Thân Hữu Tiếp Tay...
Lời Khai Của Bị Can
Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.”
Tôi cầm cái vật nhỏ nhoi mà phải mua đắt thêm ba đồng kia, tháo tung ra. Nó là cái quái gì, chỉ có bảy bộ phận đơn giản, ba loại chất liệu mà chẳng phải trên trời cao hay dưới đất sâu, hay bên Tàu bên Tây nhập vào mới có, nó vương vãi đầy ngõ chợ. Mình không làm được chẳng qua là mình chưa chịu làm. Ý nghĩ đó tự nhiên kích thích tôi, làm tôi quay cuồng, người ngợm ngứa ngáy giống như tôi vừa nhiễm phải một chất kích thích nào đó. Ngay buổi trưa, tôi tuyên bố cho cả nhà biết là kể từ chiều nay tôi sẽ không làm bất cứ một việc gì khác, mẹ con chúng bay tự xoay xở lấy công việc, được đồng nào ăn đồng nấy. Còn tao làm gì mặc tao, cấm đứa nào hỏi. Cả nhà lo lắng đến nỗi có đứa làm rơi cả bát cơm. Nhưng thây kệ, “quyết nghị” đã ban bố rồi, không được thay đổi.
Và chiều hôm đó tôi đã đạp xe lượn khắp xó xỉnh các khu lao động, thấy các đồ nhựa hỏng vứt lay lắt không thiếu. Ngày ấy chưa ai mua đến cái mà ngày nay người ta giành giựt nhau gọi là nhựa phế phẩm, nên chưa ai đi gom nhặt. Đó là nguyên liệu, xong một khâu. Khuôn mẫu đặt thợ cơ khí là xong ngay, không bàn gì nhiều. Các chi tiết kim loại đi gia công cũng đơn giản. Cái khó là sản xuất thử. Pha chế nhựa rất khó. Phải qua hàng trăm công thức. Cái thì mềm, cái thì giòn. Cuối cùng cầm trong tay cái bút hoàn chỉnh do mình làm ra thật sung sướng như mình chết rồi được sống lại. Cả đêm không ngủ được. Sáng cầm đơn và tá bút máy lên phòng thủ công nghiệp quận xin đăng ký sản xuất. Sáng hôm ấy không hiểu sao, đi đứng như trên mây trên gió, hai lần suýt ô tô cán, ba lần định đâm vào xe người khác. Phòng thủ công vắng ngắt, những cái khoá nằm lù lù, to như cục gạch, nó cứ im ỉm, lạnh lùng trước mặt tôi đến gần hai tiếng đồng hồ mới có người tra chìa khoá cho nó. Hoá ra bây giờ mới đến giờ làm việc, lúc tôi ra đi có lẽ chưa đến năm giờ.
Tôi được mời vào phòng. Và nghe tôi đề đạt nguyện vọng, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên, có chị há hốc mồm nhìn tôi từ đầu chí chân xem có là người bình thường hay không. Vâng, tôi rất bình thường, chỉ có điều tôi muốn được phép sản xuất bút nghiêm chỉnh. Mười hai cái bút đem theo, tôi xin được trình làng. Chúng cùng một lúc được bơm mực và thi nhau chạy trên mười hai tờ giấy. Xong việc viết thử đến phần giải phẫu. Phần này hơi lâu nhưng rồi cũng xong. Kết luận đầu tiên bằng miệng nhưng cũng đáng mừng: Bút máy kiểu “Trường Sơn” của ông Nguyễn Văn Chẩn không “mác” đạt yêu cầu sử dụng.
- Tuy nhiên, để có kết luận chính thức, thì phải qua một thời gian sử dụng đã, ít nhất là ba tháng. Họ bảo tôi.
- Còn đăng ký sản xuất? Tôi hỏi.
-Để xem sản phẩm có dùng được không rồi mới nói đến đăng ký. Nhưng ông là cá thể hay hợp tác xã?
- Thủ công gia đình.
- Tức là cá thể. Nói trước để ông khỏi phải chờ: chưa có lệnh cấp đăng ký kinh doanh cho cá thể.
Thế là sự lao tâm khổ trí gần một năm trời ném xuống sông. Thôi đành cứ chờ đợi… Cũng may, sau khi dùng thử thấy được, người ta cho đăng ký sản xuất. Đang làm ăn được, mỗi ngày ra hai trăm chiếc không đủ bán cho khách, thì bất ngờ các ông ở phòng tài chính quận Hoàn Kiếm đến khám nhà, kiểm tra đăng ký sản xuất. Tôi trình giấy tờ đủ, nhưng họ vẫn tịch thu toàn bộ công cụ, nguyện liệu, sản phẩm, thuê xe đưa về quận Hoàn Kiếm.Tôi khiếu nại, vì sao tôi ở quận Ba Đình mà Hoàn Kiếm lại bắt! Hoàn Kiếm thấy bí, bèn thương lượng với quận Ba Đình, nhưng Ba Đình, nghe đâu không làm. Thế là Hoàn Kiếm lại xe các thứ trả lại.
Sản xuất ra hàng hoá, bỏ sức lao động ra mà làm, kiếm việc cho con cháu làm, chứ đâu phải buôn lậu, tàng trữ của trộm cắp gì đâu, mà sao họ làm khó dễ đến như thế? Làm mà cũng khó, hình như không ai muốn cho mình làm. Sản xuất ra của cải, bằng các phế liệu rõ ràng ra đó, thế mà cũng gần như phạm tội.
Sau vụ phòng tài chính Hoàn Kiếm làm cái việc vô nguyên tắc ấy rồi, tôi tưởng sẽ được làm ăn yên ổn, được thảnh thơi mà nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật để hàng hoá cho tốt. Ai ngờ đó chỉ là một khúc dạo đầu thôi, một cái đường viền. Sau này tôi còn phải trải qua những bận gian lao, tù tội gấp trăm ngàn lần như thế. Sau này tôi nghĩ lại mới thấy sợ. Những tai hoạ cứ liên tiếp, cứ dắt đẩy nhau, trước tiền đồ cho sau, tất cả như có thiên định.
Năm ấy là năm tuổi, tôi có hạn. Đầu năm tài chính Hoàn Kiếm khám nhà, thu mười trả hai, chả nghĩ đến đòi. Cuối năm Ba Đình lại khám nhà, bắt người. Tịch thu mô tơ, khuôn mẫu, mấy tạ dép đứt, mấy cân phu gia và hàng ngàn chi tiết bút. Vụ án được khởi tố. Toà án Hà nội xử 30 tháng tù vì tội tàng trữ, đầu cơ, sản xuất trái phép, vân vân …
Tôi chống án nhưng không được xử phúc phẩm. Ngồi “Hỏa Lò” mười tám tháng, ở trại Yên Bái mười hai tháng, thân tù tội cũng qua được ba mươi tháng. Nghĩ mà sợ. Tôi đâu phải là người phản nước hại dân, tôi chỉ làm ra của cải cho mọi người tiêu dùng một cách chính đáng. Ra tù, tôi vẫn ấm ức, thấy mình oan uổng. Tôi kêu oan, được Toà án tối cao xử phúc phẩm ngày 25-5-1972, án số 22 xử Nguyễn Văn Chẩn phạm tội đầu cơ. Phạt: cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng. Tôi thưa toà rằng như vậy tôi bị tù oan, hai năm rưỡi tôi chống án, tại sao toà không xét? Ông chánh án trả lời tôi giữa phiên toà là người ta quên. Như vậy tôi chỉ đáng cảnh cáo mà ngồi tù ba mươi tháng!
Một hôm tôi gặp lại người bạn cũ chữa xe đạp ở phố Nguyễn Thái Học. Chúng tôi nói chuyện làm ăn, ông ta khuyên tôi nên đi chữa xe đạp. Tôi thấy được và mua ngay cái khuôn hấp lốp chín. Đến lúc ấy mới biết mình mua phải khuôn tiết diện bé, rất khó làm. Tôi nghĩ mãi mới tìm ra cách lót thêm một vòng đậm. Không ngờ được cái khuôn vạn năng. Hấp và vá lốp được, thì có lẽ làm hẳn một chiếc lốp mới cũng được. Nhựa dán của tôi tuyệt vời. Nhựa sống ở bãi thải của các Nhà máy cao su rất nhiều. Còn tanh và vải.
Tôi xin nói lại: Tôi làm nghề cao su từ hồi còn nhỏ, từng mổ xẻ nhiều loại lốp ô tô, cấu tạo nó như thế nào tôi biết. Và đó là sự gợi ý có tính chất quyết định nhất: tanh và mành bóc từ lốp ô tô. Nhưng khi làm phải hỏng tới vài chục chiếc lốp mới tìm ra được cách bóc thành từng tấm mảnh như bây giờ ta thấy. Chiếc đầu tiên tôi để mép gấp ra bên ngoài, vì như thế dễ làm. Chiếc lốp ấy ra đời cũng đẹp lắm, tôi nhờ một ông xích lô lắp vào đi hộ. Bơm thật căng. Không ngờ ông ấy đi được đến Kiêm Liên thì mành bật ra, tanh ra tanh, lốp ra lốp, ông xích lô cầm một nhúm, ném toẹt vào nhà. Tôi không buồn, ngược lại, rất vui nữa là đằng khác. Vì tôi biết nó hỏng cái gì! Như vậy gấp mép ra không được mà phải gấp vào, đúng là phải gấp vào.
Làm ra chiếc lốp không khó, nhưng đạt đến độ bền như lốp “Quyết Thắng” của tôi thời tám mươi, tám mốt đó thì tôi phải qua năm năm tìm kiếm pha chế. Cái nhà mười mét vuông ở phố Nguyễn Thái Học chật quá, năm bảy lăm tôi mua một mảnh đất trong làng Ngọc Hà, năm bảy sáu xin giấy phép, năm bảy bảylàm một ngôi nhà bốn gian, lợp ngói, tường con kiến. Ở đây pha chế tìm kiếm thật yên tĩnh.
Vua Lốp Nguyễn Văn Chẩn. Ảnh:
Năm tám mốt, tám hai, tám ba, những năm lốp tôi bán rất chạy, khách cứ đùa tôi là “vua lốp”. Mỗi năm xuất hai ngàn đôi cho nhà nước.
Sau khi được tặng huy chương đồng tại triển lãm Giảng Võ, báo chí động viên. Tiếng tăm, theo sau nó là tai hoạ, chữ tài liền với chữ tai. Giữa năm tám ba, tai hoạ ập xuống. Lại khám nhà. Lại niêm phong. Tôi bị bắt phải thao diễn kỹ thuật trong ba ngày trước hàng chục quan sát viên trong nghề. Không đưa ra bí quyết nghề nghiệp thì lốp không được như lốp đã bán, người ta kết tội là không phải dùng phế liệu mà dùng cao su chính phẩm, vật tư Nhà nước quản lý, để sản xuất. Sẽ rũ tù. Muốn khỏi tội thì phải tung bí quyết nghề nghiệp ra. Tôi chọn cách thứ hai và cũng là cách trung thực nhất. Thế là những bí quyết phải tung ra giữa bàn dân thiên hạ, và ai đã lợi dụng dịp này để móc kỹ thuật, tôi biết cả.
Ngày 8-7-1983, lục soát kê biên tài sản. Ngày 25-7-1983 khởi tố vụ án và bắt giam Chẩn. Ngày 27-8-1983 xử lý hành chính đặc biệt thu nhà, tài sản, công cụ, nguyên liệu, bằng một quyết định ông Nguyễn Đông ký sẵn. Vợ chồng con cái tôi tay không ra khỏi nhà. Tôi có tội xin được trừng trị bằng pháp luật. Nhưng một công dân dù có tội gì thì họ cũng có thể chịu nổi hai hình phạt thi hành cùng một lúc được. Treo cổ thì thôi chém đầu, chứ chém đầu thì không còn cổ để treo.
Tôi lại không mệt mỏi gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan pháp luật và chính quyền. Tôi được phúc tra và xem xét lại. Viện Kiểm sát tối cao yêu cầu Hà Nội ra quyết định đình chỉ điều tra Nguyễn Văn Chẩn. Nhưng cơ sở Công an Hà Nội ra quyết định miễn tố. Miễn tố là có tội nhưng miễn cho. Ai cũng biết chỉ có Viện Kiểm sát mới có quyền ra quyết định miễn tố hay chỉ điều tra. Nhưng Sở Công an cứ ra. Tại sao lại làm thế, chả nhẽ Sở Công an Hà Nội không biết luật định tổ chức? Có lẽ Sở Công an mới trả lời được. Cuối cùng Viện Kiểm sát tối cao phải ra quyết định hủy bỏ quyết định miễn tố của Sở Công an Hà Nội và ra quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận tôi vô tội và yêu cầu Hà Nội trả lại tài sản để tôi sản xuất. Thế nhưng bên dưới vẫn “im lặng một cách đáng sợ”.
Rồi tôi nhận được thư trả lời của ông Phương Minh Nam đề ngày 16-12-1986 nói rằng việc Hà Nội thu nhà của ông bà là đúng đắn và từ nay không có cơ quan nào giải quyết đơn khiếu tố của ông bà nữa. Lại một cái tên được ký tên và đóng dấu sẵn. Thế là tôi hết quyền khiếu tố, không biết như thế có đúng luật khiếu tố không?
Năm nay tôi lên sáu mươi, tuổi Dần. Bính Dần. Bính biến vi tù, tử vi nói vậy. Nhà tôi ngoài cái bàn thờ tổ tiên có thêm một bàn thờ nữa để thờ Công lý và Pháp luật. Mồng một, ngày rằm tháng nào tôi cũng cúng: Lạy Thánh, lạy Thần, xin Thánh thần phù hộ độ trì cho các ông quận, ông thành, ông công an, tài chính khỏa mạnh, sáng láng để làm việc cho đúng pháp luật, đừng bắt oan người dân vô tội; xin pháp luật soi sáng mọi nhà, trừng trị kẻ nhân danh cái thiện mà làm cái ác. Tôi tuy tính có keo kiệt, cầm đồng tiền đổ mồ hôi tay nhưng cũng là người lao động cật lực. Nghĩ lại đời tôi nhiều gian truân quá, có lẽ do tôi ương ngạnh. Có người khuyên tôi “chạy”, nhưng tôi không, cương quyết không, tôi không sai, việc gì phải “chạy”. Vừa tin ở Công lý, cũng vừa tiếc tiền, cả hai đều có trong tôi, mỗi bên một nửa.
Có một bà quen biết, vừa được Z.30 trả nhà, mắng tôi mà tôi thấy không giận được: “Phải chi bác phải hơn em, bác sản xuất, em buôn bán, bác nhà nhỏ, em nhà to, nhưng bác là người keo kiệt (bác đừng giận); bác cậy bác phải, bác đi đằng trước, em hơi trái em biết cái thân em phải lụy đường nào …”
Trần Huy Quang
Lời Khai Của Bị Can
Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký.”
Tôi cầm cái vật nhỏ nhoi mà phải mua đắt thêm ba đồng kia, tháo tung ra. Nó là cái quái gì, chỉ có bảy bộ phận đơn giản, ba loại chất liệu mà chẳng phải trên trời cao hay dưới đất sâu, hay bên Tàu bên Tây nhập vào mới có, nó vương vãi đầy ngõ chợ. Mình không làm được chẳng qua là mình chưa chịu làm. Ý nghĩ đó tự nhiên kích thích tôi, làm tôi quay cuồng, người ngợm ngứa ngáy giống như tôi vừa nhiễm phải một chất kích thích nào đó. Ngay buổi trưa, tôi tuyên bố cho cả nhà biết là kể từ chiều nay tôi sẽ không làm bất cứ một việc gì khác, mẹ con chúng bay tự xoay xở lấy công việc, được đồng nào ăn đồng nấy. Còn tao làm gì mặc tao, cấm đứa nào hỏi. Cả nhà lo lắng đến nỗi có đứa làm rơi cả bát cơm. Nhưng thây kệ, “quyết nghị” đã ban bố rồi, không được thay đổi.
Và chiều hôm đó tôi đã đạp xe lượn khắp xó xỉnh các khu lao động, thấy các đồ nhựa hỏng vứt lay lắt không thiếu. Ngày ấy chưa ai mua đến cái mà ngày nay người ta giành giựt nhau gọi là nhựa phế phẩm, nên chưa ai đi gom nhặt. Đó là nguyên liệu, xong một khâu. Khuôn mẫu đặt thợ cơ khí là xong ngay, không bàn gì nhiều. Các chi tiết kim loại đi gia công cũng đơn giản. Cái khó là sản xuất thử. Pha chế nhựa rất khó. Phải qua hàng trăm công thức. Cái thì mềm, cái thì giòn. Cuối cùng cầm trong tay cái bút hoàn chỉnh do mình làm ra thật sung sướng như mình chết rồi được sống lại. Cả đêm không ngủ được. Sáng cầm đơn và tá bút máy lên phòng thủ công nghiệp quận xin đăng ký sản xuất. Sáng hôm ấy không hiểu sao, đi đứng như trên mây trên gió, hai lần suýt ô tô cán, ba lần định đâm vào xe người khác. Phòng thủ công vắng ngắt, những cái khoá nằm lù lù, to như cục gạch, nó cứ im ỉm, lạnh lùng trước mặt tôi đến gần hai tiếng đồng hồ mới có người tra chìa khoá cho nó. Hoá ra bây giờ mới đến giờ làm việc, lúc tôi ra đi có lẽ chưa đến năm giờ.
Tôi được mời vào phòng. Và nghe tôi đề đạt nguyện vọng, ai cũng tròn mắt ngạc nhiên, có chị há hốc mồm nhìn tôi từ đầu chí chân xem có là người bình thường hay không. Vâng, tôi rất bình thường, chỉ có điều tôi muốn được phép sản xuất bút nghiêm chỉnh. Mười hai cái bút đem theo, tôi xin được trình làng. Chúng cùng một lúc được bơm mực và thi nhau chạy trên mười hai tờ giấy. Xong việc viết thử đến phần giải phẫu. Phần này hơi lâu nhưng rồi cũng xong. Kết luận đầu tiên bằng miệng nhưng cũng đáng mừng: Bút máy kiểu “Trường Sơn” của ông Nguyễn Văn Chẩn không “mác” đạt yêu cầu sử dụng.
- Tuy nhiên, để có kết luận chính thức, thì phải qua một thời gian sử dụng đã, ít nhất là ba tháng. Họ bảo tôi.
- Còn đăng ký sản xuất? Tôi hỏi.
-Để xem sản phẩm có dùng được không rồi mới nói đến đăng ký. Nhưng ông là cá thể hay hợp tác xã?
- Thủ công gia đình.
- Tức là cá thể. Nói trước để ông khỏi phải chờ: chưa có lệnh cấp đăng ký kinh doanh cho cá thể.
Thế là sự lao tâm khổ trí gần một năm trời ném xuống sông. Thôi đành cứ chờ đợi… Cũng may, sau khi dùng thử thấy được, người ta cho đăng ký sản xuất. Đang làm ăn được, mỗi ngày ra hai trăm chiếc không đủ bán cho khách, thì bất ngờ các ông ở phòng tài chính quận Hoàn Kiếm đến khám nhà, kiểm tra đăng ký sản xuất. Tôi trình giấy tờ đủ, nhưng họ vẫn tịch thu toàn bộ công cụ, nguyện liệu, sản phẩm, thuê xe đưa về quận Hoàn Kiếm.Tôi khiếu nại, vì sao tôi ở quận Ba Đình mà Hoàn Kiếm lại bắt! Hoàn Kiếm thấy bí, bèn thương lượng với quận Ba Đình, nhưng Ba Đình, nghe đâu không làm. Thế là Hoàn Kiếm lại xe các thứ trả lại.
Sản xuất ra hàng hoá, bỏ sức lao động ra mà làm, kiếm việc cho con cháu làm, chứ đâu phải buôn lậu, tàng trữ của trộm cắp gì đâu, mà sao họ làm khó dễ đến như thế? Làm mà cũng khó, hình như không ai muốn cho mình làm. Sản xuất ra của cải, bằng các phế liệu rõ ràng ra đó, thế mà cũng gần như phạm tội.
Sau vụ phòng tài chính Hoàn Kiếm làm cái việc vô nguyên tắc ấy rồi, tôi tưởng sẽ được làm ăn yên ổn, được thảnh thơi mà nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật để hàng hoá cho tốt. Ai ngờ đó chỉ là một khúc dạo đầu thôi, một cái đường viền. Sau này tôi còn phải trải qua những bận gian lao, tù tội gấp trăm ngàn lần như thế. Sau này tôi nghĩ lại mới thấy sợ. Những tai hoạ cứ liên tiếp, cứ dắt đẩy nhau, trước tiền đồ cho sau, tất cả như có thiên định.
Năm ấy là năm tuổi, tôi có hạn. Đầu năm tài chính Hoàn Kiếm khám nhà, thu mười trả hai, chả nghĩ đến đòi. Cuối năm Ba Đình lại khám nhà, bắt người. Tịch thu mô tơ, khuôn mẫu, mấy tạ dép đứt, mấy cân phu gia và hàng ngàn chi tiết bút. Vụ án được khởi tố. Toà án Hà nội xử 30 tháng tù vì tội tàng trữ, đầu cơ, sản xuất trái phép, vân vân …
Tôi chống án nhưng không được xử phúc phẩm. Ngồi “Hỏa Lò” mười tám tháng, ở trại Yên Bái mười hai tháng, thân tù tội cũng qua được ba mươi tháng. Nghĩ mà sợ. Tôi đâu phải là người phản nước hại dân, tôi chỉ làm ra của cải cho mọi người tiêu dùng một cách chính đáng. Ra tù, tôi vẫn ấm ức, thấy mình oan uổng. Tôi kêu oan, được Toà án tối cao xử phúc phẩm ngày 25-5-1972, án số 22 xử Nguyễn Văn Chẩn phạm tội đầu cơ. Phạt: cảnh cáo và nộp phạt một trăm đồng. Tôi thưa toà rằng như vậy tôi bị tù oan, hai năm rưỡi tôi chống án, tại sao toà không xét? Ông chánh án trả lời tôi giữa phiên toà là người ta quên. Như vậy tôi chỉ đáng cảnh cáo mà ngồi tù ba mươi tháng!
Một hôm tôi gặp lại người bạn cũ chữa xe đạp ở phố Nguyễn Thái Học. Chúng tôi nói chuyện làm ăn, ông ta khuyên tôi nên đi chữa xe đạp. Tôi thấy được và mua ngay cái khuôn hấp lốp chín. Đến lúc ấy mới biết mình mua phải khuôn tiết diện bé, rất khó làm. Tôi nghĩ mãi mới tìm ra cách lót thêm một vòng đậm. Không ngờ được cái khuôn vạn năng. Hấp và vá lốp được, thì có lẽ làm hẳn một chiếc lốp mới cũng được. Nhựa dán của tôi tuyệt vời. Nhựa sống ở bãi thải của các Nhà máy cao su rất nhiều. Còn tanh và vải.
Tôi xin nói lại: Tôi làm nghề cao su từ hồi còn nhỏ, từng mổ xẻ nhiều loại lốp ô tô, cấu tạo nó như thế nào tôi biết. Và đó là sự gợi ý có tính chất quyết định nhất: tanh và mành bóc từ lốp ô tô. Nhưng khi làm phải hỏng tới vài chục chiếc lốp mới tìm ra được cách bóc thành từng tấm mảnh như bây giờ ta thấy. Chiếc đầu tiên tôi để mép gấp ra bên ngoài, vì như thế dễ làm. Chiếc lốp ấy ra đời cũng đẹp lắm, tôi nhờ một ông xích lô lắp vào đi hộ. Bơm thật căng. Không ngờ ông ấy đi được đến Kiêm Liên thì mành bật ra, tanh ra tanh, lốp ra lốp, ông xích lô cầm một nhúm, ném toẹt vào nhà. Tôi không buồn, ngược lại, rất vui nữa là đằng khác. Vì tôi biết nó hỏng cái gì! Như vậy gấp mép ra không được mà phải gấp vào, đúng là phải gấp vào.
Làm ra chiếc lốp không khó, nhưng đạt đến độ bền như lốp “Quyết Thắng” của tôi thời tám mươi, tám mốt đó thì tôi phải qua năm năm tìm kiếm pha chế. Cái nhà mười mét vuông ở phố Nguyễn Thái Học chật quá, năm bảy lăm tôi mua một mảnh đất trong làng Ngọc Hà, năm bảy sáu xin giấy phép, năm bảy bảylàm một ngôi nhà bốn gian, lợp ngói, tường con kiến. Ở đây pha chế tìm kiếm thật yên tĩnh.
Vua Lốp Nguyễn Văn Chẩn. Ảnh:
Năm tám mốt, tám hai, tám ba, những năm lốp tôi bán rất chạy, khách cứ đùa tôi là “vua lốp”. Mỗi năm xuất hai ngàn đôi cho nhà nước.
Sau khi được tặng huy chương đồng tại triển lãm Giảng Võ, báo chí động viên. Tiếng tăm, theo sau nó là tai hoạ, chữ tài liền với chữ tai. Giữa năm tám ba, tai hoạ ập xuống. Lại khám nhà. Lại niêm phong. Tôi bị bắt phải thao diễn kỹ thuật trong ba ngày trước hàng chục quan sát viên trong nghề. Không đưa ra bí quyết nghề nghiệp thì lốp không được như lốp đã bán, người ta kết tội là không phải dùng phế liệu mà dùng cao su chính phẩm, vật tư Nhà nước quản lý, để sản xuất. Sẽ rũ tù. Muốn khỏi tội thì phải tung bí quyết nghề nghiệp ra. Tôi chọn cách thứ hai và cũng là cách trung thực nhất. Thế là những bí quyết phải tung ra giữa bàn dân thiên hạ, và ai đã lợi dụng dịp này để móc kỹ thuật, tôi biết cả.
Ngày 8-7-1983, lục soát kê biên tài sản. Ngày 25-7-1983 khởi tố vụ án và bắt giam Chẩn. Ngày 27-8-1983 xử lý hành chính đặc biệt thu nhà, tài sản, công cụ, nguyên liệu, bằng một quyết định ông Nguyễn Đông ký sẵn. Vợ chồng con cái tôi tay không ra khỏi nhà. Tôi có tội xin được trừng trị bằng pháp luật. Nhưng một công dân dù có tội gì thì họ cũng có thể chịu nổi hai hình phạt thi hành cùng một lúc được. Treo cổ thì thôi chém đầu, chứ chém đầu thì không còn cổ để treo.
Tôi lại không mệt mỏi gửi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan pháp luật và chính quyền. Tôi được phúc tra và xem xét lại. Viện Kiểm sát tối cao yêu cầu Hà Nội ra quyết định đình chỉ điều tra Nguyễn Văn Chẩn. Nhưng cơ sở Công an Hà Nội ra quyết định miễn tố. Miễn tố là có tội nhưng miễn cho. Ai cũng biết chỉ có Viện Kiểm sát mới có quyền ra quyết định miễn tố hay chỉ điều tra. Nhưng Sở Công an cứ ra. Tại sao lại làm thế, chả nhẽ Sở Công an Hà Nội không biết luật định tổ chức? Có lẽ Sở Công an mới trả lời được. Cuối cùng Viện Kiểm sát tối cao phải ra quyết định hủy bỏ quyết định miễn tố của Sở Công an Hà Nội và ra quyết định đình chỉ điều tra, thừa nhận tôi vô tội và yêu cầu Hà Nội trả lại tài sản để tôi sản xuất. Thế nhưng bên dưới vẫn “im lặng một cách đáng sợ”.
Rồi tôi nhận được thư trả lời của ông Phương Minh Nam đề ngày 16-12-1986 nói rằng việc Hà Nội thu nhà của ông bà là đúng đắn và từ nay không có cơ quan nào giải quyết đơn khiếu tố của ông bà nữa. Lại một cái tên được ký tên và đóng dấu sẵn. Thế là tôi hết quyền khiếu tố, không biết như thế có đúng luật khiếu tố không?
Năm nay tôi lên sáu mươi, tuổi Dần. Bính Dần. Bính biến vi tù, tử vi nói vậy. Nhà tôi ngoài cái bàn thờ tổ tiên có thêm một bàn thờ nữa để thờ Công lý và Pháp luật. Mồng một, ngày rằm tháng nào tôi cũng cúng: Lạy Thánh, lạy Thần, xin Thánh thần phù hộ độ trì cho các ông quận, ông thành, ông công an, tài chính khỏa mạnh, sáng láng để làm việc cho đúng pháp luật, đừng bắt oan người dân vô tội; xin pháp luật soi sáng mọi nhà, trừng trị kẻ nhân danh cái thiện mà làm cái ác. Tôi tuy tính có keo kiệt, cầm đồng tiền đổ mồ hôi tay nhưng cũng là người lao động cật lực. Nghĩ lại đời tôi nhiều gian truân quá, có lẽ do tôi ương ngạnh. Có người khuyên tôi “chạy”, nhưng tôi không, cương quyết không, tôi không sai, việc gì phải “chạy”. Vừa tin ở Công lý, cũng vừa tiếc tiền, cả hai đều có trong tôi, mỗi bên một nửa.
Có một bà quen biết, vừa được Z.30 trả nhà, mắng tôi mà tôi thấy không giận được: “Phải chi bác phải hơn em, bác sản xuất, em buôn bán, bác nhà nhỏ, em nhà to, nhưng bác là người keo kiệt (bác đừng giận); bác cậy bác phải, bác đi đằng trước, em hơi trái em biết cái thân em phải lụy đường nào …”
Trần Huy Quang