Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Lời Từ Biệt Của Obama Trước Liên Hiệp Quốc
Đây là toàn văn lời từ biệt (đoạn cuối) bài phát biểu của Obama với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết thúc nhiệm kỳ 8 năm của mình.
LÊ NGUYỄN DUY HẬU Đây
là toàn văn lời từ biệt (đoạn cuối) bài phát biểu của Obama với tư cách
là Tổng thống Hoa Kỳ trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết thúc nhiệm
kỳ 8 năm của mình. Link toàn văn: http://time.com/4501910/president-obama-united-nations-speech-transcript/
Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. Con người thường hay bị động viên bởi lòng tham và quyền lực. Trong phần lớn lịch sử loài người, các cường quốc thường hay bắt nạt những quốc gia nhỏ bé hơn. Các bộ tộc và nhóm sắc tộc thường cảm thấy thoải mái định danh bản thân bằng những gì họ căm ghét thay vì bằng những ý tưởng kết nối chúng ta lại với nhau.
Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người. Chúng ta phải nhờ rằng lựa chọn của từng cá nhân cụ thể đã dẫn đến những cuộc thế chiến. Nhưng chúng ta cũng phải nhờ rằng cũng chính lựa chọn của cá nhân đã tạo nên Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng những cuộc thế chiến không bao giờ lặp lại nữa. Mỗi chúng ta như những người thủ lĩnh, mỗi quốc gia có thể chọn từ bỏ những kẻ luôn muốn lợi dụng cái tâm xấu xa của chúng ta và đồng hành với những ai luôn tin vào sự tốt đẹp của chúng ta. Vì loài người đã chứng minh rằng họ có thể chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn.
Ngồi trong ngục tối lao tù, chàng thanh niên trẻ tuổi Martin Luther King, Jr đã viết rằng, "sự tiến hoá của con người chưa bao giờ lăn trên bánh xe của hiển nhiên cả; sự tiến hoá đến từ những nỗ lực không mệt mỏi của loài người với quyết tâm có thể kiến tạo như một cộng sự với Chúa trời." Trong suốt 8 năm qua, trên mỗi hành trình đi đến đất nước của các bạn, tôi đã chứng kiến tinh thần đó từ những thanh niên, những người được giáo dục tốt hơn, khoan dung hơn, cởi mở hơn, đa dạng hơn, và sáng tạo hơn thế hệ của chúng ta. Họ là những người thấu hiểu và cảm thông với đồng loại hơn những thế hệ trước. Và, đúng, vài tố chất đó đến từ sự lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng nó cũng là kết quả của việc người trẻ tuổi có khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin về con người và nơi chốn khác - một sự thấu hiểu chưa từng có trong lịch sử loài người rằng tương lai của họ gắn liền với vận mệnh của những con người khác bên bờ kia của trái đất.
Tôi nghĩ đến hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp nơi trên trái đất này đã tình nguyện chiến đấu chống lại căn bệnh Ebola. Tôi nhớ đến những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang cố gắng gầy dựng cơ nghiệp ở Cuba. Tôi cũng nhớ đến những nghị sĩ mà chỉ vài năm trước thôi còn là các tù nhân chính trị tại Myanmar. Tôi nghĩ về những nữ sinh đã dám chống lại sự căm ghét và bạo lực để được đến trường ở Afghanistan; và cả những sinh viên đại học thiết kế nên những chương trình online nhằm chống lại sự cực đoan của những tổ chức như ISIL. Tôi được tiếp sức từ những người Mỹ trẻ tuổi - những nhà khởi nghiệp, nhà hoạt động, binh sĩ, công dân mới - những người đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi một lần nữa. Họ là những người không bị trói buộc bởi khuôn mẫu và thói quen cũ, và sẵn sàng với không chỉ cái hiện tại, mà còn với những gì sẽ đến trong tương lai.
Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng.
Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ - trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.
Đây là điều tôi hằng tin tưởng: rằng tất cả chúng ta đều có thể là một cộng sự của Chúa trời. Và sự lãnh đạo của chúng ta, chính phủ của chúng ta, và Liên Hiệp Quốc cần phải phản ánh được sự thật không thể chối bỏ này.
Xin cảm ơn rất nhiều.
Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. Con người thường hay bị động viên bởi lòng tham và quyền lực. Trong phần lớn lịch sử loài người, các cường quốc thường hay bắt nạt những quốc gia nhỏ bé hơn. Các bộ tộc và nhóm sắc tộc thường cảm thấy thoải mái định danh bản thân bằng những gì họ căm ghét thay vì bằng những ý tưởng kết nối chúng ta lại với nhau.
Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người. Chúng ta phải nhờ rằng lựa chọn của từng cá nhân cụ thể đã dẫn đến những cuộc thế chiến. Nhưng chúng ta cũng phải nhờ rằng cũng chính lựa chọn của cá nhân đã tạo nên Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng những cuộc thế chiến không bao giờ lặp lại nữa. Mỗi chúng ta như những người thủ lĩnh, mỗi quốc gia có thể chọn từ bỏ những kẻ luôn muốn lợi dụng cái tâm xấu xa của chúng ta và đồng hành với những ai luôn tin vào sự tốt đẹp của chúng ta. Vì loài người đã chứng minh rằng họ có thể chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn.
Ngồi trong ngục tối lao tù, chàng thanh niên trẻ tuổi Martin Luther King, Jr đã viết rằng, "sự tiến hoá của con người chưa bao giờ lăn trên bánh xe của hiển nhiên cả; sự tiến hoá đến từ những nỗ lực không mệt mỏi của loài người với quyết tâm có thể kiến tạo như một cộng sự với Chúa trời." Trong suốt 8 năm qua, trên mỗi hành trình đi đến đất nước của các bạn, tôi đã chứng kiến tinh thần đó từ những thanh niên, những người được giáo dục tốt hơn, khoan dung hơn, cởi mở hơn, đa dạng hơn, và sáng tạo hơn thế hệ của chúng ta. Họ là những người thấu hiểu và cảm thông với đồng loại hơn những thế hệ trước. Và, đúng, vài tố chất đó đến từ sự lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng nó cũng là kết quả của việc người trẻ tuổi có khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin về con người và nơi chốn khác - một sự thấu hiểu chưa từng có trong lịch sử loài người rằng tương lai của họ gắn liền với vận mệnh của những con người khác bên bờ kia của trái đất.
Tôi nghĩ đến hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp nơi trên trái đất này đã tình nguyện chiến đấu chống lại căn bệnh Ebola. Tôi nhớ đến những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang cố gắng gầy dựng cơ nghiệp ở Cuba. Tôi cũng nhớ đến những nghị sĩ mà chỉ vài năm trước thôi còn là các tù nhân chính trị tại Myanmar. Tôi nghĩ về những nữ sinh đã dám chống lại sự căm ghét và bạo lực để được đến trường ở Afghanistan; và cả những sinh viên đại học thiết kế nên những chương trình online nhằm chống lại sự cực đoan của những tổ chức như ISIL. Tôi được tiếp sức từ những người Mỹ trẻ tuổi - những nhà khởi nghiệp, nhà hoạt động, binh sĩ, công dân mới - những người đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi một lần nữa. Họ là những người không bị trói buộc bởi khuôn mẫu và thói quen cũ, và sẵn sàng với không chỉ cái hiện tại, mà còn với những gì sẽ đến trong tương lai.
Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng.
Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ - trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.
Đây là điều tôi hằng tin tưởng: rằng tất cả chúng ta đều có thể là một cộng sự của Chúa trời. Và sự lãnh đạo của chúng ta, chính phủ của chúng ta, và Liên Hiệp Quốc cần phải phản ánh được sự thật không thể chối bỏ này.
Xin cảm ơn rất nhiều.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lời Từ Biệt Của Obama Trước Liên Hiệp Quốc
Đây là toàn văn lời từ biệt (đoạn cuối) bài phát biểu của Obama với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kết thúc nhiệm kỳ 8 năm của mình.
Tôi muốn kết luận lại bài diễn văn của mình bằng cách nói rằng tôi thừa nhận lịch sử đang kể một câu chuyện rất khác câu chuyện tôi nói ngày hôm nay. Chúng ta đã chọn một cái nhìn lịch sử đen tối hơn và đầy hoài nghi hơn. Con người thường hay bị động viên bởi lòng tham và quyền lực. Trong phần lớn lịch sử loài người, các cường quốc thường hay bắt nạt những quốc gia nhỏ bé hơn. Các bộ tộc và nhóm sắc tộc thường cảm thấy thoải mái định danh bản thân bằng những gì họ căm ghét thay vì bằng những ý tưởng kết nối chúng ta lại với nhau.
Lần này qua lần khác, nhân loại đã tin rằng thời kỳ khai sáng đã đến để rồi rốt cuộc chúng ta lại lặp đi lặp lại vùng tuần hoàn của xung đột và đau khổ. Có lẽ đó chính là số phận của loài người. Chúng ta phải nhờ rằng lựa chọn của từng cá nhân cụ thể đã dẫn đến những cuộc thế chiến. Nhưng chúng ta cũng phải nhờ rằng cũng chính lựa chọn của cá nhân đã tạo nên Liên Hiệp Quốc, để đảm bảo rằng những cuộc thế chiến không bao giờ lặp lại nữa. Mỗi chúng ta như những người thủ lĩnh, mỗi quốc gia có thể chọn từ bỏ những kẻ luôn muốn lợi dụng cái tâm xấu xa của chúng ta và đồng hành với những ai luôn tin vào sự tốt đẹp của chúng ta. Vì loài người đã chứng minh rằng họ có thể chọn lựa một lịch sử tốt đẹp hơn.
Ngồi trong ngục tối lao tù, chàng thanh niên trẻ tuổi Martin Luther King, Jr đã viết rằng, "sự tiến hoá của con người chưa bao giờ lăn trên bánh xe của hiển nhiên cả; sự tiến hoá đến từ những nỗ lực không mệt mỏi của loài người với quyết tâm có thể kiến tạo như một cộng sự với Chúa trời." Trong suốt 8 năm qua, trên mỗi hành trình đi đến đất nước của các bạn, tôi đã chứng kiến tinh thần đó từ những thanh niên, những người được giáo dục tốt hơn, khoan dung hơn, cởi mở hơn, đa dạng hơn, và sáng tạo hơn thế hệ của chúng ta. Họ là những người thấu hiểu và cảm thông với đồng loại hơn những thế hệ trước. Và, đúng, vài tố chất đó đến từ sự lý tưởng của tuổi trẻ. Nhưng nó cũng là kết quả của việc người trẻ tuổi có khả năng tiếp cận với những nguồn thông tin về con người và nơi chốn khác - một sự thấu hiểu chưa từng có trong lịch sử loài người rằng tương lai của họ gắn liền với vận mệnh của những con người khác bên bờ kia của trái đất.
Tôi nghĩ đến hàng ngàn nhân viên y tế từ khắp nơi trên trái đất này đã tình nguyện chiến đấu chống lại căn bệnh Ebola. Tôi nhớ đến những nhà khởi nghiệp trẻ tuổi đang cố gắng gầy dựng cơ nghiệp ở Cuba. Tôi cũng nhớ đến những nghị sĩ mà chỉ vài năm trước thôi còn là các tù nhân chính trị tại Myanmar. Tôi nghĩ về những nữ sinh đã dám chống lại sự căm ghét và bạo lực để được đến trường ở Afghanistan; và cả những sinh viên đại học thiết kế nên những chương trình online nhằm chống lại sự cực đoan của những tổ chức như ISIL. Tôi được tiếp sức từ những người Mỹ trẻ tuổi - những nhà khởi nghiệp, nhà hoạt động, binh sĩ, công dân mới - những người đang xây dựng lại đất nước của chúng tôi một lần nữa. Họ là những người không bị trói buộc bởi khuôn mẫu và thói quen cũ, và sẵn sàng với không chỉ cái hiện tại, mà còn với những gì sẽ đến trong tương lai.
Gia đình của tôi được tạo dựng từ da thịt, huyết thống, truyền thống, văn hoá và đức tin từ rất nhiều nơi trên thế giới. Nó cũng giống như việc nước Mỹ được xây dựng từ mọi sắc dân trên quả đất này. Suốt cuộc đời của tôi, ở đất nước này, và với tư cách Tổng thống, tôi học được rằng đâu cần phải định danh cái tôi của chúng ta bằng cách đè nén những người xung quanh, mà chúng ta có thể định danh nó bằng việc nâng đỡ đồng loại. Cái tôi của chúng ta không cần phải được định danh bằng việc chống lại người khác, mà có thể chỉ bằng niềm tin vào tự do, vào bình đẳng, vào công lý, vào công bằng.
Và việc tôi nâng niu những nguyên tắc phổ quát này không làm suy yếu lòng tự tôn của tôi, hay tình yêu của tôi với nước Mỹ - trái lại, nó làm cho những điều đó mạnh mẽ thêm. Niềm tin của tôi rằng những lý tưởng đó tồn tại khắp mọi nơi không làm suy yếu cam kết của tôi là phải giúp đỡ những người có chủng tộc giống tôi, hoặc đức tin giống tôi, hoặc tôn thờ lá cờ của tôi. Trái lại, đức tin vào những nguyên tắc này còn ép buộc tôi phải mở rộng giới hạn của đạo đức bản thân và giúp tôi nhận ra rằng để có thể phục vụ đồng bào tôi tốt hơn, để có thể chăm sóc cho con gái tôi, thì tôi phải đảm bảo rằng hành động của mình cũng phải là tốt nhất cho mọi người, cho mọi đứa trẻ, cho cả con cháu của các bạn.
Đây là điều tôi hằng tin tưởng: rằng tất cả chúng ta đều có thể là một cộng sự của Chúa trời. Và sự lãnh đạo của chúng ta, chính phủ của chúng ta, và Liên Hiệp Quốc cần phải phản ánh được sự thật không thể chối bỏ này.
Xin cảm ơn rất nhiều.