Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Lữ Đoàn 258 TQLC - Thiết Đoàn 20 Kịch Chiến Với CQ ở Tây Aí Tử
Là một trong những binh đoàn có mặt tại chiến trường Quảng Trị ngay từ khi CQ khởi động cuộc tổng tấn công vào cụm tuyến phòng thủ phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị vào ngày 30 tháng 3/1972, lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến đã chận đứng được nhiều cuộc tấn công của CQ trong những ngày đầu. Trước khi trận chiến diễn ra, các đơn vị thống thuộc lữ đoàn được bố trí phòng thủ tại các cứ điểm Pedro (Phượng Hoàng), Anne, Jane, Barbara và Nancy. Ngày 30 tháng 3/1972, khi CQ vừa mở đợt tấn công đầu tiên, tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến đang phòng thủ cứ điểm Nancy phía Bắc sông Mỹ Chánh được điều động lên Đông Hà để phụ trách giữ an ninh đoạn đường từ Đông Hà lên Cam Lộ nằm trên Quốc lộ 9.
Ngày 31 tháng 3/1972, bộ chỉ huy lữ đoàn 258 TQLC của đại tá Ngô Văn Định được điều động lên căn cứ Ái Tử. Tiểu đoàn 6 TQLC từ căn cứ Barbara lên tăng cường cho lực lượng phòng thủ căn cứ này. Sau 4 ngày tấn công của CSBV, các tiểu đoàn 1,3 và 6 thống thuộc quyền điều động của bộ chỉ huy lữ đoàn 258 TQLC được tái phối trí phòng thủ các tuyến trọng điểm ở Đông Hà, Ái Tử và Phượng Hoàng. Ngày 2 tháng 4/1972, ở bờ sông Đông Hà, tiểu đoàn 6 TQLC đã chận đứng cuộc tấn công bằng chiến xa của CQ.
Ngày 8 tháng 4, tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến được lệnh rút về Ái Tử, bàn giao tuyến phòng thủ cho 1 tiểu đoàn Biệt động quân. Ngày hôm sau, Cộng quân đã tấn công cường tập vào căn cứ Phượng Hoàng nằm ở phía Tây căn cứ Ái Tử. Đây là một trong những trận tấn công quy mô của địch quân. Theo tài liệu của cựu đại tá Turley-nguyên cố vấn phó Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH, và tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển-nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến phổ biến trong tạp chí KBC, đối chiếu với tài liệu của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng viết cho Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ, diễn tiến của trận đánh này được lược trình như sau:
* Tiểu đoàn 1, 6 TQLC và thiết đoàn 20 kịch chiến với với CQ tại căn cứ Phượng Hoàng:
Ngày 9 tháng 4/1972, Cộng quân khởi động cuộc tấn công cường tập vào căn cứ Phượng Hoàng. Nửa đêm về sáng, pháo binh CQ đã pháo hàng trăm quả đại pháo 130 ly vào căn cứ, các ngọn đồi chung quanh cũng đều bị pháo, nặng nhất là căn cứ Ái Tử. Vị trí này đã bị pháo hàng ngàn quả đạn 130 ly, mục đích của CQ là muốn làm tê liệt bộ chỉ huy hành quân và các pháo đội 105 ly của 1 tiểu đoàn Pháo binh Thủy quân Lục chiến.
Kinh nghiệm chiến trường đã báo cho người lính Thủy quân Lục chiến hiểu rằng khi nào bị pháo nhiều là sẽ có những cuộc tấn công của bộ binh đối phương, do đó tất cả chiến binh Cọp Biển đã ở trong thế sẵn sàng chiến đấu.
Vừa rạng đông thì một toán tiền đồn của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến báo cáo là nghe được rất nhiều tiếng máy nổ của chiến xa CQ từ hướng Tây. Nhận được khẩn báo, ban chỉ huy tiểu đoàn cho lệnh trung đội tiền đồn rút về tuyến sau gấp để Pháo binh tác xạ vào những mục tiêu đã chuẩn bị từ trước. Khi chiến xa đầu tiên của CQ xuất hiện trên đỉnh đồi bên kia căn cứ Phượng Hoàng thì tiền sát viên Pháo binh tăng phái tiểu đoàn 6 TQLC yêu cầu tác xạ chuẩn bị số 1. Ba pháo đội 105 ly và 1 pháo đội 155 đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu này. Ngay lúc đó, 2 tiền sát viên khác cũng yêu cầu tác xạ, chiến xa của CQ đã mở rộng đội hình hàng ngang vừa tiến vừa bắn đại bác 90 ly vào các vị trí phòng ngự của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến.
Đoàn chiến xa CQ đã lao ngay vào hàng rào căn cứ Phượng Hoàng, đại đội phòng ngự tại đây đã men theo giao thông hào rút ra ngoài và phân tán theo những đường thung lũng ở phía Đông để đánh chận bộ binh CQ. Khi băng qua hàng rào căn cứ, một số chiến xa CQ quay về hướng Đông Bắc tấn công vào cánh A của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến nhưng chưa kịp khai triển thế trận thì đã bị sa vào bãi mìn và bốc cháy dữ dội. Vào thời gian này, Pháo binh TQLC hỏa tập dồn dập khiến cho thành phần bộ binh CQ tan vỡ đội hình, phải nằm lại phía sau và phân tán vào các lùm cây. Tuy vậy một số chiến xa T54 của CQ vẫn hung hãn lao nhanh trên con lộ 557 dẫn về căn cứ Ái Tử, nhưng vừa lúc đó, 2 oanh tạc cơ A37 của Không quân VNCH đã lao qua tầng mây thấp oanh kích đoàn chiến xa CQ. 5 phút sau, một A 37 bị trúng đạn địch quân sau khi đã bắn cháy 1 chiến xa T 54, phi công đã nhảy ra nhưng dù không mở. Phi công anh hùng này là đại úy Tràn Thế Vinh, phi đoàn 518 thuộc Sư đoàn 3 Không quân.
Trận chiến trở nên sôi động, tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến đã lấy lại thế chủ động, bình tĩnh khi đối diện lần đầu với T54 của CQ. Đội hình tác chiến của chiến xa của CQ tấn công vào khu trung tâm đã bị chận lại trước sự chống trả mạnh mẽ của TQLC, cùng lúc đó, 3 chiếc T 54 khác nằm trên đường 577 hướng về Ái Tử như chờ đợi. Một số xe trong đoàn chiến xa CQ bị vướng bãi mìn đã tìm cách quay lui trong khi Pháo binh TQLC vẫn tác xạ bắn theo qua sự điều chỉnh của phi cơ quan sát. Tại phòng tuyến chính của tiểu đoàn 6 TQLC, các chiến binh Cọp Biển đã sử dụng súng M72 (hỏa tiễn trang bị cho cá nhân) bắn cháy một số chiến xa địch.
Để tiếp ứng cho lực lượng tại căn cứ Phượng Hoàng, đại tá Ngô Văn Định, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 258 TQLC đã điều động 2 đại đội tiểu đoàn 1 TQLC, 1 chi đoàn chiến xa hỗn hợp gồm 12 thiết vận xa M 113 và 8 chiến xa M 48 thuộc thiết đoàn 20 tăng cường cho tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến. Nửa giờ sau thì đơn vị tiếp ứng đã ngồi trên 20 chiến xa xuất phát từ Ái Tử tiến về căn cứ Phượng Hoàng. Khi đơn vị tăng viện này đến gần căn cứ, các chiến xa M48 đã khai hỏa từ tầm 2 ngàn mét, chiến xa của CQ chưa nhìn rõ chiến xa của VNCH thì đã bị trúng đạn và bốc cháy. Đoàn chiến xa T54 của CQ quay đầu chạy khỏi tầm tác xạ của chiến xa M 48.
Sau khi lực lượng tăng viện đến, tiểu đoàn 6 TQLC được lệnh phản công, hai đại đội của cánh A tiểu đoàn này dàn đội hình tiến về hướng Tây căn cứ để yểm trợ cho 2 đại đội của tiểu đoàn 1 TQLC đồng loạt tiến lên. Không quân VNCH và Pháo binh đã yểm trợ hỏa lực cho TQLC và Thiết giáp đánh bật đối phương ra khỏi trận địa. Theo ghi nhận của cựu đại tá Turley thì đây là một cuộc phối hợp hỏa lực tuyệt vời: Không quân vừa rời vùng thì Pháo binh tác xạ truy kích địch dưới sự điều chỉnh của tiền sát viên và phi cơ quan sát.
Tiểu đoàn 6 TQLC và cánh quân của tiểu đoàn 1 TQLC cùng với chi đoàn chiến xa tiếp tục truy kích CQ về phía Tây. Trận đánh tạm ngừng lúc xế chiều với kết quả 21 chiến xa T 54 bị bắn cháy, trong đó có 13 chiếc bị các chiến binh TQLC bắn hạ, 3 chiếc còn lại bỏ chạy về hướng thung lũng Ba Lòng nhưng bị Pháo binh TQLC bắn chận đầu. Quá hoảng hốt, xạ thủ và tài xế chiến xa thoát khỏi pháo tháp bỏ chạy, để lại 2 chiếc còn nguyên vẹn tại chỗ, sau đó được TQLC lái về Ái Tử (sau đó được vận chuyển bằng tàu Hải quân về Sài Gòn để triển lãm cho dân chúng xem cùng với các chiến lợi phẩm khác). Về nhân mạng, có hơn 400 CQ bị bỏ xác tại trận địa.
* Đợt tấn công thứ hai vào căn cứ Phượng Hoàng:
Ngày 10 và 11 tháng 4/1972, Cộng quân đã mở thêm nhiều đợt tấn công vào căn cứ Phượng Hoàng (Pedro) do tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến và 2 đại đội của tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến cùng với 1 chi đoàn của thiết đoàn 20 phòng ngự. Với sự yểm trợ mạnh và hữu hiệu của Pháo binh Thủy quân Lục chiến từ căn cứ Ái Tử, lực lượng trú phòng đã đẩy lùi cuộc tấn công của CSBV và gây tồn thất nặng cho đối phương: 211 cán binh CSBV bỏ xác tại trận địa cùng với vũ khí.
Khai thác tài liệu tịch thu được trên các tử thi Cộng quân, các sĩ quan tình báo VNCH ghi nhận thành phần tham gia cuộc tấn công căn cứ Phượng Hoàng là 1 trung đoàn của sư đoàn 304 CSBV. Ngoài trung đoàn này, 1 trung đoàn khác của sư đoàn này cũng được lệnh tấn công vào căn cứ Ái Tử do lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến phụ trách.
Một ghi nhận là qua các cuộc tấn công của CSBV vào căn cứ Phượng Hoàng trong ngày 9 tháng 4/1972, các chiến binh Cọp Biển đã sử dụng hữu hiệu hỏa tiển cá nhân chống chiến xa M 72, để bắn hạ các chiến xa T 54 của Cộng quân. Để “chắc ăn”, binh sĩ Thủy quân Lục chiến đã tiến thật gần các chiến xa CQ rồi mới khai hỏa, kết quả như đã trình bày ở trên: 13 chiến xa của CSBV đã bị TQLC bắn hạ trong cuộc tấn công vào căn cứ này.
Kinh nghiệm của các Cọp Biển lần đầu tiên sử dụng hỏa tiễn cá nhân M72 để hạ chiến xa của CSBV đã được bộ Tổng tham mưu VNCH phổ biến rộng rãi cho các đơn vị tham chiến tại các mặt trận khác, để cho binh sĩ VNCH thấy là chiến xa T 54 không chịu nổi sức công phá của vũ khí M-72 mà tất cả chiến binh VNCH đều được trang bị, và qua đó, chiến xa CSBV không còn là chiến cụ mới mẻ lợi hại trên trận địa và chiến thuật tấn công theo thế chân vạc pháo-bộ binh-chiến xa của Cộng quân sẽ bị vô hiệu hóa nếu như chiến binh VNCH sử dụng hữu hiệu M-72 như tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến VNCH.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lữ Đoàn 258 TQLC - Thiết Đoàn 20 Kịch Chiến Với CQ ở Tây Aí Tử
Là một trong những binh đoàn có mặt tại chiến trường Quảng Trị ngay từ khi CQ khởi động cuộc tổng tấn công vào cụm tuyến phòng thủ phía Tây Bắc tỉnh Quảng Trị vào ngày 30 tháng 3/1972, lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến đã chận đứng được nhiều cuộc tấn công của CQ trong những ngày đầu. Trước khi trận chiến diễn ra, các đơn vị thống thuộc lữ đoàn được bố trí phòng thủ tại các cứ điểm Pedro (Phượng Hoàng), Anne, Jane, Barbara và Nancy. Ngày 30 tháng 3/1972, khi CQ vừa mở đợt tấn công đầu tiên, tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến đang phòng thủ cứ điểm Nancy phía Bắc sông Mỹ Chánh được điều động lên Đông Hà để phụ trách giữ an ninh đoạn đường từ Đông Hà lên Cam Lộ nằm trên Quốc lộ 9.
Ngày 31 tháng 3/1972, bộ chỉ huy lữ đoàn 258 TQLC của đại tá Ngô Văn Định được điều động lên căn cứ Ái Tử. Tiểu đoàn 6 TQLC từ căn cứ Barbara lên tăng cường cho lực lượng phòng thủ căn cứ này. Sau 4 ngày tấn công của CSBV, các tiểu đoàn 1,3 và 6 thống thuộc quyền điều động của bộ chỉ huy lữ đoàn 258 TQLC được tái phối trí phòng thủ các tuyến trọng điểm ở Đông Hà, Ái Tử và Phượng Hoàng. Ngày 2 tháng 4/1972, ở bờ sông Đông Hà, tiểu đoàn 6 TQLC đã chận đứng cuộc tấn công bằng chiến xa của CQ.
Ngày 8 tháng 4, tiểu đoàn 3 Thủy quân Lục chiến được lệnh rút về Ái Tử, bàn giao tuyến phòng thủ cho 1 tiểu đoàn Biệt động quân. Ngày hôm sau, Cộng quân đã tấn công cường tập vào căn cứ Phượng Hoàng nằm ở phía Tây căn cứ Ái Tử. Đây là một trong những trận tấn công quy mô của địch quân. Theo tài liệu của cựu đại tá Turley-nguyên cố vấn phó Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH, và tài liệu của cựu trung tá Trần Văn Hiển-nguyên trưởng phòng 3 Sư đoàn Thủy quân Lục chiến phổ biến trong tạp chí KBC, đối chiếu với tài liệu của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng viết cho Ủy ban Quân sử Hoa Kỳ, diễn tiến của trận đánh này được lược trình như sau:
* Tiểu đoàn 1, 6 TQLC và thiết đoàn 20 kịch chiến với với CQ tại căn cứ Phượng Hoàng:
Ngày 9 tháng 4/1972, Cộng quân khởi động cuộc tấn công cường tập vào căn cứ Phượng Hoàng. Nửa đêm về sáng, pháo binh CQ đã pháo hàng trăm quả đại pháo 130 ly vào căn cứ, các ngọn đồi chung quanh cũng đều bị pháo, nặng nhất là căn cứ Ái Tử. Vị trí này đã bị pháo hàng ngàn quả đạn 130 ly, mục đích của CQ là muốn làm tê liệt bộ chỉ huy hành quân và các pháo đội 105 ly của 1 tiểu đoàn Pháo binh Thủy quân Lục chiến.
Kinh nghiệm chiến trường đã báo cho người lính Thủy quân Lục chiến hiểu rằng khi nào bị pháo nhiều là sẽ có những cuộc tấn công của bộ binh đối phương, do đó tất cả chiến binh Cọp Biển đã ở trong thế sẵn sàng chiến đấu.
Vừa rạng đông thì một toán tiền đồn của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến báo cáo là nghe được rất nhiều tiếng máy nổ của chiến xa CQ từ hướng Tây. Nhận được khẩn báo, ban chỉ huy tiểu đoàn cho lệnh trung đội tiền đồn rút về tuyến sau gấp để Pháo binh tác xạ vào những mục tiêu đã chuẩn bị từ trước. Khi chiến xa đầu tiên của CQ xuất hiện trên đỉnh đồi bên kia căn cứ Phượng Hoàng thì tiền sát viên Pháo binh tăng phái tiểu đoàn 6 TQLC yêu cầu tác xạ chuẩn bị số 1. Ba pháo đội 105 ly và 1 pháo đội 155 đồng loạt khai hỏa vào mục tiêu này. Ngay lúc đó, 2 tiền sát viên khác cũng yêu cầu tác xạ, chiến xa của CQ đã mở rộng đội hình hàng ngang vừa tiến vừa bắn đại bác 90 ly vào các vị trí phòng ngự của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến.
Đoàn chiến xa CQ đã lao ngay vào hàng rào căn cứ Phượng Hoàng, đại đội phòng ngự tại đây đã men theo giao thông hào rút ra ngoài và phân tán theo những đường thung lũng ở phía Đông để đánh chận bộ binh CQ. Khi băng qua hàng rào căn cứ, một số chiến xa CQ quay về hướng Đông Bắc tấn công vào cánh A của tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến nhưng chưa kịp khai triển thế trận thì đã bị sa vào bãi mìn và bốc cháy dữ dội. Vào thời gian này, Pháo binh TQLC hỏa tập dồn dập khiến cho thành phần bộ binh CQ tan vỡ đội hình, phải nằm lại phía sau và phân tán vào các lùm cây. Tuy vậy một số chiến xa T54 của CQ vẫn hung hãn lao nhanh trên con lộ 557 dẫn về căn cứ Ái Tử, nhưng vừa lúc đó, 2 oanh tạc cơ A37 của Không quân VNCH đã lao qua tầng mây thấp oanh kích đoàn chiến xa CQ. 5 phút sau, một A 37 bị trúng đạn địch quân sau khi đã bắn cháy 1 chiến xa T 54, phi công đã nhảy ra nhưng dù không mở. Phi công anh hùng này là đại úy Tràn Thế Vinh, phi đoàn 518 thuộc Sư đoàn 3 Không quân.
Trận chiến trở nên sôi động, tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến đã lấy lại thế chủ động, bình tĩnh khi đối diện lần đầu với T54 của CQ. Đội hình tác chiến của chiến xa của CQ tấn công vào khu trung tâm đã bị chận lại trước sự chống trả mạnh mẽ của TQLC, cùng lúc đó, 3 chiếc T 54 khác nằm trên đường 577 hướng về Ái Tử như chờ đợi. Một số xe trong đoàn chiến xa CQ bị vướng bãi mìn đã tìm cách quay lui trong khi Pháo binh TQLC vẫn tác xạ bắn theo qua sự điều chỉnh của phi cơ quan sát. Tại phòng tuyến chính của tiểu đoàn 6 TQLC, các chiến binh Cọp Biển đã sử dụng súng M72 (hỏa tiễn trang bị cho cá nhân) bắn cháy một số chiến xa địch.
Để tiếp ứng cho lực lượng tại căn cứ Phượng Hoàng, đại tá Ngô Văn Định, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 258 TQLC đã điều động 2 đại đội tiểu đoàn 1 TQLC, 1 chi đoàn chiến xa hỗn hợp gồm 12 thiết vận xa M 113 và 8 chiến xa M 48 thuộc thiết đoàn 20 tăng cường cho tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến. Nửa giờ sau thì đơn vị tiếp ứng đã ngồi trên 20 chiến xa xuất phát từ Ái Tử tiến về căn cứ Phượng Hoàng. Khi đơn vị tăng viện này đến gần căn cứ, các chiến xa M48 đã khai hỏa từ tầm 2 ngàn mét, chiến xa của CQ chưa nhìn rõ chiến xa của VNCH thì đã bị trúng đạn và bốc cháy. Đoàn chiến xa T54 của CQ quay đầu chạy khỏi tầm tác xạ của chiến xa M 48.
Sau khi lực lượng tăng viện đến, tiểu đoàn 6 TQLC được lệnh phản công, hai đại đội của cánh A tiểu đoàn này dàn đội hình tiến về hướng Tây căn cứ để yểm trợ cho 2 đại đội của tiểu đoàn 1 TQLC đồng loạt tiến lên. Không quân VNCH và Pháo binh đã yểm trợ hỏa lực cho TQLC và Thiết giáp đánh bật đối phương ra khỏi trận địa. Theo ghi nhận của cựu đại tá Turley thì đây là một cuộc phối hợp hỏa lực tuyệt vời: Không quân vừa rời vùng thì Pháo binh tác xạ truy kích địch dưới sự điều chỉnh của tiền sát viên và phi cơ quan sát.
Tiểu đoàn 6 TQLC và cánh quân của tiểu đoàn 1 TQLC cùng với chi đoàn chiến xa tiếp tục truy kích CQ về phía Tây. Trận đánh tạm ngừng lúc xế chiều với kết quả 21 chiến xa T 54 bị bắn cháy, trong đó có 13 chiếc bị các chiến binh TQLC bắn hạ, 3 chiếc còn lại bỏ chạy về hướng thung lũng Ba Lòng nhưng bị Pháo binh TQLC bắn chận đầu. Quá hoảng hốt, xạ thủ và tài xế chiến xa thoát khỏi pháo tháp bỏ chạy, để lại 2 chiếc còn nguyên vẹn tại chỗ, sau đó được TQLC lái về Ái Tử (sau đó được vận chuyển bằng tàu Hải quân về Sài Gòn để triển lãm cho dân chúng xem cùng với các chiến lợi phẩm khác). Về nhân mạng, có hơn 400 CQ bị bỏ xác tại trận địa.
* Đợt tấn công thứ hai vào căn cứ Phượng Hoàng:
Ngày 10 và 11 tháng 4/1972, Cộng quân đã mở thêm nhiều đợt tấn công vào căn cứ Phượng Hoàng (Pedro) do tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến và 2 đại đội của tiểu đoàn 1 Thủy quân Lục chiến cùng với 1 chi đoàn của thiết đoàn 20 phòng ngự. Với sự yểm trợ mạnh và hữu hiệu của Pháo binh Thủy quân Lục chiến từ căn cứ Ái Tử, lực lượng trú phòng đã đẩy lùi cuộc tấn công của CSBV và gây tồn thất nặng cho đối phương: 211 cán binh CSBV bỏ xác tại trận địa cùng với vũ khí.
Khai thác tài liệu tịch thu được trên các tử thi Cộng quân, các sĩ quan tình báo VNCH ghi nhận thành phần tham gia cuộc tấn công căn cứ Phượng Hoàng là 1 trung đoàn của sư đoàn 304 CSBV. Ngoài trung đoàn này, 1 trung đoàn khác của sư đoàn này cũng được lệnh tấn công vào căn cứ Ái Tử do lữ đoàn 258 Thủy quân Lục chiến phụ trách.
Một ghi nhận là qua các cuộc tấn công của CSBV vào căn cứ Phượng Hoàng trong ngày 9 tháng 4/1972, các chiến binh Cọp Biển đã sử dụng hữu hiệu hỏa tiển cá nhân chống chiến xa M 72, để bắn hạ các chiến xa T 54 của Cộng quân. Để “chắc ăn”, binh sĩ Thủy quân Lục chiến đã tiến thật gần các chiến xa CQ rồi mới khai hỏa, kết quả như đã trình bày ở trên: 13 chiến xa của CSBV đã bị TQLC bắn hạ trong cuộc tấn công vào căn cứ này.
Kinh nghiệm của các Cọp Biển lần đầu tiên sử dụng hỏa tiễn cá nhân M72 để hạ chiến xa của CSBV đã được bộ Tổng tham mưu VNCH phổ biến rộng rãi cho các đơn vị tham chiến tại các mặt trận khác, để cho binh sĩ VNCH thấy là chiến xa T 54 không chịu nổi sức công phá của vũ khí M-72 mà tất cả chiến binh VNCH đều được trang bị, và qua đó, chiến xa CSBV không còn là chiến cụ mới mẻ lợi hại trên trận địa và chiến thuật tấn công theo thế chân vạc pháo-bộ binh-chiến xa của Cộng quân sẽ bị vô hiệu hóa nếu như chiến binh VNCH sử dụng hữu hiệu M-72 như tiểu đoàn 6 Thủy quân Lục chiến VNCH.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển