Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Lôi Bằng – Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc

Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang là những tư liệu đã được cấp phát bản quyền Hoa Kỳ 2005. Tài sản của tác giả và thân nhân


Tháng Tư Đen lại đến sau 37 năm, tôi xin trích một bài từ Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang nói về chuyến bay của Tinh Long 7 trong giây phút cuối cùng của cuộc chiến để tưởng nhớ đến các anh hùng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân.

NGƯỜI HÙNG PHI CÔNG: TRƯỞNG PHI CƠ TRANG VĂN THÀNH VÀ BẢY DŨNG SĨ KHÔNG QUÂN
Phi công, trưởng phi cơ, trung úy Trang Văn Thành sinh ngày 16/9/1947 tại Rạch Gía, tình Kiên Giang. Mồ côi cha năm lên 9 tuổi. Cha của Thành là ông Trang văn Cánh, một nhân viên làm việc cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tàu “bobo”của ông đã bị Việt cộng phục kích và tấn công. Ông Cảnh bị trọng thương rơi xuống sông, ông cố bơi vào bờ nhưng đã qua đời vì vết thương trầm trọng.
Cậu bé mồ côi cha Trang Văn Thành được mẹ gửi vào trường để theo học Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, Việt Nam. Trường luyện thép Thiếu Sinh Quân này đã trui luyện một Trang Văn Thành dũng cảm trong chiến tranh, có tinh thần chống cộng cao độ, quyết chiến đấu và đã tử trận cùng phi hành đoàn dũng cảm AC119K của ông, trong ngày Sàigòn thất thủ 29 tháng tư năm 1975.
Trang Văn Thành gia nhập Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, ngành phi công. Ông du học Hoa Kỳ năm 1969 và trở về Việt Nam giữa năm 1970. Ông đã phục vụ cho phi hành Xích Long 413, vận tải cơ C119, loại phi cơ chuyên chở hành khách và hàng hóa với tư cách hoa tiêu phụ. Một năm sau, ông được thụ huấn hoa tiêu chánh và rổi trở thành trưởng phi cơ AC119K của phi hành đoàn Vận tải cơ Chiến đấu Tân lập Tỉnh Long 821. Sau khi phi đoàn Vận tải chuyên chở hành khách, Xích Long 413 giải tán vào cuối năm 1971.

Trung Úy Trang Văn Thành trong thời gian bay huấn luyện C-119 tại Hoa Kỳ

Trung úy Trang Văn Thành trong ngày nhận đôi cánh bay
Trung úy Thành đã chọn vận tải cơ tác chiến cho sự nghiệp quân đội của ông. Trong khi đó Trang Văn Thành có nhiều cơ hội và khả năng để về phục vụ trên một loại vận tải cơ không chiến đấu. Lúc đó, Trang Văn Thành đã kết hôn với chị Võ Thị Hòa là cháu gái của thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh Phó Không quân, nhân vật đứng hàng thứ hai của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. “Đường chú chú đi, đường cháu cháu đi”. Thành đã không nhờ vả người chú vợ đầy quyền lực. Ông đã hiên ngang chọn lựa con đường chiến đấu trực tiếp trên chiến trường, để còn có cơ hội bảo vệ đất nước và “thù cha phải trả”.
TRẬN CHIẾN CHƯA TÀN
Sau hai tiếng đồng hồ chịu đựng trận mưa pháo long trời lỡ đất do Cộng sản Việt Nam dội vào phi trường Tân Sơn Nhất. Khơi dậy cơn phẫn nộ của dũng sĩ Trang Văn Thành, con người không khuất phục định mệnh, không khoanh tay chờ địch đập pháo sát hại, không ngồi yên đợi kẻ thù tràn đến tàn sát “Còn nhân viên, còn phi cơ, còn súng đạn, phải còn chiến đấu”. Thành đã phân tích, so sánh và quyết định: Chết vì bị đạn pháo kích của địch ở phi trường hoặc chết vì đạn phòng không của giặc trên không trung cùng ý nghĩa của sự chết. Nhưng chiến đấu để chết là cái chết oanh liệt, vô cùng ý nghĩa của một quân nhân gan dạ có tránh nhiêm bảo vệ quê hương, vì dân, vì nước, vì sự an nguy của ngừoi thân, bằng hữu và bá tánh.
“Thù cha phải trả”giấc mơ bao năm trời, ông đã thức trắng thâu đêm bay tên toàn cõi quê hương, trên không phận đường mòn Hồ Chí Minh, để săn đuổi và diệt địch. Giờ đây, giặc đã tìm đến nhà. Tại sao lại phải cuối đầu rút cổ chờ chết trong bốn bức tường phi đoàn nhục nhã này? Trang Văn Thành đã quyết định phải bay lên không, chiến đấu và diệt địch trước khi ông gục ngã vì kẻ thù.
Trang Văn Thành mạnh dạn đứng lên, dõng dạc kêu gọi đồng đội, tự điều động phi hành đoàn dự bị của ông để bay lên không quyết tử chiến. Dù thời điểm đó, Bộ Tư Lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tê liệt và đang trên đà tan rã.
Trong đám đông của hơn 40 nhân viên phi hành hiện diện tại phi đoàn Tỉnh Long 821, AC119K. Người ta đã nhìn ông trong sự ngạc nhiên, thương hại với ý nghĩ thầm lặng “Thằng điên”. Khi cuộc chiến VN đã hoàn toàn kết thúc và thua cuộc, ai ai cũng đang tìm đường bôn tẩu, kiếm cách đưa vợ con và thân nhân ra khỏi nước Việt Nam, để tránh một cuộc trả thù và tàn sát của Việt cộng.
Trong ý chí của Thành hoàn toàn trái ngược, với ông trận chiến vẫn chưa tàn và cuộc chơi chiến tranh chỉ mới bắt đầu. Ý nghĩ trả thù cho thân phụ đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm tư người sĩ quan mang mối thù cha cao ngất. Cuồn cuộn dâng lên theo những tiếng nổ xé nát không gian của kẻ thù.
Sự im lặng của mọi người vỡ tan. Trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người kỹ sư phi hành dũng cảm, tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm thi hành phi vụ để bảo vệ thủ đô. Là một nhân viên phụ tá ngành Kỹ sư Phi hành, nghề nghiệp vững, nhiều tâm huyết phục vụ cho đất nước, đã năm năm chia xẻ những ngọt bùi và gian nguy cùng viên phi công Trang Văn Thành. Há, không sờn gian nguy! Tuy Quốc Tuấn không nằm trong danh sách phi hành đoàn dự bị của Trung úy Thành. Đồng ý nghĩ cứu nước, đáp lời kêu gọi của Thành, Tuấn bước ra khỏi đám đông, trước sự ngơ ngác của mọi người, Quốc Tuấn đã có hàng trăm phi vụ bay đêm với Trung úy Thành, người mà Tuấn vô cùng ngưỡng mộ, quý mến trong tình đồng đội, do tư cách của Trang Văn Thành đã đối xử tốt đẹp với anh em. Người làm việc rất “hợp rơ” với Tuấn.
Tiếng xì xào vang lên trong phi đoàn. Lần lượt sĩ quan phi công Trung úy Trần Văn Hiền, Sĩ quan Điều hành viên, Sĩ quan Hồng ngoại tuyến, một Hạ sĩ quan Hỏa châu, Trung sĩ Chín và Hạ sĩ quan Vũ khí Phi hành dũng cảm khác, lặng lẽ đứng lên tỉến về phía Trang Văn Thành, theo tiếng gọi của non sông. Họ cùng hỗ trợ Trang Văn Thành đứng lên diệt giặc, sống và chết có nhau trong những giây phút tử sinh cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam. Họ đã thành lập một phi hành đoàn bất thường, đoàn kết và gan dạ. Một phi hành đoàn thực sự có tinh thần chiến đấu duy nhất còn sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã chiến đấu thế cô, không có phi cơ đồng đội phụ trợ, không cần phi vụ lệnh, không được lệnh của cấp trên, từ Bộ Tư lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc phòng hay lệnh của Tổng Thống VNCH. Tất cả đều đã rã ngũ và đã bôn tẩu. Họ đã thi hành công tác theo mệnh lệnh lương tâm của một quân nhân có trách nhiệm.
Gương mặt đầy phẫn nộ cho vận nước đảo điên của trung úy Trang Văn Thành thể hiện lần cuối cùng tại cửa phi đoàn Tỉnh Long 821, trước khi họ lên đường chiến đấu và diệt địch, Thành buồn bã tuyên bố lời cuối cùng với viên sĩ quan này gạn hỏi ý kiến:
– Trung úy có cần tôi ghi tên phi hành đoàn của trung úy vào sổ trực hành quân và báo cáo lên Không đoàn không Trung úy?
– Ứ! Vô ích. Sổ trực hành quân phi đoàn tôi đã xé rồi, cơ quan đầu não còn nữa đâu mà báo cáo cho mất công chứ. Giờ đây, chúng tôi tự nguyện chiến đấu cho đất nước vì trách nhiệm của một quân nhân, mà không cần đến lệnh của cấp trên. Không làm phiền thiếu úy đâu. Chúng tôi phải gấp rút lên đường thôi!
NHỮNG GIỜ TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG
Chiếc phi cơ AC119K của trung úy Trang Văn Thành gầm thét náo động phi trường Tân Sơn Nhất. Mang một chút sinh lực phấn khởi đến cho những tâm hồn đang bấn loạn với thể xác đã rã rời vì trận mưa pháo kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vừa qua và còn đang tiếp diễn ác liệt. Sức nổ và sự tàn phá khủng khiếp, chẳng những nó hủy hoại vật chất, cả tinh thần và hồn phách của những chiến sĩ Không quân đang hiện diện trong lòng trận chiến cũng tan biến.

Hòa lẫn tiếng động cơ là những loạt đạn pháo kích dữ dội của Cộng sản VN rơi vào sân bay Tân Sơn Nhất. Một bầu không khí hãi hùng của chiến tranh, Cộng sản Bắc việt đã có công triệt hạ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cho mục tiêu chiến thắng cuối cùng để đoạt lấy chính quyền từ tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Hầu áp đặt một chế độ độc tài gian tham tại Miền Nam VN.
Phi cơ của trung úy Thành rời khỏi phi đạo, rẽ mũi bay về bên trái, hướng tây của Thủ đô Sàigòn. Tránh né đạn phòng không dầy đặc ở phía đông bắc phi trường Tân Sơn Nhất. Ông nhanh nhẹn cho phi cơ bay lên cao độ, làm các vòng chờ ở phía tây Thủ đô yên tĩnh, hầu quan sát tình hình chiến sự. Vừa mới bay lên không ông cần nhiều thời gian để quan sát, theo dõi và chọn lựa các mục tiêu trước khi ra tay sát thủ.
Sau khi phi cơ cất cánh, trong hai tiếng đồng hồ vắng bặt âm thanh của máy bay, người ta cứ ngỡ đó là chiếc vận tải cơ chiến đấu AC119K hèn nhát, đã cất cánh bay đi và đã di tản khỏi nước Việt Nam.
Mất gần hai tiếng đồng hồ bay lượn trên bầu trời Đồng Tháp Mười ven đô, phía tây của thành phố Sàigòn chờ trời sáng, đồng thời quan sát kỹ lưỡng các mục tiêu. Rồi con “Hắc đại bàng dũng mãnh” lại gầm thét ồn ào, lù lù xuất hiện trở lại trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất.
Bấy giờ, đã 7 giờ hơn. Mặt trời đang lên, thành phố Saigòn đang bừng sáng ở phía đông. Sân bay Tân Sơn Nhất đang bị sang bằng, mịt mù khói lửa. Vài đám khói trắng để lộ các mục tiêu dàn đại pháo của địch đang rót vào phi trường. Tọa độ phát hiện tại những cánh rừng thưa gần xóm mới, hướng Bắc của quận Gò Vấp ven đô.
Có lẽ Hà Nội đã rút tỉa kinh nghiệm sự thất bại nặng nề trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Hàng trăm xác Việt cộng phơi thây trên quốc lộ 1, do hỏa lực của vận tải cơ chiến đấu AC47, phi đoàn Hỏa Long đã bắn hạ, khi họ tấn công vào Sàigòn bằng hướng tây bắc, đồng ruộng bằng phẳng, trống trải, ít dân cư, phi cơ dễ dàng tác xạ, rải đạn lên chúng. Lần này, chúng tiến chiếm Sàigòn bằng hướng đông bắc, gần rừng thưa, để trà trộn vào những khu đông dân cư, tránh né những cuộc không tập với hỏa lực hùng hậu của Không quân VNCH.
SAI MỘT VÁN CỜ.
Khi chiến cuộc VN bắt đầu mở rộng, Quân đội Hoa Kỳ ào ạt đổ vào phục vụ ở VN. Họ đã bị tổn thất nặng nề qua hai chiến thuật “Du kích chiến, bắn sẻ rồi lẫn trốn an toàn, và Việt cộng đã dùng chiến thuật thứ hai “Tấn công biển người, càn quét địch quân hiệu quả và nhanh chóng. Gây nhiều tổn hại nhân mạng đối phương.
Để chống lại Chiến thuật Tấn công biển người vô cùng lợi hại, gây nhiều tổn thất cho Quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ đã phải nghiên cứu và sáng tạo ra các loại Vận tải cơ Chiến đấu. Họ đã dùng phương pháp rải đạn trên một vùng rộng lớn, dài hàng cây số, bằng những loại vũ khí liên thanh, tác xạ bằng điện, mỗi khẩu bắn cùng một lúc bởi 6 nòng súng xoay tròn trên 6.000 viên đạn cho một phút. Khoảng cách của mỗi viên đạn đến mục tiêu đều đặn trên mặt đất độ ba tấc
Thoạt đầu, Quân đội Hoa Kỳ thí nghiệm bằng vận tải cơ có trọng tải nhẹ, đó là vận tải cơ chiến đấu AC47. Phương pháp rải đạn này đã đem đến nhiều kết quả lớn lao. Hoàn toàn bẻ gãy chiến thuật tấn công biển người vô nhân đạo của Cộng sản Việt Nam. Lùa dân sự (dân công) càn quét quân đội địch, trước khi lực lượng vũ trang chính quy của họ nhập cuộc, tiến vào mục tiêu và tịch thu chiến lợi phẩm.
Phát triển lớn hơn nữa, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu cải tổ các lọai vận tải cơ có trọng tải lớn hơn, đó là AC119G. Rồi dẫn đến, các loại vận tải cơ chiến đấu trang bị các dàn súng đại bác bắn liên thanh 20 ly, AC119K và AC130. Loại vận tải cơ chiến đấu AC130 tối tân nhất của Mỹ chỉ được sử dụng bởi không lực Hoa Kỳ hoạt động ở VN.
Cuộc chiến tranh VN mỗi ngày càng bộc phát và leo thang dữ dội. Sự tổn thất nặng nề của Việt Cộng do những phi cơ vận tải chiến đấu, trang bị vũ khí liên thanh chống biển người hữu hiệu do Hoa Kỳ chế tạo, Cộng sản Bắc việt đã phải cầu cạnh với Cộng sản Quốc tế Liên Sô tăng viện nhiều loại vũ khí tối tân hơn, nhằm chống lại các loại phi cơ lợi hại của Hoa kỳ. Cuối thập niên 60, cuộc chiến tranh VN đổi hướng. Phe Cộng sản cho xuất hiện nhiều loại hỏa tiễn phòng không tự động SAM và các loại hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7. Những loại hỏa tiễn mới này đã gây khốn đốn cho cả Không lực Hoa kỳ lẫn Không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Suốt giai đoạn Chiến tranh VN, để vô hiệu quả Không quân Việt Nam Cộng Hòa; Việt cộng đã luôn sử dụng hai chiến thuật: Điệu hổ ly sơn hoặc điệu hổ nhập hầm ( bẫy), hầu bảo toàn lực lượng trước sức mạnh của Không quân đối phương. Khi họ dùng một lực lượng chính quy đông đảo để tấn công, càn quét địch và để tránh khỏi một cuộc tàn sát do phi cơ đối phương gây ra.
Chiến thuật Điệu hổ ly sơn là một phương pháp chiêu dụ phi cơ đánh sai lạc mục tiêu. Chúng phải dùng đến những toán cảm tử cực nhỏ, chỉ 2 hoặc tối đa là 3 người. Họ sử dụng phòng không và vũ khí bắn ra toàn là đạn lửa chiếu sáng. Các nhóm cảm tử này được đặt ở những vị trí có địa thế bị phi cơ nghi ngờ, nhiều đồi và rừng, họ bố trí rất cẩn thận với hầm trú ẩn sâu và an toàn, gắn những mục tiêu họ đã dự định sẽ tấn công.
Toán quân “nhử địch” này có nhiệm vụ bắn máy bay bằng đạn lửa, để chiêu dụ phi cơ, các phi công lầm tưởng những nơi bắn máy bay đó là những lực lượng chính của Việt cộng. Phi cơ sẽ mất nhiều thời giờ đến tác xạ và thả bom các tọa độ giả tạo do họ dàn dựng, mà phi công quên đi mục tiêu chính là đồn bót hoặc căn cứ đang bị Việt cộng tấn công.
Trong khi đó, lực lượng chính quy tấn công đồn bót, căn cứ địch, lại xuất phát từ những địa điểm trống trải, yên tĩnh như đồng ruộng, ít bị phi cơ nghi ngờ là con đường chuyển quân. Chúng sẽ tấn công chớp nhoáng và nhanh nhẹn rút lui theo các lộ trình an toàn đó.
Chiến thuật “Điệu hổ ly sơn” này của Việt cộng đôi khi cũng bị tổ trác, khi họ gặp phải những phi công trực thăng vũ trang hoặc hoa tiêu vận tải chiến đấu đã sinh sống ở miền quê Việt Nam, biết rõ chiến thuật lừa phỉnh này, Họ luôn đi tìm những mục tiêu chuyển quân âm thầm, yên tĩnh, khu vực ít bị nghi ngờ. Đột nhiên rải đạn đánh phá, đã đem đến những kết quả mỹ mãn, nhiều xác Cộng quân phơi thây bất ngờ, không còn cơ hội mang xác ra đi.
Trung úy Trang Văn Thành đã rời vào cái bẫy của Cộng sản Bắc việt, ông đã bị trúng kế “Điệu hổ nhập hần (bẫy)”. Khi nãy quan sát trên không phận ở phía tây Thủ đô Sàigòn. Trung úy Thành chỉ khám phá và ghi nhận được những dàn trọng pháo và hỏa tiễn của Việt Cộng đang bắn vào Thủ đô. Chúng đã được đặt rải rác từ những cánh rừng thưa ở mạn Bắc của Xóm Mới, thuộc Quận Gò Vấp. Cho nên ông đã bất cẩn khi chọn lựa và bay ngang quận Gò Vấp để đánh lên mạn Bắc.
Cộng sản Bắc việt đã âm thầm mai phục phi cơ. Lén lút đưa những dàn phòng không và hỏa tiển tầm nhiệt vào bên trong quận Gò vấp. Một xóm nghèo nàn đông dân cư, thuộc ngoại ô hướng Bắc thủ đô Sàigòn. Một chốt chặn đường phi cơ hạ hoặc cất cánh tại đầu phi đạo Tân Sơn Nhất.
Cộng sản Việt Nam đã tiên đoán trước Không quân Việt Nam Cộng Hòa sẽ phải xuất phát và tấn công vào họ từ những vùng an toàn nhất. Việc âm thầm di chuyển những dàn phóng không và hỏa tiễn vào quận Gò Vấp là nhất sách với hai cái lợi của sự bất ngờ: Dù phi cơ có phát giác ra họ, phi công cũng không dễ dàng tác xạ vào nhà dân, gây tổn thương lớn đến sinh mạng người dân. Thứ hai là những dàn phòng không được đặt ở đầu phi đạo sẽ có thể bất ngờ bắn hạ, ngăn chận những phi cơ cất cánh để tấn công vào lực lượng quân sự của họ. Hoặc có thể bắn hạ các phi cơ di tản ra khỏi nước VN. Trung úy Thành đã bị trúng kế “điệu hổ nhập hầm”.
Giờ hành động đã điểm. Trước khi cho phi cơ bay vào mục tiêu, chuẩn bị trận đánh không địa của chiến đấu cơ AC119K. Trung úy Thành đã hội ý cùng phi hành đoàn lần cuối truớc khi ông quyết định đưa vào trận chiến.
– Các anh em có ý kiến gì? Chúng ta có nên tiến vào mục tiêu diệt địch bây giờ hay không?
Tất cả những gương mặt đều tự tin trong im lặng. Tất nhiên họ đã hiện diện trên phi cơ là họ chấp nhận một cuộc tử chiến, quần thảo với địch, cứu nguy thành phố Sàigòn đang trong cơn sốt sụp đổ, sắp rơi vào tay địch. Chính vợ con và thân nhân của họ cũng sẽ gánh chịu hậu quả của sự trả thù thê thảm sau một cuộc bại trận, do phe Cộng sản nham hiểm sẽ chiến thắng. Không còn chọn lựa nào khác, nếu phải hy sinh. Một giọng phát ra từ máy liên thoại phi hành đoàn:
– Quyết định thi hành phi vụ này là chúng tôi đã chấp nhận sự hy sinh. Tùy theo quyết định của Trung úy.
Trung úy Trang Văn Thành lái chiếc phi cơ bay bọc từ phái nam thủ đô Sàigòn vòng lên hướng bắc để đánh vòng bay đầu tiên vào các mục tiêu đã được phi hành đoàn ghi nhận. Một tràng liên thanh ầm ỹ, nòng súng minigun xoay tròn, khói bốc lên, lửa đỏ lóe sáng, 6.000 viên đạn tua tủa bay ra khỏi các nòng súng trong một phút, tạo thành những vệt đạn lửa trãi rộng gần một cây số, nằm trong tầm tác xạ của loại vũ khí độc hại này, địch sẽ không còn cơ hội sống.
Tiếp nối các vòng bay tấn công và diệt địch thứ hai rồi thứ ba. Tiếp tục cuộc chiến đấu đầy dũng cảm, cam go để bảo vệ thủ đô. Mỗi một vòng bay trút hàng ngàn quả đạn đại bác 20 ly xuống đầu địch nơi ven đô. Ba vòng bay tác xạ đầu tiên của phi cơ vào các tọa độ đặt dàn trọng pháo và hỏa tiễn của địch. Việt cộng đã phải im bặt trong hơn nữa tiếng đồng hồ, kể từ khi con diều hâu xuất hiện và gầm thét ồn ào trên bầu trời Sàigòn. Chiến sĩ không quân đang hiện diện trong phi truờng Tân Sơn Nhất tìm được một ít phấn khởi, ngoi ra khỏi hầm trú ẩn ngộp ngạt, tìm những giây phút thoải mái. Hàng triệu đôi mắt hướng về chiếc phi cơ cứu tinh đang bay lượn ở hướng đông, sắp sửa nhả đạn, tác xạ vòng bay thứ tự xuống đầu địch.
Phi hành đoàn đã chiến đấu không mỏi mệt, không đầu hàng, không bỏ chạy. Mỗi lúc chiếc phi cơ AC119K lại tiến sâu vào trận địa dày đặc phòng không, trọng pháo của địch quân đang cố xâu xé Thủ đô Sàigòn.
60 GIÂY ĐỐI DIỆN TỬ THẦN
Trung úy Thành đã hạ phi cơ xuống thấp hơn các vòng bay trước, để đánh địch quân và điều chỉnh. Ông hy vọng cao độ 2.000 bộ, với tầm tác xạ và hiệu quả hơn. Nhưng cao độ này khá nguy hiểm cho một loại vận tải cơ bay chậm chạp, nó nằm trong tầm bắn trả của phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch. Trung úy Thành dự định sẽ rải 2 thùng đạn đại bác liên thanh 20 ly để phá hủy và dập tắt các nòng súng thuộc dàn đại pháo của Việt Cộng, Những tọa độ ông vừa mới phát hiện được trong vòng bay đã qua.
Phi cơ của Trang Văn Thành chưa kịp tiến gần mục tiêu của địch. Nó đã bay và lọt vào ổ phòng không bí mật phía đông phi trường. Địch đã im lặng, giữ bí mật đặt dàn phòng không này trong quận Gò Vấp, một khu phố nghèo nàn phía đông, bên ngoài vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Tám nhân viên phi hành đoàn AC119K hiện diện trên phi cơ cùng một cảm nhận những tiếng nổ rung chuyển không gian, xung quanh chiếc phi cơ của họ. Dàn phòng không của địch đã đồng loạt nả đạn lên không, tấn công chiếc AC119K nổ rợp trời như pháo bông nổ giữa ban ngày. Đợt tấn công đầu tiên gồm bốn quả phòng không đã không gây thiệt hại nào cho phi cơ.
Mấy giây tử thần ngắn ngủi trôi qua. Phi hành đoàn lại cảm nhận một tiếng nổ đơn độc khác, ảnh hưởng trầm trọng trực tiếp đến phi cơ. Toàn thân chiếc máy bay rung chuyển dữ dội theo tiếng nổ. Họ đã kinh hoàng nhìn thấy lửa đỏ lẫn miếng đạn phòng không phóng ra, kèm tiếng nổ ấm và bịt kín từ trong lòng động cơ bên trái.
Không còn nghi ngờ gì nữa! Họ đã biết chắc chắn chiếc phi cơ đã bị trúng đạn phòng không SA7 của Việt Cộng.

Viên phi công Trưởng phi cơ dũng cảm, 28 tuổi. Trung úy Trang Văn Thành không hề nao núng. Ông rất tin tưởng vào tài nghệ lái máy bay của ông, với hơn 2.000 giờ bay, ông đã trải qua không biết bao nhiêu lần phi cơ bị hư hỏng phải đáp khẩn cấp an tòan. Một trách nhiệm đặt trên vai người Trưởng phi cơ, phải làm mọi cách để đoàn viên phi hành của ông được toàn mạng. Tám sinh mạng trên phi cơ hiện đang nằm trong bàn tay tài nghệ của viên phi công trưởng phi cơ.
Trung úy Trang Văn Thành bình tĩnh, một bản tánh chung của những người phi hành, họ đã được trui luyện lòng can đảm, ngay từ những giờ bay đầu tiên, đó là sự bình tĩnh, hành động chính xác và phải làm mọi cách để được đáp bình an và toàn mạng.
Thành dõng dạc trên máy điện thoại của phi hành đoàn. Ông công bố tình trạng phi cơ đang nguy ngập với lệnh đáp khẩn cấp.
– Phi hành đoàn, chú ý! Đây, Trưởng phi cơ! Phi cơ chúng ta đã bị trúng đạn phòng không. Tất cả nhân viên phi hành đoàn hãy bình tĩnh, ngồi vào ghế, buộc giây an toàn. Tôi đang làm thủ tục đáp khẩn cấp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.
Vừa ra lệnh,Trung úy Thành vội vã hạ mũi và nghiêng phi cơ về bên trái, theo hướng phi đạo Tân Sơn Nhất, đang nằm ở hướng 3 giờ của chiến phi cơ. Trong ý nghĩ của Trung úy Thành đã có sẵn một quyết định rõ rệt. Ông bình tĩnh dặn dò các nhân viên trong phòng lái.
– Bằng mọi giá chúng ta phải mang phi cơ ra khỏi vùng đông đúc dân cư của Quận Gò Vấp. Nếu phi cơ của chúng ta không lết kịp đến phi đạo. Tôi sẽ quyết định cho phi cơ làm crash ngay tại các cánh đồng vắng xung quanh phi trường.
“THƯỢNG ĐẾ” CƯỚP LẤY TAY LÁI PHI CƠ
“Thượng đế” đã cướp lấy cần lái phi cơ từ tay người phi công Việt Nam Cộng Hòa tài ba và dũng cảm Trang Văn Thành. Phi cơ vừa nghiêng bên trái, gia tăng sức ép của không khí đè nặng lên vết thương vốn đã trầm trọng nơi động cơ trái vừa bị phòng không SA7 xé nát, những mối giáp của 3 phần cánh: cánh trong, động cơ và cánh ngoài của phi cơ đã bị rạn nứt khi đạn nổ, không còn chịu nổi sức ép của không khí.
Cánh ngoài, bên trái của phi cơ đột nhiên gãy xếp lên không, lôi động cơ trái gãy đổ theo, rồi rã ra. Nó giựt mạnh những đường dây cáp điều khiển cánh lái nghiêng của phi cơ, làm đứt lìa, khiến cần lái phi cơ vuột khỏi tầm tay của viên phi công, rồi đập mạnh về phía trước bảng phi cụ.
Trung úy Trang Văn Thành kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ không còn trong tầm tay điều khiển an toàn của ông nữa. Đồng lúc, 2 chiếc bàn đạp điều khiển cánh lái đuôi phương hướng cũng đập mạnh về trước, khi những dây cáp điều khiển nối liền từ cánh lái đuôi đến bàn đạp cũng bị giựt đứt lìa và rời khỏi phi cơ.
Phi hành đoàn bàng hoàng cảm nhận cái chết cận kề. Người này loạng choạng chụp lấy dù cá nhân, người kia tháo gỡ dây an toàn, người nọ mò mẫm đến cửa thoát hiểm. Đôi tay Trung úy Trang Văn Thành nhanh nhẹn chụp lấy lại cần lái, cố gắng điều khiển, đồng lúc chân ông chòi đạp trên cần điều khiển cánh lái phi cơ đều lỏng toát, không có một tác động nhẹ, khi toàn bộ hệ thống dây cáp điều khiển ba bộ cánh lái phi cơ đều đứt gọn. Trang Văn Thành rùng mình, toát mồ hôi lạnh, gào thét thất thanh trên máy liên lạc phi hành đoàn, Ông kinh hoàng, thúc giục đồng đội thoát thân.
– Tất cả nhảy dù ra khỏi phi cơ, mau lên, mau lên, mau lên…
Thân phi cơ bắt đầu nghiêng đổ hẳn về một bên. Các đồng hồ ngưng hoạt động, tốc độ phi cơ đứng hẳn giữa bầu trời và chuyển đổi sang trạng thái rơi tự do. Hệ thống điện bị cắt đứt. Tất cả bắt đầu im lặng theo sự rơi chao đảo trong 40 giây mặc niệm cuối cùng của sự chết!
Các động cơ đã hỏng vì sự rối loạn, tan rã của phi cơ. Tất cả kim đồng hồ dàn phi cụ, đồng loạt rớt xuống số 0. Cánh trái, thân nối liền đuôi phi cơ đã gãy đổ và rời khỏi phi cơ đang bay lơ lững trên không. Hệ thống điều khiển tê liệt. Phi hành đoàn kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ của họ không còn là một chiếc máy bay thăng bằng, bay bổng trên không trung nữa. Đó là một khối sắt vô dụng đang rơi vùn vụt trên bầu trời Sàigòn.
Trung úy Trang Văn Thành tuyệt vọng, buông xuôi và đầu hàng định mệnh. Tám người phi hành đoàn cùng cảm nhận trong hãi hùng với cái chết cận kề trong sức rơi của vùn vụt của phi cơ xuống mặt đất, trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất của buổi sớm, ngày 29 tháng tư năm 1975. Cơ hội thoát hiểm của phi hành đoàn gần như chấm dứt khi họ đang ở vào trạng thái rơi tự do của hai vật thể riêng biệt: trọng lượng con người tách rời trọng lượng phi cơ, con người không còn là điểm tựa tên mặt phẳng của chiếc máy bay. Bàn tay của viên kỹ sư phi hành đã mấy lần đụng chạm đến cần khóa cửa thoát hiểm bên cạnh chiếc ghế ngồi của ông, được đặt dưới sàn trong lòng phòng lái phi cơ, bao lần nó đã vuột khỏi tầm tay vì sức rơi chao đảo, nghiêng ngã và lơ lửng trong lòng phi cơ.
Chiếc phi cơ nghiêng đổ hẳn về một phía, Những đôi mắt kinh hoàng của họ trừng trừng khiếp đảm nhìn xuống lòng đất cứng rắn hãi hùng, phút chốc nữa đây phi cơ của họ sẽ phải va chạm nổ vỡ tung. Những quả tim, bấn lọan hồi hộp theo cảm nhận của sự chết trong 40 giây ngắn ngủi còn sót lại qua sức rơi chao đảo của phi cơ từ 2.000 bộ xuống mặt đất.

Tinh Long 821 AC-119 Phi hành đoàn cuối cùng của KhôngQuân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh cho Tổ Quốc sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ngay trên không phận vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất Thủ Đô Sài Gòn.
Tử thần đang chào đón họ trong 40 giây của sự sống cuối cùng, 40 giây để thở, tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, 40 giây của tâm hồn rối loạn, để cảm nhận sự chết của một con người, truớc khi tất cả đều dập tắt theo tiếng nổ kinh hoàng, sự va chạm của phi cơ vào lòng đất.
Mười giây sau cùng, Trung úy Thành đã nhắm nghiền đôi mắt đầy lệ thương xót cho người vợ trẻ và hai con dại vẫn hiện hữu trên thế gian. Họ đang lo lắng và chờ đợi một “cuộc di tản không bao giờ có” của chàng đã hứa. Viên kỹ sư phi hành ngồi ở chiếc ghế phía sau, trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người đã dũng cảm tình nguyện, chấp nhận chuyến bay trên phi vụ sinh tử cuối cùng của Trung úy Thành, ông đã cùng chung hoàn cảnh một vợ và hai con thơ đang mòn mỏi trông đợi cha về.
Tâm hồn phi hành đoàn chìm vào bóng tối theo tiếng nổ long trời, hồn biến, xác tan, để đi vào cõi an lạc, chấm dứt một đời người kiêu dũng trên không trung. Để rồi tên tuổi các anh vẫn sống mãi trong lòng người và lịch sử của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, với ý chí sắt đá “hiến thân cứu nước”và quyết tâm “vì dân diệt bạo”.
CHỐNG CHỎI TỬ THẦN
Kể từ khi xuất hiện loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt độc hại trên địa cầu, do khối Cộng sản Quốc tế yêu chuộng, chủ chiến, chuyên gây rối trên thế giới, xúi giục và yểm trợ những chính trị gia độc tài quốc tế, tham vọng gây chiến tranh để cướp giựt lãnh đạo, gạt bỏ những sự lựa chọn người tài ba ra điều hành đất nước của nguời dân, áp đặt những chế độ độc tài lên họ, đánh hỏa mù để hưởng tư lợi cá nhân. Chúng đã sáng tạo ra những loại chiến cụ mới gây khiếp đảm cho khối tự vệ, yêu chuộng tự do, công bằng và dân chủ. Trong đó có Miền Nam Việt Nam. Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa đã gặp rất nhiều khó khăn và thiệt hại nặng nề với hàng lọat phi cơ bị bắn hạ bằng loại vũ khí tầm nhiệt SA7 lợi hại này.
Trong chiến tranh, không ai có thể lo lắng hơn những nhân viên phi hành của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Những người phải đối diện trực tiếp với loại vũ khí ghê gớm SA7 này. Mỗi nhân viên phi hành của Không quân đều đã phải suy tính, tự học và luyện tập để chuẩn bị cho chính mình một con đường thoát hiểm nhanh nhẹn nhất truớc những đe dọa của loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp, nhanh chóng và chính xác như loại hỏa tiễn tầm nhiệt của khối Cộng sản.
Phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành cùng tâm trạng lo âu và đã tiên liệu truớc những sự nguy hiểm của loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên các phi vụ của chiến trường Miền Nam Việt Nam.
Ngay khi phi hành đoàn của họ đã cảm nhận phi cơ của họ đã bị trúng đạn phòng không. Tám nhân viên phi hành hiện diện trên phi cơ đều cùng có một cảm nghĩ và hành động tìm kiếm cá nhân, hay họ phải chú tâm đặc biệt đến những cánh cửa thoát hiểm gần họ nhất, ngỏ hầu nhanh chóng thực hiện một cuộc thoát hiểm cấp tốc khỏi phi cơ truớc khi nó không còn điều khiển được nữa. Trung úy Trang Văn Thành đã không tiên đoán trước được phi cơ của ông sẽ gãy cánh trong 10 giây sau tiếng nổ. Nhân tính dũng cảm và quyết tâm cố mang phi cơ ra khỏi khu phố Gò Vấp đông đảo, sự an toàn cho sinh mạng người dân. Ông đã kêu gọi đồng đội bình tĩnh, ở lại phi cơ. Bày nhân viên phi hành đã tuân lệnh, sáu người đã không thoát hiểm được khỏi phi cơ và chết tan xác theo chiếc máy bay định mệnh.
Tại phòng hàng hóa của phi cơ nơi trang bị 4 khẩu súng minigun 6 nòng và 2 khẩu đại bác liên thanh 20 ly, cùng hàng tấn đạn dược và hỏa châu. Phòng làm việc của các chuyên viên vũ khí phi hành.
Nhân viên phi hành chống chỏi tử thần dữ dội nhất để thoát khỏi bàn tay của thần chết, đó là trung sĩ Chín, nhân viên vũ khí phi hành. Ông đang bám chặt ở cánh cửa hành khách bên phải của chiếc phi cơ, kể từ khi chiếc máy bay của họ bị trúng đạn phòng không.
Trung sĩ Chín vẫn còn đủ bình tĩnh, bám chặt khung cửa, vật lộn với thời gian, chiến đấu với tử thần. Trung sĩ Chín vất vả, quần thảo để tháo gỡ chiếc chốt pin khóa chặt dàn phóng trái sáng vào chân, chúng án ngữ kín mít ở cửa phòng hành khách, ông không thể nào rướn người ra khỏi phi cơ.
Đã mất 10 giây trong sức rơi vùn vụt, cực nhanh của phi cơ. Trung sĩ Chín may mắn giật được chốt pin khóa dàn phóng trái sáng, nó rời khỏi chân dàn phóng rơi xuống mặt sàn phi cơ, để lộ một khoảng trống của khung cửa bao la. Đúng lúc chiếc phi cơ nghiêng đổ về bên phải, Trung sĩ Chín dùng hết sức bình sinh dồn lên đôi chân cứu rỗi, nhanh như cắt, ông búng mạnh đôi chân vào thành phi cơ, để truợt chân người rơi ra khỏi đống thép vô dụng đang lao vùn vụt xuống mặt đất.
Trung sĩ Chín rời phi cơ khi chiếc máy bay của ông đang rơi và cách mặt đất độ 600 bộ, chừng 200 mét. Trong 10 giây ngắn ngủi sau cùng còn sót lại cho sự sống. Chín đã lảo đảo trong không khí, đôi tay vẫn chới với, quờ quang tìm kiếm khóa giật để bung dù, chiếc dù đeo lủng lẵng chỉ một bên của thân người gây nhiều khó khăn.
Chiếc dù vừa bọc gió đúng lúc trung sĩ Chín cũng vừa rơi xuống mặt đất. Ông đã thoát nạn, nhưng đã bị chấn thương nhẹ nơi cột xương sống.
Đồng lúc một tiếng nổ rung chuyển trời đất, quả cầu lửa rựng lên, sức nóng bức của bom đạn hòa lẫn xăng cháy dữ dội, hắt vào người trong khoảng cách gần 100 thước, nơi Chín đã vừa rơi xuống từ phi cơ hư hỏng, vô phương cứu chữa.
Tuần lễ sau, trung sĩ Chín đã tìm đến nhà anh trưởng phi cơ Trung úy Trang Văn Thành. Lúc đó chị Võ Thị Hòa là vợ anh Thành đã đi vắng. Chín đã kể lại những chi tiết trên chuyến bay cuối cùng của Không quân Việt Nam Cộng Hòa với chị Bùi Võ Thanh, chị ruột của chị Hòa. Trung úy Thành và 6 đồng đội khác đã không thoát khỏi phi cơ và đã tử trận theo con tàu AC119K, lúc 8 giờ sáng ngày 29/4/1975 tại Tân Sơn Nhất.
Trung sĩ Chín xác nhận trung úy Thành đẽ đền nợ nước, chết theo phi cơ. Một hung tin mà gia đình chị Hòa đã biết mấy hôm trước do các nguồn tin từ những người bạn thân cùng đơn vị của anh Thành đã lén báo tin và xác nhận về cái chết anh dũng của anh Thành.
Trang Văn Thành đã tự điều động một phi hành đoàn còn đầy đủ tinh thần chiến đấu và tự nguyện hiến thân cho đất nước. Một phi hành đoàn duy nhất còn sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và của Quân đội Miền nam Việt Nam. Họ đã làm nên trang chiến sử oanh liệt cuối cùng trong giây phút kết thúc chiến tranh Việt Nam, và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa này đã tan rã và “bại trận”.
KINH NGHIỆM HỎA TIỄN TẦM NHIỆT SA7
Nhiều nguồn tin, suy đoán không chính xác và họ cho rằng nhân viên phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành đã chết trên phi cơ, ngay sau khi đạn phòng không SA7 nổ tại động cơ. Họ đã chết trước khi phi cơ gãy cánh và rơi xuống đất. Điều này đúng hay sai?
Qua kinh nghiệm nhiều chiếc phi cơ của Không quân Việt Nam Cộng Hòa bị phòng không hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn rơi, sự suy đoán này không chính xác.
Thứ nhất, trái đạn hỏa tiễn tầm nhiệt là một loại đạn cá nhân, nó nhỏ và nhẹ để dễ di chuyển, so với các loại bom miểng của đại bác hay hỏa tiễn khác có tầm sát hại rộng lớn. Mục đích chính của loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không chủ đích phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành trên không trung. Mục đích chính là nó phá hủy phi cơ. Quả đạn nổ làm rối loạn và hủy họai động cơ máy bay, hủy diệt sức kéo hoặc đẩy phi cơ đi tới. Đồng thời, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 cũng làm rạn nứt lớp vỏ của cánh phi cơ, với những loại máy bay mang động cơ trên cánh. Nó hủy diệt sự chịu đựng sức ép của không khí đè lên mặt cánh và gây ra sự gãy đổ. Khiến phi cơ bị hủy hoại cả hai: sức kéo hoặc đẩy của động cơ và phá hủy bộ cánh lái điều khiển chiếc máy bay.
Lý do thứ hai, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không thể phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành. Loại hỏa tiển tầm nhiệt đặc biệt này chỉ tìm sức sống, chui vào và nổ bên trong lòng động cơ. Động cơ được bao bọc bởi một lớp vỏ thép cứng rắn, đã cản trở hầu hết miểng bom, sức công phá không văng tung tóe, rồi miểng quả đạn phải xuyên qua nhiều lớp vỏ của cánh và vỏ của thân phi cơ, khiến nó không thể sát hại quân nhân không quân phi hành như những loại bom đạn thường khác. Dựa trên những dữ kiện chính xác qua ba truờng hợp của Không quân VNCH bị bắn rơi bởi phòng không SA7. Phi hành đoàn đã bị tử nạn vì sự chậm trễ của họ. Phi cơ nhanh chóng chuyển đổi trạng tháng rơi tự do, tách rời trọng lượng con người ra khỏi điểm tựa trên mặt bằng phi cơ, họ không còn đứng vũng để mở cửa hoặc đến gần cửa để thoát hiểm. Chúng ta biết rằng, khi phi cơ đang ở trạng thái rơi tự do. Cả hai trọng lượng con người và trọng lượng phi cơ tách rời nhau như hai vật thể riêng biệt cùng rơi trên không gian, nên con người cũng ở trạng thái lơ lửng trong lòng phi cơ.
Trường hợp thứ nhất: Một chiếc F5 hai động cơ phản lực đã bị trúng đạn phòng không SA7. Một máy bay phản lực bị phá vỡ trên không, động cơ còn lại chỉ nằm cách động cơ kia không quá một mét, không bị hề hấn gì, máy nổ vẫn tốt. Ghế phi công đặt cách động cơ bị phá hủy độ 3 mét. Phi công vẫn bình an vô sự, ông đã không nhảy dù ra khỏi phi cơ, vẫn bay và cố mang phi cơ về đến phi trường và đáp khẩn cấp an toàn xuống phi đạo. Sỡ dĩ, hệ thống cánh lái điều khiển phi cơ bay về là vì động cơ phản lực F5 được đặt trên thân phi cơ, không liên hệ gì đến cánh và các bộ phận điều khiển chiếc máy bay. SA7 đã không hủy diệt được các hệ thống cánh lái điều khiển chiếc phi cơ F5 này.
Trường hợp thứ hai: Một chiếc EC47, Không thám điện tử, thuộc phi đoàn 718, phi cơ bị trúng đạn phòng không SA7 tại mật khu của địch. Chỉ một mình viên sĩ quan Điều hành viên có chuẩn bị, đã nhảy dù ra khỏi phi cơ truớc khi máy bay gãy cánh, rơi tự do. Ông đã sống sót, bị địch bắt làm tù binh. Vì thế chiếc ghế của điều hành viên đặt gần động cơ bị phá hủy nhất, độ hai thước. Viên sĩ quan này đã không bị miểng hỏa tiễn SA7 gây thương tích hoặc sát hại. Toàn bộ đoàn viên phi hành đoàn khác đều chậm trễ, trong trạng thái phi cơ rơi tự do, không thoát hiểm được và chết theo phi cơ.
Trường hợp thứ ba: tương tự chiếc phi cơ Không thám điện tử EC47. Trung sĩ Chín, vũ khí phi hành của phi hành đoàn AC119K, cũng đã nhảy dù thoát hiểm khỏi phi cơ, nhờ may mắn khi ông đang ở trong trạng thái rơi tự do, nhưng ông có chuẩn bị đã bám ở cửa phi cơ không có cánh cửa. Vị trí làm việc của ông trong phòng hành khách là nơi gần động cơ bị phá hủy nhất, ông đã không bị miểng đạn SA7 gây thương tích hoặc sát hại, tương tự viên sĩ quan Điều hành viên EC47.
Cả ba truờng hợp chứng tỏ quả đạn phòng không SA7 không có chủ đích sát hại phi hành đoàn bằng sức công phá của miểng đạn. Nó chỉ nhằm hủy hoại phi cơ để sát hại phi công và phi hành đoàn, những ai thiếu chuẩn bị, chậm trễ, không rời khỏi phi cơ truớc khi nó chuyển đổi sang trạng tháo rơi tự do.
Như vậy, phi hành đoàn muốn toàn mạng phải chuẩn bị sẵn dù và nhảy ra khỏi phi cơ trước khi phi cơ gãy cánh hoặc động cơ hư hỏng không còn sức kéo hoặc đẩy, đưa đến trạng thái phi cơ rơi tự do.
Nhận diện sự khác biệt giữa hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 và các loại đạn phòng không khác ở chỗ, loại SA7 chỉ nổ ngay bên trong lòng động cơ với âm thanh tiếng nổ khác thường do động cơ đã bịt kín. Tiếng nổ ấm và nhỏ hơn các loại tiếng nổ của đạn phòng không khác. Các loại đạn phòng không thường khác chỉ có khuynh hướng chạm nổ và phá hủy mặt dưới của thân và cánh phi cơ, do dưới đất bắn lên không. Miểng đạn của nó không bị sự cản trở nào nên tầm sát hại rộng lớn hơn. Vả lại, các loại phòng không thường khác không nhất thiết phải trúng vào động cơ và cũng khó có thể đánh trúng chính xác vào phi cơ đang bay với tốc độ. Ngoại trừ, phi đạn SA7 sẽ bay đuổi theo sức nóng của động cơ, phát nổ và phá hủy.
CẢM PHỤC LÒNG DŨNG CẢM CỦA PHI HÀNH ĐOÀN AC119K
Lòng dũng cảm đáng kính của phi hành đoàn AC19K ở chỗ, giờ phút lâm nguy cuối cùng, tính mạng bị đe dọa. Xem nặng tính mạng của người dân. Tất cả nhân viên phi hành đều tuân lệnh trưởng phi cơ, nán lại, không rời bỏ phi cơ, tiếp sức trưởng phi cơ cố hoàn thành nhiệm vụ mang phi cơ ra khỏi thành phố đông đúc dân cư, có thể sát hại nhiều người dân. Để rồi phi cơ bị gãy đổ chỉ 10 giây sau tiếng nổ của đạn phòng không SA7, trước khi họ đạt đuợc ước nguyện mang phi cơ ra khỏi thành phố.
Trung sĩ Chín đã tìm đến cửa thoát hiểm ngay sau khi đạn nổ tại động cơ. Ông đã dừng lại khi nhận lệnh của trưởng phi cơ, chỉ 10 giây phi cơ gãy cánh đưa đến trạng thái rơi tự do. Trong sự tuyệt vọng, thúc dục đoàn viên thoát hiểm khỏi phi cơ của Trưởng phi cơ. Chín đã vất vả chống chọi với tử thần, mất một nửa khoảng thời gian lộ trình phi cơ rơi trong không trung. Ông may mắn thoát hiểm và đã bị trọng thương.
US COPYRIGHT 2005, BY THÀNHGIANG
Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang là những tư liệu đã được cấp phát bản quyền Hoa Kỳ 2005. Tài sản của tác giả và thân nhân cung cấp tin tức cùng hình ảnh những vị anh hùng tử trận trên chuyến bay AC119K của Không lực Việt Nam Cộng Hòa tại Tân Sơn Nhất.
buonvuidoilinh.wordpress.com
Tân Sơn Hoà chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lôi Bằng – Phi hành đoàn cuối cùng của Không Quân VNCH hy sinh cho Tổ Quốc

Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang là những tư liệu đã được cấp phát bản quyền Hoa Kỳ 2005. Tài sản của tác giả và thân nhân


Tháng Tư Đen lại đến sau 37 năm, tôi xin trích một bài từ Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang nói về chuyến bay của Tinh Long 7 trong giây phút cuối cùng của cuộc chiến để tưởng nhớ đến các anh hùng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân.

NGƯỜI HÙNG PHI CÔNG: TRƯỞNG PHI CƠ TRANG VĂN THÀNH VÀ BẢY DŨNG SĨ KHÔNG QUÂN
Phi công, trưởng phi cơ, trung úy Trang Văn Thành sinh ngày 16/9/1947 tại Rạch Gía, tình Kiên Giang. Mồ côi cha năm lên 9 tuổi. Cha của Thành là ông Trang văn Cánh, một nhân viên làm việc cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Tàu “bobo”của ông đã bị Việt cộng phục kích và tấn công. Ông Cảnh bị trọng thương rơi xuống sông, ông cố bơi vào bờ nhưng đã qua đời vì vết thương trầm trọng.
Cậu bé mồ côi cha Trang Văn Thành được mẹ gửi vào trường để theo học Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu, Việt Nam. Trường luyện thép Thiếu Sinh Quân này đã trui luyện một Trang Văn Thành dũng cảm trong chiến tranh, có tinh thần chống cộng cao độ, quyết chiến đấu và đã tử trận cùng phi hành đoàn dũng cảm AC119K của ông, trong ngày Sàigòn thất thủ 29 tháng tư năm 1975.
Trang Văn Thành gia nhập Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1968, ngành phi công. Ông du học Hoa Kỳ năm 1969 và trở về Việt Nam giữa năm 1970. Ông đã phục vụ cho phi hành Xích Long 413, vận tải cơ C119, loại phi cơ chuyên chở hành khách và hàng hóa với tư cách hoa tiêu phụ. Một năm sau, ông được thụ huấn hoa tiêu chánh và rổi trở thành trưởng phi cơ AC119K của phi hành đoàn Vận tải cơ Chiến đấu Tân lập Tỉnh Long 821. Sau khi phi đoàn Vận tải chuyên chở hành khách, Xích Long 413 giải tán vào cuối năm 1971.

Trung Úy Trang Văn Thành trong thời gian bay huấn luyện C-119 tại Hoa Kỳ

Trung úy Trang Văn Thành trong ngày nhận đôi cánh bay
Trung úy Thành đã chọn vận tải cơ tác chiến cho sự nghiệp quân đội của ông. Trong khi đó Trang Văn Thành có nhiều cơ hội và khả năng để về phục vụ trên một loại vận tải cơ không chiến đấu. Lúc đó, Trang Văn Thành đã kết hôn với chị Võ Thị Hòa là cháu gái của thiếu tướng Võ Xuân Lành, Tư lệnh Phó Không quân, nhân vật đứng hàng thứ hai của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. “Đường chú chú đi, đường cháu cháu đi”. Thành đã không nhờ vả người chú vợ đầy quyền lực. Ông đã hiên ngang chọn lựa con đường chiến đấu trực tiếp trên chiến trường, để còn có cơ hội bảo vệ đất nước và “thù cha phải trả”.
TRẬN CHIẾN CHƯA TÀN
Sau hai tiếng đồng hồ chịu đựng trận mưa pháo long trời lỡ đất do Cộng sản Việt Nam dội vào phi trường Tân Sơn Nhất. Khơi dậy cơn phẫn nộ của dũng sĩ Trang Văn Thành, con người không khuất phục định mệnh, không khoanh tay chờ địch đập pháo sát hại, không ngồi yên đợi kẻ thù tràn đến tàn sát “Còn nhân viên, còn phi cơ, còn súng đạn, phải còn chiến đấu”. Thành đã phân tích, so sánh và quyết định: Chết vì bị đạn pháo kích của địch ở phi trường hoặc chết vì đạn phòng không của giặc trên không trung cùng ý nghĩa của sự chết. Nhưng chiến đấu để chết là cái chết oanh liệt, vô cùng ý nghĩa của một quân nhân gan dạ có tránh nhiêm bảo vệ quê hương, vì dân, vì nước, vì sự an nguy của ngừoi thân, bằng hữu và bá tánh.
“Thù cha phải trả”giấc mơ bao năm trời, ông đã thức trắng thâu đêm bay tên toàn cõi quê hương, trên không phận đường mòn Hồ Chí Minh, để săn đuổi và diệt địch. Giờ đây, giặc đã tìm đến nhà. Tại sao lại phải cuối đầu rút cổ chờ chết trong bốn bức tường phi đoàn nhục nhã này? Trang Văn Thành đã quyết định phải bay lên không, chiến đấu và diệt địch trước khi ông gục ngã vì kẻ thù.
Trang Văn Thành mạnh dạn đứng lên, dõng dạc kêu gọi đồng đội, tự điều động phi hành đoàn dự bị của ông để bay lên không quyết tử chiến. Dù thời điểm đó, Bộ Tư Lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng và Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã tê liệt và đang trên đà tan rã.
Trong đám đông của hơn 40 nhân viên phi hành hiện diện tại phi đoàn Tỉnh Long 821, AC119K. Người ta đã nhìn ông trong sự ngạc nhiên, thương hại với ý nghĩ thầm lặng “Thằng điên”. Khi cuộc chiến VN đã hoàn toàn kết thúc và thua cuộc, ai ai cũng đang tìm đường bôn tẩu, kiếm cách đưa vợ con và thân nhân ra khỏi nước Việt Nam, để tránh một cuộc trả thù và tàn sát của Việt cộng.
Trong ý chí của Thành hoàn toàn trái ngược, với ông trận chiến vẫn chưa tàn và cuộc chơi chiến tranh chỉ mới bắt đầu. Ý nghĩ trả thù cho thân phụ đang bùng cháy mãnh liệt trong tâm tư người sĩ quan mang mối thù cha cao ngất. Cuồn cuộn dâng lên theo những tiếng nổ xé nát không gian của kẻ thù.
Sự im lặng của mọi người vỡ tan. Trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người kỹ sư phi hành dũng cảm, tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm thi hành phi vụ để bảo vệ thủ đô. Là một nhân viên phụ tá ngành Kỹ sư Phi hành, nghề nghiệp vững, nhiều tâm huyết phục vụ cho đất nước, đã năm năm chia xẻ những ngọt bùi và gian nguy cùng viên phi công Trang Văn Thành. Há, không sờn gian nguy! Tuy Quốc Tuấn không nằm trong danh sách phi hành đoàn dự bị của Trung úy Thành. Đồng ý nghĩ cứu nước, đáp lời kêu gọi của Thành, Tuấn bước ra khỏi đám đông, trước sự ngơ ngác của mọi người, Quốc Tuấn đã có hàng trăm phi vụ bay đêm với Trung úy Thành, người mà Tuấn vô cùng ngưỡng mộ, quý mến trong tình đồng đội, do tư cách của Trang Văn Thành đã đối xử tốt đẹp với anh em. Người làm việc rất “hợp rơ” với Tuấn.
Tiếng xì xào vang lên trong phi đoàn. Lần lượt sĩ quan phi công Trung úy Trần Văn Hiền, Sĩ quan Điều hành viên, Sĩ quan Hồng ngoại tuyến, một Hạ sĩ quan Hỏa châu, Trung sĩ Chín và Hạ sĩ quan Vũ khí Phi hành dũng cảm khác, lặng lẽ đứng lên tỉến về phía Trang Văn Thành, theo tiếng gọi của non sông. Họ cùng hỗ trợ Trang Văn Thành đứng lên diệt giặc, sống và chết có nhau trong những giây phút tử sinh cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam. Họ đã thành lập một phi hành đoàn bất thường, đoàn kết và gan dạ. Một phi hành đoàn thực sự có tinh thần chiến đấu duy nhất còn sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã chiến đấu thế cô, không có phi cơ đồng đội phụ trợ, không cần phi vụ lệnh, không được lệnh của cấp trên, từ Bộ Tư lệnh Không quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc phòng hay lệnh của Tổng Thống VNCH. Tất cả đều đã rã ngũ và đã bôn tẩu. Họ đã thi hành công tác theo mệnh lệnh lương tâm của một quân nhân có trách nhiệm.
Gương mặt đầy phẫn nộ cho vận nước đảo điên của trung úy Trang Văn Thành thể hiện lần cuối cùng tại cửa phi đoàn Tỉnh Long 821, trước khi họ lên đường chiến đấu và diệt địch, Thành buồn bã tuyên bố lời cuối cùng với viên sĩ quan này gạn hỏi ý kiến:
– Trung úy có cần tôi ghi tên phi hành đoàn của trung úy vào sổ trực hành quân và báo cáo lên Không đoàn không Trung úy?
– Ứ! Vô ích. Sổ trực hành quân phi đoàn tôi đã xé rồi, cơ quan đầu não còn nữa đâu mà báo cáo cho mất công chứ. Giờ đây, chúng tôi tự nguyện chiến đấu cho đất nước vì trách nhiệm của một quân nhân, mà không cần đến lệnh của cấp trên. Không làm phiền thiếu úy đâu. Chúng tôi phải gấp rút lên đường thôi!
NHỮNG GIỜ TỬ CHIẾN CUỐI CÙNG
Chiếc phi cơ AC119K của trung úy Trang Văn Thành gầm thét náo động phi trường Tân Sơn Nhất. Mang một chút sinh lực phấn khởi đến cho những tâm hồn đang bấn loạn với thể xác đã rã rời vì trận mưa pháo kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ vừa qua và còn đang tiếp diễn ác liệt. Sức nổ và sự tàn phá khủng khiếp, chẳng những nó hủy hoại vật chất, cả tinh thần và hồn phách của những chiến sĩ Không quân đang hiện diện trong lòng trận chiến cũng tan biến.

Hòa lẫn tiếng động cơ là những loạt đạn pháo kích dữ dội của Cộng sản VN rơi vào sân bay Tân Sơn Nhất. Một bầu không khí hãi hùng của chiến tranh, Cộng sản Bắc việt đã có công triệt hạ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cho mục tiêu chiến thắng cuối cùng để đoạt lấy chính quyền từ tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Hầu áp đặt một chế độ độc tài gian tham tại Miền Nam VN.
Phi cơ của trung úy Thành rời khỏi phi đạo, rẽ mũi bay về bên trái, hướng tây của Thủ đô Sàigòn. Tránh né đạn phòng không dầy đặc ở phía đông bắc phi trường Tân Sơn Nhất. Ông nhanh nhẹn cho phi cơ bay lên cao độ, làm các vòng chờ ở phía tây Thủ đô yên tĩnh, hầu quan sát tình hình chiến sự. Vừa mới bay lên không ông cần nhiều thời gian để quan sát, theo dõi và chọn lựa các mục tiêu trước khi ra tay sát thủ.
Sau khi phi cơ cất cánh, trong hai tiếng đồng hồ vắng bặt âm thanh của máy bay, người ta cứ ngỡ đó là chiếc vận tải cơ chiến đấu AC119K hèn nhát, đã cất cánh bay đi và đã di tản khỏi nước Việt Nam.
Mất gần hai tiếng đồng hồ bay lượn trên bầu trời Đồng Tháp Mười ven đô, phía tây của thành phố Sàigòn chờ trời sáng, đồng thời quan sát kỹ lưỡng các mục tiêu. Rồi con “Hắc đại bàng dũng mãnh” lại gầm thét ồn ào, lù lù xuất hiện trở lại trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất.
Bấy giờ, đã 7 giờ hơn. Mặt trời đang lên, thành phố Saigòn đang bừng sáng ở phía đông. Sân bay Tân Sơn Nhất đang bị sang bằng, mịt mù khói lửa. Vài đám khói trắng để lộ các mục tiêu dàn đại pháo của địch đang rót vào phi trường. Tọa độ phát hiện tại những cánh rừng thưa gần xóm mới, hướng Bắc của quận Gò Vấp ven đô.
Có lẽ Hà Nội đã rút tỉa kinh nghiệm sự thất bại nặng nề trong trận tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Hàng trăm xác Việt cộng phơi thây trên quốc lộ 1, do hỏa lực của vận tải cơ chiến đấu AC47, phi đoàn Hỏa Long đã bắn hạ, khi họ tấn công vào Sàigòn bằng hướng tây bắc, đồng ruộng bằng phẳng, trống trải, ít dân cư, phi cơ dễ dàng tác xạ, rải đạn lên chúng. Lần này, chúng tiến chiếm Sàigòn bằng hướng đông bắc, gần rừng thưa, để trà trộn vào những khu đông dân cư, tránh né những cuộc không tập với hỏa lực hùng hậu của Không quân VNCH.
SAI MỘT VÁN CỜ.
Khi chiến cuộc VN bắt đầu mở rộng, Quân đội Hoa Kỳ ào ạt đổ vào phục vụ ở VN. Họ đã bị tổn thất nặng nề qua hai chiến thuật “Du kích chiến, bắn sẻ rồi lẫn trốn an toàn, và Việt cộng đã dùng chiến thuật thứ hai “Tấn công biển người, càn quét địch quân hiệu quả và nhanh chóng. Gây nhiều tổn hại nhân mạng đối phương.
Để chống lại Chiến thuật Tấn công biển người vô cùng lợi hại, gây nhiều tổn thất cho Quân đội Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ đã phải nghiên cứu và sáng tạo ra các loại Vận tải cơ Chiến đấu. Họ đã dùng phương pháp rải đạn trên một vùng rộng lớn, dài hàng cây số, bằng những loại vũ khí liên thanh, tác xạ bằng điện, mỗi khẩu bắn cùng một lúc bởi 6 nòng súng xoay tròn trên 6.000 viên đạn cho một phút. Khoảng cách của mỗi viên đạn đến mục tiêu đều đặn trên mặt đất độ ba tấc
Thoạt đầu, Quân đội Hoa Kỳ thí nghiệm bằng vận tải cơ có trọng tải nhẹ, đó là vận tải cơ chiến đấu AC47. Phương pháp rải đạn này đã đem đến nhiều kết quả lớn lao. Hoàn toàn bẻ gãy chiến thuật tấn công biển người vô nhân đạo của Cộng sản Việt Nam. Lùa dân sự (dân công) càn quét quân đội địch, trước khi lực lượng vũ trang chính quy của họ nhập cuộc, tiến vào mục tiêu và tịch thu chiến lợi phẩm.
Phát triển lớn hơn nữa, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu cải tổ các lọai vận tải cơ có trọng tải lớn hơn, đó là AC119G. Rồi dẫn đến, các loại vận tải cơ chiến đấu trang bị các dàn súng đại bác bắn liên thanh 20 ly, AC119K và AC130. Loại vận tải cơ chiến đấu AC130 tối tân nhất của Mỹ chỉ được sử dụng bởi không lực Hoa Kỳ hoạt động ở VN.
Cuộc chiến tranh VN mỗi ngày càng bộc phát và leo thang dữ dội. Sự tổn thất nặng nề của Việt Cộng do những phi cơ vận tải chiến đấu, trang bị vũ khí liên thanh chống biển người hữu hiệu do Hoa Kỳ chế tạo, Cộng sản Bắc việt đã phải cầu cạnh với Cộng sản Quốc tế Liên Sô tăng viện nhiều loại vũ khí tối tân hơn, nhằm chống lại các loại phi cơ lợi hại của Hoa kỳ. Cuối thập niên 60, cuộc chiến tranh VN đổi hướng. Phe Cộng sản cho xuất hiện nhiều loại hỏa tiễn phòng không tự động SAM và các loại hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7. Những loại hỏa tiễn mới này đã gây khốn đốn cho cả Không lực Hoa kỳ lẫn Không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Suốt giai đoạn Chiến tranh VN, để vô hiệu quả Không quân Việt Nam Cộng Hòa; Việt cộng đã luôn sử dụng hai chiến thuật: Điệu hổ ly sơn hoặc điệu hổ nhập hầm ( bẫy), hầu bảo toàn lực lượng trước sức mạnh của Không quân đối phương. Khi họ dùng một lực lượng chính quy đông đảo để tấn công, càn quét địch và để tránh khỏi một cuộc tàn sát do phi cơ đối phương gây ra.
Chiến thuật Điệu hổ ly sơn là một phương pháp chiêu dụ phi cơ đánh sai lạc mục tiêu. Chúng phải dùng đến những toán cảm tử cực nhỏ, chỉ 2 hoặc tối đa là 3 người. Họ sử dụng phòng không và vũ khí bắn ra toàn là đạn lửa chiếu sáng. Các nhóm cảm tử này được đặt ở những vị trí có địa thế bị phi cơ nghi ngờ, nhiều đồi và rừng, họ bố trí rất cẩn thận với hầm trú ẩn sâu và an toàn, gắn những mục tiêu họ đã dự định sẽ tấn công.
Toán quân “nhử địch” này có nhiệm vụ bắn máy bay bằng đạn lửa, để chiêu dụ phi cơ, các phi công lầm tưởng những nơi bắn máy bay đó là những lực lượng chính của Việt cộng. Phi cơ sẽ mất nhiều thời giờ đến tác xạ và thả bom các tọa độ giả tạo do họ dàn dựng, mà phi công quên đi mục tiêu chính là đồn bót hoặc căn cứ đang bị Việt cộng tấn công.
Trong khi đó, lực lượng chính quy tấn công đồn bót, căn cứ địch, lại xuất phát từ những địa điểm trống trải, yên tĩnh như đồng ruộng, ít bị phi cơ nghi ngờ là con đường chuyển quân. Chúng sẽ tấn công chớp nhoáng và nhanh nhẹn rút lui theo các lộ trình an toàn đó.
Chiến thuật “Điệu hổ ly sơn” này của Việt cộng đôi khi cũng bị tổ trác, khi họ gặp phải những phi công trực thăng vũ trang hoặc hoa tiêu vận tải chiến đấu đã sinh sống ở miền quê Việt Nam, biết rõ chiến thuật lừa phỉnh này, Họ luôn đi tìm những mục tiêu chuyển quân âm thầm, yên tĩnh, khu vực ít bị nghi ngờ. Đột nhiên rải đạn đánh phá, đã đem đến những kết quả mỹ mãn, nhiều xác Cộng quân phơi thây bất ngờ, không còn cơ hội mang xác ra đi.
Trung úy Trang Văn Thành đã rời vào cái bẫy của Cộng sản Bắc việt, ông đã bị trúng kế “Điệu hổ nhập hần (bẫy)”. Khi nãy quan sát trên không phận ở phía tây Thủ đô Sàigòn. Trung úy Thành chỉ khám phá và ghi nhận được những dàn trọng pháo và hỏa tiễn của Việt Cộng đang bắn vào Thủ đô. Chúng đã được đặt rải rác từ những cánh rừng thưa ở mạn Bắc của Xóm Mới, thuộc Quận Gò Vấp. Cho nên ông đã bất cẩn khi chọn lựa và bay ngang quận Gò Vấp để đánh lên mạn Bắc.
Cộng sản Bắc việt đã âm thầm mai phục phi cơ. Lén lút đưa những dàn phòng không và hỏa tiển tầm nhiệt vào bên trong quận Gò vấp. Một xóm nghèo nàn đông dân cư, thuộc ngoại ô hướng Bắc thủ đô Sàigòn. Một chốt chặn đường phi cơ hạ hoặc cất cánh tại đầu phi đạo Tân Sơn Nhất.
Cộng sản Việt Nam đã tiên đoán trước Không quân Việt Nam Cộng Hòa sẽ phải xuất phát và tấn công vào họ từ những vùng an toàn nhất. Việc âm thầm di chuyển những dàn phóng không và hỏa tiễn vào quận Gò Vấp là nhất sách với hai cái lợi của sự bất ngờ: Dù phi cơ có phát giác ra họ, phi công cũng không dễ dàng tác xạ vào nhà dân, gây tổn thương lớn đến sinh mạng người dân. Thứ hai là những dàn phòng không được đặt ở đầu phi đạo sẽ có thể bất ngờ bắn hạ, ngăn chận những phi cơ cất cánh để tấn công vào lực lượng quân sự của họ. Hoặc có thể bắn hạ các phi cơ di tản ra khỏi nước VN. Trung úy Thành đã bị trúng kế “điệu hổ nhập hầm”.
Giờ hành động đã điểm. Trước khi cho phi cơ bay vào mục tiêu, chuẩn bị trận đánh không địa của chiến đấu cơ AC119K. Trung úy Thành đã hội ý cùng phi hành đoàn lần cuối truớc khi ông quyết định đưa vào trận chiến.
– Các anh em có ý kiến gì? Chúng ta có nên tiến vào mục tiêu diệt địch bây giờ hay không?
Tất cả những gương mặt đều tự tin trong im lặng. Tất nhiên họ đã hiện diện trên phi cơ là họ chấp nhận một cuộc tử chiến, quần thảo với địch, cứu nguy thành phố Sàigòn đang trong cơn sốt sụp đổ, sắp rơi vào tay địch. Chính vợ con và thân nhân của họ cũng sẽ gánh chịu hậu quả của sự trả thù thê thảm sau một cuộc bại trận, do phe Cộng sản nham hiểm sẽ chiến thắng. Không còn chọn lựa nào khác, nếu phải hy sinh. Một giọng phát ra từ máy liên thoại phi hành đoàn:
– Quyết định thi hành phi vụ này là chúng tôi đã chấp nhận sự hy sinh. Tùy theo quyết định của Trung úy.
Trung úy Trang Văn Thành lái chiếc phi cơ bay bọc từ phái nam thủ đô Sàigòn vòng lên hướng bắc để đánh vòng bay đầu tiên vào các mục tiêu đã được phi hành đoàn ghi nhận. Một tràng liên thanh ầm ỹ, nòng súng minigun xoay tròn, khói bốc lên, lửa đỏ lóe sáng, 6.000 viên đạn tua tủa bay ra khỏi các nòng súng trong một phút, tạo thành những vệt đạn lửa trãi rộng gần một cây số, nằm trong tầm tác xạ của loại vũ khí độc hại này, địch sẽ không còn cơ hội sống.
Tiếp nối các vòng bay tấn công và diệt địch thứ hai rồi thứ ba. Tiếp tục cuộc chiến đấu đầy dũng cảm, cam go để bảo vệ thủ đô. Mỗi một vòng bay trút hàng ngàn quả đạn đại bác 20 ly xuống đầu địch nơi ven đô. Ba vòng bay tác xạ đầu tiên của phi cơ vào các tọa độ đặt dàn trọng pháo và hỏa tiễn của địch. Việt cộng đã phải im bặt trong hơn nữa tiếng đồng hồ, kể từ khi con diều hâu xuất hiện và gầm thét ồn ào trên bầu trời Sàigòn. Chiến sĩ không quân đang hiện diện trong phi truờng Tân Sơn Nhất tìm được một ít phấn khởi, ngoi ra khỏi hầm trú ẩn ngộp ngạt, tìm những giây phút thoải mái. Hàng triệu đôi mắt hướng về chiếc phi cơ cứu tinh đang bay lượn ở hướng đông, sắp sửa nhả đạn, tác xạ vòng bay thứ tự xuống đầu địch.
Phi hành đoàn đã chiến đấu không mỏi mệt, không đầu hàng, không bỏ chạy. Mỗi lúc chiếc phi cơ AC119K lại tiến sâu vào trận địa dày đặc phòng không, trọng pháo của địch quân đang cố xâu xé Thủ đô Sàigòn.
60 GIÂY ĐỐI DIỆN TỬ THẦN
Trung úy Thành đã hạ phi cơ xuống thấp hơn các vòng bay trước, để đánh địch quân và điều chỉnh. Ông hy vọng cao độ 2.000 bộ, với tầm tác xạ và hiệu quả hơn. Nhưng cao độ này khá nguy hiểm cho một loại vận tải cơ bay chậm chạp, nó nằm trong tầm bắn trả của phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch. Trung úy Thành dự định sẽ rải 2 thùng đạn đại bác liên thanh 20 ly để phá hủy và dập tắt các nòng súng thuộc dàn đại pháo của Việt Cộng, Những tọa độ ông vừa mới phát hiện được trong vòng bay đã qua.
Phi cơ của Trang Văn Thành chưa kịp tiến gần mục tiêu của địch. Nó đã bay và lọt vào ổ phòng không bí mật phía đông phi trường. Địch đã im lặng, giữ bí mật đặt dàn phòng không này trong quận Gò Vấp, một khu phố nghèo nàn phía đông, bên ngoài vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất.
Tám nhân viên phi hành đoàn AC119K hiện diện trên phi cơ cùng một cảm nhận những tiếng nổ rung chuyển không gian, xung quanh chiếc phi cơ của họ. Dàn phòng không của địch đã đồng loạt nả đạn lên không, tấn công chiếc AC119K nổ rợp trời như pháo bông nổ giữa ban ngày. Đợt tấn công đầu tiên gồm bốn quả phòng không đã không gây thiệt hại nào cho phi cơ.
Mấy giây tử thần ngắn ngủi trôi qua. Phi hành đoàn lại cảm nhận một tiếng nổ đơn độc khác, ảnh hưởng trầm trọng trực tiếp đến phi cơ. Toàn thân chiếc máy bay rung chuyển dữ dội theo tiếng nổ. Họ đã kinh hoàng nhìn thấy lửa đỏ lẫn miếng đạn phòng không phóng ra, kèm tiếng nổ ấm và bịt kín từ trong lòng động cơ bên trái.
Không còn nghi ngờ gì nữa! Họ đã biết chắc chắn chiếc phi cơ đã bị trúng đạn phòng không SA7 của Việt Cộng.

Viên phi công Trưởng phi cơ dũng cảm, 28 tuổi. Trung úy Trang Văn Thành không hề nao núng. Ông rất tin tưởng vào tài nghệ lái máy bay của ông, với hơn 2.000 giờ bay, ông đã trải qua không biết bao nhiêu lần phi cơ bị hư hỏng phải đáp khẩn cấp an tòan. Một trách nhiệm đặt trên vai người Trưởng phi cơ, phải làm mọi cách để đoàn viên phi hành của ông được toàn mạng. Tám sinh mạng trên phi cơ hiện đang nằm trong bàn tay tài nghệ của viên phi công trưởng phi cơ.
Trung úy Trang Văn Thành bình tĩnh, một bản tánh chung của những người phi hành, họ đã được trui luyện lòng can đảm, ngay từ những giờ bay đầu tiên, đó là sự bình tĩnh, hành động chính xác và phải làm mọi cách để được đáp bình an và toàn mạng.
Thành dõng dạc trên máy điện thoại của phi hành đoàn. Ông công bố tình trạng phi cơ đang nguy ngập với lệnh đáp khẩn cấp.
– Phi hành đoàn, chú ý! Đây, Trưởng phi cơ! Phi cơ chúng ta đã bị trúng đạn phòng không. Tất cả nhân viên phi hành đoàn hãy bình tĩnh, ngồi vào ghế, buộc giây an toàn. Tôi đang làm thủ tục đáp khẩn cấp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.
Vừa ra lệnh,Trung úy Thành vội vã hạ mũi và nghiêng phi cơ về bên trái, theo hướng phi đạo Tân Sơn Nhất, đang nằm ở hướng 3 giờ của chiến phi cơ. Trong ý nghĩ của Trung úy Thành đã có sẵn một quyết định rõ rệt. Ông bình tĩnh dặn dò các nhân viên trong phòng lái.
– Bằng mọi giá chúng ta phải mang phi cơ ra khỏi vùng đông đúc dân cư của Quận Gò Vấp. Nếu phi cơ của chúng ta không lết kịp đến phi đạo. Tôi sẽ quyết định cho phi cơ làm crash ngay tại các cánh đồng vắng xung quanh phi trường.
“THƯỢNG ĐẾ” CƯỚP LẤY TAY LÁI PHI CƠ
“Thượng đế” đã cướp lấy cần lái phi cơ từ tay người phi công Việt Nam Cộng Hòa tài ba và dũng cảm Trang Văn Thành. Phi cơ vừa nghiêng bên trái, gia tăng sức ép của không khí đè nặng lên vết thương vốn đã trầm trọng nơi động cơ trái vừa bị phòng không SA7 xé nát, những mối giáp của 3 phần cánh: cánh trong, động cơ và cánh ngoài của phi cơ đã bị rạn nứt khi đạn nổ, không còn chịu nổi sức ép của không khí.
Cánh ngoài, bên trái của phi cơ đột nhiên gãy xếp lên không, lôi động cơ trái gãy đổ theo, rồi rã ra. Nó giựt mạnh những đường dây cáp điều khiển cánh lái nghiêng của phi cơ, làm đứt lìa, khiến cần lái phi cơ vuột khỏi tầm tay của viên phi công, rồi đập mạnh về phía trước bảng phi cụ.
Trung úy Trang Văn Thành kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ không còn trong tầm tay điều khiển an toàn của ông nữa. Đồng lúc, 2 chiếc bàn đạp điều khiển cánh lái đuôi phương hướng cũng đập mạnh về trước, khi những dây cáp điều khiển nối liền từ cánh lái đuôi đến bàn đạp cũng bị giựt đứt lìa và rời khỏi phi cơ.
Phi hành đoàn bàng hoàng cảm nhận cái chết cận kề. Người này loạng choạng chụp lấy dù cá nhân, người kia tháo gỡ dây an toàn, người nọ mò mẫm đến cửa thoát hiểm. Đôi tay Trung úy Trang Văn Thành nhanh nhẹn chụp lấy lại cần lái, cố gắng điều khiển, đồng lúc chân ông chòi đạp trên cần điều khiển cánh lái phi cơ đều lỏng toát, không có một tác động nhẹ, khi toàn bộ hệ thống dây cáp điều khiển ba bộ cánh lái phi cơ đều đứt gọn. Trang Văn Thành rùng mình, toát mồ hôi lạnh, gào thét thất thanh trên máy liên lạc phi hành đoàn, Ông kinh hoàng, thúc giục đồng đội thoát thân.
– Tất cả nhảy dù ra khỏi phi cơ, mau lên, mau lên, mau lên…
Thân phi cơ bắt đầu nghiêng đổ hẳn về một bên. Các đồng hồ ngưng hoạt động, tốc độ phi cơ đứng hẳn giữa bầu trời và chuyển đổi sang trạng thái rơi tự do. Hệ thống điện bị cắt đứt. Tất cả bắt đầu im lặng theo sự rơi chao đảo trong 40 giây mặc niệm cuối cùng của sự chết!
Các động cơ đã hỏng vì sự rối loạn, tan rã của phi cơ. Tất cả kim đồng hồ dàn phi cụ, đồng loạt rớt xuống số 0. Cánh trái, thân nối liền đuôi phi cơ đã gãy đổ và rời khỏi phi cơ đang bay lơ lững trên không. Hệ thống điều khiển tê liệt. Phi hành đoàn kinh hoàng cảm nhận chiếc phi cơ của họ không còn là một chiếc máy bay thăng bằng, bay bổng trên không trung nữa. Đó là một khối sắt vô dụng đang rơi vùn vụt trên bầu trời Sàigòn.
Trung úy Trang Văn Thành tuyệt vọng, buông xuôi và đầu hàng định mệnh. Tám người phi hành đoàn cùng cảm nhận trong hãi hùng với cái chết cận kề trong sức rơi của vùn vụt của phi cơ xuống mặt đất, trên bầu trời trong sáng Tân Sơn Nhất của buổi sớm, ngày 29 tháng tư năm 1975. Cơ hội thoát hiểm của phi hành đoàn gần như chấm dứt khi họ đang ở vào trạng thái rơi tự do của hai vật thể riêng biệt: trọng lượng con người tách rời trọng lượng phi cơ, con người không còn là điểm tựa tên mặt phẳng của chiếc máy bay. Bàn tay của viên kỹ sư phi hành đã mấy lần đụng chạm đến cần khóa cửa thoát hiểm bên cạnh chiếc ghế ngồi của ông, được đặt dưới sàn trong lòng phòng lái phi cơ, bao lần nó đã vuột khỏi tầm tay vì sức rơi chao đảo, nghiêng ngã và lơ lửng trong lòng phi cơ.
Chiếc phi cơ nghiêng đổ hẳn về một phía, Những đôi mắt kinh hoàng của họ trừng trừng khiếp đảm nhìn xuống lòng đất cứng rắn hãi hùng, phút chốc nữa đây phi cơ của họ sẽ phải va chạm nổ vỡ tung. Những quả tim, bấn lọan hồi hộp theo cảm nhận của sự chết trong 40 giây ngắn ngủi còn sót lại qua sức rơi chao đảo của phi cơ từ 2.000 bộ xuống mặt đất.

Tinh Long 821 AC-119 Phi hành đoàn cuối cùng của KhôngQuân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh cho Tổ Quốc sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, ngay trên không phận vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất Thủ Đô Sài Gòn.
Tử thần đang chào đón họ trong 40 giây của sự sống cuối cùng, 40 giây để thở, tim vẫn đập, máu vẫn lưu thông, 40 giây của tâm hồn rối loạn, để cảm nhận sự chết của một con người, truớc khi tất cả đều dập tắt theo tiếng nổ kinh hoàng, sự va chạm của phi cơ vào lòng đất.
Mười giây sau cùng, Trung úy Thành đã nhắm nghiền đôi mắt đầy lệ thương xót cho người vợ trẻ và hai con dại vẫn hiện hữu trên thế gian. Họ đang lo lắng và chờ đợi một “cuộc di tản không bao giờ có” của chàng đã hứa. Viên kỹ sư phi hành ngồi ở chiếc ghế phía sau, trung sĩ nhất Phan Quốc Tuấn, người đã dũng cảm tình nguyện, chấp nhận chuyến bay trên phi vụ sinh tử cuối cùng của Trung úy Thành, ông đã cùng chung hoàn cảnh một vợ và hai con thơ đang mòn mỏi trông đợi cha về.
Tâm hồn phi hành đoàn chìm vào bóng tối theo tiếng nổ long trời, hồn biến, xác tan, để đi vào cõi an lạc, chấm dứt một đời người kiêu dũng trên không trung. Để rồi tên tuổi các anh vẫn sống mãi trong lòng người và lịch sử của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, với ý chí sắt đá “hiến thân cứu nước”và quyết tâm “vì dân diệt bạo”.
CHỐNG CHỎI TỬ THẦN
Kể từ khi xuất hiện loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt độc hại trên địa cầu, do khối Cộng sản Quốc tế yêu chuộng, chủ chiến, chuyên gây rối trên thế giới, xúi giục và yểm trợ những chính trị gia độc tài quốc tế, tham vọng gây chiến tranh để cướp giựt lãnh đạo, gạt bỏ những sự lựa chọn người tài ba ra điều hành đất nước của nguời dân, áp đặt những chế độ độc tài lên họ, đánh hỏa mù để hưởng tư lợi cá nhân. Chúng đã sáng tạo ra những loại chiến cụ mới gây khiếp đảm cho khối tự vệ, yêu chuộng tự do, công bằng và dân chủ. Trong đó có Miền Nam Việt Nam. Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng Hòa đã gặp rất nhiều khó khăn và thiệt hại nặng nề với hàng lọat phi cơ bị bắn hạ bằng loại vũ khí tầm nhiệt SA7 lợi hại này.
Trong chiến tranh, không ai có thể lo lắng hơn những nhân viên phi hành của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Những người phải đối diện trực tiếp với loại vũ khí ghê gớm SA7 này. Mỗi nhân viên phi hành của Không quân đều đã phải suy tính, tự học và luyện tập để chuẩn bị cho chính mình một con đường thoát hiểm nhanh nhẹn nhất truớc những đe dọa của loại vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp, nhanh chóng và chính xác như loại hỏa tiễn tầm nhiệt của khối Cộng sản.
Phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành cùng tâm trạng lo âu và đã tiên liệu truớc những sự nguy hiểm của loại vũ khí hỏa tiễn tầm nhiệt, nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trên các phi vụ của chiến trường Miền Nam Việt Nam.
Ngay khi phi hành đoàn của họ đã cảm nhận phi cơ của họ đã bị trúng đạn phòng không. Tám nhân viên phi hành hiện diện trên phi cơ đều cùng có một cảm nghĩ và hành động tìm kiếm cá nhân, hay họ phải chú tâm đặc biệt đến những cánh cửa thoát hiểm gần họ nhất, ngỏ hầu nhanh chóng thực hiện một cuộc thoát hiểm cấp tốc khỏi phi cơ truớc khi nó không còn điều khiển được nữa. Trung úy Trang Văn Thành đã không tiên đoán trước được phi cơ của ông sẽ gãy cánh trong 10 giây sau tiếng nổ. Nhân tính dũng cảm và quyết tâm cố mang phi cơ ra khỏi khu phố Gò Vấp đông đảo, sự an toàn cho sinh mạng người dân. Ông đã kêu gọi đồng đội bình tĩnh, ở lại phi cơ. Bày nhân viên phi hành đã tuân lệnh, sáu người đã không thoát hiểm được khỏi phi cơ và chết tan xác theo chiếc máy bay định mệnh.
Tại phòng hàng hóa của phi cơ nơi trang bị 4 khẩu súng minigun 6 nòng và 2 khẩu đại bác liên thanh 20 ly, cùng hàng tấn đạn dược và hỏa châu. Phòng làm việc của các chuyên viên vũ khí phi hành.
Nhân viên phi hành chống chỏi tử thần dữ dội nhất để thoát khỏi bàn tay của thần chết, đó là trung sĩ Chín, nhân viên vũ khí phi hành. Ông đang bám chặt ở cánh cửa hành khách bên phải của chiếc phi cơ, kể từ khi chiếc máy bay của họ bị trúng đạn phòng không.
Trung sĩ Chín vẫn còn đủ bình tĩnh, bám chặt khung cửa, vật lộn với thời gian, chiến đấu với tử thần. Trung sĩ Chín vất vả, quần thảo để tháo gỡ chiếc chốt pin khóa chặt dàn phóng trái sáng vào chân, chúng án ngữ kín mít ở cửa phòng hành khách, ông không thể nào rướn người ra khỏi phi cơ.
Đã mất 10 giây trong sức rơi vùn vụt, cực nhanh của phi cơ. Trung sĩ Chín may mắn giật được chốt pin khóa dàn phóng trái sáng, nó rời khỏi chân dàn phóng rơi xuống mặt sàn phi cơ, để lộ một khoảng trống của khung cửa bao la. Đúng lúc chiếc phi cơ nghiêng đổ về bên phải, Trung sĩ Chín dùng hết sức bình sinh dồn lên đôi chân cứu rỗi, nhanh như cắt, ông búng mạnh đôi chân vào thành phi cơ, để truợt chân người rơi ra khỏi đống thép vô dụng đang lao vùn vụt xuống mặt đất.
Trung sĩ Chín rời phi cơ khi chiếc máy bay của ông đang rơi và cách mặt đất độ 600 bộ, chừng 200 mét. Trong 10 giây ngắn ngủi sau cùng còn sót lại cho sự sống. Chín đã lảo đảo trong không khí, đôi tay vẫn chới với, quờ quang tìm kiếm khóa giật để bung dù, chiếc dù đeo lủng lẵng chỉ một bên của thân người gây nhiều khó khăn.
Chiếc dù vừa bọc gió đúng lúc trung sĩ Chín cũng vừa rơi xuống mặt đất. Ông đã thoát nạn, nhưng đã bị chấn thương nhẹ nơi cột xương sống.
Đồng lúc một tiếng nổ rung chuyển trời đất, quả cầu lửa rựng lên, sức nóng bức của bom đạn hòa lẫn xăng cháy dữ dội, hắt vào người trong khoảng cách gần 100 thước, nơi Chín đã vừa rơi xuống từ phi cơ hư hỏng, vô phương cứu chữa.
Tuần lễ sau, trung sĩ Chín đã tìm đến nhà anh trưởng phi cơ Trung úy Trang Văn Thành. Lúc đó chị Võ Thị Hòa là vợ anh Thành đã đi vắng. Chín đã kể lại những chi tiết trên chuyến bay cuối cùng của Không quân Việt Nam Cộng Hòa với chị Bùi Võ Thanh, chị ruột của chị Hòa. Trung úy Thành và 6 đồng đội khác đã không thoát khỏi phi cơ và đã tử trận theo con tàu AC119K, lúc 8 giờ sáng ngày 29/4/1975 tại Tân Sơn Nhất.
Trung sĩ Chín xác nhận trung úy Thành đẽ đền nợ nước, chết theo phi cơ. Một hung tin mà gia đình chị Hòa đã biết mấy hôm trước do các nguồn tin từ những người bạn thân cùng đơn vị của anh Thành đã lén báo tin và xác nhận về cái chết anh dũng của anh Thành.
Trang Văn Thành đã tự điều động một phi hành đoàn còn đầy đủ tinh thần chiến đấu và tự nguyện hiến thân cho đất nước. Một phi hành đoàn duy nhất còn sót lại của Không lực Việt Nam Cộng Hòa và của Quân đội Miền nam Việt Nam. Họ đã làm nên trang chiến sử oanh liệt cuối cùng trong giây phút kết thúc chiến tranh Việt Nam, và Quân đội Việt Nam Cộng Hòa này đã tan rã và “bại trận”.
KINH NGHIỆM HỎA TIỄN TẦM NHIỆT SA7
Nhiều nguồn tin, suy đoán không chính xác và họ cho rằng nhân viên phi hành đoàn của Trung úy Trang Văn Thành đã chết trên phi cơ, ngay sau khi đạn phòng không SA7 nổ tại động cơ. Họ đã chết trước khi phi cơ gãy cánh và rơi xuống đất. Điều này đúng hay sai?
Qua kinh nghiệm nhiều chiếc phi cơ của Không quân Việt Nam Cộng Hòa bị phòng không hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 bắn rơi, sự suy đoán này không chính xác.
Thứ nhất, trái đạn hỏa tiễn tầm nhiệt là một loại đạn cá nhân, nó nhỏ và nhẹ để dễ di chuyển, so với các loại bom miểng của đại bác hay hỏa tiễn khác có tầm sát hại rộng lớn. Mục đích chính của loại hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không chủ đích phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành trên không trung. Mục đích chính là nó phá hủy phi cơ. Quả đạn nổ làm rối loạn và hủy họai động cơ máy bay, hủy diệt sức kéo hoặc đẩy phi cơ đi tới. Đồng thời, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 cũng làm rạn nứt lớp vỏ của cánh phi cơ, với những loại máy bay mang động cơ trên cánh. Nó hủy diệt sự chịu đựng sức ép của không khí đè lên mặt cánh và gây ra sự gãy đổ. Khiến phi cơ bị hủy hoại cả hai: sức kéo hoặc đẩy của động cơ và phá hủy bộ cánh lái điều khiển chiếc máy bay.
Lý do thứ hai, hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 không thể phát ra nhiều miểng đạn để sát hại nhân viên phi hành. Loại hỏa tiển tầm nhiệt đặc biệt này chỉ tìm sức sống, chui vào và nổ bên trong lòng động cơ. Động cơ được bao bọc bởi một lớp vỏ thép cứng rắn, đã cản trở hầu hết miểng bom, sức công phá không văng tung tóe, rồi miểng quả đạn phải xuyên qua nhiều lớp vỏ của cánh và vỏ của thân phi cơ, khiến nó không thể sát hại quân nhân không quân phi hành như những loại bom đạn thường khác. Dựa trên những dữ kiện chính xác qua ba truờng hợp của Không quân VNCH bị bắn rơi bởi phòng không SA7. Phi hành đoàn đã bị tử nạn vì sự chậm trễ của họ. Phi cơ nhanh chóng chuyển đổi trạng tháng rơi tự do, tách rời trọng lượng con người ra khỏi điểm tựa trên mặt bằng phi cơ, họ không còn đứng vũng để mở cửa hoặc đến gần cửa để thoát hiểm. Chúng ta biết rằng, khi phi cơ đang ở trạng thái rơi tự do. Cả hai trọng lượng con người và trọng lượng phi cơ tách rời nhau như hai vật thể riêng biệt cùng rơi trên không gian, nên con người cũng ở trạng thái lơ lửng trong lòng phi cơ.
Trường hợp thứ nhất: Một chiếc F5 hai động cơ phản lực đã bị trúng đạn phòng không SA7. Một máy bay phản lực bị phá vỡ trên không, động cơ còn lại chỉ nằm cách động cơ kia không quá một mét, không bị hề hấn gì, máy nổ vẫn tốt. Ghế phi công đặt cách động cơ bị phá hủy độ 3 mét. Phi công vẫn bình an vô sự, ông đã không nhảy dù ra khỏi phi cơ, vẫn bay và cố mang phi cơ về đến phi trường và đáp khẩn cấp an toàn xuống phi đạo. Sỡ dĩ, hệ thống cánh lái điều khiển phi cơ bay về là vì động cơ phản lực F5 được đặt trên thân phi cơ, không liên hệ gì đến cánh và các bộ phận điều khiển chiếc máy bay. SA7 đã không hủy diệt được các hệ thống cánh lái điều khiển chiếc phi cơ F5 này.
Trường hợp thứ hai: Một chiếc EC47, Không thám điện tử, thuộc phi đoàn 718, phi cơ bị trúng đạn phòng không SA7 tại mật khu của địch. Chỉ một mình viên sĩ quan Điều hành viên có chuẩn bị, đã nhảy dù ra khỏi phi cơ truớc khi máy bay gãy cánh, rơi tự do. Ông đã sống sót, bị địch bắt làm tù binh. Vì thế chiếc ghế của điều hành viên đặt gần động cơ bị phá hủy nhất, độ hai thước. Viên sĩ quan này đã không bị miểng hỏa tiễn SA7 gây thương tích hoặc sát hại. Toàn bộ đoàn viên phi hành đoàn khác đều chậm trễ, trong trạng thái phi cơ rơi tự do, không thoát hiểm được và chết theo phi cơ.
Trường hợp thứ ba: tương tự chiếc phi cơ Không thám điện tử EC47. Trung sĩ Chín, vũ khí phi hành của phi hành đoàn AC119K, cũng đã nhảy dù thoát hiểm khỏi phi cơ, nhờ may mắn khi ông đang ở trong trạng thái rơi tự do, nhưng ông có chuẩn bị đã bám ở cửa phi cơ không có cánh cửa. Vị trí làm việc của ông trong phòng hành khách là nơi gần động cơ bị phá hủy nhất, ông đã không bị miểng đạn SA7 gây thương tích hoặc sát hại, tương tự viên sĩ quan Điều hành viên EC47.
Cả ba truờng hợp chứng tỏ quả đạn phòng không SA7 không có chủ đích sát hại phi hành đoàn bằng sức công phá của miểng đạn. Nó chỉ nhằm hủy hoại phi cơ để sát hại phi công và phi hành đoàn, những ai thiếu chuẩn bị, chậm trễ, không rời khỏi phi cơ truớc khi nó chuyển đổi sang trạng tháo rơi tự do.
Như vậy, phi hành đoàn muốn toàn mạng phải chuẩn bị sẵn dù và nhảy ra khỏi phi cơ trước khi phi cơ gãy cánh hoặc động cơ hư hỏng không còn sức kéo hoặc đẩy, đưa đến trạng thái phi cơ rơi tự do.
Nhận diện sự khác biệt giữa hỏa tiễn tầm nhiệt SA7 và các loại đạn phòng không khác ở chỗ, loại SA7 chỉ nổ ngay bên trong lòng động cơ với âm thanh tiếng nổ khác thường do động cơ đã bịt kín. Tiếng nổ ấm và nhỏ hơn các loại tiếng nổ của đạn phòng không khác. Các loại đạn phòng không thường khác chỉ có khuynh hướng chạm nổ và phá hủy mặt dưới của thân và cánh phi cơ, do dưới đất bắn lên không. Miểng đạn của nó không bị sự cản trở nào nên tầm sát hại rộng lớn hơn. Vả lại, các loại phòng không thường khác không nhất thiết phải trúng vào động cơ và cũng khó có thể đánh trúng chính xác vào phi cơ đang bay với tốc độ. Ngoại trừ, phi đạn SA7 sẽ bay đuổi theo sức nóng của động cơ, phát nổ và phá hủy.
CẢM PHỤC LÒNG DŨNG CẢM CỦA PHI HÀNH ĐOÀN AC119K
Lòng dũng cảm đáng kính của phi hành đoàn AC19K ở chỗ, giờ phút lâm nguy cuối cùng, tính mạng bị đe dọa. Xem nặng tính mạng của người dân. Tất cả nhân viên phi hành đều tuân lệnh trưởng phi cơ, nán lại, không rời bỏ phi cơ, tiếp sức trưởng phi cơ cố hoàn thành nhiệm vụ mang phi cơ ra khỏi thành phố đông đúc dân cư, có thể sát hại nhiều người dân. Để rồi phi cơ bị gãy đổ chỉ 10 giây sau tiếng nổ của đạn phòng không SA7, trước khi họ đạt đuợc ước nguyện mang phi cơ ra khỏi thành phố.
Trung sĩ Chín đã tìm đến cửa thoát hiểm ngay sau khi đạn nổ tại động cơ. Ông đã dừng lại khi nhận lệnh của trưởng phi cơ, chỉ 10 giây phi cơ gãy cánh đưa đến trạng thái rơi tự do. Trong sự tuyệt vọng, thúc dục đoàn viên thoát hiểm khỏi phi cơ của Trưởng phi cơ. Chín đã vất vả chống chọi với tử thần, mất một nửa khoảng thời gian lộ trình phi cơ rơi trong không trung. Ông may mắn thoát hiểm và đã bị trọng thương.
US COPYRIGHT 2005, BY THÀNHGIANG
Sử liệu CUỘC TỬ CHIẾN TRÊN KHÔNG PHẬN SAIGÒN của Thành Giang là những tư liệu đã được cấp phát bản quyền Hoa Kỳ 2005. Tài sản của tác giả và thân nhân cung cấp tin tức cùng hình ảnh những vị anh hùng tử trận trên chuyến bay AC119K của Không lực Việt Nam Cộng Hòa tại Tân Sơn Nhất.
buonvuidoilinh.wordpress.com
Tân Sơn Hoà chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm