Mỗi Ngày Một Chuyện
MẶT TRỜI ĐI TRỐN - CAO MỴ NHÂN
MẶT TRỜI ĐI TRỐN - CAO MỴ NHÂN
Mới
ngủ dậy, độ hơn 6 giờ sáng nay, mình đã ngó ra cửa sổ,
trời
phương nam đang dần dần sáng thế kia, mà sao từ tối qua rồi, ai cũng bảo sắp
nhật thực.
Nhật
thực thì cũng chỉ vài phút là nhiều, có đâu mặt trăng đứng ì ra chặn giữa mặt
trời với trái đất mãi bao giờ, bộ muốn xáo trộn thái dương hệ trầm trọng, để thử
sức như "chàng Kim Cao Ly "với nhà ông" Trâm Hợp Chủng Quốc
này sao.
Chuyện
trăng trời (mặt trăng mặt trời) là chuyện của muôn thu bất tuyệt, Thượng Đế
đã chia thời gian cho nhị vị Nhật Nguyệt, để ai được sáng ban ngày, ai phải
sáng ban đêm, có gì đâu mà sợ trái đất tồn vong?
Nhưng
ngay từ sáng sớm, mình đã thư chuẩn " tuyệt miệng " cho anh là: Nếu
thấy không gian cứ mờ đi dần, thời gian cứ chập chờn như đứng lại trên địa cầu,
có nghĩa giây phút từ ly của thế gian đã cận kề ...
Anh
nghe sơ vài lời di cảo của mình, vội cúi xuống để tránh những cơn cười...tiếu
ngạo tân thời, ấy là sao mình có thể
"
tám câu", thay vì cải lương thuần tuý chỉ cần 6 câu là đủ .
Anh
hất hàm trong tưởng tượng của mình thôi, rằng khỏi cần dặn dò cho mất thì giờ
quan sát mây sớm mưa trưa, có phải mình đang thổn thức trong lòng, là không
được gặp anh lần cuối, không nghe anh nói lời sau cùng, trái đất đã tự rớt
trong không gian mịt mù huyễn ảo ...
9.30
Am, mình tìm trong hơn chục cái kiếng mát, tức là toàn kiếng đeo mắt mầu sậm
thôi, trong đó có cái kiếng đen như hắc ín do hôm bà bạn đi mổ cườm mắt, được
bệnh viện cho không, đeo về để giữ gìn 6 tuần lễ sau khi giải phẫu, bà tặng lại
mình. Thế là mình mang cái kiếng đó vào mắt, rồi ra vườn sau, nhìn lên trời,
coi ông trăng, gậm nhấm ông trời thế nào.
Thật
ra đây không phải là lần thứ nhất, có lẽ cũng vài lần trong đời, mình nghe và
thấy hiện tượng nhật thực rồi .
Lần
đầu tiên là khi mình mới mấy tuổi thôi, nhưng mình lại nhớ rõ nhất.
Đó
là cái năm nào đó quên rồi , ở làng Sở Thượng ngoại thành Hà Nội, ông nội lấy
một miếng kính thủy tinh mỏng của cái thông phong đèn dầu hoả,rồi cứ hơ trước
khói đèn, tới khi miếng kính đen như một cục nhựa đường.
Ông
tôi lấy một thau nước lạnh đặt giữa sân nhà, cho miếng kính đen đó vô thau nước, rồi
kêu cả nhà ra xem nhật thực.
Mặt
trăng mầu đỏ cam cứ lem lém ăn mặt trời. ..
Mới
nhớ lại tuồng xưa tích cũ, thì con trai tôi đã lái xe vô sân nhà, tự mở cửa vô
phòng khách, trên tay mang một bao thơ dày, khổ lớn .
Đoạn
cậu ta rút mấy tờ giấy in hình trăng trôi ngang mặt trời, rồi ảnh 3 tinh cầu
thẳng hàng, mà mặt trăng nhỏ nhất đứng giữa mặt trời với trái đất .
Tất
nhiên đó là tấm hình có sẵn của một center Khoa học quốc gia in ra cho sinh
viên và những ai thích nghiên cứu hiện tượng nhật, nguyệt thực này.
Song
đáng kể phải là chiếc kiếng đặc biệt, chuyên dùng cho " công tác "
coi nhật thực: Solar Eclipse Sun Catcher, còn cẩn thận thêm hàng chữ 100% safe
for Solar Eclipse Viewing chưa hết, vừa là hợp pháp, vừa là kỷ niệm và vừa là
một chút gì an lòng người châu Á như tôi, bao kiếng ghi thêm ngày coi nhật thực
rõ ràng August 21 st 2017.
Để
có nghĩa là nơi thực hiện kiếng coi nhật thực này mới làm hầu đáp ứng thị trường và thị hiếu, không
phải thành phẩm cũ thủa nào, cũng như là không phải coi xong sẽ vô bao lại để
dành lần sau coi tiếp .
Ô
mà lần tiếp nghe đồn nhật thực vào ngay 8 tháng 4 năm 2024 .
Thành
tôi phải giữ lại
kiếng coi nhật thực hôm nay, vì nói theo cách nói văn hoa, bảy năm nữa, đâu
phải là dài, mà cũng chẳng là ngắn đối với ...chúng ta !
Anh
đừng có nhún vai nhé, bà kia trong bữa tiệc thọ vui, tức là đủ tứ đại đồng
đường hôm đó bả rằng: " Ới các ông các bà ơi, có biết không, quý vị ấy nói
như đinh đóng cột : bảy tính tháng, tám tính ngày đấy " .
Một
bà thân tình tức khí là lên: " Bà nên tịnh khẩu đi nhé, lão xã nhà bên
cạnh tôi kìa, vượt qua cả mấy phép tính dở hơi đó đấy, lão đang 9, tức chín
chục tuổi, thì tính giờ à? "
Thế
bà định tặng cái kiếng mà toàn bộ là bìa cứng cắt khéo như thủ công này, bằng
giấy đặc biệt, mà đặc biệt nhất là đôi tròng mắt, chỉ nhìn lên đúng lúc mặt
trời đang " nhật thực " là thấy cả trăng trời, chứ không đúng nhiệm
vụ để quan sát đó, thì mắt nhìn tối hơn đêm 30 ấy chứ .
Việc
gì biếu ai bây giờ, mình cứ giữ cả cặp, tức là 2 bộ kiếng đó đây, biết đâu có
ngày anh rủ mình lên non xem trăng giữa ban ngày, là có kiếng " Mặt trời
đi trốn ", là thấy hết thiên cung náo loạn trong một tích tắc ...
Và
khỏi cần dặn dò anh nhớ kêu tên mình khi trái đất không còn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MẶT TRỜI ĐI TRỐN - CAO MỴ NHÂN
MẶT TRỜI ĐI TRỐN - CAO MỴ NHÂN
Mới
ngủ dậy, độ hơn 6 giờ sáng nay, mình đã ngó ra cửa sổ,
trời
phương nam đang dần dần sáng thế kia, mà sao từ tối qua rồi, ai cũng bảo sắp
nhật thực.
Nhật
thực thì cũng chỉ vài phút là nhiều, có đâu mặt trăng đứng ì ra chặn giữa mặt
trời với trái đất mãi bao giờ, bộ muốn xáo trộn thái dương hệ trầm trọng, để thử
sức như "chàng Kim Cao Ly "với nhà ông" Trâm Hợp Chủng Quốc
này sao.
Chuyện
trăng trời (mặt trăng mặt trời) là chuyện của muôn thu bất tuyệt, Thượng Đế
đã chia thời gian cho nhị vị Nhật Nguyệt, để ai được sáng ban ngày, ai phải
sáng ban đêm, có gì đâu mà sợ trái đất tồn vong?
Nhưng
ngay từ sáng sớm, mình đã thư chuẩn " tuyệt miệng " cho anh là: Nếu
thấy không gian cứ mờ đi dần, thời gian cứ chập chờn như đứng lại trên địa cầu,
có nghĩa giây phút từ ly của thế gian đã cận kề ...
Anh
nghe sơ vài lời di cảo của mình, vội cúi xuống để tránh những cơn cười...tiếu
ngạo tân thời, ấy là sao mình có thể
"
tám câu", thay vì cải lương thuần tuý chỉ cần 6 câu là đủ .
Anh
hất hàm trong tưởng tượng của mình thôi, rằng khỏi cần dặn dò cho mất thì giờ
quan sát mây sớm mưa trưa, có phải mình đang thổn thức trong lòng, là không
được gặp anh lần cuối, không nghe anh nói lời sau cùng, trái đất đã tự rớt
trong không gian mịt mù huyễn ảo ...
9.30
Am, mình tìm trong hơn chục cái kiếng mát, tức là toàn kiếng đeo mắt mầu sậm
thôi, trong đó có cái kiếng đen như hắc ín do hôm bà bạn đi mổ cườm mắt, được
bệnh viện cho không, đeo về để giữ gìn 6 tuần lễ sau khi giải phẫu, bà tặng lại
mình. Thế là mình mang cái kiếng đó vào mắt, rồi ra vườn sau, nhìn lên trời,
coi ông trăng, gậm nhấm ông trời thế nào.
Thật
ra đây không phải là lần thứ nhất, có lẽ cũng vài lần trong đời, mình nghe và
thấy hiện tượng nhật thực rồi .
Lần
đầu tiên là khi mình mới mấy tuổi thôi, nhưng mình lại nhớ rõ nhất.
Đó
là cái năm nào đó quên rồi , ở làng Sở Thượng ngoại thành Hà Nội, ông nội lấy
một miếng kính thủy tinh mỏng của cái thông phong đèn dầu hoả,rồi cứ hơ trước
khói đèn, tới khi miếng kính đen như một cục nhựa đường.
Ông
tôi lấy một thau nước lạnh đặt giữa sân nhà, cho miếng kính đen đó vô thau nước, rồi
kêu cả nhà ra xem nhật thực.
Mặt
trăng mầu đỏ cam cứ lem lém ăn mặt trời. ..
Mới
nhớ lại tuồng xưa tích cũ, thì con trai tôi đã lái xe vô sân nhà, tự mở cửa vô
phòng khách, trên tay mang một bao thơ dày, khổ lớn .
Đoạn
cậu ta rút mấy tờ giấy in hình trăng trôi ngang mặt trời, rồi ảnh 3 tinh cầu
thẳng hàng, mà mặt trăng nhỏ nhất đứng giữa mặt trời với trái đất .
Tất
nhiên đó là tấm hình có sẵn của một center Khoa học quốc gia in ra cho sinh
viên và những ai thích nghiên cứu hiện tượng nhật, nguyệt thực này.
Song
đáng kể phải là chiếc kiếng đặc biệt, chuyên dùng cho " công tác "
coi nhật thực: Solar Eclipse Sun Catcher, còn cẩn thận thêm hàng chữ 100% safe
for Solar Eclipse Viewing chưa hết, vừa là hợp pháp, vừa là kỷ niệm và vừa là
một chút gì an lòng người châu Á như tôi, bao kiếng ghi thêm ngày coi nhật thực
rõ ràng August 21 st 2017.
Để
có nghĩa là nơi thực hiện kiếng coi nhật thực này mới làm hầu đáp ứng thị trường và thị hiếu, không
phải thành phẩm cũ thủa nào, cũng như là không phải coi xong sẽ vô bao lại để
dành lần sau coi tiếp .
Ô
mà lần tiếp nghe đồn nhật thực vào ngay 8 tháng 4 năm 2024 .
Thành
tôi phải giữ lại
kiếng coi nhật thực hôm nay, vì nói theo cách nói văn hoa, bảy năm nữa, đâu
phải là dài, mà cũng chẳng là ngắn đối với ...chúng ta !
Anh
đừng có nhún vai nhé, bà kia trong bữa tiệc thọ vui, tức là đủ tứ đại đồng
đường hôm đó bả rằng: " Ới các ông các bà ơi, có biết không, quý vị ấy nói
như đinh đóng cột : bảy tính tháng, tám tính ngày đấy " .
Một
bà thân tình tức khí là lên: " Bà nên tịnh khẩu đi nhé, lão xã nhà bên
cạnh tôi kìa, vượt qua cả mấy phép tính dở hơi đó đấy, lão đang 9, tức chín
chục tuổi, thì tính giờ à? "
Thế
bà định tặng cái kiếng mà toàn bộ là bìa cứng cắt khéo như thủ công này, bằng
giấy đặc biệt, mà đặc biệt nhất là đôi tròng mắt, chỉ nhìn lên đúng lúc mặt
trời đang " nhật thực " là thấy cả trăng trời, chứ không đúng nhiệm
vụ để quan sát đó, thì mắt nhìn tối hơn đêm 30 ấy chứ .
Việc
gì biếu ai bây giờ, mình cứ giữ cả cặp, tức là 2 bộ kiếng đó đây, biết đâu có
ngày anh rủ mình lên non xem trăng giữa ban ngày, là có kiếng " Mặt trời
đi trốn ", là thấy hết thiên cung náo loạn trong một tích tắc ...
Và
khỏi cần dặn dò anh nhớ kêu tên mình khi trái đất không còn ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)