Kinh Đời
Lương tâm của tôi
13-8-2016
Buổi chiều ở Hồng Kông. Đang uống một cốc bia ở khu trung tâm ngay trước khi sang Việt Nam. Tôi đã từ biệt Hồng Kông rồi. Lần này đi qua mà thôi. Thấy lạ. Là một dịp để gặp vài bạn. Là một dịp để suy ngẫm chút về qua khứ và tương lai gần.
Sau găn 25 năm nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã có nhiều thay đổi như mọi người sẽ có trong một giai đoạn như thế. Dù những quan tâm nghiên cứu của tôi đã có một số thay đổi hoặc là, đúng hơn, đã phát triển một cách đa dạng hơn, thì những quan tâm cốt yếu của tôi vẫn thế. Về cuộc sống cũng có những thay đổi. Có gia đình rồi. Có con. Có những niềm vui và những lo lắng ấy.
Khi bắt đầu tìm hiều về Việt Nam, cái mình quan tâm đến là quá trình hội nhập của đất nước vào nền kinh tế chính trị toàn cầu và khu vực và những tác động của nó đến xã hội. Trong đó tôi đã đặc biệt quan tâm đến tác động của quá trình hội nhập đối với mức sống và các chính sách xã hội của nó, bao gồm cả nội dung của các chính sách, quá trình thực hiện chính sách, và kết quả của chính sách đối với phúc lợi xã hội của người dân. Những vấn đề này tôi vẫn quan tâm, dù riêng quá trình hội nhập không phải là vấn đề tôi thấy lớn nhất hay thú vị nhất.
Điều tôi quan tâm là người Việt Nam làm gì với những cơ hội và hạn chế trước mặt và “ta” nên làm gì trước những cơ hội và hạn chế nó. Trong bối cảnh này có vài giá trị tôi thấy là không thể thiếu được.
Ai đọc những điều tôi đã viết bằng tiếng Việt có thể hiểu rõ hơn về những quan điểm của tôi. Như quan điểm cho rằng mọi người phải có điều kiện để sống theo lương tâm của mình. Như một Việt Nam đa nguyên hơn, dân chủ hơn, và minh bạch hơn sẽ mạnh hơn nhiều, cả trong nước lẫn trong chính trường quốc tế.
Tôi cũng tin, như được ghi trong hiến pháp và những hiệp định quốc tế, rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp, báo chí và Việt Nam không chỉ nên bảo vệ những quyền này mà nên cổ vũ mạnh mẽ. Và tôi tin rằng ở Việt Nam ai cũng muốn sống trong một trật tự xã hội an toàn, công bằng, và thịnh vượng. Cuối cùng, tôi cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy những thay đổi nói trên ít khi chỉ diễn ra chủ yếu từ trên xuống dưới mà là đòi hỏi nỗ lực đa chiều và bền vững. Đúng không?
Vậy, khi viết về Việt Nam tôi thường xuyên đề cập đến những giá trị này. Chính vì thế, con đường Việt Nam của tôi là chưa “ngon lắm.” Có khi những gì tôi làm được thì chính quyền coi là không được. Có khi một số người mà tôi thấy là người yêu nước thì bị coi là “người chống Việt Nam.” Có khi tôi phải nghe lời, “Xin anh Jonathan đừng gặp những người đó.” Thực ra, hai năm trước đây, khi tôi lên tiếng vì tự do ngôn luận ở Việt Nam tôi đã bị trừng phạt. Chi tiết trừng phạt thế nào đối với tôi không quan trọng và tôi cũng không trách những người mà đã thi hành luật pháp theo đúng đường lối mà họ đã “được” giao thực hiện. Tôi đã gặp họ mấy lần. Họ là những người với những lo lắng bình thường.
Chúng ta sống trong một bối cảnh cụ thể. Có những lựa chọn là đúng. Nhưng chúng ta cũng luôn luôn cô gắng làm tốt nhất vì mình, vì gia đình, v.v. Nhưng phải xin lỗi mọi người một điều: Việc hiện nay tôi đang theo “đề nghị” làm cho mình “không yên tâm” vì nó trái với những giá trị nêu trên. “Sell out” là một từ dành cho những kẻ làm những gì vì lợi của chính mình, có thể vì là hèn, có thể vì là kẻ cơ hội. Khi tôi phải hỏi mình, tôi có phải là kẻ sell-out không, tôi rất bất bình vì nó bao hàm đã bỏ những giá trị trên.
Tuần tới tôi cùng với mấy người đồng nghiệp từ nhiều nước khác nhau sẽ bắt đầu một công trình nghiên cứu quy mô lớn, kéo dài sáu năm để tìm hiểu làm sao Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả của nền giáo dục Việt Nam và, cụ thể, nâng cao chất lượng học trên quy mô lớn, đặc biệt trong giáo dục phổ thông. Với nhgiên cứu này, chúng tôi muốn đóng góp một cách xây dựng với sự phát triển của Việt Nam.
Trong sáu năm tới, các bạn có thể thấy một số thay đổi trong cách đề cập của Việt Nam của tôi. Lý do là nghiên cứu này là quan trọng và tôi không muốn nó bị ảnh hưởng. Đừng lo quá nhiều. Vẫn lên tiếng chứ. Tóm lại: Tôi đang làm tốt nhất trong một bối cảnh cụ thể và với những hạn chế của chính mình. Thôi. Đủ rồi. Mai sang Việt Nam.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lương tâm của tôi
13-8-2016
Buổi chiều ở Hồng Kông. Đang uống một cốc bia ở khu trung tâm ngay trước khi sang Việt Nam. Tôi đã từ biệt Hồng Kông rồi. Lần này đi qua mà thôi. Thấy lạ. Là một dịp để gặp vài bạn. Là một dịp để suy ngẫm chút về qua khứ và tương lai gần.
Sau găn 25 năm nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã có nhiều thay đổi như mọi người sẽ có trong một giai đoạn như thế. Dù những quan tâm nghiên cứu của tôi đã có một số thay đổi hoặc là, đúng hơn, đã phát triển một cách đa dạng hơn, thì những quan tâm cốt yếu của tôi vẫn thế. Về cuộc sống cũng có những thay đổi. Có gia đình rồi. Có con. Có những niềm vui và những lo lắng ấy.
Khi bắt đầu tìm hiều về Việt Nam, cái mình quan tâm đến là quá trình hội nhập của đất nước vào nền kinh tế chính trị toàn cầu và khu vực và những tác động của nó đến xã hội. Trong đó tôi đã đặc biệt quan tâm đến tác động của quá trình hội nhập đối với mức sống và các chính sách xã hội của nó, bao gồm cả nội dung của các chính sách, quá trình thực hiện chính sách, và kết quả của chính sách đối với phúc lợi xã hội của người dân. Những vấn đề này tôi vẫn quan tâm, dù riêng quá trình hội nhập không phải là vấn đề tôi thấy lớn nhất hay thú vị nhất.
Điều tôi quan tâm là người Việt Nam làm gì với những cơ hội và hạn chế trước mặt và “ta” nên làm gì trước những cơ hội và hạn chế nó. Trong bối cảnh này có vài giá trị tôi thấy là không thể thiếu được.
Ai đọc những điều tôi đã viết bằng tiếng Việt có thể hiểu rõ hơn về những quan điểm của tôi. Như quan điểm cho rằng mọi người phải có điều kiện để sống theo lương tâm của mình. Như một Việt Nam đa nguyên hơn, dân chủ hơn, và minh bạch hơn sẽ mạnh hơn nhiều, cả trong nước lẫn trong chính trường quốc tế.
Tôi cũng tin, như được ghi trong hiến pháp và những hiệp định quốc tế, rằng người dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp, báo chí và Việt Nam không chỉ nên bảo vệ những quyền này mà nên cổ vũ mạnh mẽ. Và tôi tin rằng ở Việt Nam ai cũng muốn sống trong một trật tự xã hội an toàn, công bằng, và thịnh vượng. Cuối cùng, tôi cho rằng kinh nghiệm quốc tế cho thấy những thay đổi nói trên ít khi chỉ diễn ra chủ yếu từ trên xuống dưới mà là đòi hỏi nỗ lực đa chiều và bền vững. Đúng không?
Vậy, khi viết về Việt Nam tôi thường xuyên đề cập đến những giá trị này. Chính vì thế, con đường Việt Nam của tôi là chưa “ngon lắm.” Có khi những gì tôi làm được thì chính quyền coi là không được. Có khi một số người mà tôi thấy là người yêu nước thì bị coi là “người chống Việt Nam.” Có khi tôi phải nghe lời, “Xin anh Jonathan đừng gặp những người đó.” Thực ra, hai năm trước đây, khi tôi lên tiếng vì tự do ngôn luận ở Việt Nam tôi đã bị trừng phạt. Chi tiết trừng phạt thế nào đối với tôi không quan trọng và tôi cũng không trách những người mà đã thi hành luật pháp theo đúng đường lối mà họ đã “được” giao thực hiện. Tôi đã gặp họ mấy lần. Họ là những người với những lo lắng bình thường.
Chúng ta sống trong một bối cảnh cụ thể. Có những lựa chọn là đúng. Nhưng chúng ta cũng luôn luôn cô gắng làm tốt nhất vì mình, vì gia đình, v.v. Nhưng phải xin lỗi mọi người một điều: Việc hiện nay tôi đang theo “đề nghị” làm cho mình “không yên tâm” vì nó trái với những giá trị nêu trên. “Sell out” là một từ dành cho những kẻ làm những gì vì lợi của chính mình, có thể vì là hèn, có thể vì là kẻ cơ hội. Khi tôi phải hỏi mình, tôi có phải là kẻ sell-out không, tôi rất bất bình vì nó bao hàm đã bỏ những giá trị trên.
Tuần tới tôi cùng với mấy người đồng nghiệp từ nhiều nước khác nhau sẽ bắt đầu một công trình nghiên cứu quy mô lớn, kéo dài sáu năm để tìm hiểu làm sao Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả của nền giáo dục Việt Nam và, cụ thể, nâng cao chất lượng học trên quy mô lớn, đặc biệt trong giáo dục phổ thông. Với nhgiên cứu này, chúng tôi muốn đóng góp một cách xây dựng với sự phát triển của Việt Nam.
Trong sáu năm tới, các bạn có thể thấy một số thay đổi trong cách đề cập của Việt Nam của tôi. Lý do là nghiên cứu này là quan trọng và tôi không muốn nó bị ảnh hưởng. Đừng lo quá nhiều. Vẫn lên tiếng chứ. Tóm lại: Tôi đang làm tốt nhất trong một bối cảnh cụ thể và với những hạn chế của chính mình. Thôi. Đủ rồi. Mai sang Việt Nam.