Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Lưng chữ cụ - vú chữ tâm
“Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé...”
Bài “Vẻ đẹp phụ nữ qua lăng kính nhà phẫu thuật thẩm mỹ”, TS Vũ Ngọc Lâm viết: “Những cô gái đẹp có tiếng của làng, của thôn, xã, huyện, tỉnh thường là có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu, da trắng môi đỏ, hình thể thì cũng đến "thắt đáy lưng ong", "cổ cao 3 ngấn", "lưng chữ Vụ, vú chữ Tâm"...” (báo “Sức khoẻ đời sống”).
Theo đây, thì “Lưng chữ cụ (hay “vụ”), vú chữ tâm”, là vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ, cũng là tiêu chuẩn chọn vợ của đàn ông xưa. Vậy, “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” trông thế nào mà hấp dẫn nam giới đến vậy?
1 - “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” Lưng (hơi gù như dáng) chữ “cụ” (trong tiếng Hán) và vú (hơi bầu như dáng) chữ “tâm” (của tiếng Hán) là hai nét hay gặp ở các cô gái mắn đẻ và khéo nuôi con [như Lưng gù chữ “cụ”, vú lồi chữ “tâm”]”.
2 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm [Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm]. (lưng gù chữ cụ: lưng cong hình chữ cụ; vú lồi chữ tâm: vú to, nhọn, không chảy sệ, như hình chữ tâm - tiếng Hán). Một kinh nghiệm xem tướng: người phụ nữ có hình dáng lưng, vú như vậy là người lắm con”.
3 - Bài “Đặc điểm văn hoá – giới tính qua tục ngữ Việt”, GSTS Đỗ Thị Kim Liên viết: “Còn những người: Lưng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
Kiểu vú song song, chảy sệ, đầu vú hướng xuống, hơi giống "mộc qua nhũ" (vú đu đủ)
Ảnh: St
Một số từ điển khác ghi nhận dị bản “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm”:
4 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm (Tức lưng hơi gù và vú bầu bầu). Người ta thường cho rằng người phụ nữ lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
5 - “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ): “Lưng chữ Ngũ, vú chữ Tâm: Chữ Ngũ có đường vòng ví như lưng con gái, chữ Tâm tròn bầu như vú đàn bà. Đây là cách nhận dạng nhân tướng phụ nữ nào lưng hơi gù, bầu vú bầu bĩnh thì người ấy mắn con, dễ đẻ, dễ nuôi và sinh lý mạnh”.
Tấm lưng thẳng, cân đối, đầy đặn, đi đôi với dáng vẻ bộ ngực chữ tâm của một mĩ nhân
Ảnh: St
6 - Sách “1575 câu thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm”, Lê Gia đưa ra dị bản “đặc biệt” hơn: “Lưng chữ cú (句) vú chữ tâm. Nghĩa câu: Lưng thì hơi cong gù như hình chữ cú (句) có nét chính hơi cong như cái lưng gù. Hai vú thì xệ xuống như hình chữ ‘tâm’ (心) có nét chính cong vòng xuống như quả mướp cong, gọi là ‘vú quả mướp’. Đây là nói về tướng người phụ nữ có hình dáng hơi xấu nhưng mắn đẻ”.
7- Bài “Siêu mẫu Quỳnh Thi- vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang dã”, Bùi Sĩ Nguyên lại đưa ra dị bản “lưng chữ THÚ” với cách giải thích cũng “thú vị” không kém: “Các cụ nhà mình dạy rằng “lưng chữ thú, vú chữ tâm”, nghĩa là đường cong nơi lưng nên mềm mại (chữ thú là bộ khuyển, dáng cong rất đẹp), còn ngực nên cao và tròn vành như chữ tâm.” (thegioidanong.net).
Một số kiểu vú theo cách đặt tên của người Tàu (từ trái qua phải) 1.Vú nho khô (vú lép); 2. Vú quả đào.
3.Vú anh đào; 4.Vú quả chanh; 5. Vú quả dừa; 6.Vú quả lê; 7.Vú đu đủ; 8.Vú quả xoài; 9.Vú nịt áo(?) 10. Vú lọ.
11. Vú hoả sơn (núi lửa, trông giống vú chữ Tâm); 12.[không rõ chữ]; 13. Vú dưa hấu.
14.Vú hoa sen; 15.Vú bát tô; 16.Vú quả chuối; 17. Vú quả bóng.
Cứ theo đây, thì cô gái “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” chẳng có gì đặc biệt ngoài cái lưng gù và cặp vú “bầu bầu”, “hơi bầu” hoặc “vú mướp”, mắn đẻ, khéo nuôi con.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, phân tích tục ngữ về tướng pháp, nhưng các nhà nghiên cứu biên soạn từ điển lại không tìm hiểu về tướng pháp, nên có sự hiểu lầm.
Phép xem “tướng lưng” [bối tướng 背相], cho rằng, lưng là nền móng của thân (bối vi thân chi cơ chỉ - 背為身之基祉). Người mạnh khoẻ hay bệnh tật; phú quý hay bần tiện; trường thọ hay yểu mệnh, đều biểu hiện qua tấm lưng. Sách về tướng pháp “Nhân luân đại thống phú” [人倫大統賦] của Trương Hành Giản [張行簡], thuộc “Từ khố toàn thư” của Tàu viết: “Lưng phải đầy đặn làm chỗ dựa yên ổn cho thân. Nếu lưng mà cong vạy, thì nghèo, chết non, hoặc tuyệt tự; lưng rộng, ĐẦY ĐẶN, CÂN ĐỐI thì được hưởng phú quý.” [nguyên văn: 夫背所貴者豐隆,身乃恃安定, 偏側貧夭絕嗣者欹斜, 富貴有后者闊厚平正].
Ảnh: St
Sách cổ về tướng pháp của Tàu “Đỗng vi ngọc giám” [洞微玉鋻] cũng viết: “Lưng dầy mà không thô, dáng như lưng rùa mà bằng rộng, đầy đặn; nhìn phía trước như đang ngẩng, xem đàng sau tựa đang cúi, ấy là người có phúc tướng vậy.” [nguyên văn: 背須得豐隆不俗,如龜背而廣厚平闊,前 看如昂,後看如俯者, 福相也].
Lưng đầy đặn, vai nở nang, vuông vắn, mông rộng bằng vai rất giống hình chữ cụ.
Ảnh:St
Sách “Nhân tướng học toàn thư” (Thiệu Vĩ Hoa - NXB Thời đại, 2010) viết: “Lưng tốt hội đủ các yếu tố: ĐẦY ĐẶN, RẮN CHẮC, CÂN XỨNG, nở nang. Trái lại, lưng mỏng, thế yếu, LƯNG CONG...đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược. (...). Eo lưng là thành quách của bụng, mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả (...) Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi. Tướng eo tốt, nên CÂN ĐỐI, đầy đặn, to, mông nở, tròn, bằng. Khi NGỒI, eo THẲNG, BẰNG PHẲNG. Nhìn từ phía trước, mặt eo như thót lại, nhìn từ mặt sau, EO VUÔNG VỨC là quý tướng.” (HTC nhấn mạnh).
Lưng thẳng, đầy đặn, vai và eo lưng nở nang, cân đối như chữ cụ
Ảnh: ST
Xét về mặt khoa học, thì bất kể đàn ông, hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân. Một người phụ nữ có tấm lưng gù làm sao đảm đương tốt thiên chức làm mẹ (riêng chuyện mang nặng khi thai ngén đã là một bất lợi, nói chi chuyện nuôi con). Có bao giờ tạo hoá lại ưu ái, trao quyền năng đặc biệt trong việc duy trì nòi giống cho một người gù lưng không? Theo chúng tôi là không. Với loài cầm, thú cũng vậy. Bất kể đực cái, hay trống mái, những con vật tạo hoá ban cho khả năng sinh sản tốt, đều có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, tấm lưng vững chắc. Con người không nằm ngoài qui luật của tạo hoá.
Hai hình ảnh đối lập, khá điển hình:
-Bên phải, vú bánh dày
-Bên trái, vú chữ Tâm
Ảnh: ST
Xét tự hình chữ “cụ” 具, rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, cũng là biểu thị phần cuối của tấm lưng (ngồi là tư thế thể hiện rõ nhất kiểu dáng của cái lưng).
Chữ CỤ hình dáng như một tấm lưng người đang ngồi, cân đối, khoẻ mạnh
Hình chữ: St
“Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ”具[1], chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” 具, chữ “ngũ” 五, chữ “vụ”, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”. Còn nếu “gù” đến mức giống chữ “cú” 句, chữ “thú” 狩, thì đây phải hiểu là người tàn tật mới đúng!)[2].
Eo lưng nở nang, đầy đặn, lưng cân đối
Ảnh: St
Vậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? Đến như Lê Gia hình dung “vú chữ tâm” thành “vú quả mướp” thì lại càng tệ hại! Dĩ nhiên tiêu chuẩn, quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi không tin một bộ ngực có hình dáng mơ hồ (“bầu bầu”) hoặc thõng “vú mướp”, gắn với tấm lưng gù lại thể hiện sức sống của người phụ nữ, và trở thành cái đẹp chuẩn mực khiến đàn ông phải si mê.
-Bên trái là kiểu bầu vú song song, đầu vú hướng chính diện
-Bên phải bầu vú ngoảnh ra hai bên, đầu vú hướng thương
chính là vú chữ tâm.
Đồ giải: St
“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển, mô mỡ đầy đặn, hai bầu vú cân đối, “ngoảnh” ra hai bên; “vú chữ tâm” không quá to, mềm mại và săc chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi bầu vú và đầu vú vẫn thây lẩy hướng thượng, tựa nét “ngoạ câu” (móc nằm), của chữ tâm 心.
Chữ TÂM, nét móc nằm giống bầu vú ngảnh ra phía phải, đầu vú hướng lên.
Nếu thêm nét đối xứng bên trái, sẽ thành hình dáng bộ ngực chữ tâm hoàn hảo.
Minh hoạ: HTC
Nghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú tròn hơi bẹt, không sệ, kém phát triển]; cũng không thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển, Tàu gọi là “mộc qua” -木瓜 - vú đu đủ]; không quá to như “vú quả dừa” [lang tử nhũ-椰子乳], hay “vú dưa hấu” [tây qua nhũ - 西瓜乳]).
Vú chữ tâm
Nữ minh tinh Phạm Băng Băng
Có thể nói, tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” đúc kết kinh nghiệm về “tướng lưng” [bối tướng 背相] và “tướng vú” [nhũ tướng 乳相] của nữ giới. Theo đó phụ nữ đẹp phải có thân hình khoẻ mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, bầu vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là hình mẫu phụ nữ đẹp, có khả năng về tình dục, sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khoẻ lao động trong cuộc sống làng xã xưa kia.
Điển hình của vú chữ TÂM, săn chắc mà mềm mại, thây lẩy hai bên, đầu vú hướng thượng
Ảnh: St
Tuy lấy tự hình chữ Hán làm trực quan so sánh, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy yếu tố gốc Hán, hoặc một dị bản gốc Hán nào liên quan đến tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Đây là có lẽ là một kiểu đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian theo cách riêng của người Việt: Một tấm lưng thẳng, cân đối (phía sau, trông như chữ “cụ” 具), đi đôi và tương xứng với một bộ ngực săn chắc, đầy đặn (hình dáng như chữ “tâm” 心 đằng trước). Đó chẳng phải là sự kết hợp hài hoà, hoàn hảo của tạo hoá hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các cô gái đẹp thường sở hữu đặc điểm “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” khoẻ mạnh, mắn đẻ, khéo nuôi con, được người đời ca ngợi, kén chọn về làm vợ, làm dâu con./.[3]
HOÀNG TUẤN CÔNG/3/2017
Chú thích:
[1] - “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức) có ghi nhận khái niệm “lưng chữ cụ” và giảng là “lưng người ngay chừ”, nghĩa là lưng thẳng: “lưng chữ cụ • dt. Lưng người ngay chừ : Lưng chữ cụ, vú chữ tâm (tng”); mục “ngay chừ • bt. X. Ngay chò: Cây chổi ngay chừ; nằm ngay chừ”; Mục “ngay chò • tt. C/g. Ngay chừ, thật ngay : Cái cây ngay chò”.
“Ngay” ở đây có nghĩa là thẳng. Đây chính là cách hiểu đúng về kiểu “lưng chữ cụ”, tiếc rằng Lê Văn Đức đã không liên hệ được nghĩa của nó với câu “Lưng chữ cụ, vũ chữ tâm”, nên ở mục “Lưng chữ ngũ”, chính ông lại có cách hiểu lầm như nhiều người khác, khi giảng: “lưng chữ ngũ • dt. Lưng người khòm, cúp cong ở giữa: Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm (tng)”.
[2] - Vì lúng túng, mơ hồ về câu tục ngữ, nên mỗi người đẻ một dị bản (chữ cụ具, thữ vụ 務, chữ ngũ 五, chữ cú 句, chữ thú 狩...). Thậm chí “Từ điển tiếng Việt” (New Era) lại cho rằng “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm Ngụ ý câu này cho rằng đàn ông mà có tấm lưng thẳng và rộng, đàn bà có cặp vú tròn trĩnh là người có dáng vóc đẹp đẽ”, và giảng “Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm”, như “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Tuy nhiên, cách diễn đạt của câu tục ngữ không cho phép người ta hiểu vế đầu nói về lưng đàn ông, vế sau nói về ngực (vú) phụ nữ.
[3] - Tham khảo một số cách hiểu liên quan đến câu tục ngữ đang xét:
- “Bầu vú như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm(心. Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể)”. (Bầu vú với văn hoá nhân loại - Lê Đình Khẩn).
- “Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm sư học đạo để kéo nó lên!” (Bà Ba Phải-Giadinhhoangtrong.wdr).
- “Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).
- “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (Đây là dạng người phụ nữ đẻ dễ, mắn đẻ, nhiều con)”. (Tham khảo nhân tướng học để chọn người-TS Nguyễn Hoàng Điệp-Vanhien.net).
- “Lưng chữ Cụ, vú chữ Tâm. khẽ đâm là chửa” (Vòng quay kì diệu-Lão Hà-Trannhuong.net).
Một tấm lưng thẳng, cân đối, giống như phần trên chữ "cụ" 具 Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé...”
Bài “Vẻ đẹp phụ nữ qua lăng kính nhà phẫu thuật thẩm mỹ”, TS Vũ Ngọc Lâm viết: “Những cô gái đẹp có tiếng của làng, của thôn, xã, huyện, tỉnh thường là có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu, da trắng môi đỏ, hình thể thì cũng đến "thắt đáy lưng ong", "cổ cao 3 ngấn", "lưng chữ Vụ, vú chữ Tâm"...” (báo “Sức khoẻ đời sống”).
Theo đây, thì “Lưng chữ cụ (hay “vụ”), vú chữ tâm”, là vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ, cũng là tiêu chuẩn chọn vợ của đàn ông xưa. Vậy, “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” trông thế nào mà hấp dẫn nam giới đến vậy?
1 - “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” Lưng (hơi gù như dáng) chữ “cụ” (trong tiếng Hán) và vú (hơi bầu như dáng) chữ “tâm” (của tiếng Hán) là hai nét hay gặp ở các cô gái mắn đẻ và khéo nuôi con [như Lưng gù chữ “cụ”, vú lồi chữ “tâm”]”.
2 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm [Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm]. (lưng gù chữ cụ: lưng cong hình chữ cụ; vú lồi chữ tâm: vú to, nhọn, không chảy sệ, như hình chữ tâm - tiếng Hán). Một kinh nghiệm xem tướng: người phụ nữ có hình dáng lưng, vú như vậy là người lắm con”.
3 - Bài “Đặc điểm văn hoá – giới tính qua tục ngữ Việt”, GSTS Đỗ Thị Kim Liên viết: “Còn những người: Lưng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
Kiểu vú song song, chảy sệ, đầu vú hướng xuống, hơi giống "mộc qua nhũ" (vú đu đủ)
Ảnh: St
Một số từ điển khác ghi nhận dị bản “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm”:
4 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm (Tức lưng hơi gù và vú bầu bầu). Người ta thường cho rằng người phụ nữ lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
5 - “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ): “Lưng chữ Ngũ, vú chữ Tâm: Chữ Ngũ có đường vòng ví như lưng con gái, chữ Tâm tròn bầu như vú đàn bà. Đây là cách nhận dạng nhân tướng phụ nữ nào lưng hơi gù, bầu vú bầu bĩnh thì người ấy mắn con, dễ đẻ, dễ nuôi và sinh lý mạnh”.
Tấm lưng thẳng, cân đối, đầy đặn, đi đôi với dáng vẻ bộ ngực chữ tâm của một mĩ nhân
Ảnh: St
6 - Sách “1575 câu thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm”, Lê Gia đưa ra dị bản “đặc biệt” hơn: “Lưng chữ cú (句) vú chữ tâm. Nghĩa câu: Lưng thì hơi cong gù như hình chữ cú (句) có nét chính hơi cong như cái lưng gù. Hai vú thì xệ xuống như hình chữ ‘tâm’ (心) có nét chính cong vòng xuống như quả mướp cong, gọi là ‘vú quả mướp’. Đây là nói về tướng người phụ nữ có hình dáng hơi xấu nhưng mắn đẻ”.
7- Bài “Siêu mẫu Quỳnh Thi- vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang dã”, Bùi Sĩ Nguyên lại đưa ra dị bản “lưng chữ THÚ” với cách giải thích cũng “thú vị” không kém: “Các cụ nhà mình dạy rằng “lưng chữ thú, vú chữ tâm”, nghĩa là đường cong nơi lưng nên mềm mại (chữ thú là bộ khuyển, dáng cong rất đẹp), còn ngực nên cao và tròn vành như chữ tâm.” (thegioidanong.net).
Một số kiểu vú theo cách đặt tên của người Tàu (từ trái qua phải) 1.Vú nho khô (vú lép); 2. Vú quả đào.
3.Vú anh đào; 4.Vú quả chanh; 5. Vú quả dừa; 6.Vú quả lê; 7.Vú đu đủ; 8.Vú quả xoài; 9.Vú nịt áo(?) 10. Vú lọ.
11. Vú hoả sơn (núi lửa, trông giống vú chữ Tâm); 12.[không rõ chữ]; 13. Vú dưa hấu.
14.Vú hoa sen; 15.Vú bát tô; 16.Vú quả chuối; 17. Vú quả bóng.
Cứ theo đây, thì cô gái “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” chẳng có gì đặc biệt ngoài cái lưng gù và cặp vú “bầu bầu”, “hơi bầu” hoặc “vú mướp”, mắn đẻ, khéo nuôi con.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, phân tích tục ngữ về tướng pháp, nhưng các nhà nghiên cứu biên soạn từ điển lại không tìm hiểu về tướng pháp, nên có sự hiểu lầm.
Phép xem “tướng lưng” [bối tướng 背相], cho rằng, lưng là nền móng của thân (bối vi thân chi cơ chỉ - 背為身之基祉). Người mạnh khoẻ hay bệnh tật; phú quý hay bần tiện; trường thọ hay yểu mệnh, đều biểu hiện qua tấm lưng. Sách về tướng pháp “Nhân luân đại thống phú” [人倫大統賦] của Trương Hành Giản [張行簡], thuộc “Từ khố toàn thư” của Tàu viết: “Lưng phải đầy đặn làm chỗ dựa yên ổn cho thân. Nếu lưng mà cong vạy, thì nghèo, chết non, hoặc tuyệt tự; lưng rộng, ĐẦY ĐẶN, CÂN ĐỐI thì được hưởng phú quý.” [nguyên văn: 夫背所貴者豐隆,身乃恃安定, 偏側貧夭絕嗣者欹斜, 富貴有后者闊厚平正].
Ảnh: St
Sách cổ về tướng pháp của Tàu “Đỗng vi ngọc giám” [洞微玉鋻] cũng viết: “Lưng dầy mà không thô, dáng như lưng rùa mà bằng rộng, đầy đặn; nhìn phía trước như đang ngẩng, xem đàng sau tựa đang cúi, ấy là người có phúc tướng vậy.” [nguyên văn: 背須得豐隆不俗,如龜背而廣厚平闊,前 看如昂,後看如俯者, 福相也].
Lưng đầy đặn, vai nở nang, vuông vắn, mông rộng bằng vai rất giống hình chữ cụ.
Ảnh:St
Sách “Nhân tướng học toàn thư” (Thiệu Vĩ Hoa - NXB Thời đại, 2010) viết: “Lưng tốt hội đủ các yếu tố: ĐẦY ĐẶN, RẮN CHẮC, CÂN XỨNG, nở nang. Trái lại, lưng mỏng, thế yếu, LƯNG CONG...đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược. (...). Eo lưng là thành quách của bụng, mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả (...) Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi. Tướng eo tốt, nên CÂN ĐỐI, đầy đặn, to, mông nở, tròn, bằng. Khi NGỒI, eo THẲNG, BẰNG PHẲNG. Nhìn từ phía trước, mặt eo như thót lại, nhìn từ mặt sau, EO VUÔNG VỨC là quý tướng.” (HTC nhấn mạnh).
Lưng thẳng, đầy đặn, vai và eo lưng nở nang, cân đối như chữ cụ
Ảnh: ST
Xét về mặt khoa học, thì bất kể đàn ông, hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân. Một người phụ nữ có tấm lưng gù làm sao đảm đương tốt thiên chức làm mẹ (riêng chuyện mang nặng khi thai ngén đã là một bất lợi, nói chi chuyện nuôi con). Có bao giờ tạo hoá lại ưu ái, trao quyền năng đặc biệt trong việc duy trì nòi giống cho một người gù lưng không? Theo chúng tôi là không. Với loài cầm, thú cũng vậy. Bất kể đực cái, hay trống mái, những con vật tạo hoá ban cho khả năng sinh sản tốt, đều có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, tấm lưng vững chắc. Con người không nằm ngoài qui luật của tạo hoá.
Hai hình ảnh đối lập, khá điển hình:
-Bên phải, vú bánh dày
-Bên trái, vú chữ Tâm
Ảnh: ST
Xét tự hình chữ “cụ” 具, rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, cũng là biểu thị phần cuối của tấm lưng (ngồi là tư thế thể hiện rõ nhất kiểu dáng của cái lưng).
Chữ CỤ hình dáng như một tấm lưng người đang ngồi, cân đối, khoẻ mạnh
Hình chữ: St
“Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ”具[1], chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” 具, chữ “ngũ” 五, chữ “vụ”, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”. Còn nếu “gù” đến mức giống chữ “cú” 句, chữ “thú” 狩, thì đây phải hiểu là người tàn tật mới đúng!)[2].
Eo lưng nở nang, đầy đặn, lưng cân đối
Ảnh: St
Vậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? Đến như Lê Gia hình dung “vú chữ tâm” thành “vú quả mướp” thì lại càng tệ hại! Dĩ nhiên tiêu chuẩn, quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi không tin một bộ ngực có hình dáng mơ hồ (“bầu bầu”) hoặc thõng “vú mướp”, gắn với tấm lưng gù lại thể hiện sức sống của người phụ nữ, và trở thành cái đẹp chuẩn mực khiến đàn ông phải si mê.
-Bên trái là kiểu bầu vú song song, đầu vú hướng chính diện
-Bên phải bầu vú ngoảnh ra hai bên, đầu vú hướng thương
chính là vú chữ tâm.
Đồ giải: St
“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển, mô mỡ đầy đặn, hai bầu vú cân đối, “ngoảnh” ra hai bên; “vú chữ tâm” không quá to, mềm mại và săc chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi bầu vú và đầu vú vẫn thây lẩy hướng thượng, tựa nét “ngoạ câu” (móc nằm), của chữ tâm 心.
Chữ TÂM, nét móc nằm giống bầu vú ngảnh ra phía phải, đầu vú hướng lên.
Nếu thêm nét đối xứng bên trái, sẽ thành hình dáng bộ ngực chữ tâm hoàn hảo.
Minh hoạ: HTC
Nghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú tròn hơi bẹt, không sệ, kém phát triển]; cũng không thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển, Tàu gọi là “mộc qua” -木瓜 - vú đu đủ]; không quá to như “vú quả dừa” [lang tử nhũ-椰子乳], hay “vú dưa hấu” [tây qua nhũ - 西瓜乳]).
Vú chữ tâm
Nữ minh tinh Phạm Băng Băng
Có thể nói, tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” đúc kết kinh nghiệm về “tướng lưng” [bối tướng 背相] và “tướng vú” [nhũ tướng 乳相] của nữ giới. Theo đó phụ nữ đẹp phải có thân hình khoẻ mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, bầu vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là hình mẫu phụ nữ đẹp, có khả năng về tình dục, sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khoẻ lao động trong cuộc sống làng xã xưa kia.
Điển hình của vú chữ TÂM, săn chắc mà mềm mại, thây lẩy hai bên, đầu vú hướng thượng
Ảnh: St
Tuy lấy tự hình chữ Hán làm trực quan so sánh, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy yếu tố gốc Hán, hoặc một dị bản gốc Hán nào liên quan đến tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Đây là có lẽ là một kiểu đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian theo cách riêng của người Việt: Một tấm lưng thẳng, cân đối (phía sau, trông như chữ “cụ” 具), đi đôi và tương xứng với một bộ ngực săn chắc, đầy đặn (hình dáng như chữ “tâm” 心 đằng trước). Đó chẳng phải là sự kết hợp hài hoà, hoàn hảo của tạo hoá hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các cô gái đẹp thường sở hữu đặc điểm “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” khoẻ mạnh, mắn đẻ, khéo nuôi con, được người đời ca ngợi, kén chọn về làm vợ, làm dâu con./.[3]
HOÀNG TUẤN CÔNG/3/2017
Chú thích:
[1] - “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức) có ghi nhận khái niệm “lưng chữ cụ” và giảng là “lưng người ngay chừ”, nghĩa là lưng thẳng: “lưng chữ cụ • dt. Lưng người ngay chừ : Lưng chữ cụ, vú chữ tâm (tng”); mục “ngay chừ • bt. X. Ngay chò: Cây chổi ngay chừ; nằm ngay chừ”; Mục “ngay chò • tt. C/g. Ngay chừ, thật ngay : Cái cây ngay chò”.
“Ngay” ở đây có nghĩa là thẳng. Đây chính là cách hiểu đúng về kiểu “lưng chữ cụ”, tiếc rằng Lê Văn Đức đã không liên hệ được nghĩa của nó với câu “Lưng chữ cụ, vũ chữ tâm”, nên ở mục “Lưng chữ ngũ”, chính ông lại có cách hiểu lầm như nhiều người khác, khi giảng: “lưng chữ ngũ • dt. Lưng người khòm, cúp cong ở giữa: Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm (tng)”.
[2] - Vì lúng túng, mơ hồ về câu tục ngữ, nên mỗi người đẻ một dị bản (chữ cụ具, thữ vụ 務, chữ ngũ 五, chữ cú 句, chữ thú 狩...). Thậm chí “Từ điển tiếng Việt” (New Era) lại cho rằng “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm Ngụ ý câu này cho rằng đàn ông mà có tấm lưng thẳng và rộng, đàn bà có cặp vú tròn trĩnh là người có dáng vóc đẹp đẽ”, và giảng “Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm”, như “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Tuy nhiên, cách diễn đạt của câu tục ngữ không cho phép người ta hiểu vế đầu nói về lưng đàn ông, vế sau nói về ngực (vú) phụ nữ.
[3] - Tham khảo một số cách hiểu liên quan đến câu tục ngữ đang xét:
- “Bầu vú như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm(心. Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể)”. (Bầu vú với văn hoá nhân loại - Lê Đình Khẩn).
- “Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm sư học đạo để kéo nó lên!” (Bà Ba Phải-Giadinhhoangtrong.wdr).
- “Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).
- “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (Đây là dạng người phụ nữ đẻ dễ, mắn đẻ, nhiều con)”. (Tham khảo nhân tướng học để chọn người-TS Nguyễn Hoàng Điệp-Vanhien.net).
- “Lưng chữ Cụ, vú chữ Tâm. khẽ đâm là chửa” (Vòng quay kì diệu-Lão Hà-Trannhuong.net).
Nguồn: Lyhong Tuan
Bàn ra tán vào (1)
Lynda
Gò ép,hiếp dâm chữ nghĩa...Với cái kiểu "méo vo tròn " này , người Hán nhìn ra Biển Đông cứ nghĩ lả ao nhà " không thể tranh cãi được " Đó là văn hoá Hán tộc chăng ?
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Lưng chữ cụ - vú chữ tâm
“Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).
Một tấm lưng thẳng, cân đối, giống như phần trên chữ "cụ" 具 Ảnh: ST |
HOÀNG TUẤN CÔNG
Trong truyện dài “Đứa con của thần linh”, Nhà văn Trần Quang Vinh viết: “Ngày ấy bà được khen là cô gái đẹp nhất làng, (...) những chuẩn mực thể hiện khả năng sinh con đàn cháu đống của người đàn bà như thắt đáy lưng ong, lưng chữ cụ vú chữ tâm cũng hội tụ ở người con gái ấy”.
Tiểu thuyết “Một trăm và chín chín” (Trần Chiểu) viết: “Cụ Cố khen tôi “lưng chữ cụ vú chữ tâm”, hai núm như hai hột đào tơ, mắn đẻ, khéo nuôi con, cụ muốn lấy tôi làm vợ bé...”
Bài “Vẻ đẹp phụ nữ qua lăng kính nhà phẫu thuật thẩm mỹ”, TS Vũ Ngọc Lâm viết: “Những cô gái đẹp có tiếng của làng, của thôn, xã, huyện, tỉnh thường là có đôi mắt lá răm, lông mày lá liễu, da trắng môi đỏ, hình thể thì cũng đến "thắt đáy lưng ong", "cổ cao 3 ngấn", "lưng chữ Vụ, vú chữ Tâm"...” (báo “Sức khoẻ đời sống”).
Theo đây, thì “Lưng chữ cụ (hay “vụ”), vú chữ tâm”, là vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ, cũng là tiêu chuẩn chọn vợ của đàn ông xưa. Vậy, “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” trông thế nào mà hấp dẫn nam giới đến vậy?
1 - “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương) giải thích: “Lưng chữ “cụ”, vú chữ “tâm” Lưng (hơi gù như dáng) chữ “cụ” (trong tiếng Hán) và vú (hơi bầu như dáng) chữ “tâm” (của tiếng Hán) là hai nét hay gặp ở các cô gái mắn đẻ và khéo nuôi con [như Lưng gù chữ “cụ”, vú lồi chữ “tâm”]”.
2 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (Nhóm Vũ Dung): “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm [Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm]. (lưng gù chữ cụ: lưng cong hình chữ cụ; vú lồi chữ tâm: vú to, nhọn, không chảy sệ, như hình chữ tâm - tiếng Hán). Một kinh nghiệm xem tướng: người phụ nữ có hình dáng lưng, vú như vậy là người lắm con”.
3 - Bài “Đặc điểm văn hoá – giới tính qua tục ngữ Việt”, GSTS Đỗ Thị Kim Liên viết: “Còn những người: Lưng chữ cụ, vú chữ tâm là với ý những người đàn bà lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
Kiểu vú song song, chảy sệ, đầu vú hướng xuống, hơi giống "mộc qua nhũ" (vú đu đủ)
Ảnh: St
Một số từ điển khác ghi nhận dị bản “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm”:
4 - “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân): “Lưng chữ NGŨ, vú chữ tâm (Tức lưng hơi gù và vú bầu bầu). Người ta thường cho rằng người phụ nữ lưng hơi gù và vú bầu bầu thì mắn đẻ và khéo nuôi con”.
5 - “Giải nghĩa tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Cừ): “Lưng chữ Ngũ, vú chữ Tâm: Chữ Ngũ có đường vòng ví như lưng con gái, chữ Tâm tròn bầu như vú đàn bà. Đây là cách nhận dạng nhân tướng phụ nữ nào lưng hơi gù, bầu vú bầu bĩnh thì người ấy mắn con, dễ đẻ, dễ nuôi và sinh lý mạnh”.
Tấm lưng thẳng, cân đối, đầy đặn, đi đôi với dáng vẻ bộ ngực chữ tâm của một mĩ nhân
Ảnh: St
6 - Sách “1575 câu thành ngữ, tục ngữ cần bàn thêm”, Lê Gia đưa ra dị bản “đặc biệt” hơn: “Lưng chữ cú (句) vú chữ tâm. Nghĩa câu: Lưng thì hơi cong gù như hình chữ cú (句) có nét chính hơi cong như cái lưng gù. Hai vú thì xệ xuống như hình chữ ‘tâm’ (心) có nét chính cong vòng xuống như quả mướp cong, gọi là ‘vú quả mướp’. Đây là nói về tướng người phụ nữ có hình dáng hơi xấu nhưng mắn đẻ”.
7- Bài “Siêu mẫu Quỳnh Thi- vẻ đẹp mạnh mẽ, hoang dã”, Bùi Sĩ Nguyên lại đưa ra dị bản “lưng chữ THÚ” với cách giải thích cũng “thú vị” không kém: “Các cụ nhà mình dạy rằng “lưng chữ thú, vú chữ tâm”, nghĩa là đường cong nơi lưng nên mềm mại (chữ thú là bộ khuyển, dáng cong rất đẹp), còn ngực nên cao và tròn vành như chữ tâm.” (thegioidanong.net).
Một số kiểu vú theo cách đặt tên của người Tàu (từ trái qua phải) 1.Vú nho khô (vú lép); 2. Vú quả đào.
3.Vú anh đào; 4.Vú quả chanh; 5. Vú quả dừa; 6.Vú quả lê; 7.Vú đu đủ; 8.Vú quả xoài; 9.Vú nịt áo(?) 10. Vú lọ.
11. Vú hoả sơn (núi lửa, trông giống vú chữ Tâm); 12.[không rõ chữ]; 13. Vú dưa hấu.
14.Vú hoa sen; 15.Vú bát tô; 16.Vú quả chuối; 17. Vú quả bóng.
Cứ theo đây, thì cô gái “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” chẳng có gì đặc biệt ngoài cái lưng gù và cặp vú “bầu bầu”, “hơi bầu” hoặc “vú mướp”, mắn đẻ, khéo nuôi con.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, phân tích tục ngữ về tướng pháp, nhưng các nhà nghiên cứu biên soạn từ điển lại không tìm hiểu về tướng pháp, nên có sự hiểu lầm.
Phép xem “tướng lưng” [bối tướng 背相], cho rằng, lưng là nền móng của thân (bối vi thân chi cơ chỉ - 背為身之基祉). Người mạnh khoẻ hay bệnh tật; phú quý hay bần tiện; trường thọ hay yểu mệnh, đều biểu hiện qua tấm lưng. Sách về tướng pháp “Nhân luân đại thống phú” [人倫大統賦] của Trương Hành Giản [張行簡], thuộc “Từ khố toàn thư” của Tàu viết: “Lưng phải đầy đặn làm chỗ dựa yên ổn cho thân. Nếu lưng mà cong vạy, thì nghèo, chết non, hoặc tuyệt tự; lưng rộng, ĐẦY ĐẶN, CÂN ĐỐI thì được hưởng phú quý.” [nguyên văn: 夫背所貴者豐隆,身乃恃安定, 偏側貧夭絕嗣者欹斜, 富貴有后者闊厚平正].
Ảnh: St
Sách cổ về tướng pháp của Tàu “Đỗng vi ngọc giám” [洞微玉鋻] cũng viết: “Lưng dầy mà không thô, dáng như lưng rùa mà bằng rộng, đầy đặn; nhìn phía trước như đang ngẩng, xem đàng sau tựa đang cúi, ấy là người có phúc tướng vậy.” [nguyên văn: 背須得豐隆不俗,如龜背而廣厚平闊,前 看如昂,後看如俯者, 福相也].
Lưng đầy đặn, vai nở nang, vuông vắn, mông rộng bằng vai rất giống hình chữ cụ.
Ảnh:St
Sách “Nhân tướng học toàn thư” (Thiệu Vĩ Hoa - NXB Thời đại, 2010) viết: “Lưng tốt hội đủ các yếu tố: ĐẦY ĐẶN, RẮN CHẮC, CÂN XỨNG, nở nang. Trái lại, lưng mỏng, thế yếu, LƯNG CONG...đều là các loại tướng xấu, nội tạng không ổn định, tinh thần suy nhược. (...). Eo lưng là thành quách của bụng, mọi sự an nguy của bụng đều dựa vào eo lưng cả (...) Đàn bà nếu eo lưng quá nhỏ và bó lại ở phần giữa, đường tử tức có rất nhiều điểm bất lợi. Tướng eo tốt, nên CÂN ĐỐI, đầy đặn, to, mông nở, tròn, bằng. Khi NGỒI, eo THẲNG, BẰNG PHẲNG. Nhìn từ phía trước, mặt eo như thót lại, nhìn từ mặt sau, EO VUÔNG VỨC là quý tướng.” (HTC nhấn mạnh).
Lưng thẳng, đầy đặn, vai và eo lưng nở nang, cân đối như chữ cụ
Ảnh: ST
Xét về mặt khoa học, thì bất kể đàn ông, hay đàn bà, tấm lưng đều là nơi gánh đỡ toàn bộ cơ thể, là chỗ dựa của lục phủ ngũ tạng, cũng là trung tâm chi phối sức mạnh của toàn thân. Một người phụ nữ có tấm lưng gù làm sao đảm đương tốt thiên chức làm mẹ (riêng chuyện mang nặng khi thai ngén đã là một bất lợi, nói chi chuyện nuôi con). Có bao giờ tạo hoá lại ưu ái, trao quyền năng đặc biệt trong việc duy trì nòi giống cho một người gù lưng không? Theo chúng tôi là không. Với loài cầm, thú cũng vậy. Bất kể đực cái, hay trống mái, những con vật tạo hoá ban cho khả năng sinh sản tốt, đều có ngoại hình cân đối, khoẻ mạnh, tấm lưng vững chắc. Con người không nằm ngoài qui luật của tạo hoá.
Hai hình ảnh đối lập, khá điển hình:
-Bên phải, vú bánh dày
-Bên trái, vú chữ Tâm
Ảnh: ST
Xét tự hình chữ “cụ” 具, rất giống một tấm lưng VUÔNG VỨC, CÂN ĐỐI của người ĐANG NGỒI (nhìn từ phía sau), trong đó, nét ngang dài dưới cùng, giống như mặt phẳng để ngồi, cũng là biểu thị phần cuối của tấm lưng (ngồi là tư thế thể hiện rõ nhất kiểu dáng của cái lưng).
Chữ CỤ hình dáng như một tấm lưng người đang ngồi, cân đối, khoẻ mạnh
Hình chữ: St
“Lưng chữ cụ” là tấm LƯNG THẲNG, CÂN ĐỐI, giống như hình chữ “cụ”具[1], chứ không phải là tấm “lưng gù” (chữ “cụ” 具, chữ “ngũ” 五, chữ “vụ”, đâu có gợi tả hình dáng cái lưng “gù”. Còn nếu “gù” đến mức giống chữ “cú” 句, chữ “thú” 狩, thì đây phải hiểu là người tàn tật mới đúng!)[2].
Eo lưng nở nang, đầy đặn, lưng cân đối
Ảnh: St
Vậy còn “vú chữ tâm” là kiểu vú thế nào? Nếu hình dung “vú bầu bầu”, “hơi bầu” như cách giảng của các nhà biên soạn từ điển, thì vú nào chẳng thế? Đến như Lê Gia hình dung “vú chữ tâm” thành “vú quả mướp” thì lại càng tệ hại! Dĩ nhiên tiêu chuẩn, quan niệm về cái đẹp có sự thay đổi theo thời gian. Nhưng tôi không tin một bộ ngực có hình dáng mơ hồ (“bầu bầu”) hoặc thõng “vú mướp”, gắn với tấm lưng gù lại thể hiện sức sống của người phụ nữ, và trở thành cái đẹp chuẩn mực khiến đàn ông phải si mê.
-Bên trái là kiểu bầu vú song song, đầu vú hướng chính diện
-Bên phải bầu vú ngoảnh ra hai bên, đầu vú hướng thương
chính là vú chữ tâm.
Đồ giải: St
“Vú chữ tâm” là kiểu vú đẹp. Cơ ngực, tuyến vú “chữ tâm” phát triển, mô mỡ đầy đặn, hai bầu vú cân đối, “ngoảnh” ra hai bên; “vú chữ tâm” không quá to, mềm mại và săc chắc, nên chỉ hơi sệ; trong khi bầu vú và đầu vú vẫn thây lẩy hướng thượng, tựa nét “ngoạ câu” (móc nằm), của chữ tâm 心.
Chữ TÂM, nét móc nằm giống bầu vú ngảnh ra phía phải, đầu vú hướng lên.
Nếu thêm nét đối xứng bên trái, sẽ thành hình dáng bộ ngực chữ tâm hoàn hảo.
Minh hoạ: HTC
Nghĩa là bầu vú và đầu vú “chữ tâm” không hướng chính diện kiểu “vú bánh giầy” [vú tròn hơi bẹt, không sệ, kém phát triển]; cũng không thòng xuống dưới như “vú mướp” [vú nhỏ, dài, nhão, cơ ngực và mô mỡ kém phát triển, Tàu gọi là “mộc qua” -木瓜 - vú đu đủ]; không quá to như “vú quả dừa” [lang tử nhũ-椰子乳], hay “vú dưa hấu” [tây qua nhũ - 西瓜乳]).
Vú chữ tâm
Nữ minh tinh Phạm Băng Băng
Có thể nói, tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” đúc kết kinh nghiệm về “tướng lưng” [bối tướng 背相] và “tướng vú” [nhũ tướng 乳相] của nữ giới. Theo đó phụ nữ đẹp phải có thân hình khoẻ mạnh, cân đối, lưng thẳng, vai và eo lưng nở nang; bộ ngực săn chắc, căng đầy, bầu vú thây lẩy ra hai bên theo chiều cho con bú. Đây chính là hình mẫu phụ nữ đẹp, có khả năng về tình dục, sinh sản tốt, nhiều sữa nuôi con, lại đáp ứng được yêu cầu sức khoẻ lao động trong cuộc sống làng xã xưa kia.
Điển hình của vú chữ TÂM, săn chắc mà mềm mại, thây lẩy hai bên, đầu vú hướng thượng
Ảnh: St
Tuy lấy tự hình chữ Hán làm trực quan so sánh, nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy yếu tố gốc Hán, hoặc một dị bản gốc Hán nào liên quan đến tục ngữ “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Đây là có lẽ là một kiểu đúc kết kinh nghiệm nhân tướng học dân gian theo cách riêng của người Việt: Một tấm lưng thẳng, cân đối (phía sau, trông như chữ “cụ” 具), đi đôi và tương xứng với một bộ ngực săn chắc, đầy đặn (hình dáng như chữ “tâm” 心 đằng trước). Đó chẳng phải là sự kết hợp hài hoà, hoàn hảo của tạo hoá hay sao! Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên, khi các cô gái đẹp thường sở hữu đặc điểm “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm” khoẻ mạnh, mắn đẻ, khéo nuôi con, được người đời ca ngợi, kén chọn về làm vợ, làm dâu con./.[3]
HOÀNG TUẤN CÔNG/3/2017
Chú thích:
[1] - “Việt Nam tự điển” (Lê Văn Đức) có ghi nhận khái niệm “lưng chữ cụ” và giảng là “lưng người ngay chừ”, nghĩa là lưng thẳng: “lưng chữ cụ • dt. Lưng người ngay chừ : Lưng chữ cụ, vú chữ tâm (tng”); mục “ngay chừ • bt. X. Ngay chò: Cây chổi ngay chừ; nằm ngay chừ”; Mục “ngay chò • tt. C/g. Ngay chừ, thật ngay : Cái cây ngay chò”.
“Ngay” ở đây có nghĩa là thẳng. Đây chính là cách hiểu đúng về kiểu “lưng chữ cụ”, tiếc rằng Lê Văn Đức đã không liên hệ được nghĩa của nó với câu “Lưng chữ cụ, vũ chữ tâm”, nên ở mục “Lưng chữ ngũ”, chính ông lại có cách hiểu lầm như nhiều người khác, khi giảng: “lưng chữ ngũ • dt. Lưng người khòm, cúp cong ở giữa: Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm (tng)”.
[2] - Vì lúng túng, mơ hồ về câu tục ngữ, nên mỗi người đẻ một dị bản (chữ cụ具, thữ vụ 務, chữ ngũ 五, chữ cú 句, chữ thú 狩...). Thậm chí “Từ điển tiếng Việt” (New Era) lại cho rằng “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm Ngụ ý câu này cho rằng đàn ông mà có tấm lưng thẳng và rộng, đàn bà có cặp vú tròn trĩnh là người có dáng vóc đẹp đẽ”, và giảng “Lưng gù chữ cụ, vú lồi chữ tâm”, như “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm”. Tuy nhiên, cách diễn đạt của câu tục ngữ không cho phép người ta hiểu vế đầu nói về lưng đàn ông, vế sau nói về ngực (vú) phụ nữ.
[3] - Tham khảo một số cách hiểu liên quan đến câu tục ngữ đang xét:
- “Bầu vú như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm(心. Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể)”. (Bầu vú với văn hoá nhân loại - Lê Đình Khẩn).
- “Các cụ kén con dâu là phải chọn những người tốt nái. Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. Nghĩa là lưng hơi gù một chút và vú phải dài thì mới mắn đẻ. Cứ làm như chuyện đẻ hoàn toàn tùy thuộc vào người đàn bà không bằng. Ngày nay làm gì có những người con gái có nét đẹp này cho các cụ chọn! Lưng chữ cụ thì phải tập đi đứng cho ngay ngắn còn vú chữ tâm thì phải tầm sư học đạo để kéo nó lên!” (Bà Ba Phải-Giadinhhoangtrong.wdr).
- “Lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng)”. (Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà quý cô trong lịch sử-Nguyễn Hữu Hiệp - Dân Vietj.com).
- “Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (Đây là dạng người phụ nữ đẻ dễ, mắn đẻ, nhiều con)”. (Tham khảo nhân tướng học để chọn người-TS Nguyễn Hoàng Điệp-Vanhien.net).
- “Lưng chữ Cụ, vú chữ Tâm. khẽ đâm là chửa” (Vòng quay kì diệu-Lão Hà-Trannhuong.net).
Nguồn: Lyhong Tuan