Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Lời Thầy Tạ Ký Nay Đã Linh Ứng - Đồ Ngu
(HNPD) Câu cửa miệng của người xưa để khuyên người ta phải trân trọng đạo thầy trò là câu: nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy
Núi Lang Biang (Đà Lạt) trước khi sạt lở
Và "vết thương" trên đỉnh núi Ông nhìn thấy được từ xa
Lang Biang từ lâu được coi là một biểu tượng của thành phố du lịch Đà Lạt.
Núi Lang Biang (Đà Lạt) bị sạt lở
Mây mù che khuất vết sạt lở
Nhưng khi nắng kịp lên, bằng mắt thường cũng có thể thấy vệt sạt lở nghiêm trọng
Đất lở kéo dài gần 500 m
(HNPD) Câu cửa miệng của người xưa để khuyên người ta phải trân trọng đạo thầy trò là câu: nhất tự vi sư, bán tự vi sư: một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy, thì Đồ tôi và các đồng môn của Mùa Văn Hóa (1964) không thể không nhớ đến một ông Thầy... Đó là Thiếu úy Tạ Ký. Ông có khuôn mặt của một triết gia, lúc nào cũng đo đỏ như người say. Đồ tôi lại là người mê thơ văn nên những chuyện liên quan đến Thầy, tôi luôn canh cánh bên lòng. Những lúc đang giảng bài, như bật ra vài cảm tứ, Thầy viết nhanh lên bảng... rồi chẳng cần biết cái đề tài hôm ấy là gì... Thầy và trò cứ như đang ngồi cùng một con thuyền, cùng trôi theo dòng... Có những hôm, ông Văn Hóa Vụ Trưởng (TT Ngô Văn Dzoanh) đi ngang, thấy Thầy Tạ Ký miên man như chuyện ổng cùng nàng thơ đang du sơn ngoạn thủy... Ông nhìn vào vào cái "giáo trình" kẹp ngay cửa ra vào... Biết ngay Thầy đang lạc đề... Ông nhún vai, nhếch mép rồi bỏ đi.
- Đã gọi ai là Thầy hay Sư Phụ thì vợ của thầy phải gọi là Cô hay Sư Mẫu. Gọi Thầy với Thiếu úy Giảng viên Tạ Ký thì ổn rồi, nhưng nếu gọi Cô với vợ thầy, nhất là gọi Sư mẫu thì hình như có cái gì chông chênh làm sao ấy... Lý do, cô còn quá trẻ, lại đẹp nữa... vì là một trong những giai nhân ngồi bán vé, đằng sau các ô cửa của phòng mát lạnh ở rạp Rex, trong đó có cô...Và nếu ai tinh mắt sẽ thấy ngay rằng, có thể Thi sĩ Tạ Ký và nàng thơ (thường trực) của ông giống như đôi đũa lệch, không lệch về chiều cao mà không xứng hợp về phong cách bên ngoài cũng như những lạc điệu trong những nhịp đập con tim....
- Hôm nay, đọc tin chuyển từ Đà Lạt, Sau đó. Đồ Tôi nhớ ngay lại đôi mắt lúc nào cũng mơ màng như một người đang buồn ngủ của Thầy. Lúc ấy, ai cũng nghĩ rằng cái vẻ yếm thế của ông bắt nguồn từ hạnh phúc lứa đôi, và những lời nói tưởng như bông lơn của thầy là những câu mỉa mai bình thường. Nhưng, bản tin liên quan mà Đồ tôi đính kèm sau đây, khiến Đồ tôi liên hệ đến cuộc đời của thầy sau này (không phải bắt nguồn từ cái tầm thường nhỏ hẹp của chiếu giường). Đúng như thân phận nàng Kiều...Tài Mệnh Tương Đố....
- Sau ngày 30 tháng Tư, Thầy giống như bao nhiêu người ngã ngựa khác bị đưa vào trại tù VC. Với Thầy, một chuỗi bi kịch cứ tiếp nhau thành một cái hậu cay nghiệt... Thầy vẫn làm thơ, càng trong nghịch cảnh ý thơ, tứ thơ càng day dứt, đớn đau, mai mỉa...
Dưới đây là một bài thơ ít người biết do hoạ sĩ Trinh Cung kể lại...Bài thơ này tác giả làm khi đang hoc tập cải tạo năm 1976 ở Long Khánh (nhà thơ cũng là nhà giáo - sĩ quan đồng hoá chế độ cũ). Được tin nhắn Mẹ và con trai lên thăm, ông phải xin trại ra ngồi đợi ở hố xí ở sát ven đường lộ, (gần nhà dân) của trại cải tạo để có cơ hội nói chuyện và nhận quà cách qua hàng rào thép gai. Mẹ nhà thơ báo tin vợ ông vừa đi lấy chồng là một sĩ quan cao cấp QĐNDVN. Nhìn đàn ruồi nhặng bay trên hố xí, hàng rào thép gai cùng với nổi đau khi biết được tin gia đình vừa tan vỡ, nhà thơ đã làm bài thơ này ngay đêm hôm đó và đưa cho hoạ sĩ Trịnh Cung ở cùng trại đọc đầu tiên. Về sau, Lê Văn Lộc (Lê Uyên Phương) phổ nhac bài thơ này trước khi sang định cư ở nước ngoài năm 1978.
Ruồi Và Em
Ruồi từ hố tiêu bay lên
Tiếng ruồi lao xao như sóng gợn
Mắt ruồi nâu làm nhớ tóc Tây phương
Ruồi đậu trên dây thép gai như chuỗi hạt huyền
Anh tặng em ngày cưới
Ruồi đậu trên dây thép gai như những nốt nhạc
Dây thép gai kẻ nhạc không đều
Làm sao em hát
Có bầy én về
Không phải để báo tin xuân
Vì anh biết mùa xuân đã chết
Có bầy én về tìm ruồi trên giây thép
Chuỗi hạt huyền vỡ tan
Anh gọi tên em
Mấy lần
Tháng 6, Long Khánh 1976
Tạ Ký
Trích http://diendanpetrusky.com/
- Trở lại với ý chính của bài này, Đồ tôi mời các bạn theo chân bọn học trò ra thăm nhà Thầy (không phải để ngắm sư mẫu xinh đẹp) Mà nghe lại một lời sấm nữa... Cho nên có một lần muốn mục sở thị cái tổ ấm "có không khí hơi lành lạnh" Đồ tôi đã, theo chân Nguyễn Đắc Song Phương và Nguyễn Châu Bàng ra thăm nhà thầy ở khu Chi Lăng, thầy nói: - Đứa nào (Thầy hơn người trẻ nhất trong khóa đồ tôi khoảng non 20 tuổi) ra đây vì vợ tao thì xuống dưới bếp. Còn đứa nào thích nhấm nháp thì ngồi xuống đây với tao... Chẳng nhớ là câu chuyện dẫn dắt từ đâu... Trời Đà Lạt hôm ấy tím ngắt, bàn tay thầy run run chỉ về hướng Bắc nơi cái viền núi mầu lục của ngọn Lang Brian cao xanh:
- Mọi vật luôn luôn xoay chuyển... Cái gì tưởng là kiên cố cũng sẽ đổ sụp...Như cái ngọn núi kia, sẽ có lúc sẽ tự nghiền nát....
(.... Lần sạt lở đầu, năm 1970, báo trước sự tan rã của chế độ VNCH...Lần này 2013, đó là một hồi chuông báo tử cho chế độ độc tài đảng trị của cộng sản
Tôi nhớ đến câu sấm ở miền Trung:
........Bao giờ ngọn núi Lâm Viên
Tách đôi hai miếng là điềm Cộng tan..)
Vâng, luật tuần hoàn là Đạo của đất trời vậy!
Đồ Ngu
(HNPĐ)
Núi Lang Biang bị sạt lở nghiêm trọng(TNO) Sáng nay 26.8, PV Thanh Niên Online đã vượt qua nhiều ngọn núi để có thể đến gần nhất hiện trường vụ sạt lở đỉnh núi Lang Biang, vốn cao 2.167 m so với mực nước biển.
(TNO) Sáng nay 26.8, PV Thanh Niên Online đã vượt qua nhiều ngọn núi để có thể đến gần nhất hiện trường vụ sạt lở đỉnh núi Lang Biang, vốn cao 2.167 m so với mực nước biển.Núi Lang Biang (Đà Lạt) trước khi sạt lở
Và "vết thương" trên đỉnh núi Ông nhìn thấy được từ xa
Chúng tôi có mặt từ sáng sớm, nhưng đến gần 10 giờ sáng nay, mây mù mới hết bao phủ đỉnh Lang Biang. Lúc này chúng tôi thấy rõ vết sạt lở dài.
Những ngày qua, do thời tiết mưa nhiều, mây mù thường xuyên bao phủ quanh hai ngọn núi Lang Biang nên ít người nhận ra “núi Ông” bên trái (nhìn từ phía TP.Đà Lạt) bị sạt lở, tạo thành một vệt dài từ đỉnh xuống chân núi.Già làng Krajan Plin (xã Lát, dưới chân ngọn Lang Biang) kể lại: “Vụ sạt lở núi Lang Biang xảy ra đêm 9 rạng sáng 10.8. Nhiều người sống gần chân núi nghe rõ tiếng chuyển động ầm ầm của đất đá và tiếng cây rừng bị ngã đổ do đất chuồi”.Theo người dân địa phương, năm 1970, núi Lang Biang từng bị sạt lở một lần. Sau 43 năm, núi Lang Biang lại bị sạt lở nghiêm trọng.
Núi Lang Biang (Đà Lạt) bị sạt lở
Mây mù che khuất vết sạt lở
Nhưng khi nắng kịp lên, bằng mắt thường cũng có thể thấy vệt sạt lở nghiêm trọng
Đất lở kéo dài gần 500 m
Lâm Viên
(thực hiện)
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển(thực hiện)
Lời Thầy Tạ Ký Nay Đã Linh Ứng - Đồ Ngu
(HNPD) Câu cửa miệng của người xưa để khuyên người ta phải trân trọng đạo thầy trò là câu: nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy
(HNPD) Câu cửa miệng của người xưa để khuyên người ta phải trân trọng đạo thầy trò là câu: nhất tự vi sư, bán tự vi sư: một chữ là thầy, nửa chữ (cũng) là thầy, thì Đồ tôi và các đồng môn của Mùa Văn Hóa (1964) không thể không nhớ đến một ông Thầy... Đó là Thiếu úy Tạ Ký. Ông có khuôn mặt của một triết gia, lúc nào cũng đo đỏ như người say. Đồ tôi lại là người mê thơ văn nên những chuyện liên quan đến Thầy, tôi luôn canh cánh bên lòng. Những lúc đang giảng bài, như bật ra vài cảm tứ, Thầy viết nhanh lên bảng... rồi chẳng cần biết cái đề tài hôm ấy là gì... Thầy và trò cứ như đang ngồi cùng một con thuyền, cùng trôi theo dòng... Có những hôm, ông Văn Hóa Vụ Trưởng (TT Ngô Văn Dzoanh) đi ngang, thấy Thầy Tạ Ký miên man như chuyện ổng cùng nàng thơ đang du sơn ngoạn thủy... Ông nhìn vào vào cái "giáo trình" kẹp ngay cửa ra vào... Biết ngay Thầy đang lạc đề... Ông nhún vai, nhếch mép rồi bỏ đi.
- Đã gọi ai là Thầy hay Sư Phụ thì vợ của thầy phải gọi là Cô hay Sư Mẫu. Gọi Thầy với Thiếu úy Giảng viên Tạ Ký thì ổn rồi, nhưng nếu gọi Cô với vợ thầy, nhất là gọi Sư mẫu thì hình như có cái gì chông chênh làm sao ấy... Lý do, cô còn quá trẻ, lại đẹp nữa... vì là một trong những giai nhân ngồi bán vé, đằng sau các ô cửa của phòng mát lạnh ở rạp Rex, trong đó có cô...Và nếu ai tinh mắt sẽ thấy ngay rằng, có thể Thi sĩ Tạ Ký và nàng thơ (thường trực) của ông giống như đôi đũa lệch, không lệch về chiều cao mà không xứng hợp về phong cách bên ngoài cũng như những lạc điệu trong những nhịp đập con tim....
- Hôm nay, đọc tin chuyển từ Đà Lạt, Sau đó. Đồ Tôi nhớ ngay lại đôi mắt lúc nào cũng mơ màng như một người đang buồn ngủ của Thầy. Lúc ấy, ai cũng nghĩ rằng cái vẻ yếm thế của ông bắt nguồn từ hạnh phúc lứa đôi, và những lời nói tưởng như bông lơn của thầy là những câu mỉa mai bình thường. Nhưng, bản tin liên quan mà Đồ tôi đính kèm sau đây, khiến Đồ tôi liên hệ đến cuộc đời của thầy sau này (không phải bắt nguồn từ cái tầm thường nhỏ hẹp của chiếu giường). Đúng như thân phận nàng Kiều...Tài Mệnh Tương Đố....
- Sau ngày 30 tháng Tư, Thầy giống như bao nhiêu người ngã ngựa khác bị đưa vào trại tù VC. Với Thầy, một chuỗi bi kịch cứ tiếp nhau thành một cái hậu cay nghiệt... Thầy vẫn làm thơ, càng trong nghịch cảnh ý thơ, tứ thơ càng day dứt, đớn đau, mai mỉa...
Dưới đây là một bài thơ ít người biết do hoạ sĩ Trinh Cung kể lại...Bài thơ này tác giả làm khi đang hoc tập cải tạo năm 1976 ở Long Khánh (nhà thơ cũng là nhà giáo - sĩ quan đồng hoá chế độ cũ). Được tin nhắn Mẹ và con trai lên thăm, ông phải xin trại ra ngồi đợi ở hố xí ở sát ven đường lộ, (gần nhà dân) của trại cải tạo để có cơ hội nói chuyện và nhận quà cách qua hàng rào thép gai. Mẹ nhà thơ báo tin vợ ông vừa đi lấy chồng là một sĩ quan cao cấp QĐNDVN. Nhìn đàn ruồi nhặng bay trên hố xí, hàng rào thép gai cùng với nổi đau khi biết được tin gia đình vừa tan vỡ, nhà thơ đã làm bài thơ này ngay đêm hôm đó và đưa cho hoạ sĩ Trịnh Cung ở cùng trại đọc đầu tiên. Về sau, Lê Văn Lộc (Lê Uyên Phương) phổ nhac bài thơ này trước khi sang định cư ở nước ngoài năm 1978.
Ruồi Và Em
Ruồi từ hố tiêu bay lên
Tiếng ruồi lao xao như sóng gợn
Mắt ruồi nâu làm nhớ tóc Tây phương
Ruồi đậu trên dây thép gai như chuỗi hạt huyền
Anh tặng em ngày cưới
Ruồi đậu trên dây thép gai như những nốt nhạc
Dây thép gai kẻ nhạc không đều
Làm sao em hát
Có bầy én về
Không phải để báo tin xuân
Vì anh biết mùa xuân đã chết
Có bầy én về tìm ruồi trên giây thép
Chuỗi hạt huyền vỡ tan
Anh gọi tên em
Mấy lần
Tháng 6, Long Khánh 1976
Tạ Ký
Trích http://diendanpetrusky.com/
- Trở lại với ý chính của bài này, Đồ tôi mời các bạn theo chân bọn học trò ra thăm nhà Thầy (không phải để ngắm sư mẫu xinh đẹp) Mà nghe lại một lời sấm nữa... Cho nên có một lần muốn mục sở thị cái tổ ấm "có không khí hơi lành lạnh" Đồ tôi đã, theo chân Nguyễn Đắc Song Phương và Nguyễn Châu Bàng ra thăm nhà thầy ở khu Chi Lăng, thầy nói: - Đứa nào (Thầy hơn người trẻ nhất trong khóa đồ tôi khoảng non 20 tuổi) ra đây vì vợ tao thì xuống dưới bếp. Còn đứa nào thích nhấm nháp thì ngồi xuống đây với tao... Chẳng nhớ là câu chuyện dẫn dắt từ đâu... Trời Đà Lạt hôm ấy tím ngắt, bàn tay thầy run run chỉ về hướng Bắc nơi cái viền núi mầu lục của ngọn Lang Brian cao xanh:
- Mọi vật luôn luôn xoay chuyển... Cái gì tưởng là kiên cố cũng sẽ đổ sụp...Như cái ngọn núi kia, sẽ có lúc sẽ tự nghiền nát....
(.... Lần sạt lở đầu, năm 1970, báo trước sự tan rã của chế độ VNCH...Lần này 2013, đó là một hồi chuông báo tử cho chế độ độc tài đảng trị của cộng sản
Tôi nhớ đến câu sấm ở miền Trung:
........Bao giờ ngọn núi Lâm Viên
Tách đôi hai miếng là điềm Cộng tan..)
Vâng, luật tuần hoàn là Đạo của đất trời vậy!
Đồ Ngu
(HNPĐ)
Núi Lang Biang bị sạt lở nghiêm trọng(TNO) Sáng nay 26.8, PV Thanh Niên Online đã vượt qua nhiều ngọn núi để có thể đến gần nhất hiện trường vụ sạt lở đỉnh núi Lang Biang, vốn cao 2.167 m so với mực nước biển.
(TNO) Sáng nay 26.8, PV Thanh Niên Online đã vượt qua nhiều ngọn núi để có thể đến gần nhất hiện trường vụ sạt lở đỉnh núi Lang Biang, vốn cao 2.167 m so với mực nước biển.Núi Lang Biang (Đà Lạt) trước khi sạt lở
Và "vết thương" trên đỉnh núi Ông nhìn thấy được từ xa
Chúng tôi có mặt từ sáng sớm, nhưng đến gần 10 giờ sáng nay, mây mù mới hết bao phủ đỉnh Lang Biang. Lúc này chúng tôi thấy rõ vết sạt lở dài.
Những ngày qua, do thời tiết mưa nhiều, mây mù thường xuyên bao phủ quanh hai ngọn núi Lang Biang nên ít người nhận ra “núi Ông” bên trái (nhìn từ phía TP.Đà Lạt) bị sạt lở, tạo thành một vệt dài từ đỉnh xuống chân núi.Già làng Krajan Plin (xã Lát, dưới chân ngọn Lang Biang) kể lại: “Vụ sạt lở núi Lang Biang xảy ra đêm 9 rạng sáng 10.8. Nhiều người sống gần chân núi nghe rõ tiếng chuyển động ầm ầm của đất đá và tiếng cây rừng bị ngã đổ do đất chuồi”.Theo người dân địa phương, năm 1970, núi Lang Biang từng bị sạt lở một lần. Sau 43 năm, núi Lang Biang lại bị sạt lở nghiêm trọng.
Núi Lang Biang (Đà Lạt) bị sạt lở
Mây mù che khuất vết sạt lở
Nhưng khi nắng kịp lên, bằng mắt thường cũng có thể thấy vệt sạt lở nghiêm trọng
Đất lở kéo dài gần 500 m
Lâm Viên
(thực hiện)
Nguyễn Đắc Song Phương chuyển(thực hiện)