Kinh Đời

Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa

thế nhưng nét quyến rũ của Lào đối với tôi không phải là những khu rừng nguyên sinh, là núi non mà là cuộc sống êm đềm thấm đẫm tinh thần Phật giáo của người dân nơi đây. ( Song Phương chuyển )

Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa
Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, chỉ có núi non và cánh rừng bạt ngàn… thế nhưng nét quyến rũ của Lào đối với tôi không phải là những khu rừng nguyên sinh, là núi non mà là cuộc sống êm đềm thấm đẫm tinh thần Phật giáo của người dân nơi đây.
 

Từ Hà Nội, bạn có thể chọn xe bus đi đến Thủ đô Viên Chăn rồi từ đó đi tiếp đến Luang Prabang. Với năm cửa khẩu đường bộ tiếp giáp với Việt Nam, không cần visa và việc đi lại bằng xe bus hiện tại khá thuận tiện thì một chuyến du hành đến Lào không quá khó.

Vượt qua chặng đường quanh co từ thủ đô Viên Chăn, chúng tôi đến Luang Prabang khi thành phố đã lên đèn. Nằm nép mình bên hai dòng sông Nậm Khan và Mê Kông, Luang Prabang có lịch sử hơn 200 năm là kinh đô của Lào trước khi kinh đô được chuyển về Viên Chăn. Tuy nhiên, thành phố này vẫn bảo tồn được địa thế của nó như một cái nôi của Phật giáo và nền văn hóa, kiến trúc đa dạng của Lào.

Thành phố của các ngôi chùa

Luang Prabang được biết đến như một trung tâm Phật giáo vì ở đây hiện diện gần 40 ngôi chùa được xây dựng từ những triều đại khác nhau. Mỗi công trình đều mang nét kiến trúc riêng, đa phần vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Từng ngôi chùa Lào là kết tinh của niềm thành kính và bàn tay khéo léo của các người thợ, vì thế việc viếng thăm hàng loạt các ngôi chùa ở đây là một việc nên làm: Từ Wat Mai đẹp lộng lẫy đến ngôi chùa Vat Visoun cổ nhất Luang Prabang hay Vat Xieng Thong, ngôi chùa linh thiêng với nhiều tượng Phật và những bức tường trang trí tinh xảo.

Kiến trúc mái ngói nhiều tầng, lấp lánh hàng cột, xà nhà sơn son thiếp vàng mang lại nét đẹp “hoàng gia“ cho các ngôi chùa ở Lào. Khác hẳn với những ngôi nhà giản dị có phần cổ kính của người dân, dường như mọi thứ đẹp đẽ trong nhân gian đều được tập hợp trong chùa. Vì thế chúng tôi có thể thỏa thích ngắm những bức tượng Phật làm bằng ngọc khối nguyên chất hay những bức tường dát vàng được chạm khắc tỉ mỉ.
 
 
 
 
 
 
 
 Bạn nên khám phá Luang Prabang bằng xe đạp len lỏi trong dãy phố cổ (mà tôi có cảm giác thân thương như đang ở Hội An) với những ngôi nhà gỗ của người Lào xen lẫn những ngôi nhà kiến trúc Pháp dấu ấn của một thời thuộc địa, tĩnh lặng trong không gian của các ngôi chùa. Nếu không, bạn nên đi thuyền cắt dòng Mê Kông sang những làng nghề làm lồng đèn, nấu rượu bên kia sông.

Hành trình của du khách có thể khác nhau nhưng kết thúc luôn bằng niềm háo hức vượt qua 328 bậc đá để chinh phục đỉnh Phousi, thăm ngôi chùa nằm trên đỉnh núi và ngắm hoàng hôn buông trên dòng Mê Kông. Tôi vẫn thường đùa với đám bạn rằng Phousi chính là nơi mà chúng tôi có thể gặp được toàn bộ khách đến thăm thành phố trong ngày hôm ấy. Từ đây có thể ngắm trọn Luang Prabang cổ kính dần chìm vào ánh hoàng hôn.

Triết lý khất thực
 
 Hiện diện trên các bức tranh về Luang Prabang luôn là hình ảnh của các nhà sư trong sắc áo vàng cam ung dung giữa đời thường. Đến đây tôi mới biết vào mỗi sáng sớm khi mặt trời còn chưa thức dậy, các nhà sư sẽ hành lễ khất thực trên các con phố. Mỗi sáng sớm người dân ở đây với tấm lòng thành kính sẽ trải một chiếc chiếu trước hiên nhà, chuẩn bị các thực phẩm cúng dường, thông thường sẽ là xôi, bánh kẹo, hoa quả.

Các nhà sư đi theo từng đoàn dài, mặc áo cà sa đỏ, tay nâng một chiếc bát to, từng bước trên đôi chân trần đi qua các con phố nơi mà người dân đang chờ đợi để được dâng lên thức ăn. Khi các nhà sư đến, những người dâng thức ăn sẽ quỳ xuống, nâng đồ ăn lên ngang trán và khấn nguyện. Mỗi nhà sư nhận một ít thức ăn rồi đọc một câu kinh hoặc một lời chúc phúc. Không nhà sư nào nhận quá nhiều thức ăn, chỉ vừa đủ, nhường lại cho nhà sư tiếp theo.

Truyền thống khất thực này đã có từ thời đức Phật và vẫn tồn tại ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. Nhà sư đi khất thực không đơn giản là hành khất xin thức ăn, đó là quá trình thực tập, hạnh nguyện của các nhà sư. Khất thực vừa là phương tiện sinh sống vừa là thời gian để các nhà sư hành đạo.

Đối với các Phật tử, hình thức cúng dường cũng là cơ hội để thực hiện công hạnh, hướng đến thiện nguyện. Vì thế, họ không bao giờ làm điều đó với thái độ ban ơn hay bị bắt buộc. Trước khi cúng dường, người ta phải sửa soạn thân thể sạch sẽ, chuẩn bị thực phẩm với tất cả tấm lòng thành kính trân trọng. Người cúng dường sẽ có những lời cầu phúc cho người thân chứ không cầu chúc cho riêng mình.

Nếu là người yêu đạo Phật, có lẽ bạn nên đến nơi đây, bạn sẽ tìm thấy những giây phút yên bình và ý nghĩa nhất, cùng với người dân nước Lào.

Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa

thế nhưng nét quyến rũ của Lào đối với tôi không phải là những khu rừng nguyên sinh, là núi non mà là cuộc sống êm đềm thấm đẫm tinh thần Phật giáo của người dân nơi đây. ( Song Phương chuyển )

Luang Prabang, thành phố của các ngôi chùa
Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển, chỉ có núi non và cánh rừng bạt ngàn… thế nhưng nét quyến rũ của Lào đối với tôi không phải là những khu rừng nguyên sinh, là núi non mà là cuộc sống êm đềm thấm đẫm tinh thần Phật giáo của người dân nơi đây.
 

Từ Hà Nội, bạn có thể chọn xe bus đi đến Thủ đô Viên Chăn rồi từ đó đi tiếp đến Luang Prabang. Với năm cửa khẩu đường bộ tiếp giáp với Việt Nam, không cần visa và việc đi lại bằng xe bus hiện tại khá thuận tiện thì một chuyến du hành đến Lào không quá khó.

Vượt qua chặng đường quanh co từ thủ đô Viên Chăn, chúng tôi đến Luang Prabang khi thành phố đã lên đèn. Nằm nép mình bên hai dòng sông Nậm Khan và Mê Kông, Luang Prabang có lịch sử hơn 200 năm là kinh đô của Lào trước khi kinh đô được chuyển về Viên Chăn. Tuy nhiên, thành phố này vẫn bảo tồn được địa thế của nó như một cái nôi của Phật giáo và nền văn hóa, kiến trúc đa dạng của Lào.

Thành phố của các ngôi chùa

Luang Prabang được biết đến như một trung tâm Phật giáo vì ở đây hiện diện gần 40 ngôi chùa được xây dựng từ những triều đại khác nhau. Mỗi công trình đều mang nét kiến trúc riêng, đa phần vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Từng ngôi chùa Lào là kết tinh của niềm thành kính và bàn tay khéo léo của các người thợ, vì thế việc viếng thăm hàng loạt các ngôi chùa ở đây là một việc nên làm: Từ Wat Mai đẹp lộng lẫy đến ngôi chùa Vat Visoun cổ nhất Luang Prabang hay Vat Xieng Thong, ngôi chùa linh thiêng với nhiều tượng Phật và những bức tường trang trí tinh xảo.

Kiến trúc mái ngói nhiều tầng, lấp lánh hàng cột, xà nhà sơn son thiếp vàng mang lại nét đẹp “hoàng gia“ cho các ngôi chùa ở Lào. Khác hẳn với những ngôi nhà giản dị có phần cổ kính của người dân, dường như mọi thứ đẹp đẽ trong nhân gian đều được tập hợp trong chùa. Vì thế chúng tôi có thể thỏa thích ngắm những bức tượng Phật làm bằng ngọc khối nguyên chất hay những bức tường dát vàng được chạm khắc tỉ mỉ.
 
 
 
 
 
 
 
 Bạn nên khám phá Luang Prabang bằng xe đạp len lỏi trong dãy phố cổ (mà tôi có cảm giác thân thương như đang ở Hội An) với những ngôi nhà gỗ của người Lào xen lẫn những ngôi nhà kiến trúc Pháp dấu ấn của một thời thuộc địa, tĩnh lặng trong không gian của các ngôi chùa. Nếu không, bạn nên đi thuyền cắt dòng Mê Kông sang những làng nghề làm lồng đèn, nấu rượu bên kia sông.

Hành trình của du khách có thể khác nhau nhưng kết thúc luôn bằng niềm háo hức vượt qua 328 bậc đá để chinh phục đỉnh Phousi, thăm ngôi chùa nằm trên đỉnh núi và ngắm hoàng hôn buông trên dòng Mê Kông. Tôi vẫn thường đùa với đám bạn rằng Phousi chính là nơi mà chúng tôi có thể gặp được toàn bộ khách đến thăm thành phố trong ngày hôm ấy. Từ đây có thể ngắm trọn Luang Prabang cổ kính dần chìm vào ánh hoàng hôn.

Triết lý khất thực
 
 Hiện diện trên các bức tranh về Luang Prabang luôn là hình ảnh của các nhà sư trong sắc áo vàng cam ung dung giữa đời thường. Đến đây tôi mới biết vào mỗi sáng sớm khi mặt trời còn chưa thức dậy, các nhà sư sẽ hành lễ khất thực trên các con phố. Mỗi sáng sớm người dân ở đây với tấm lòng thành kính sẽ trải một chiếc chiếu trước hiên nhà, chuẩn bị các thực phẩm cúng dường, thông thường sẽ là xôi, bánh kẹo, hoa quả.

Các nhà sư đi theo từng đoàn dài, mặc áo cà sa đỏ, tay nâng một chiếc bát to, từng bước trên đôi chân trần đi qua các con phố nơi mà người dân đang chờ đợi để được dâng lên thức ăn. Khi các nhà sư đến, những người dâng thức ăn sẽ quỳ xuống, nâng đồ ăn lên ngang trán và khấn nguyện. Mỗi nhà sư nhận một ít thức ăn rồi đọc một câu kinh hoặc một lời chúc phúc. Không nhà sư nào nhận quá nhiều thức ăn, chỉ vừa đủ, nhường lại cho nhà sư tiếp theo.

Truyền thống khất thực này đã có từ thời đức Phật và vẫn tồn tại ở các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền. Nhà sư đi khất thực không đơn giản là hành khất xin thức ăn, đó là quá trình thực tập, hạnh nguyện của các nhà sư. Khất thực vừa là phương tiện sinh sống vừa là thời gian để các nhà sư hành đạo.

Đối với các Phật tử, hình thức cúng dường cũng là cơ hội để thực hiện công hạnh, hướng đến thiện nguyện. Vì thế, họ không bao giờ làm điều đó với thái độ ban ơn hay bị bắt buộc. Trước khi cúng dường, người ta phải sửa soạn thân thể sạch sẽ, chuẩn bị thực phẩm với tất cả tấm lòng thành kính trân trọng. Người cúng dường sẽ có những lời cầu phúc cho người thân chứ không cầu chúc cho riêng mình.

Nếu là người yêu đạo Phật, có lẽ bạn nên đến nơi đây, bạn sẽ tìm thấy những giây phút yên bình và ý nghĩa nhất, cùng với người dân nước Lào.

Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm