Tham Khảo
MẶC QUÂN PHỤC VNCH CÓ PHẠM LUẬT ( Rừng ) ?
LS Đặng Đình Mạnh
21-3-2017
“Công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm đoán”, nguyên tắc pháp luật này là câu trả lời của tôi gởi cho một cô gái trẻ khi bạn ấy gởi tôi vài ảnh cùng clip với câu hỏi: Mặc quân phục rằn ri như trong clip thì có vi phạm pháp luật không?
Trong ảnh và clip, tôi nhận ra nhân vật chính là một nam thanh niên trẻ mặc bộ quân phục rằn ri màu xanh lá cây, giày đen cao cổ và đội mũ cối … Hình ảnh khá giống như một quân nhân trong lực lượng biệt kích dù bước ra từ các hình ảnh thời nội chiến “nồi da xáo thịt” tại Việt Nam trước năm 1975, nhưng đồng thời, cũng rất giống với quân phục của lực lượng thủy quân lục chiến (hải quân đánh bộ) của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Ngoại trừ bộ quân phục, anh thanh niên không đeo đính các phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu như một quân nhân thực thụ. Theo diễn biến của trong clip, nam thanh niên đang gặp “rầy rà” bởi một viên công an cầm tay anh toan đưa về một phía trước những lời can ngăn, bênh vực của người xung quanh …
Có vẻ như với cảm nhận của viên công an, thì nam thanh niên đã vi phạm quy định của luật pháp hiện hành khi khoác trên người bộ quân phục mà viên công an nghĩ rằng của quân đội VNCH trước đây nếu xét trong bối cảnh trong clip là giữa một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Sài Gòn, nhưng viên công an không chắc chắn lắm với cảm nhận của mình nên đã do dự, không có hành động dứt khoát để “xử lý” sự việc.
Thật may mắn, sự do dự của viên công an đã tránh cho anh ấy sự lạm quyền, bởi lẽ, theo nguyên tắc pháp luật thì “vô luật bất hình”, hiểu nôm na không có điều luật cấm thì không có hình phạt. Chính xác thì không có quy định nào của luật pháp cấm đoán công chúng khoác trên mình bộ trang phục trông giống như bộ quân phục cả. Thậm chí, những hoa văn mục đích ngụy trang trên quân phục đã trở thành những họa tiết thời trang rất quen thuộc đối với giới trẻ cả nam lẫn nữ hiện nay, với tên gọi là thời trang camo nổi tiếng !
Liên quan đến sự việc, thật ra luật pháp cấm đoán chỉ trong phạm vi như sau:
– Luật pháp quy định quân phục cùng với vũ khí quân dụng … thuộc nhóm A, có trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh (theo Nghị Định số 59/2006/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại). Cho nên, những quảng cáo trên mạng về việc bán trang phục quân đội hay cảnh sát đều là bất hợp pháp. Và chỉ trong phạm vi CẤM KINH DOANH mà thôi. Dĩ nhiên, trong giới hạn là văn bản ban hành với mục đích thi hành Luật Thương mại, cho nên, Nghị định số 59/NĐCP không quy định cấm đoán người dân sở hữu, sử dụng quân phục.
– Bộ luật hình sự cũng quy định về tội danh “Giả mạo chức vụ, cấp bậc” tại điều 265, theo điều luật “Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Theo đó, nếu người dân không phải là quân nhân, nhưng khoác vào mình bộ quân phục với đầy đủ phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu chỉ với mục đích lấy oai, khoe khoang, thậm chí trấn áp tội phạm thì có thể xem là đã có “giả mạo” chức vụ, cấp bậc … nhưng nếu không có hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn không phải là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 265 Bộ luật hình sự kể trên.
Trong khá nhiều trường hợp được thông tin rộng rãi trên hệ thống truyền thông, thì người mặc quân phục với phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu thường hay đi kèm với hành vi giả mạo để trục lợi trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, cho nên, đã dễ gây sự hiểu lầm rằng chỉ với sự việc mặc quân phục đã là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy rằng điều luật 265 không nói rằng là chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người trục lợi bất chính thông qua thủ đoạn giả mạo chức vụ, cấp bậc của chế độ hiện tại, nhưng thực tế cũng không thể hiểu khác. Vì nếu có việc giả mạo chức vụ, cấp bậc của một chế độ không còn tồn tại một cách hiển nhiên (như VNCH) thì cũng không thể là thủ đoạn để khiến mọi người nhầm lẫn, tin cậy mà đưa mình vào tình trạng có thể bị tổn thất về tài sản.
Thế nên, thể theo nguyên tắc “vô luật bất hình” và “Công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm đoán”, thì rõ ràng nam thanh niên trong clip ghi hình hoàn toàn được miễn trách đối với luật pháp hiện hành trong việc khoác trên mình bộ quân phục của quân đội chính quyền Sài Gòn cũ trước đây.
Để tham khảo thêm, thì tất cả sự phân tích trên chỉ đúng ở Việt Nam, ở một số quốc gia khác thì luật pháp có sự cấm đoán đối với trường hợp thường dân mặc quân phục. Điển hình tại Hoa Kỳ.
Trong một câu chuyện khá kinh điển, cô Sarah Smiley, tác giả của quyển sách I’m Just Saying … A Collection of Essays và Going Overboard: The Misadventures of a Military Wife, viết thường trực cho một tờ báo. Chồng cô ta là Đại Úy Dustin Smiley của Hải Quân. Năm 2003, đội vào cái nón Hải Quân của chồng, cô ta chụp hình và dùng bức ảnh kèm theo tên cô ta đăng trên báo khi viết bài.
Bức ảnh này làm một số người phản ứng, vì họ nghĩ rằng thường dân không có quyền mặc quân phục, dù rằng chỉ là đội một cái nón. Theo họ, khi mặc quân phục, một thường dân làm xấu hổ cho quân đội. Tất nhiên, cô Sarah Smiley không đồng ý, cô ta cho rằng không làm điều gì xấu hổ, mà còn làm hãnh diện cho Hải Quân Hoa Kỳ khi đội nón của chồng.
Cô làm một cuộc thăm dò với độc giả của mình, nếu số đông cũng phản đối thì cô ta sẽ tuân lời và rút bức ảnh đó xuống. Kết quả biểu quyết làm mọi người rất ngạc nhiên khi có đến 95% độc giả nói bức ảnh đó không có gì sai phạm. Đi đến đâu trong thành phố cô ta ở, mọi người đều gặp và ủng hộ cô triệt để: “Keep the hat !” tức là “Giữ cái nón !”.
Với sự ủng hộ của đại đa số độc giả, cô ta giữ bức ảnh đăng trên báo trong suốt bốn tháng trời. Cho đến khi cô ta nhận được email của một người gửi cho cô điều luật United States Code 10 là cô đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
United States Code 10 là gì? Theo Chương 45, Đoạn 771, Tiểu Mục 10 của United States Code (10USC771), thì “không một người nào, ngoại trừ một thành viên của Quân Đội Hoa Kỳ, được mặc quân phục hay mang bất cứ một thứ gì liên hệ đến quân phục của Quân Đội Hoa Kỳ, trừ khi luật pháp cho phép.” Trường hợp ngoại lệ chỉ được áp dụng cho thường dân mặc quân phục trong hoạt động kịch nghệ hay phim ảnh mà thôi. Lý do của luật này rất dễ hiểu là giúp ngăn chặn thường dân có thể thực hiện hành vi làm tổn hại thanh danh quân đội, và ngăn chận kẻ thù mặc quân phục trà trộn và làm nguy hại cho quân đội Hoa Kỳ.
Sau mấy tháng trời bình chân như vại không chịu nhường nhịn, thì cuối cùng cô Sarah Smiley rút bức ảnh xuống khi được độc giả chỉ ra rằng hành vi của mình vi phạm luật pháp quốc gia.
Vì quân đội Hoa Kỳ không tham gia chính trị và cũng không bảo vệ đảng phái chính trị, họ chỉ có một mục tiêu là bảo vệ quốc gia và công dân Hoa Kỳ. Thế nên, bộ quân phục Hoa Kỳ được người dân nước họ trân trọng và bảo đảm sự trân trọng đó bằng luật pháp, điều này không có ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MẶC QUÂN PHỤC VNCH CÓ PHẠM LUẬT ( Rừng ) ?
LS Đặng Đình Mạnh
21-3-2017
“Công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm đoán”, nguyên tắc pháp luật này là câu trả lời của tôi gởi cho một cô gái trẻ khi bạn ấy gởi tôi vài ảnh cùng clip với câu hỏi: Mặc quân phục rằn ri như trong clip thì có vi phạm pháp luật không?
Trong ảnh và clip, tôi nhận ra nhân vật chính là một nam thanh niên trẻ mặc bộ quân phục rằn ri màu xanh lá cây, giày đen cao cổ và đội mũ cối … Hình ảnh khá giống như một quân nhân trong lực lượng biệt kích dù bước ra từ các hình ảnh thời nội chiến “nồi da xáo thịt” tại Việt Nam trước năm 1975, nhưng đồng thời, cũng rất giống với quân phục của lực lượng thủy quân lục chiến (hải quân đánh bộ) của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay. Ngoại trừ bộ quân phục, anh thanh niên không đeo đính các phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu như một quân nhân thực thụ. Theo diễn biến của trong clip, nam thanh niên đang gặp “rầy rà” bởi một viên công an cầm tay anh toan đưa về một phía trước những lời can ngăn, bênh vực của người xung quanh …
Có vẻ như với cảm nhận của viên công an, thì nam thanh niên đã vi phạm quy định của luật pháp hiện hành khi khoác trên người bộ quân phục mà viên công an nghĩ rằng của quân đội VNCH trước đây nếu xét trong bối cảnh trong clip là giữa một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Sài Gòn, nhưng viên công an không chắc chắn lắm với cảm nhận của mình nên đã do dự, không có hành động dứt khoát để “xử lý” sự việc.
Thật may mắn, sự do dự của viên công an đã tránh cho anh ấy sự lạm quyền, bởi lẽ, theo nguyên tắc pháp luật thì “vô luật bất hình”, hiểu nôm na không có điều luật cấm thì không có hình phạt. Chính xác thì không có quy định nào của luật pháp cấm đoán công chúng khoác trên mình bộ trang phục trông giống như bộ quân phục cả. Thậm chí, những hoa văn mục đích ngụy trang trên quân phục đã trở thành những họa tiết thời trang rất quen thuộc đối với giới trẻ cả nam lẫn nữ hiện nay, với tên gọi là thời trang camo nổi tiếng !
Liên quan đến sự việc, thật ra luật pháp cấm đoán chỉ trong phạm vi như sau:
– Luật pháp quy định quân phục cùng với vũ khí quân dụng … thuộc nhóm A, có trong danh mục hàng hóa cấm kinh doanh (theo Nghị Định số 59/2006/NĐ-CP thi hành Luật Thương mại). Cho nên, những quảng cáo trên mạng về việc bán trang phục quân đội hay cảnh sát đều là bất hợp pháp. Và chỉ trong phạm vi CẤM KINH DOANH mà thôi. Dĩ nhiên, trong giới hạn là văn bản ban hành với mục đích thi hành Luật Thương mại, cho nên, Nghị định số 59/NĐCP không quy định cấm đoán người dân sở hữu, sử dụng quân phục.
– Bộ luật hình sự cũng quy định về tội danh “Giả mạo chức vụ, cấp bậc” tại điều 265, theo điều luật “Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Theo đó, nếu người dân không phải là quân nhân, nhưng khoác vào mình bộ quân phục với đầy đủ phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu chỉ với mục đích lấy oai, khoe khoang, thậm chí trấn áp tội phạm thì có thể xem là đã có “giả mạo” chức vụ, cấp bậc … nhưng nếu không có hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn không phải là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 265 Bộ luật hình sự kể trên.
Trong khá nhiều trường hợp được thông tin rộng rãi trên hệ thống truyền thông, thì người mặc quân phục với phù hiệu, quân hiệu, cấp hiệu thường hay đi kèm với hành vi giả mạo để trục lợi trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, cho nên, đã dễ gây sự hiểu lầm rằng chỉ với sự việc mặc quân phục đã là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy rằng điều luật 265 không nói rằng là chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người trục lợi bất chính thông qua thủ đoạn giả mạo chức vụ, cấp bậc của chế độ hiện tại, nhưng thực tế cũng không thể hiểu khác. Vì nếu có việc giả mạo chức vụ, cấp bậc của một chế độ không còn tồn tại một cách hiển nhiên (như VNCH) thì cũng không thể là thủ đoạn để khiến mọi người nhầm lẫn, tin cậy mà đưa mình vào tình trạng có thể bị tổn thất về tài sản.
Thế nên, thể theo nguyên tắc “vô luật bất hình” và “Công dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm đoán”, thì rõ ràng nam thanh niên trong clip ghi hình hoàn toàn được miễn trách đối với luật pháp hiện hành trong việc khoác trên mình bộ quân phục của quân đội chính quyền Sài Gòn cũ trước đây.
Để tham khảo thêm, thì tất cả sự phân tích trên chỉ đúng ở Việt Nam, ở một số quốc gia khác thì luật pháp có sự cấm đoán đối với trường hợp thường dân mặc quân phục. Điển hình tại Hoa Kỳ.
Trong một câu chuyện khá kinh điển, cô Sarah Smiley, tác giả của quyển sách I’m Just Saying … A Collection of Essays và Going Overboard: The Misadventures of a Military Wife, viết thường trực cho một tờ báo. Chồng cô ta là Đại Úy Dustin Smiley của Hải Quân. Năm 2003, đội vào cái nón Hải Quân của chồng, cô ta chụp hình và dùng bức ảnh kèm theo tên cô ta đăng trên báo khi viết bài.
Bức ảnh này làm một số người phản ứng, vì họ nghĩ rằng thường dân không có quyền mặc quân phục, dù rằng chỉ là đội một cái nón. Theo họ, khi mặc quân phục, một thường dân làm xấu hổ cho quân đội. Tất nhiên, cô Sarah Smiley không đồng ý, cô ta cho rằng không làm điều gì xấu hổ, mà còn làm hãnh diện cho Hải Quân Hoa Kỳ khi đội nón của chồng.
Cô làm một cuộc thăm dò với độc giả của mình, nếu số đông cũng phản đối thì cô ta sẽ tuân lời và rút bức ảnh đó xuống. Kết quả biểu quyết làm mọi người rất ngạc nhiên khi có đến 95% độc giả nói bức ảnh đó không có gì sai phạm. Đi đến đâu trong thành phố cô ta ở, mọi người đều gặp và ủng hộ cô triệt để: “Keep the hat !” tức là “Giữ cái nón !”.
Với sự ủng hộ của đại đa số độc giả, cô ta giữ bức ảnh đăng trên báo trong suốt bốn tháng trời. Cho đến khi cô ta nhận được email của một người gửi cho cô điều luật United States Code 10 là cô đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.
United States Code 10 là gì? Theo Chương 45, Đoạn 771, Tiểu Mục 10 của United States Code (10USC771), thì “không một người nào, ngoại trừ một thành viên của Quân Đội Hoa Kỳ, được mặc quân phục hay mang bất cứ một thứ gì liên hệ đến quân phục của Quân Đội Hoa Kỳ, trừ khi luật pháp cho phép.” Trường hợp ngoại lệ chỉ được áp dụng cho thường dân mặc quân phục trong hoạt động kịch nghệ hay phim ảnh mà thôi. Lý do của luật này rất dễ hiểu là giúp ngăn chặn thường dân có thể thực hiện hành vi làm tổn hại thanh danh quân đội, và ngăn chận kẻ thù mặc quân phục trà trộn và làm nguy hại cho quân đội Hoa Kỳ.
Sau mấy tháng trời bình chân như vại không chịu nhường nhịn, thì cuối cùng cô Sarah Smiley rút bức ảnh xuống khi được độc giả chỉ ra rằng hành vi của mình vi phạm luật pháp quốc gia.
Vì quân đội Hoa Kỳ không tham gia chính trị và cũng không bảo vệ đảng phái chính trị, họ chỉ có một mục tiêu là bảo vệ quốc gia và công dân Hoa Kỳ. Thế nên, bộ quân phục Hoa Kỳ được người dân nước họ trân trọng và bảo đảm sự trân trọng đó bằng luật pháp, điều này không có ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.