với ông Donald Trump, hay bất cứ ai làm Tổng thống Mỹ, thì quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển.
"Hiện nay Việt Nam ký, hoặc đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong tổng cộng khoảng 17 FTA (Hiệp định tự do thương mại) khác nhau và TPP chỉ là một trong các hiệp định thương mại thế hệ mới và nếu TPP không được triển khai, nó có tác động nhất định, nhưng không có nghĩa nó làm giảm, hay làm chệch hướng, giảm cả con tàu phát triển của Việt Nam."
Kinh tế ảnh hưởng ít nhiều
Về quan hệ toàn diện hợp tác Mỹ - Việt hậu bầu cử Mỹ 2016, Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng hợp tác song phương bao gồm đồng thời nhiều lĩnh vực như hợp tác phát triển, kinh tế, thương mại, cũng như lĩnh vực an ninh quốc phòng và các lĩnh vực khác nhất là an ninh nhân dân, rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ và rất nhiều các lĩnh vực khác...
Chúng tôi hy vọng rằng ông Trump lên, dù ai lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển. Nhưng mà ông Trump lên, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ về phần kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
TS. Trần Việt Thái
Học giả nói thêm:
"Chúng tôi hy vọng rằng ông Trump lên, dù ai lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển.
"Nhưng mà ông Trump lên, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ về phần kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và nếu thúc đẩy được quan hệ an ninh quốc phòng thì cũng là một cái tốt.
"Nhưng nên cân bằng cả hai chân, cả an ninh quốc phòng lẫn kinh tế thương mại và các lĩnh vực khác thì quan hệ sẽ phát triển bền vững và toàn diện hơn," Tiến sỹ Trần Việt Thái nói với BBC.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Liệu ông Đinh Thế Huynh có cần quay lại Mỹ?
Ông Đinh Thế Huynh đã chuyển lời mời tân Tổng thống của nước Mỹ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ cuối tháng 10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, theo truyền thông Việt Nam.
Quốc Phương BBC Việt ngữ
Image caption Ông Đinh Thế Huynh đã chuyển lời mời tân Tổng thống của nước Mỹ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ từ cuối tháng 10/2016 theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, theo truyền thông Việt Nam.
Ông Đinh Thế Huynh 'chắc chắn' sẽ chưa trở lại Mỹ, trừ khi ông có 'một cương vị nào đó' sau khi ông Donald Trump, thuộc đảng Cộng hòa, đắc cử tổng thống Mỹ, theo một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị, bang giao Việt - Mỹ từ Đại học Bình Dương tại Bàn tròn thứ Năm về hậu Bầu cử Tổng thống Mỹ của BBC.
Nêu quan điểm xung quanh câu hỏi của BBC là liệu vị đương kim Thường trực Ban bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, người vừa có chuyến công du theo 'bang giao thuộc ngạch đảng' tới Hoa Kỳ từ ngày 24-30/10 vừa qua, có cần quay trở lại Hoa Kỳ một lần nữa hay không sau khi nước Mỹ đã có tân Tổng thống đắc cử là người của đảng Cộng hòa, học giả, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nói:
Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười
Tiến sỹ Vũ Cao Phan
"Tôi có thể chắc chắn trả lời rằng trừ sau này, nếu ông Đinh Thế Huynh có một cương vị nào đó ông trở lại Mỹ, chắc chắn ông sẽ không trở lại Mỹ trong dịp này."
Khi được đề nghị giải thích nhận định này, ông Vũ Cao Phan nói:
"Tôi nghĩ ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ vừa rồi thực ra là một chuyến đi làm việc và ông có kế hoạch tiếp xúc với những người ông đã tiếp xúc. Và trong kế hoạch ấy, ông có tiếp xúc với 'bộ sậu' (bộ máy nhân sự) của Donald Trump không thì tôi không biết, nhưng giả dụ ông không tiếp xúc, thì sự quay trở lại là buồn cười."
Bình luận, phản hồi ngay tại Bàn tròn về quan điểm trên, Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói:
"Thực ra việc quay trở lại hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất là ai mời, thứ hai là đi làm gì và thời điểm như thế nào?
"Còn tôi nghĩ rằng vì lợi ích dân tộc, của cả hai nước cũng như là của cả Việt Nam và của Mỹ mà hai bên thống nhất được, thì tôi nghĩ hoàn toàn có thể.
"Vì chẳng có cái gì cản trở cái đó, vì quan hệ Việt - Mỹ hiện nay cũng đang phát triển tích cực, cả hai bên phải gặp nhau, trao đổi và tìm hiểu. Thế còn cơ hội đến, tôi nghĩ rằng hai bên không nên tránh."
TPP - trì hoãn hay hủy bỏ?
Image copyright AP
Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (phải) tiếp Tổng thống đắc cử Donald Trump tại phòng Bầu dục tại Nhà trắng hôm 10/11/2016
Nhân dịp này, BBC cũng vấn ý các khách mời về việc liệu có thay đổi nào và đi kèm với đó là tác động đáng lưu ý nếu có từ việc nước Mỹ có tân Tổng thống đắc cử Donald Trump từ sau ngày 08/11, đối với các vấn đề nổi bật trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ hiện nay là TPP và an ninh Biển Đông.
Nêu quan điểm từ Hà Nội, học giả Trần Việt Thái nói:
"Ở thời điểm hiện nay, nếu chỉ căn cứ vào những phát biểu của ông Donald Trump trong lúc tranh cử, chưa thể nói đấy là chính sách quốc gia được. Bởi vì từ chỗ tranh cử đến chỗ ông trở thành Tổng thống và chuyển nó thành chính sách của một quốc gia, nó còn có quá trình.
Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP
Tiến sỹ Trần Việt Thái
"Tuy nhiên với những gì ông ấy nói mà thành hiện thực, tôi nói ở đây chữ 'nếu', thứ nhất đối với TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), chuyện đó có trục trặc ít hay nhiều, nếu mà lớn, nó có thể không được thông qua hoặc hủy bỏ.
"Hiện nay Quốc hội, Quốc hội mới chưa thông qua, rất khó, ông Donald Trump chỉ đơn thuần ông không trình Quốc hội thôi..., lúc ấy thì rất khó. Thế nhưng thấp hơn có thể dỡ ra để đàm phán lại, hoặc phải yêu cầu các nước có các cam kết nhiều hơn, thì tôi nghĩ rằng sẽ rất là khó trong thời điểm hiện nay.
"Dù sao đi nữa, mức thấp nhất sẽ là trì hoãn, trì hoãn như thế tác động đến tất cả các nước, bởi vì Việt Nam hiện nay cũng đã có những cam kết rất sâu rộng về TPP, thế nhưng ở đây tôi phải nhấn mạnh là hội nhập quốc tế của Việt Nam không chỉ có một mình TPP.
Image copyright Phuong Ngo
Image caption TS Trần Việt Thái nói ông hy vọng với ông Donald Trump, hay bất cứ ai làm Tổng thống Mỹ, thì quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển.
"Hiện nay Việt Nam ký, hoặc đang đàm phán hoặc đã đàm phán xong tổng cộng khoảng 17 FTA (Hiệp định tự do thương mại) khác nhau và TPP chỉ là một trong các hiệp định thương mại thế hệ mới và nếu TPP không được triển khai, nó có tác động nhất định, nhưng không có nghĩa nó làm giảm, hay làm chệch hướng, giảm cả con tàu phát triển của Việt Nam."
Kinh tế ảnh hưởng ít nhiều
Về quan hệ toàn diện hợp tác Mỹ - Việt hậu bầu cử Mỹ 2016, Tiến sỹ Trần Việt Thái cho rằng hợp tác song phương bao gồm đồng thời nhiều lĩnh vực như hợp tác phát triển, kinh tế, thương mại, cũng như lĩnh vực an ninh quốc phòng và các lĩnh vực khác nhất là an ninh nhân dân, rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ và rất nhiều các lĩnh vực khác...
Chúng tôi hy vọng rằng ông Trump lên, dù ai lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển. Nhưng mà ông Trump lên, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ về phần kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều
TS. Trần Việt Thái
Học giả nói thêm:
"Chúng tôi hy vọng rằng ông Trump lên, dù ai lên làm Tổng thống Mỹ, quan hệ Việt - Mỹ cũng sẽ vẫn phát triển.
"Nhưng mà ông Trump lên, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ về phần kinh tế sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và nếu thúc đẩy được quan hệ an ninh quốc phòng thì cũng là một cái tốt.
"Nhưng nên cân bằng cả hai chân, cả an ninh quốc phòng lẫn kinh tế thương mại và các lĩnh vực khác thì quan hệ sẽ phát triển bền vững và toàn diện hơn," Tiến sỹ Trần Việt Thái nói với BBC.
( BBC )