Văn Học & Nghệ Thuật

Lợi thế của âm nhạc

Sau 1975, gần như mọi loại hình văn nghệ của miền Nam đều bị cấm, bị xem như “nọc độc văn hóa của Mỹ Ngụy”, trong đó văn chương và âm nhạc được xem như loại ‘đầu sỏ”! Thế nhưng trong khi văn học, với các loại sách báo gần như “biến mất”




Sau 1975, gần như mọi loại hình văn nghệ của miền Nam đều bị cấm, bị xem như “nọc độc văn hóa của Mỹ Ngụy”, trong đó văn chương và âm nhạc được xem như loại ‘đầu sỏ”! Thế nhưng trong khi văn học, với các loại sách báo gần như “biến mất”, chỉ còn lại lèo tèo trong các hiệu sách cũ, trên các lề đường đầy bụi hoặc được giấu giếm một cách hiếm hoi trong các tủ sách gia đình thì âm nhạc,mà điển hình là các ca khúc (được người cộng sản gọi một cách khinh bỉ là nhạc vàng (vọt)) vẫn có một đời sống bán công khai và liên tục, theo tôi đó là do âm nhạc đã biết phát huy lợi thế do tính chất đặc thù của mình.


Ai sống ở Việt Nam sau 1975 đều nhận thấy các ca khúc cũ chỉ “im hơi” một vài năm đầu do tâm lý sợ hãi rồi sau đó vẫn tiếp tục được nghe, được hát trong các gia đình miền Nam và sau đó nó “lấn sân” ra miền Bắc (phần lớn là các ca khúc “bình dân” - boléro) và lấn át hẳn các “ca khúc cách mạng”. Và sau hơn 30 năm, khi thế hệ nhạc sĩ viết ca khúc cũ đã thôi sáng tác hoặc mất đi, các thế hệ nhạc sĩ trẻ lớn lên đã sáng tác theo chiều hướng khác, một điều lạ lùng là người ta vẫn cứ nghe, cứ hát, không chỉ tại Việt Nam mà còn tại các nước mà người Việt đến định cư, những ca khúc cũ một thời, tưởng chừng nó vẫn không cũ đi dù rằng so với thế giới, nó đã hoàn toàn lạc hậu!


Vì sao có hiện tượng này? Nhiều người cho rằng có lẽ các nhạc sĩ viết ca khúc hiện nay chưa đủ tài năng để viết ra những bài ca vượt khỏi “cái bóng” của các nhạc sĩ cũ như Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Phụng… hay “bình dân” như Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương… và cả xa xưa như Văn Cao, Đặng Thế Phong… cùng với đó là sự bế tắc trong “dòng nhạc đỏ”, khi những “Tiếng đàn talư, Bác cùng chúng cháu hành quân”… đã trở thành xa lạ. Thế nhưng chủ đề bài viết này không phải bàn về chuyện “vì sao vẫn hát nhạc vàng” mà lại nói về chuyện khác, chuyện “vì sao hát được nhạc vàng”.


Lý do thực ra cũng khá là đơn giản. Thứ nhất không như thú đọc sách, phải kén chọn người đọc theo từng loại sách, đề tài, các ca khúc âm nhạc có vẻ “dễ dãi’ hơn. Một ông “cử nhân văn chương” cũng có thể mê “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ” như một bà bán xôi chè trong khi nếu ông ta “hứng bất tử’có đem tặng “bà chị” này một cuốn sách của Phạm Công Thiện thì chắc bà chị chỉ có một cách xé sách ra làm giấy gói xôi! Ví dụ trên cho thấy âm nhạc đã mang tính “quần chúng” hơn hẳn văn chương và chính vì vậy nó vẫn còn “đất sống”. Thứ hai: Đất sống ở đây là do tính đặc thù của âm nhạc ca khúc như dễ nghe, dễ nhớ, dễ… hát. Và đặc biệt hơn dễ… sản xuất, nhân bản!


Cùng bị cấm cùng với sách, nhưng các băng đĩa nhạc ngày ấy, dù bị tịch thu vẫn còn tồn tại trong các gia đình, và chuyện “sang một cuộn băng” để tặng nhau là một chuyện khá dễ dàng, trong khi đó để “nhân bản” một cuốn sách là quá nhiêu khê. Trước những năm 1990, các tiệm photocopy rất ít và được quản lý chặt chẽ, đem một cuốn sách in tại miền Nam ra tiệm để “photo” là đối diện với án tù vì tội “tuyên truyền văn hóa phẩm Mỹ ngụy” độc hại trong khi chỉ cần có một cái catsette đặt trong phòng ngủ là bạn có thể thoải mái săng băng.


Một lý do khác nữa là khi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ mạnh lên, đông đúc thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc đã giúp các “trung tâm âm nhạc” phát triển nhanh chóng. Với lợi thế của một đất nước tiên tiến, các nhạc phẩm cũ nhanh chóng được biểu diễn, thu âm với các phương tiện hiện đại bật nhất, chỉ có tinh thần, cách hát là vẫn cũ và từ Mỹ, các băng đĩa ấy tìm đủ mọi cách trở về Việt Nam, và tại đây nó nhanh chóng được nhân bản (lậu) và cũng phát hành (lậu) ra cộng đồng!


Và nếu để ý chúng ta cũng thấy rằng so với sách báo thì âm nhạc có vẻ được chính quyền “dễ dãi” hơn. Giả sử bạn có ôm đàn nghêu ngao ‘ngày xưa ai lá ngọc cành vàng” mà một “ông công an” văn hóa đi ngang, nghe được thì cũng… chả sao, và sau này thì hầu như chuyện “nghe và hát nhạc vàng’ tại gia đình là điều không bị cấm, dù bạn có rống lên “anh không chết đâu anh”, ‘anh Quốc ơi” hay “hát cho người nằm xuống” cũng chả có ma nào để ý, bởi có thể họ cũng chả biết mấy “thằng cha” trong các bài ca não nùng ai oán kia là ai!


Ngày nay, khi mà không khí đã “dễ thở” hơn, chuyện lật lại vấn đề “in lại và công nhận” các sách, báo miền Nam chắc chắn gặp rất nhiều nhiêu khê và cả không tưởng trong một thể chế toàn trị đầy kiêu ngạo nhưng nhiều mặc cảm, thế nhưng các ca khúc viết trước thời điểm 30.4.75 thì gần như “ngoài cuộc” vì nó vẫn cứ sống từ đó đến giờ. Chỉ có hơn 50 bài của Phạm Duy được hát công khai trên TV, trên sân khấu nhưng tất cả các ca khúc của ông vẫn được hát công khai trong các cuộc vui bạn bè, trong các quán karaoke và cả đôi khi trong các phòng trà. Tình trạng này cũng tương tự như những ca khúc bị cấm của Trịnh Công Sơn bởi người ta vẫn cứ hát, trong khi ấy các “ca khúc cách mạng”, các bài hát ngợi ca lãnh tụ của các nhạc sỹ được ca tụng như thiên tài thì chả có ma nào ngó tới, ngoài các dịp lễ lạt.


Câu chuyện có ông “nhạc sỹ lớn” phân bì với Phạm Duy (khi thấy ông này được công ty Phương Nam ưu ái) ồn ào một thời hay chuyện “live show” của Phạm Duy, của Chế Linh và cả Vinh Sử (người miền Nam không mặn mà lắm với ông này) cháy vé tại Hà Nội mới đây chính là chuyện “nhãn tiền” về một sức sống mạnh mẽ của văn nghệ miền Nam cho giới lãnh đạo văn nghệ hiện tại, và đó phải chăng là lý do rõ ràng nhất để họ quyết tâm phủ nhận văn học miền Nam?

N.Đ.B. (_http://nguyendinhbon.blogspot.com/2016/11/loi-cua-am-nhac.html)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lợi thế của âm nhạc

Sau 1975, gần như mọi loại hình văn nghệ của miền Nam đều bị cấm, bị xem như “nọc độc văn hóa của Mỹ Ngụy”, trong đó văn chương và âm nhạc được xem như loại ‘đầu sỏ”! Thế nhưng trong khi văn học, với các loại sách báo gần như “biến mất”




Sau 1975, gần như mọi loại hình văn nghệ của miền Nam đều bị cấm, bị xem như “nọc độc văn hóa của Mỹ Ngụy”, trong đó văn chương và âm nhạc được xem như loại ‘đầu sỏ”! Thế nhưng trong khi văn học, với các loại sách báo gần như “biến mất”, chỉ còn lại lèo tèo trong các hiệu sách cũ, trên các lề đường đầy bụi hoặc được giấu giếm một cách hiếm hoi trong các tủ sách gia đình thì âm nhạc,mà điển hình là các ca khúc (được người cộng sản gọi một cách khinh bỉ là nhạc vàng (vọt)) vẫn có một đời sống bán công khai và liên tục, theo tôi đó là do âm nhạc đã biết phát huy lợi thế do tính chất đặc thù của mình.


Ai sống ở Việt Nam sau 1975 đều nhận thấy các ca khúc cũ chỉ “im hơi” một vài năm đầu do tâm lý sợ hãi rồi sau đó vẫn tiếp tục được nghe, được hát trong các gia đình miền Nam và sau đó nó “lấn sân” ra miền Bắc (phần lớn là các ca khúc “bình dân” - boléro) và lấn át hẳn các “ca khúc cách mạng”. Và sau hơn 30 năm, khi thế hệ nhạc sĩ viết ca khúc cũ đã thôi sáng tác hoặc mất đi, các thế hệ nhạc sĩ trẻ lớn lên đã sáng tác theo chiều hướng khác, một điều lạ lùng là người ta vẫn cứ nghe, cứ hát, không chỉ tại Việt Nam mà còn tại các nước mà người Việt đến định cư, những ca khúc cũ một thời, tưởng chừng nó vẫn không cũ đi dù rằng so với thế giới, nó đã hoàn toàn lạc hậu!


Vì sao có hiện tượng này? Nhiều người cho rằng có lẽ các nhạc sĩ viết ca khúc hiện nay chưa đủ tài năng để viết ra những bài ca vượt khỏi “cái bóng” của các nhạc sĩ cũ như Ngô Thụy Miên, Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Văn Phụng… hay “bình dân” như Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Lam Phương… và cả xa xưa như Văn Cao, Đặng Thế Phong… cùng với đó là sự bế tắc trong “dòng nhạc đỏ”, khi những “Tiếng đàn talư, Bác cùng chúng cháu hành quân”… đã trở thành xa lạ. Thế nhưng chủ đề bài viết này không phải bàn về chuyện “vì sao vẫn hát nhạc vàng” mà lại nói về chuyện khác, chuyện “vì sao hát được nhạc vàng”.


Lý do thực ra cũng khá là đơn giản. Thứ nhất không như thú đọc sách, phải kén chọn người đọc theo từng loại sách, đề tài, các ca khúc âm nhạc có vẻ “dễ dãi’ hơn. Một ông “cử nhân văn chương” cũng có thể mê “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ” như một bà bán xôi chè trong khi nếu ông ta “hứng bất tử’có đem tặng “bà chị” này một cuốn sách của Phạm Công Thiện thì chắc bà chị chỉ có một cách xé sách ra làm giấy gói xôi! Ví dụ trên cho thấy âm nhạc đã mang tính “quần chúng” hơn hẳn văn chương và chính vì vậy nó vẫn còn “đất sống”. Thứ hai: Đất sống ở đây là do tính đặc thù của âm nhạc ca khúc như dễ nghe, dễ nhớ, dễ… hát. Và đặc biệt hơn dễ… sản xuất, nhân bản!


Cùng bị cấm cùng với sách, nhưng các băng đĩa nhạc ngày ấy, dù bị tịch thu vẫn còn tồn tại trong các gia đình, và chuyện “sang một cuộn băng” để tặng nhau là một chuyện khá dễ dàng, trong khi đó để “nhân bản” một cuốn sách là quá nhiêu khê. Trước những năm 1990, các tiệm photocopy rất ít và được quản lý chặt chẽ, đem một cuốn sách in tại miền Nam ra tiệm để “photo” là đối diện với án tù vì tội “tuyên truyền văn hóa phẩm Mỹ ngụy” độc hại trong khi chỉ cần có một cái catsette đặt trong phòng ngủ là bạn có thể thoải mái săng băng.


Một lý do khác nữa là khi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ mạnh lên, đông đúc thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc đã giúp các “trung tâm âm nhạc” phát triển nhanh chóng. Với lợi thế của một đất nước tiên tiến, các nhạc phẩm cũ nhanh chóng được biểu diễn, thu âm với các phương tiện hiện đại bật nhất, chỉ có tinh thần, cách hát là vẫn cũ và từ Mỹ, các băng đĩa ấy tìm đủ mọi cách trở về Việt Nam, và tại đây nó nhanh chóng được nhân bản (lậu) và cũng phát hành (lậu) ra cộng đồng!


Và nếu để ý chúng ta cũng thấy rằng so với sách báo thì âm nhạc có vẻ được chính quyền “dễ dãi” hơn. Giả sử bạn có ôm đàn nghêu ngao ‘ngày xưa ai lá ngọc cành vàng” mà một “ông công an” văn hóa đi ngang, nghe được thì cũng… chả sao, và sau này thì hầu như chuyện “nghe và hát nhạc vàng’ tại gia đình là điều không bị cấm, dù bạn có rống lên “anh không chết đâu anh”, ‘anh Quốc ơi” hay “hát cho người nằm xuống” cũng chả có ma nào để ý, bởi có thể họ cũng chả biết mấy “thằng cha” trong các bài ca não nùng ai oán kia là ai!


Ngày nay, khi mà không khí đã “dễ thở” hơn, chuyện lật lại vấn đề “in lại và công nhận” các sách, báo miền Nam chắc chắn gặp rất nhiều nhiêu khê và cả không tưởng trong một thể chế toàn trị đầy kiêu ngạo nhưng nhiều mặc cảm, thế nhưng các ca khúc viết trước thời điểm 30.4.75 thì gần như “ngoài cuộc” vì nó vẫn cứ sống từ đó đến giờ. Chỉ có hơn 50 bài của Phạm Duy được hát công khai trên TV, trên sân khấu nhưng tất cả các ca khúc của ông vẫn được hát công khai trong các cuộc vui bạn bè, trong các quán karaoke và cả đôi khi trong các phòng trà. Tình trạng này cũng tương tự như những ca khúc bị cấm của Trịnh Công Sơn bởi người ta vẫn cứ hát, trong khi ấy các “ca khúc cách mạng”, các bài hát ngợi ca lãnh tụ của các nhạc sỹ được ca tụng như thiên tài thì chả có ma nào ngó tới, ngoài các dịp lễ lạt.


Câu chuyện có ông “nhạc sỹ lớn” phân bì với Phạm Duy (khi thấy ông này được công ty Phương Nam ưu ái) ồn ào một thời hay chuyện “live show” của Phạm Duy, của Chế Linh và cả Vinh Sử (người miền Nam không mặn mà lắm với ông này) cháy vé tại Hà Nội mới đây chính là chuyện “nhãn tiền” về một sức sống mạnh mẽ của văn nghệ miền Nam cho giới lãnh đạo văn nghệ hiện tại, và đó phải chăng là lý do rõ ràng nhất để họ quyết tâm phủ nhận văn học miền Nam?

N.Đ.B. (_http://nguyendinhbon.blogspot.com/2016/11/loi-cua-am-nhac.html)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm