Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Lý Chiêu Hoàng- nữ hoàng bất hạnh

Trong lịch sử Việt Nam có hai vị nữ vương mà tên tuổi và vị trí cuả họ hoàn toàn trái ngược nhau, đó là Trưng Nữ Vương và Lý Chiêu Hoàng. Nếu Trưng Nữ Vương

ly-chieu-hoang

Lý Chiêu Hoàng- tranh của Phan Thanh Nam

Vĩnh Liêm

Trong lịch sử Việt Nam có hai vị nữ vương mà tên tuổi và vị trí cuả họ hoàn toàn trái ngược nhau, đó là Trưng Nữ Vương và Lý Chiêu Hoàng. Nếu Trưng Nữ Vương (TrưngTrắc) được tôn vinh là vị nữ anh hùng mở đầu phong trào giải phóng dân tộc chống lại phong kiến phương Bắc, giành được độc lập cho nước nhà trong ba năm (40-43), tên tuổi cuả Bà đã làm rạng danh đất nước, rạng rỡ nữ lưu thì ngược lại Lý Chiêu Hoàng là một cái bóng lu mờ, ít được ai nhắc nhở, thậm chí bị quên lãng.

 Có mấy ai nghĩ đến bi kịch cuộc đời cuả vị nữ hoàng bất hạnh, bị lịch sử ruồng bỏ này chăng?

***

Nhà Lý truyền đến Lý Cao Tông (1176-1210) là đời thứ bảy thì suy yếu, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Loạn Phạm Du rồi Quách Bốc xảy ra ở kinh thành, tháng 7 Kỷ Tị (1209) vua Cao Tông cùng thái tử Sảm chạy trốn. Định mệnh lịch sử đã xui khiến thái tử Sảm (16 tuổi) chạy đến thôn Lưu Gia – Hải Ấp vào ở nhà Tr𓏿n Lý, thấy con gái Trần Lý là Trần thị (Dung) xinh đẹp bèn cưới làm vợ. Vị hoàng tử non trẻ si tình  không ngờ mình đã rơi vào cái bẫy sập ngọt ngào. Nếu trong huyền sử có một Mỵ Châu vì quá yêu Trọng Thuỷ mà tiết lộ bí mật nỏ thần để An Dương vương phải mất nước thì trong lịch sử cũng có một thái tử Sảm vì quá mê đắm Trần thị mà cơ nghiệp nhà Lý đã rơi vào tay họ Trần.

Tổ tiên nhà Trần vốn người Mân, từ thế kỷ III trước công nguyên đã di cư về phương nam, ở làng Tức Mặc (sau này là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), đời đời làm nghề đánh cá. Trần Lý sinh ra  Thừa,  Tự Khánh và  thị Dung. Anh em họ Trần giàu có, giỏi võ nghệ. Trong bối cảnh xã hội loạn lạc, triều đình nhà Lý suy yếu, họ Trần có tham vọng đế vương, cũng nổi lên làm giặc. Mặc dù thị Dung đã hứa hôn với Thủ Độ (là em họ) theo luật tục họ Trần1,Trần Lý vẫn sẵn sàng gả con gái cho thái tử Sảm (có thể Thủ Độ cũng đồng loã trong âm mưu này). Trần Lý được thái tử Sảm ban tước Minh Tự, cậu cuả thị Dung là Tô Trung Từ được phong Điện tiền chỉ huy sứ. Họ chiêu tập hương binh giúp vua dẹp loạn, đưa vua về kinh, khôi phục chính thống. Họ Trần nghiễm nhiên có thế lực lớn trong triều đình.

Tháng 10 năm Canh Ngọ (1210) vua Cao Tông băng hà, hoàng thái tử Sảm lên nối ngôi tức Lý Huệ Tông trong tình hình ngày càng tồi tệ. Các thân vương trong hoàng tộc tranh giành quyền bính, bên ngoài loạn đảng thi nhau mọc lên, mạnh nhất là Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Trần Lý bị giặc giết, Tự Khánh là con thứ lên thay, thâu tóm quyền lực với sự giúp sức cuả Thủ Độ. Biết rõ thái độ phản trắc cuả Tự Khánh, bà thái hậu họ Đàm thường chỉ mặt Trần thị mắng là bè đảng cuả giặc và tìm mọi cách để giết chết (Trần thị đã bị giáng làm ngự nữ), tạo cớ để Tự Khánh đem quân uy hiếp vua, vua đã phải nhiều lần xa giá chạy trốn. Về sau vì  thái hậu bức bách Trần thị, Huệ Tông đành phải đưa Trần thị (lúc này được phong Thuận Trinh phu nhân) đang đêm trốn  đến chỗ Tự Khánh, chịu sự bảo bọc cuả anh em họ Trần để chống lại các bè đảng khác.  Tháng 6 Bính Tý (1216) Thuận Thiên công chuá ra đời, tháng 12 Thuận Trinh phu nhân được sách phong làm hoàng hậu. Trước tình thế đó, Đàm thái hậu đành phải dựa vào thế lực cuả Nguyễn Nộn và Hà Cao để chống lại, hai mẹ con vua Huệ Tông đã ở hai trận tuyến đối nghịch nhau. (Sau vì thế yếu Thái hậu đành phải mang các công chúa về hàng Trần Tự Khánh)2.

Loạn lạc vẫn hoành hành, dân chúng bị cướp bóc, kinh đô bị đốt phá (1220 kinh đô cũ  mới được phục hồi). Sử chép trong thời gian này “nhà  vua bị trúng phong, chữa chạy không công hiệu, từ đó sinh ra cuồng dịch; khi thì xưng là thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, trên búi tóc cắm lá cờ nhỏ, đùa giỡn múa may suốt ngày; khi thì toát mồ hôi, trong người ráo khát, uống rượu say, ngủ li bì đến mãi hôm sau mới tỉnh, không làm việc được; phải giao hết chính sự cho Trần Tự Khánh. Quyền bính trong nước về tay cả họ Trần.” Có thể bệnh điên cuả nhà vua đã phát sinh từ nỗi sầu hận ẩn ức trước thời cuộc, trước sự hiếp đáp cuả họ Trần và sự bất hạnh gia đình. Trong lịch sử Việt Nam chưa có vị hoàng đế nào khốn khổ như Huệ Tông, suốt thời gian trị vì không lúc nào ở yên một chỗ, luôn phải xa giá trốn chạy hết nơi này đến nơi khác. Người vợ mà vua hết lòng yêu thương lại là người cuả kẻ thù. Chấp nhận trở thành Huệ hậu chẳng qua thị Dung muốn nhân cơ hội đem ngai vàng về cho họ Trần chứ trái tim cuả Trần thị  đã nghiêng về phiá Thủ Độ, một chàng trai tuy không biết chữ nhưng thông minh quyết đoán, tràn trề sinh lực, hơn hẳn vị vua yếu đuối, nhu nhược, bất tài và bên cạnh là một bà mẹ chồng khắt nghiệt, luôn muốn giết mình.

Tuy vua mắc bệnh nhưng đến tháng 9 năm Mậu Dần (1218) hoàng hậu sinh hạ thêm Chiêu Thánh công chuá (huý là Phật Kim),  rất được Huệ Tông yêu. 

Tháng 12 năm Quý Mùi (1223) Trần Tự Khánh chết, Trần Thừa là anh (con đầu cuả Trần Lý) lên thay làm Phụ quốc thái uý, dùng Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Thủ Độ bắt đầu can dự vào triều chính nhà Lý.

Bệnh cuả vua ngày càng nặng, lại không có con trai. Tháng 10 Mậu Thân (1224) Huệ Tông xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm hoàng thái tử để truyền ngôi (Thuận Thiên đã được gả cho Trần Liễu, anh cuả Trần Cảnh). Vua xuất gia ở chùa Chân Giáo.

Chiêu Thánh lên ngôi mới 7 tuổi, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Về vấn đề này, sử thần Ngô Sĩ Liên phê như sau:” …Nếu không may mà không có con thì chọn con cuả người tông thất nuôi làm con mình để giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. Lý Nhân Tông đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo, lại để đến sau lúc tật bệnh mới lập con gái mà truyền ngôi cho…”.

 Nhận định cuả Ngô Sĩ Liên cũng có lý, Huệ Tông không phải là con trai duy nhất cuả Cao Tông và tông thất nhà Lý không phải thiếu người hiền tài. Tuy nhiên quyền bính đã vào tay anh em họ Trần. Trước đây vua nhiều lần đem quân chống lại vẫn không được, nay mắc bệnh, khi tỉnh khi mê thì làm sao sáng suốt như Lý Nhân Tông. Cơ hội ngàn vàng để họ Trần thực hiện mộng đế vương đã đến. Trong âm mưu đảo chính này, có lẽ chủ yếu là Trần Thủ Độ và hoàng hậu, Trần Thừa vốn không mưu lược thủ đoạn bằng Thủ Độ và Tự Khánh.  Cương Mục viết “…Gặp lúc ấy trong nước loạn lạc, hoàng hậu mới cùng Thủ Độ tư thông, rồi bàn mưu ở trong cung làm tờ chiếu để vua nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, vì thế mà nhà Lý mất ngôi vua.” Kịch bản được họ sắp đặt như sau:

Tháng 10 năm Ất Dậu (1225) Thủ Độ cho Trần Cảnh (con thứ hai cuả Trần Thừa, cùng tuổi với Chiêu Hoàng) vào hầu Chiêu Hoàng. Trẻ con thích chơi đùa với nhau là chuyện bình thường, huống hồ vị nữ hoàng tí hon ở trong cung cấm thiếu bạn bè. Toàn Thư cho biết: “…Chiêu Hoàng thấy thế làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng trên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay  vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh..”. Trò chơi vô tư cuả trẻ con đã bị người lớn lợi dụng. Khi Cảnh về mách lại với Thủ Độ, Thủ Độ liền đem gia thuộc và họ hàng vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, không cho các quan vào chầu rồi loan báo “Bệ hạ đã có chồng rồi”.

Thế là màn kịch thứ nhất đã diễn xong, Chiêu Hoàng trở thành vợ cuả Trần Cảnh khi  cả hai mới lên tám.

Đến màn kịch thứ hai:

Ngày mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Chiếu nhường ngôi có đoạn”…Khốn nỗi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề (…) Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thế cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ (…) Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thoả lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình…”. (Lời lẽ trong chiếu nhường ngôi chúng ta hiểu không thể từ một đứa trẻ mới lên tám).

Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế (tức Trần Thái Tông), đổi niên hiệu là Kiến Trung.  Muà xuân Bính Tuất (1226) Thái Tông sách phong Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh hoàng hậu, phong Trần Thủ Độ làm Thái sư. Thượng hoàng nhà Lý tức Huệ Tông bị giáng truất làm Huệ Quang đại sư, cùng mẹ là Đàm thị ra ở chùa Chân Giáo.

Một cuộc đảo chính thật êm ái, thật độc đáo! Với trí óc non nớt trẻ thơ, Chiêu Hoàng  không hiểu rằng chiếu nhường ngôi chính là bản án tử hình đối với nhà Lý, chấm dứt vai trò mờ nhạt cuả nàng trong lịch sử. 

Chiêu Thánh bị đẩy vào hậu cung để rồi chứng kiến cái chết oan nghiệt cuả phụ hoàng, cái chết tập thể cuả tông thất nhà Lý. Oái oăm thay, người giết cha, giết cả dòng họ nội cuả nàng chính là Trần Thủ Độ, người cậu họ, đã lấy mẹ nàng  ngay sau khi cha nàng bị bức tử.

Sử chép:

– Huệ Tông khi ở chùa Chân Giáo thường ngồi nhổ cỏ trước cửa chùa, Thủ Độ đi qua trông thấy, nói “Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ sâu”, Huệ Tông đứng dậy phủi tay nói ”Lời ngươi nói, ta hiểu rồi”. Sau Huệ Tông ra chơi chợ cửa Đông, nhân dân tranh nhau chạy ra xem, có người động lòng thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người tưởng nhớ đến vua cũ, sinh biến loạn, càng canh giữ nghiêm mật hơn trước. Một hôm Thủ Độ cho người đến mời, Huệ Tông giận lắm, bảo “Tatụng kinh xong sẽ tự tử”, rồi vào buồng ngủ khấn ”Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Nói xong liền thắt cổ chết ở vườn sau chùa. Thủ Độ đưa bách quan đến tế khóc rồi hoả táng, chôn  ở tháp Bảo Quang (tháng 8 Bính Tuất – 1226). Sử thần Ngô Sĩ Liên phê: “…Đã lấy được nước cuả người ta lại còn giết vua cuả người ta thì thực bất nhân quá lắm” (Toàn Thư trang 160 bản điện tử)

–  Sau khi Huệ Tông chết, Hoàng hậu Thuận Trinh bị giáng truất làm Thiên Cực công chuá gả cho Trần thủ Độ. (Tuy nói rằng “bị giáng truất” nhưng thực tế là sự đồng thuận giữa bà và “người em họ” Trần Thủ Độ). Lời bình cuả Việt Sử Tiêu Án:”…Than ôi! gây dựng triều đình nhà Trần là triều đình dâm loạn như loài chim muông là tự việc Thủ Độ lấy Thiên Cực mở đầu ra đó…” (trang 69 bản điện tử). Cương Mục nhận định đó là “những nết xấu như chó, lợn, dạ độc như hùm beo” (trang 190 bản điện tử.)

– Để trừ hậu hoạ, mùa đông năm Nhâm Thìn (1232), nhân lúc tông thất nhà Lý làm lễ tế tiên tổ ở thôn Thái Đường xã Hoa Lâm, Thủ Độ cho người ngầm đào cái hố sâu, dựng nhà lên trên, rồi giật máy cho nhà đổ, chôn sống hết tông thất nhà Lý3.

Những biến cố kể trên hẳn là những vết hằn sâu đậm trong trái tim thơ ngây cuả Chiêu Thánh .  

Trần Thủ Độ đã thực hiện xong âm mưu triệt tiêu họ Lý, bước tiếp theo là tạo dựng triều đại nhà Trần vững vàng, uy nghi: Sau khi Huệ Tông bị bức tử thì đến tháng 10 năm đó Thái Tông (theo lệnh cuả Thủ Độ) tôn cha là Trần Thừa làm Thượng hoàng, mẹ là Lê thị làm Quốc Thánh hoàng thái hậu. Thực tế Trần Thừa chỉ làm vì, mọi việc trong nước đều do Thủ Độ quyết đoán và Thủ Độ đã không từ bất cứ thủ đoạn nào để củng cố vương triều Trần:

Theo Toàn Thư năm Quý Tỵ (1233) Hoàng Thái tử Thịnh mất4. Hoàng Thái tử Thịnh tất nhiên là con cuả hoàng hậu, như vậy không phải Chiêu Thánh không có khả năng sinh nở (điều này về sau càng chứng minh rõ ràng). Thế nhưng do quá nôn nóng bảo vệ cơ nghiệp nhà Trần, năm 1237 Thủ Độ và Thiên Cực công chuá lấy cớ Chiêu Thánh (lúc này mới 20 tuổi) lấy Trần Cảnh đã 12 năm vẫn chưa có con  trong khi Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng (trước đó đã sinh Vũ Thành vương Doãn), bàn với vua nên mạo nhận để lấy làm chỗ dựa về sau. Nói rằng “bàn” nhưng thực ra ép vua  lập Thuận Thiên làm hoàng hậu, phế Chiêu Thánh làm công chúa (tháng giêng Đinh Dậu – 1237). 

Thái Tông vốn hiền lành, sợ oai cuả Thủ Độ, lại không còn ai để nương tựa5 nên  không dám phản kháng dù trong lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Không đau khổ sao được khi phải phế bỏ người vợ đã chung sống với vua 12 năm trời từ thuở ấu thơ cho đến khi tuổi vẫn còn thanh xuân, có thể tình yêu cuả họ đang độ nồng nàn. Huống nữa người vợ ấy đã đem cả cơ nghiệp tổ tiên mình trao cho Thái Tông để mở ra triều đại nhà Trần, biết bao ân tình chưa đền đáp được, nay nhà vua lại làm việc trái đạo lý. Đưa Thuận Thiên lên làm hoàng hậu, có nghĩa là lấy chị cuả Chiêu Thánh và cướp vợ cuả Trần Liễu, chỉ có loài cầm thú mới làm chuyện loạn luân đồi bại ấy! 

Trần Liễu tức giận, họp quân ra sông Cái làm loạn. Vua Thái Tông trong nỗi tuyệt vọng, đến đêm trốn lên núi Yên Tử, xin quốc sư Phù Vân cho nương nhờ  Phật Tổ. Thủ Độ đem quân đến đón về, bảo rằng vua ở đâu thì triều đình ở đấy. Quốc sư thấy thế van lạy, Thái Tông bất đắc dĩ phải về. Trần Liễu biết sức mình không làm gì nổi, bèn nhân lúc Thái Tông ngự thuyền đi chơi, giả làm người đánh cá xuống thuyền ngự. Hai anh em ôm nhau khóc. Thủ độ nghe tin đến đòi giết Liễu, vua lấy mình ra đỡ, can mãi mới thôi và khuyên Liễu đầu hàng. Vua lấy đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh và An bang ban cho Liễu, phong hiệu là An Sinh vương. Còn những người theo Liễu làm loạn đều giết hết.

Phan Phù Tiên đã có lời bình như sau: “…Tam cương ngũ thường là luân lý lớn cuả loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian cuả Thủ Độ, cướp vợ cuả anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư? Liễu từ đó sinh ra hiềm khích, cả gan làm loạn, là do Thái Tông nuôi nên tội ác cho Liễu vậy. Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân, nhưng tôi cho rằng cướp vợ cuả anh, tội ác đã rõ ràng, không giết anh là vì lẽ trời chưa mất mà thôi, sao được gọi là nhân? Xét sau này Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy”. (Toàn Thư trang 165 bản điện tử) 

Cương Mục phê: “Phong hoá nhà Trần không nghiêm chỉnh, lại tệ hơn phong hoá nhà Đường ở Trung hoa. Nhưng bấy giờ Thái Tông hãy còn thơ ấu, mà Thủ Độ là người rất ngoan cố, phàm việc gì cũng do hắn chỉ sử. Thái Tông không theo cũng không được. Thế mà sử thần chỉ trích riêng Thái Tông, như thế chưa phải là lời phê công bằng…”.( trang197 bản điện tử))

Tất cả lời bàn cuả sử thần đều nhắm vào hoặc phê phán hoặc biện hộ cho Thái Tông về tội cướp vợ cuả anh, nhưng sử sách không hề có một câu nào xót xa cho số phận cuả Chiêu Thánh, thậm chí sau này còn nhìn nhận bà một cách rẻ rúng.

Về phía Thuận Thiên, có lẽ cũng bị dằn vặt nhiều, nhưng ngôi vị hoàng hậu há chẳng phải là sự bù đắp cho nỗi hận mất ngai vàng vào tay em gái khi phụ hoàng Huệ Tông vì quá yêu Chiêu Thánh mà nhường ngôi cho con gái út thay vì trưởng công chúa? Trước tư cách tầm thường cuả người chồng trăng hoa Trần Liễu6 thì vị vua trẻ tuổi kia, cho dù em rể hay em chồng, cũng khiến nàng ngưỡng mộ và bằng lòng sự sắp đặt hoán đổi cuả mẹ và cậu chăng?

Sử xưa lên án sự ác độc vô luân cuả Trần Thủ Độ, nhưng thử hỏi nếu Thiên Cực công chúa (sau này được tôn xưng Linh Từ quốc mẫu) không tiếp tay liệu âm mưu ấy có thành? Linh Từ đã đặt quyền lợi cuả  dòng họ lên trên hay vì quá mê muội người em họ xảo quyệt mà nở để Chiêu Thánh, con gái cuả bà, phải đau khổ đến tột cùng ? Bà là người đứng ra hoà giải sự xung đột giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Cảnh, song với Chiêu Thánh  bà lạnh lùng đẩy ra khỏi hoàng cung.

Tại sao Thủ Độ và Linh Từ lại chia lìa Thái Tông với Chiêu Thánh? Một lý do dễ hiểu: nếu vẫn để Chiêu Thánh ở  cung, lỡ một mai Chiêu Thánh có con với Thái Tông – có thể là con trai – thì việc làm tội lỗi đó sẽ bị phơi trần, người đời sẽ nguyền ruả họ.

Sau những ngày sóng gió ấy, Thái Tông đành phải làm tròn bổn phận duy trì huyết thống nhà Trần với Thuận Thiên hoàng hậu trong cay đắng hỗ thẹn. Nhà vua tìm đến thiền học như một sự giải thoát cho tâm linh, không màng đến quyền thế,  việc nước đều một tay Thủ Độ sắp đặt, lấn át  vua.

Thuận Thiên ngoài Quốc Khang (con cuả Trần Liễu, sinh trong cung), cũng  đã sinh con cho Thái Tông, trong đó có Trần Hoảng (sau này trở thành vua Trần Thánh Tông ) và Trần Quang Khải. Có thể do mặc cảm tội lỗi dày vò, bà  qua đời sớm ở tuổi 33 vào tháng 6 năm Mậu Thân  (1248).

Riêng Chiêu Thánh đã phải sống một đời cô độc buồn thảm suốt 21 năm trời từ 1237 đến 1258. Chắc hẳn sử sách sẽ không đá động cho đến khi bà qua đời nếu không có một biến cố lớn làm thay đổi thân phận bà:

Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1257) quân Nguyên do tướng Ngột Lương Hạp Thai đem quân xân lấn nước ta ở Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Yên). Vua thân hành  đốc chiến, xông pha tên đạn, ngoảnh lại chỉ thấy Lê Phụ Trần một mình một ngựa ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần can vua “Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy tạm lánh chúng, sao lại có thể tin lời người ta thế!”. Vua nghe lời lui quân đóng ở sông Lô, Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván che cho vua khỏi trúng tên giặc…. Những hành động thiếu tự chủ cuả Thái Tông chỉ có thể giải thích rằng vua không cho việc sống chết làm trọng mà chỉ cần giải thoát được những nỗi thống khổ chồng chất tận đáy lòng.

Cảm kích ân nghĩa cuả Lê Phụ Trần đã quên mình vì vua, sau khi đánh tan giặc Nguyên (lần thứ nhất), ngày mồng 1 tháng giêng năm Mậu Ngọ (1258) Thái Tông định công phong tước, cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu, lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói “Trẫm không có khanh thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau”.

Đây là một quyết định táo bạo, sáng suốt, vượt lên nỗi sợ hãi người chú độc đoán7, đạp đổ bức tường Nho giáo cổ hủ8, mở ra không gian thoáng đãng với tư tưởng khai phóng, vị tha, vô ngã cuả đấng quân vương đã ngộ đạo.

Quyết định cuả Thái Tông không mang ý nghiã ban ơn cuả bậc chí tôn cho bầy tôi trung thành mà là sự trân quý đối với người bạn tâm giao khi trao gửi báu vật mà nhà vua không thể gìn giữ. Đồng thời hành động này cũng xuất phát từ tấm lòng thương yêu vô hạn và  sự tạ lỗi đối với Chiêu Thánh. Nhà vua muốn có sự bù đắp xứng đáng về những khổ đau mà người vợ bất hạnh đã chịu đựng 21 năm qua. Trước mắt ông không còn ai khác hơn Lê Phụ Trần, người bạn thân có đầy đủ tư chất thông minh và đức độ9  để đem hạnh phúc đến cho Chiêu Thánh trong những năm cuối đời cuả bà.

Việc từ bỏ ngôi báu cuả Thái Tông được Ngô Thời Sĩ ví như hành động “trút giày rách” diễn ra hơn một tháng sau đó (ngày 24 tháng 2) , nhà vua nhường ngôi cho thái tử Hoảng, lui ở Bắc cung, đắm mình vào thiền học và trước tác Khoá Hư Lục, bộ sách gồm những bài thơ và bài kệ thiền rất giá trị. 

Chiêu Thánh trở thành phu nhân cuả Lê Phụ Trần và đã sinh cho Phụ Trần hai người con, trai là Thượng Vị hầu Tông, gái là Ứng Thụy công chúa Khuê. Việc sinh con đã mang lại niềm hạnh phúc được làm mẹ cho Chiêu Thánh, là minh chứng hùng hồn tội ác vô luân cuả Thủ Độ và Linh Từ, nhưng liệu đã đủ xua tan những bóng mây u ám vây quanh bà chăng? Tin thượng hoàng Thái Tông băng vào tháng 4 Đinh Sửu (1277)  làm vết thương lòng cuả bà nhói đau trở lại. Một năm sau Chiêu Thánh công chúa ra đi trong lặng lẽ (tháng 3 Mậu Dần -1278), thế mà những thành kiến khắc nghiệt cuả các sử thần Nho giáo vẫn không chịu buông tha bà:

Việt Sử Tiêu Án viết như sau: “Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chuá, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên đầm có miếu Chiêu Hoàng, đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Thánh mà đặt ra thuyết ấy.

Bà Chiêu Hoàng nhất sinh là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại.” 10

***

Truyền thuyết dân gian về cái chết cuả Chiêu Thánh  và việc lập miếu thờ ở đầm Minh Châu tỉnh Bắc Giang chứng tỏ dân ta rất cảm thông và thương xót vị nữ hoàng bất hạnh chịu lắm nỗi oan khiên. Chiêu Hoàng chỉ là nạn nhân bởi những mưu toan bất chính cuả Trần Thủ Độ và Linh Từ quốc mẫu (những con người rất thân yêu  gần gũi cuả bà), không đáng nhận lãnh những lời phê phán đầy ác ý như thế.

Tiếng nói cuả dân gian mới là tiếng nói cuả tình thương và công tâm, sưởi  ấm phần nào linh hồn cô quạnh cuả Lý Chiêu Hoàng. 

 

Đà Lạt tháng Giêng Mậu Tý (2008)

 

 

Chú thích:

1- Theo Vũ Ngọc Tiến-“Đâu là nơi phát tích cuả Họ Trần và võ phái Đông A”- vannghesongcuulong online 3-8-06

2- Theo Đại Việt Sử Lược trang 103, 105 (bản điện tử)

3- Theo Toàn Thư chưa chắc sự kiện này có thực vì thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng. Nhưng theo tài liệu cuả Vũ Ngọc Tiến, trong cuộc mưu sát này đã có người may mắn thoát chết, như trường hợp Kiến Bình vương Lý Long Tường, con vua Anh Tông đã đem gia quyến và đội thuỷ quân Vân Đồn vượt biển tỵ nạn ở Đông Bắc bán đảoTriều Tiên. Hiện nay hậu duệ cuả Lý Long Tường còn rất đông ở Triều Tiên mà ông Lý Xương Căn đã từng về VN là một trong những người đó. Tuy nhiên VNT đã nhầm khi cho rằng biến cố này diễn ra vào thời điểm 1226 (thay vì  1232) và Huệ  Tông phát điên từ đó (“Đôi điều về thuyền nhân quý tộc tị nạn đời Lý” trang 3 – vannghesongcuulong online 22-7-06)

4-.Ghi chú cuả Toàn Thư :“có lẽ vừa sinh ra đã chết ngay, nên không ghi chép ngày tháng sinh”. ( trang 164 bản điện tử)

5- Hoàng thái hậu Lê thị và Thượng hoàng Trần Thừa lần lượt qua đời năm 1230 và 1234    

6- Tháng 6 năm Bính Thân (1236), nước to, vỡ tràn cung Lệ Thiên, Hiển Hoàng Trần Liễu đi thuyền vào chầu, thấy người phi cũ cuả triều đình Lý liền cưỡng dâm, triều thần hặc tâu, vì thế giáng làm Hoài Vương.

7- Đến năm 1264 Trần Thủ Độ mới mất, thọ 71 tuổi.

8- Bàn về việc vua Trần Thái Tông gả công chúa Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần, sử thần Ngô Sĩ Liên viết “Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa.” (Toàn Thư trang 174 bản điện tử).

Sử thần Ngô Thời Sĩ nói: “…Ôi! dâm phong cuả nhà Trần tập nhiễm đã quen; bà Thiên Cực là Thái hậu mà lấy người bầy tôi, bà Thuận Thiên là chị dâu mà lấy em chồng, cho nên bây giờ bà Chiêu Thánh cũng là Hoàng hậu mà lấy người bầy tôi làm chồng, Phụ Trần là bầy tôi mà lấy bà Hậu làm vợ, mẹ ấy, con ấy, chị ấy em ấy, vợ ấy chồng ấy, vua ấy tôi ấy, thật không bằng cầm thú. (Việt Sử Tiêu Án trang 74 bản điện tử)

9- Tháng 12 Giáp Tuất (1274), vua Trần Thánh Tông  lấy Lê Phụ Trần làm Thiếu sư kiêm Trừ cung giáo thụ để dạy cho thái tử Khâm (vua Trần Nhân Tông sau này), việc này chắc hẳn có ý kiến cuả thượng hoàng Thái Tông.

10- Việt Sử Tiêu Án trang 77 (bản điện tử)

Nguồn bài đăngr.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lý Chiêu Hoàng- nữ hoàng bất hạnh

Trong lịch sử Việt Nam có hai vị nữ vương mà tên tuổi và vị trí cuả họ hoàn toàn trái ngược nhau, đó là Trưng Nữ Vương và Lý Chiêu Hoàng. Nếu Trưng Nữ Vương

ly-chieu-hoang

Lý Chiêu Hoàng- tranh của Phan Thanh Nam

Vĩnh Liêm

Trong lịch sử Việt Nam có hai vị nữ vương mà tên tuổi và vị trí cuả họ hoàn toàn trái ngược nhau, đó là Trưng Nữ Vương và Lý Chiêu Hoàng. Nếu Trưng Nữ Vương (TrưngTrắc) được tôn vinh là vị nữ anh hùng mở đầu phong trào giải phóng dân tộc chống lại phong kiến phương Bắc, giành được độc lập cho nước nhà trong ba năm (40-43), tên tuổi cuả Bà đã làm rạng danh đất nước, rạng rỡ nữ lưu thì ngược lại Lý Chiêu Hoàng là một cái bóng lu mờ, ít được ai nhắc nhở, thậm chí bị quên lãng.

 Có mấy ai nghĩ đến bi kịch cuộc đời cuả vị nữ hoàng bất hạnh, bị lịch sử ruồng bỏ này chăng?

***

Nhà Lý truyền đến Lý Cao Tông (1176-1210) là đời thứ bảy thì suy yếu, loạn lạc nổi lên khắp nơi. Loạn Phạm Du rồi Quách Bốc xảy ra ở kinh thành, tháng 7 Kỷ Tị (1209) vua Cao Tông cùng thái tử Sảm chạy trốn. Định mệnh lịch sử đã xui khiến thái tử Sảm (16 tuổi) chạy đến thôn Lưu Gia – Hải Ấp vào ở nhà Tr𓏿n Lý, thấy con gái Trần Lý là Trần thị (Dung) xinh đẹp bèn cưới làm vợ. Vị hoàng tử non trẻ si tình  không ngờ mình đã rơi vào cái bẫy sập ngọt ngào. Nếu trong huyền sử có một Mỵ Châu vì quá yêu Trọng Thuỷ mà tiết lộ bí mật nỏ thần để An Dương vương phải mất nước thì trong lịch sử cũng có một thái tử Sảm vì quá mê đắm Trần thị mà cơ nghiệp nhà Lý đã rơi vào tay họ Trần.

Tổ tiên nhà Trần vốn người Mân, từ thế kỷ III trước công nguyên đã di cư về phương nam, ở làng Tức Mặc (sau này là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định), đời đời làm nghề đánh cá. Trần Lý sinh ra  Thừa,  Tự Khánh và  thị Dung. Anh em họ Trần giàu có, giỏi võ nghệ. Trong bối cảnh xã hội loạn lạc, triều đình nhà Lý suy yếu, họ Trần có tham vọng đế vương, cũng nổi lên làm giặc. Mặc dù thị Dung đã hứa hôn với Thủ Độ (là em họ) theo luật tục họ Trần1,Trần Lý vẫn sẵn sàng gả con gái cho thái tử Sảm (có thể Thủ Độ cũng đồng loã trong âm mưu này). Trần Lý được thái tử Sảm ban tước Minh Tự, cậu cuả thị Dung là Tô Trung Từ được phong Điện tiền chỉ huy sứ. Họ chiêu tập hương binh giúp vua dẹp loạn, đưa vua về kinh, khôi phục chính thống. Họ Trần nghiễm nhiên có thế lực lớn trong triều đình.

Tháng 10 năm Canh Ngọ (1210) vua Cao Tông băng hà, hoàng thái tử Sảm lên nối ngôi tức Lý Huệ Tông trong tình hình ngày càng tồi tệ. Các thân vương trong hoàng tộc tranh giành quyền bính, bên ngoài loạn đảng thi nhau mọc lên, mạnh nhất là Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn. Trần Lý bị giặc giết, Tự Khánh là con thứ lên thay, thâu tóm quyền lực với sự giúp sức cuả Thủ Độ. Biết rõ thái độ phản trắc cuả Tự Khánh, bà thái hậu họ Đàm thường chỉ mặt Trần thị mắng là bè đảng cuả giặc và tìm mọi cách để giết chết (Trần thị đã bị giáng làm ngự nữ), tạo cớ để Tự Khánh đem quân uy hiếp vua, vua đã phải nhiều lần xa giá chạy trốn. Về sau vì  thái hậu bức bách Trần thị, Huệ Tông đành phải đưa Trần thị (lúc này được phong Thuận Trinh phu nhân) đang đêm trốn  đến chỗ Tự Khánh, chịu sự bảo bọc cuả anh em họ Trần để chống lại các bè đảng khác.  Tháng 6 Bính Tý (1216) Thuận Thiên công chuá ra đời, tháng 12 Thuận Trinh phu nhân được sách phong làm hoàng hậu. Trước tình thế đó, Đàm thái hậu đành phải dựa vào thế lực cuả Nguyễn Nộn và Hà Cao để chống lại, hai mẹ con vua Huệ Tông đã ở hai trận tuyến đối nghịch nhau. (Sau vì thế yếu Thái hậu đành phải mang các công chúa về hàng Trần Tự Khánh)2.

Loạn lạc vẫn hoành hành, dân chúng bị cướp bóc, kinh đô bị đốt phá (1220 kinh đô cũ  mới được phục hồi). Sử chép trong thời gian này “nhà  vua bị trúng phong, chữa chạy không công hiệu, từ đó sinh ra cuồng dịch; khi thì xưng là thiên tướng giáng hạ, tay cầm giáo và mộc, trên búi tóc cắm lá cờ nhỏ, đùa giỡn múa may suốt ngày; khi thì toát mồ hôi, trong người ráo khát, uống rượu say, ngủ li bì đến mãi hôm sau mới tỉnh, không làm việc được; phải giao hết chính sự cho Trần Tự Khánh. Quyền bính trong nước về tay cả họ Trần.” Có thể bệnh điên cuả nhà vua đã phát sinh từ nỗi sầu hận ẩn ức trước thời cuộc, trước sự hiếp đáp cuả họ Trần và sự bất hạnh gia đình. Trong lịch sử Việt Nam chưa có vị hoàng đế nào khốn khổ như Huệ Tông, suốt thời gian trị vì không lúc nào ở yên một chỗ, luôn phải xa giá trốn chạy hết nơi này đến nơi khác. Người vợ mà vua hết lòng yêu thương lại là người cuả kẻ thù. Chấp nhận trở thành Huệ hậu chẳng qua thị Dung muốn nhân cơ hội đem ngai vàng về cho họ Trần chứ trái tim cuả Trần thị  đã nghiêng về phiá Thủ Độ, một chàng trai tuy không biết chữ nhưng thông minh quyết đoán, tràn trề sinh lực, hơn hẳn vị vua yếu đuối, nhu nhược, bất tài và bên cạnh là một bà mẹ chồng khắt nghiệt, luôn muốn giết mình.

Tuy vua mắc bệnh nhưng đến tháng 9 năm Mậu Dần (1218) hoàng hậu sinh hạ thêm Chiêu Thánh công chuá (huý là Phật Kim),  rất được Huệ Tông yêu. 

Tháng 12 năm Quý Mùi (1223) Trần Tự Khánh chết, Trần Thừa là anh (con đầu cuả Trần Lý) lên thay làm Phụ quốc thái uý, dùng Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ. Thủ Độ bắt đầu can dự vào triều chính nhà Lý.

Bệnh cuả vua ngày càng nặng, lại không có con trai. Tháng 10 Mậu Thân (1224) Huệ Tông xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm hoàng thái tử để truyền ngôi (Thuận Thiên đã được gả cho Trần Liễu, anh cuả Trần Cảnh). Vua xuất gia ở chùa Chân Giáo.

Chiêu Thánh lên ngôi mới 7 tuổi, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Về vấn đề này, sử thần Ngô Sĩ Liên phê như sau:” …Nếu không may mà không có con thì chọn con cuả người tông thất nuôi làm con mình để giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. Lý Nhân Tông đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo, lại để đến sau lúc tật bệnh mới lập con gái mà truyền ngôi cho…”.

 Nhận định cuả Ngô Sĩ Liên cũng có lý, Huệ Tông không phải là con trai duy nhất cuả Cao Tông và tông thất nhà Lý không phải thiếu người hiền tài. Tuy nhiên quyền bính đã vào tay anh em họ Trần. Trước đây vua nhiều lần đem quân chống lại vẫn không được, nay mắc bệnh, khi tỉnh khi mê thì làm sao sáng suốt như Lý Nhân Tông. Cơ hội ngàn vàng để họ Trần thực hiện mộng đế vương đã đến. Trong âm mưu đảo chính này, có lẽ chủ yếu là Trần Thủ Độ và hoàng hậu, Trần Thừa vốn không mưu lược thủ đoạn bằng Thủ Độ và Tự Khánh.  Cương Mục viết “…Gặp lúc ấy trong nước loạn lạc, hoàng hậu mới cùng Thủ Độ tư thông, rồi bàn mưu ở trong cung làm tờ chiếu để vua nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, vì thế mà nhà Lý mất ngôi vua.” Kịch bản được họ sắp đặt như sau:

Tháng 10 năm Ất Dậu (1225) Thủ Độ cho Trần Cảnh (con thứ hai cuả Trần Thừa, cùng tuổi với Chiêu Hoàng) vào hầu Chiêu Hoàng. Trẻ con thích chơi đùa với nhau là chuyện bình thường, huống hồ vị nữ hoàng tí hon ở trong cung cấm thiếu bạn bè. Toàn Thư cho biết: “…Chiêu Hoàng thấy thế làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng trên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay  vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh..”. Trò chơi vô tư cuả trẻ con đã bị người lớn lợi dụng. Khi Cảnh về mách lại với Thủ Độ, Thủ Độ liền đem gia thuộc và họ hàng vào trong cung cấm, sai đóng cửa thành và các cửa cung, không cho các quan vào chầu rồi loan báo “Bệ hạ đã có chồng rồi”.

Thế là màn kịch thứ nhất đã diễn xong, Chiêu Hoàng trở thành vợ cuả Trần Cảnh khi  cả hai mới lên tám.

Đến màn kịch thứ hai:

Ngày mồng 1 tháng 12 năm Ất Dậu (1225) Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng. Chiếu nhường ngôi có đoạn”…Khốn nỗi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề (…) Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thế cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ (…) Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thoả lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình…”. (Lời lẽ trong chiếu nhường ngôi chúng ta hiểu không thể từ một đứa trẻ mới lên tám).

Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế (tức Trần Thái Tông), đổi niên hiệu là Kiến Trung.  Muà xuân Bính Tuất (1226) Thái Tông sách phong Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh hoàng hậu, phong Trần Thủ Độ làm Thái sư. Thượng hoàng nhà Lý tức Huệ Tông bị giáng truất làm Huệ Quang đại sư, cùng mẹ là Đàm thị ra ở chùa Chân Giáo.

Một cuộc đảo chính thật êm ái, thật độc đáo! Với trí óc non nớt trẻ thơ, Chiêu Hoàng  không hiểu rằng chiếu nhường ngôi chính là bản án tử hình đối với nhà Lý, chấm dứt vai trò mờ nhạt cuả nàng trong lịch sử. 

Chiêu Thánh bị đẩy vào hậu cung để rồi chứng kiến cái chết oan nghiệt cuả phụ hoàng, cái chết tập thể cuả tông thất nhà Lý. Oái oăm thay, người giết cha, giết cả dòng họ nội cuả nàng chính là Trần Thủ Độ, người cậu họ, đã lấy mẹ nàng  ngay sau khi cha nàng bị bức tử.

Sử chép:

– Huệ Tông khi ở chùa Chân Giáo thường ngồi nhổ cỏ trước cửa chùa, Thủ Độ đi qua trông thấy, nói “Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ sâu”, Huệ Tông đứng dậy phủi tay nói ”Lời ngươi nói, ta hiểu rồi”. Sau Huệ Tông ra chơi chợ cửa Đông, nhân dân tranh nhau chạy ra xem, có người động lòng thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người tưởng nhớ đến vua cũ, sinh biến loạn, càng canh giữ nghiêm mật hơn trước. Một hôm Thủ Độ cho người đến mời, Huệ Tông giận lắm, bảo “Tatụng kinh xong sẽ tự tử”, rồi vào buồng ngủ khấn ”Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”. Nói xong liền thắt cổ chết ở vườn sau chùa. Thủ Độ đưa bách quan đến tế khóc rồi hoả táng, chôn  ở tháp Bảo Quang (tháng 8 Bính Tuất – 1226). Sử thần Ngô Sĩ Liên phê: “…Đã lấy được nước cuả người ta lại còn giết vua cuả người ta thì thực bất nhân quá lắm” (Toàn Thư trang 160 bản điện tử)

–  Sau khi Huệ Tông chết, Hoàng hậu Thuận Trinh bị giáng truất làm Thiên Cực công chuá gả cho Trần thủ Độ. (Tuy nói rằng “bị giáng truất” nhưng thực tế là sự đồng thuận giữa bà và “người em họ” Trần Thủ Độ). Lời bình cuả Việt Sử Tiêu Án:”…Than ôi! gây dựng triều đình nhà Trần là triều đình dâm loạn như loài chim muông là tự việc Thủ Độ lấy Thiên Cực mở đầu ra đó…” (trang 69 bản điện tử). Cương Mục nhận định đó là “những nết xấu như chó, lợn, dạ độc như hùm beo” (trang 190 bản điện tử.)

– Để trừ hậu hoạ, mùa đông năm Nhâm Thìn (1232), nhân lúc tông thất nhà Lý làm lễ tế tiên tổ ở thôn Thái Đường xã Hoa Lâm, Thủ Độ cho người ngầm đào cái hố sâu, dựng nhà lên trên, rồi giật máy cho nhà đổ, chôn sống hết tông thất nhà Lý3.

Những biến cố kể trên hẳn là những vết hằn sâu đậm trong trái tim thơ ngây cuả Chiêu Thánh .  

Trần Thủ Độ đã thực hiện xong âm mưu triệt tiêu họ Lý, bước tiếp theo là tạo dựng triều đại nhà Trần vững vàng, uy nghi: Sau khi Huệ Tông bị bức tử thì đến tháng 10 năm đó Thái Tông (theo lệnh cuả Thủ Độ) tôn cha là Trần Thừa làm Thượng hoàng, mẹ là Lê thị làm Quốc Thánh hoàng thái hậu. Thực tế Trần Thừa chỉ làm vì, mọi việc trong nước đều do Thủ Độ quyết đoán và Thủ Độ đã không từ bất cứ thủ đoạn nào để củng cố vương triều Trần:

Theo Toàn Thư năm Quý Tỵ (1233) Hoàng Thái tử Thịnh mất4. Hoàng Thái tử Thịnh tất nhiên là con cuả hoàng hậu, như vậy không phải Chiêu Thánh không có khả năng sinh nở (điều này về sau càng chứng minh rõ ràng). Thế nhưng do quá nôn nóng bảo vệ cơ nghiệp nhà Trần, năm 1237 Thủ Độ và Thiên Cực công chuá lấy cớ Chiêu Thánh (lúc này mới 20 tuổi) lấy Trần Cảnh đã 12 năm vẫn chưa có con  trong khi Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng (trước đó đã sinh Vũ Thành vương Doãn), bàn với vua nên mạo nhận để lấy làm chỗ dựa về sau. Nói rằng “bàn” nhưng thực ra ép vua  lập Thuận Thiên làm hoàng hậu, phế Chiêu Thánh làm công chúa (tháng giêng Đinh Dậu – 1237). 

Thái Tông vốn hiền lành, sợ oai cuả Thủ Độ, lại không còn ai để nương tựa5 nên  không dám phản kháng dù trong lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Không đau khổ sao được khi phải phế bỏ người vợ đã chung sống với vua 12 năm trời từ thuở ấu thơ cho đến khi tuổi vẫn còn thanh xuân, có thể tình yêu cuả họ đang độ nồng nàn. Huống nữa người vợ ấy đã đem cả cơ nghiệp tổ tiên mình trao cho Thái Tông để mở ra triều đại nhà Trần, biết bao ân tình chưa đền đáp được, nay nhà vua lại làm việc trái đạo lý. Đưa Thuận Thiên lên làm hoàng hậu, có nghĩa là lấy chị cuả Chiêu Thánh và cướp vợ cuả Trần Liễu, chỉ có loài cầm thú mới làm chuyện loạn luân đồi bại ấy! 

Trần Liễu tức giận, họp quân ra sông Cái làm loạn. Vua Thái Tông trong nỗi tuyệt vọng, đến đêm trốn lên núi Yên Tử, xin quốc sư Phù Vân cho nương nhờ  Phật Tổ. Thủ Độ đem quân đến đón về, bảo rằng vua ở đâu thì triều đình ở đấy. Quốc sư thấy thế van lạy, Thái Tông bất đắc dĩ phải về. Trần Liễu biết sức mình không làm gì nổi, bèn nhân lúc Thái Tông ngự thuyền đi chơi, giả làm người đánh cá xuống thuyền ngự. Hai anh em ôm nhau khóc. Thủ độ nghe tin đến đòi giết Liễu, vua lấy mình ra đỡ, can mãi mới thôi và khuyên Liễu đầu hàng. Vua lấy đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh và An bang ban cho Liễu, phong hiệu là An Sinh vương. Còn những người theo Liễu làm loạn đều giết hết.

Phan Phù Tiên đã có lời bình như sau: “…Tam cương ngũ thường là luân lý lớn cuả loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian cuả Thủ Độ, cướp vợ cuả anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư? Liễu từ đó sinh ra hiềm khích, cả gan làm loạn, là do Thái Tông nuôi nên tội ác cho Liễu vậy. Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân, nhưng tôi cho rằng cướp vợ cuả anh, tội ác đã rõ ràng, không giết anh là vì lẽ trời chưa mất mà thôi, sao được gọi là nhân? Xét sau này Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy”. (Toàn Thư trang 165 bản điện tử) 

Cương Mục phê: “Phong hoá nhà Trần không nghiêm chỉnh, lại tệ hơn phong hoá nhà Đường ở Trung hoa. Nhưng bấy giờ Thái Tông hãy còn thơ ấu, mà Thủ Độ là người rất ngoan cố, phàm việc gì cũng do hắn chỉ sử. Thái Tông không theo cũng không được. Thế mà sử thần chỉ trích riêng Thái Tông, như thế chưa phải là lời phê công bằng…”.( trang197 bản điện tử))

Tất cả lời bàn cuả sử thần đều nhắm vào hoặc phê phán hoặc biện hộ cho Thái Tông về tội cướp vợ cuả anh, nhưng sử sách không hề có một câu nào xót xa cho số phận cuả Chiêu Thánh, thậm chí sau này còn nhìn nhận bà một cách rẻ rúng.

Về phía Thuận Thiên, có lẽ cũng bị dằn vặt nhiều, nhưng ngôi vị hoàng hậu há chẳng phải là sự bù đắp cho nỗi hận mất ngai vàng vào tay em gái khi phụ hoàng Huệ Tông vì quá yêu Chiêu Thánh mà nhường ngôi cho con gái út thay vì trưởng công chúa? Trước tư cách tầm thường cuả người chồng trăng hoa Trần Liễu6 thì vị vua trẻ tuổi kia, cho dù em rể hay em chồng, cũng khiến nàng ngưỡng mộ và bằng lòng sự sắp đặt hoán đổi cuả mẹ và cậu chăng?

Sử xưa lên án sự ác độc vô luân cuả Trần Thủ Độ, nhưng thử hỏi nếu Thiên Cực công chúa (sau này được tôn xưng Linh Từ quốc mẫu) không tiếp tay liệu âm mưu ấy có thành? Linh Từ đã đặt quyền lợi cuả  dòng họ lên trên hay vì quá mê muội người em họ xảo quyệt mà nở để Chiêu Thánh, con gái cuả bà, phải đau khổ đến tột cùng ? Bà là người đứng ra hoà giải sự xung đột giữa hai anh em Trần Liễu và Trần Cảnh, song với Chiêu Thánh  bà lạnh lùng đẩy ra khỏi hoàng cung.

Tại sao Thủ Độ và Linh Từ lại chia lìa Thái Tông với Chiêu Thánh? Một lý do dễ hiểu: nếu vẫn để Chiêu Thánh ở  cung, lỡ một mai Chiêu Thánh có con với Thái Tông – có thể là con trai – thì việc làm tội lỗi đó sẽ bị phơi trần, người đời sẽ nguyền ruả họ.

Sau những ngày sóng gió ấy, Thái Tông đành phải làm tròn bổn phận duy trì huyết thống nhà Trần với Thuận Thiên hoàng hậu trong cay đắng hỗ thẹn. Nhà vua tìm đến thiền học như một sự giải thoát cho tâm linh, không màng đến quyền thế,  việc nước đều một tay Thủ Độ sắp đặt, lấn át  vua.

Thuận Thiên ngoài Quốc Khang (con cuả Trần Liễu, sinh trong cung), cũng  đã sinh con cho Thái Tông, trong đó có Trần Hoảng (sau này trở thành vua Trần Thánh Tông ) và Trần Quang Khải. Có thể do mặc cảm tội lỗi dày vò, bà  qua đời sớm ở tuổi 33 vào tháng 6 năm Mậu Thân  (1248).

Riêng Chiêu Thánh đã phải sống một đời cô độc buồn thảm suốt 21 năm trời từ 1237 đến 1258. Chắc hẳn sử sách sẽ không đá động cho đến khi bà qua đời nếu không có một biến cố lớn làm thay đổi thân phận bà:

Tháng 12 năm Đinh Tỵ (1257) quân Nguyên do tướng Ngột Lương Hạp Thai đem quân xân lấn nước ta ở Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Yên). Vua thân hành  đốc chiến, xông pha tên đạn, ngoảnh lại chỉ thấy Lê Phụ Trần một mình một ngựa ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không. Có người khuyên vua dừng lại để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần can vua “Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy tạm lánh chúng, sao lại có thể tin lời người ta thế!”. Vua nghe lời lui quân đóng ở sông Lô, Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trần lấy ván che cho vua khỏi trúng tên giặc…. Những hành động thiếu tự chủ cuả Thái Tông chỉ có thể giải thích rằng vua không cho việc sống chết làm trọng mà chỉ cần giải thoát được những nỗi thống khổ chồng chất tận đáy lòng.

Cảm kích ân nghĩa cuả Lê Phụ Trần đã quên mình vì vua, sau khi đánh tan giặc Nguyên (lần thứ nhất), ngày mồng 1 tháng giêng năm Mậu Ngọ (1258) Thái Tông định công phong tước, cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu, lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói “Trẫm không có khanh thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùng được trọn vẹn về sau”.

Đây là một quyết định táo bạo, sáng suốt, vượt lên nỗi sợ hãi người chú độc đoán7, đạp đổ bức tường Nho giáo cổ hủ8, mở ra không gian thoáng đãng với tư tưởng khai phóng, vị tha, vô ngã cuả đấng quân vương đã ngộ đạo.

Quyết định cuả Thái Tông không mang ý nghiã ban ơn cuả bậc chí tôn cho bầy tôi trung thành mà là sự trân quý đối với người bạn tâm giao khi trao gửi báu vật mà nhà vua không thể gìn giữ. Đồng thời hành động này cũng xuất phát từ tấm lòng thương yêu vô hạn và  sự tạ lỗi đối với Chiêu Thánh. Nhà vua muốn có sự bù đắp xứng đáng về những khổ đau mà người vợ bất hạnh đã chịu đựng 21 năm qua. Trước mắt ông không còn ai khác hơn Lê Phụ Trần, người bạn thân có đầy đủ tư chất thông minh và đức độ9  để đem hạnh phúc đến cho Chiêu Thánh trong những năm cuối đời cuả bà.

Việc từ bỏ ngôi báu cuả Thái Tông được Ngô Thời Sĩ ví như hành động “trút giày rách” diễn ra hơn một tháng sau đó (ngày 24 tháng 2) , nhà vua nhường ngôi cho thái tử Hoảng, lui ở Bắc cung, đắm mình vào thiền học và trước tác Khoá Hư Lục, bộ sách gồm những bài thơ và bài kệ thiền rất giá trị. 

Chiêu Thánh trở thành phu nhân cuả Lê Phụ Trần và đã sinh cho Phụ Trần hai người con, trai là Thượng Vị hầu Tông, gái là Ứng Thụy công chúa Khuê. Việc sinh con đã mang lại niềm hạnh phúc được làm mẹ cho Chiêu Thánh, là minh chứng hùng hồn tội ác vô luân cuả Thủ Độ và Linh Từ, nhưng liệu đã đủ xua tan những bóng mây u ám vây quanh bà chăng? Tin thượng hoàng Thái Tông băng vào tháng 4 Đinh Sửu (1277)  làm vết thương lòng cuả bà nhói đau trở lại. Một năm sau Chiêu Thánh công chúa ra đi trong lặng lẽ (tháng 3 Mậu Dần -1278), thế mà những thành kiến khắc nghiệt cuả các sử thần Nho giáo vẫn không chịu buông tha bà:

Việt Sử Tiêu Án viết như sau: “Bà Chiêu Thánh mất. Bà đã bị giáng là Công chuá, rồi gả cho Phụ Trần, khi ấy mất đã 61 tuổi. Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang có đầm Minh Châu, giữa đầm có phiến đá to, người ta truyền lại rằng: Bà Chiêu Thánh cắp hòn đá nhảy xuống đầm mà chết, trên đầm có miếu Chiêu Hoàng, đó là thổ dân nơi đó bênh vực hồi mộ cho bà Chiêu Thánh mà đặt ra thuyết ấy.

Bà Chiêu Hoàng nhất sinh là người dâm, cuồng, lấy chồng không vừa lứa đôi, đâu còn trinh tiết như lời người ta truyền lại.” 10

***

Truyền thuyết dân gian về cái chết cuả Chiêu Thánh  và việc lập miếu thờ ở đầm Minh Châu tỉnh Bắc Giang chứng tỏ dân ta rất cảm thông và thương xót vị nữ hoàng bất hạnh chịu lắm nỗi oan khiên. Chiêu Hoàng chỉ là nạn nhân bởi những mưu toan bất chính cuả Trần Thủ Độ và Linh Từ quốc mẫu (những con người rất thân yêu  gần gũi cuả bà), không đáng nhận lãnh những lời phê phán đầy ác ý như thế.

Tiếng nói cuả dân gian mới là tiếng nói cuả tình thương và công tâm, sưởi  ấm phần nào linh hồn cô quạnh cuả Lý Chiêu Hoàng. 

 

Đà Lạt tháng Giêng Mậu Tý (2008)

 

 

Chú thích:

1- Theo Vũ Ngọc Tiến-“Đâu là nơi phát tích cuả Họ Trần và võ phái Đông A”- vannghesongcuulong online 3-8-06

2- Theo Đại Việt Sử Lược trang 103, 105 (bản điện tử)

3- Theo Toàn Thư chưa chắc sự kiện này có thực vì thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng. Nhưng theo tài liệu cuả Vũ Ngọc Tiến, trong cuộc mưu sát này đã có người may mắn thoát chết, như trường hợp Kiến Bình vương Lý Long Tường, con vua Anh Tông đã đem gia quyến và đội thuỷ quân Vân Đồn vượt biển tỵ nạn ở Đông Bắc bán đảoTriều Tiên. Hiện nay hậu duệ cuả Lý Long Tường còn rất đông ở Triều Tiên mà ông Lý Xương Căn đã từng về VN là một trong những người đó. Tuy nhiên VNT đã nhầm khi cho rằng biến cố này diễn ra vào thời điểm 1226 (thay vì  1232) và Huệ  Tông phát điên từ đó (“Đôi điều về thuyền nhân quý tộc tị nạn đời Lý” trang 3 – vannghesongcuulong online 22-7-06)

4-.Ghi chú cuả Toàn Thư :“có lẽ vừa sinh ra đã chết ngay, nên không ghi chép ngày tháng sinh”. ( trang 164 bản điện tử)

5- Hoàng thái hậu Lê thị và Thượng hoàng Trần Thừa lần lượt qua đời năm 1230 và 1234    

6- Tháng 6 năm Bính Thân (1236), nước to, vỡ tràn cung Lệ Thiên, Hiển Hoàng Trần Liễu đi thuyền vào chầu, thấy người phi cũ cuả triều đình Lý liền cưỡng dâm, triều thần hặc tâu, vì thế giáng làm Hoài Vương.

7- Đến năm 1264 Trần Thủ Độ mới mất, thọ 71 tuổi.

8- Bàn về việc vua Trần Thái Tông gả công chúa Chiêu Thánh cho Lê Phụ Trần, sử thần Ngô Sĩ Liên viết “Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa.” (Toàn Thư trang 174 bản điện tử).

Sử thần Ngô Thời Sĩ nói: “…Ôi! dâm phong cuả nhà Trần tập nhiễm đã quen; bà Thiên Cực là Thái hậu mà lấy người bầy tôi, bà Thuận Thiên là chị dâu mà lấy em chồng, cho nên bây giờ bà Chiêu Thánh cũng là Hoàng hậu mà lấy người bầy tôi làm chồng, Phụ Trần là bầy tôi mà lấy bà Hậu làm vợ, mẹ ấy, con ấy, chị ấy em ấy, vợ ấy chồng ấy, vua ấy tôi ấy, thật không bằng cầm thú. (Việt Sử Tiêu Án trang 74 bản điện tử)

9- Tháng 12 Giáp Tuất (1274), vua Trần Thánh Tông  lấy Lê Phụ Trần làm Thiếu sư kiêm Trừ cung giáo thụ để dạy cho thái tử Khâm (vua Trần Nhân Tông sau này), việc này chắc hẳn có ý kiến cuả thượng hoàng Thái Tông.

10- Việt Sử Tiêu Án trang 77 (bản điện tử)

Nguồn bài đăngr.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm