Mỗi Ngày Một Chuyện
MÀU CỜ VÀ SẮC ÁO – HUY VĂN
Tuổi Lính cũng chẳng là bao: không đầy 3 năm. Thời gian nằm gai nếm mật không dài, nhưng tôi trải qua đủ cay, đắng, ngọt, bùi, và tất cả nhọc nhằn của đời lính tác chiến
Nếu không có Lệnh Tổng Động Viên ban hành năm 1972 thì có lẽ cuộc đời tôi cũng sẽ bình thường như muôn ngàn thanh niên cùng trang lứa và hoàn cảnh: cố gắng học hành để chạy đua với Nha Động Viên và để có một cuộc sống tương đối sau khi tóm được mảnh bằng tốt nghiệp Đại Học. Buồn thay, Luật Uỷ Quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bứng tôi ra khỏi giảng đường bằng lệnh gọi nhập ngũ của Nha Động Viên. Và như thế, tôi vào lính khi tuổi đời đang độ tươi đẹp nhứt: 20!
Cả một thế giới mộng mị vàng son bỗng dưng tan theo mây khói. Thay vào đó là 10 tháng quân trường ( tính luôn thời gian gần 4 tháng tham gia công tác chiến tranh chính trị ) và 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ đã biến tôi- và hằng ngàn thanh niên khác- từ bạch diện thư sinh thành một Trung Đội Trưởng. Tuổi Lính cũng chẳng là bao: không đầy 3 năm. Thời gian nằm gai nếm mật không dài, nhưng tôi trải qua đủ cay, đắng, ngọt, bùi, và tất cả nhọc nhằn của đời lính tác chiến: từ 2 lần thực tập Trung Đội Trưởng tại Núi Dài, Vùng 4 Chiến Thuật, và Pleime Rong, Quân Khu 2, cho đến khi nhận đơn vị chính thức tại Tiểu Đoàn 37 BĐQ thuộc Liên Đoàn 12 BĐQ đồn trú tại Đà Nẵng, thuộc Quân Đoàn 1, Vùng 1 Chiến Thuật.
Khóac chiến y không đầy 3 năm nhưng cấp bậc sau cùng đủ để phe chiến thắng lùa vào trại khổ sai mà chúng gọi là trại cải tạo dù chỉ mang cấp bậc sĩ quan tép riu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những ngày được gọi là “ Tù Tàn Binh “ trong trại 4 tại Hiệp Đức thuộc tỉnh Quảng Nam, và 12 năm làm kiếp “ Phó Thường Dân “ – sau đúng một năm “ trả nợ quỉ thần “- đủ để tôi thấy được vị trí của mình ngay trong xã hội mà chế độ cầm quyền cho là “ ưu việt “.
Mấy lần trầy vi, tróc vảy tìm đường vượt biên không được. Tưởng đâu cả đời phải đóng kịch để sinh tồn trong cái gọi là chế độ “ xạo hết chỗ nói “ thì gia đình tôi được cô em bảo lãnh qua Mỹ.Khi mới định cư, tôi thầm khâm phục người nào đó đã nghĩ ra danh xưng “ đất tạm dung “ để nói đến những nơi người Việt đang sinh sống tại hải ngoại. Nhưng dần dà tôi nghiệm ra rằng mình sẽ sống hết cuộc đời tại quốc gia đã cưu mang những người cùng hoàn cảnh như tôi. Và tôi đồng lòng với những ai đã gọi đất nước mà mình đang sinh sống là “quê hương thứ nhì “. Từ đó, tôi thường để tâm đến những hoạt động của đồng hương về mọi mặt, nhứt là sau khi đã nhập tịch và trở thành công dân Hoa Kỳ.
Là công dân Mỹ nhưng gốc Việt Nam nên có nhiều danh xưng được đặt ra để gọi chúng tôi: những người đang sống xa quê hương. Từ những danh xưng khởi thủy như là di tản, thuyền nhân, tỵ nạn, lưu vong, cho đến những danh từ hoa mỹ mà chế độ cộng sản và cả cộng đồng người Việt khắp nơi cũng đang dần dà chấp nhận: người Việt hải ngoại, Kiều bào, Việt kiều, người Việt quốc gia…v/v…đều được thấy xuất hiện nhan nhản trên báo chí và những phương tiện truyền thông hiện đại. Riêng tôi, tôi gọi mình là một người Việt Nam mất nước vì đã là công dân của một nước Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, và cũng là quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tan rã.Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại hơn 34 năm qua, nhưng vẫn còn đó biểu tượng thiêng liêng là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Lá cờ ngày xưa đã từng phất phới trên chính trường thế giới vẫn tung bay khắp năm châu, vẫn thủy chung đậm tình dân tộc trong lòng người dân ly hương và đang được trân trọng ở tất cả những nơi có người dân của chế độ Cộng Hòa sinh sống.
Đất nước không còn nhưng hồn thiêng sông núi vẫn ngự trị trên lá cờ thân yêu, và mỗi lần nghe lại quốc ca hay quốc thiều, chắn chắn những con dân chân chính của miền Nam tự do đều không khỏi bùi ngùi tưởng tiếc. Búa rìu dư luận tha hồ chỉ trích và lên án những nhà lãnh đạo của hai nền Công Hòa non trẻ. Họ cũng công khai bày tỏ sự căm phẫn đối với “ những bàn tay lông lá “ một thời đã từng là đồng minh của miền Nam Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là âm mưu thôn tính để dâng hiến tổ quốc cho cái gọi là “ thế giới đại đồng “ của tên đồ tể đã trở thành xác ướp ở Ba Đình.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tan hàng trong hận tủi, nhưng người Lính chúng tôi vẫn chưa giải ngũ. Chúng tôi chỉ buông súng, bỏ cuộc chơi. Hoàn cảnh không cho phép chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Tình thế phức tạp của miền Nam trước đây đã đẩy phần đất tự do vào tuyệt lộ. Người Lính phải ngậm hờn chịu khuất phục rồi ra đi, hay tuẩn tiết để lưu danh kim cổ. Quê hương đã mất vào tay giặc. Quân Đội cũng không còn.
Người công dân và cũng là quân nhân chúng tôi chỉ biết hướng lòng hoài vọng quê xưa để hy vọng một ngày mai quang phục.
Có nhiều người chỉ trích việc phủ quốc kỳ lên linh cữu của những cựu quân nhân qua đời tại hải ngoại. Họ cho những người đó- cũng như chúng tôi- đã hèn nhát trốn chạy, không xứng đáng để được nhận lãnh vinh dự chỉ dành cho những tử sĩ đã hy sinh vì bảo vệ tổ quốc. Nhưng nếu như tôi từ giã cõi đời trước khi Việt Nam cộng sản thay đổi chế độ, thì trên tấm voan trắng phủ áo quan- dấu ấn của nghi thức Công Giáo- xin khoát lên một mảnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và xin được khâm liệm trong bộ quân phục tác chiến của binh chủng Biệt Động Quân mà tôi đã từng phục vụ.
Không cần nghi lễ phủ kỳ theo quân cách vì tôi không có công trạng gì khi còn trong quân ngũ. Nhưng là công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, và vì là một quân nhân chưa từng giải ngũ, nên tôi vẫn mong mỏi sẽ được mặc bộ quân phục BĐQ và mang lại chiếc Mủ Nâu trên đầu. Ứơc vọng cuối đời của tôi chỉ có thế: không có đất Mẹ để ấp ủ xương tàn thì có màu cờ và sắc áo để ấm lòng khi về nhà Chúa.
HUY VĂN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MÀU CỜ VÀ SẮC ÁO – HUY VĂN
Tuổi Lính cũng chẳng là bao: không đầy 3 năm. Thời gian nằm gai nếm mật không dài, nhưng tôi trải qua đủ cay, đắng, ngọt, bùi, và tất cả nhọc nhằn của đời lính tác chiến
Nếu không có Lệnh Tổng Động Viên ban hành năm 1972 thì có lẽ cuộc đời tôi cũng sẽ bình thường như muôn ngàn thanh niên cùng trang lứa và hoàn cảnh: cố gắng học hành để chạy đua với Nha Động Viên và để có một cuộc sống tương đối sau khi tóm được mảnh bằng tốt nghiệp Đại Học. Buồn thay, Luật Uỷ Quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bứng tôi ra khỏi giảng đường bằng lệnh gọi nhập ngũ của Nha Động Viên. Và như thế, tôi vào lính khi tuổi đời đang độ tươi đẹp nhứt: 20!
Cả một thế giới mộng mị vàng son bỗng dưng tan theo mây khói. Thay vào đó là 10 tháng quân trường ( tính luôn thời gian gần 4 tháng tham gia công tác chiến tranh chính trị ) và 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ đã biến tôi- và hằng ngàn thanh niên khác- từ bạch diện thư sinh thành một Trung Đội Trưởng. Tuổi Lính cũng chẳng là bao: không đầy 3 năm. Thời gian nằm gai nếm mật không dài, nhưng tôi trải qua đủ cay, đắng, ngọt, bùi, và tất cả nhọc nhằn của đời lính tác chiến: từ 2 lần thực tập Trung Đội Trưởng tại Núi Dài, Vùng 4 Chiến Thuật, và Pleime Rong, Quân Khu 2, cho đến khi nhận đơn vị chính thức tại Tiểu Đoàn 37 BĐQ thuộc Liên Đoàn 12 BĐQ đồn trú tại Đà Nẵng, thuộc Quân Đoàn 1, Vùng 1 Chiến Thuật.
Khóac chiến y không đầy 3 năm nhưng cấp bậc sau cùng đủ để phe chiến thắng lùa vào trại khổ sai mà chúng gọi là trại cải tạo dù chỉ mang cấp bậc sĩ quan tép riu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những ngày được gọi là “ Tù Tàn Binh “ trong trại 4 tại Hiệp Đức thuộc tỉnh Quảng Nam, và 12 năm làm kiếp “ Phó Thường Dân “ – sau đúng một năm “ trả nợ quỉ thần “- đủ để tôi thấy được vị trí của mình ngay trong xã hội mà chế độ cầm quyền cho là “ ưu việt “.
Mấy lần trầy vi, tróc vảy tìm đường vượt biên không được. Tưởng đâu cả đời phải đóng kịch để sinh tồn trong cái gọi là chế độ “ xạo hết chỗ nói “ thì gia đình tôi được cô em bảo lãnh qua Mỹ.Khi mới định cư, tôi thầm khâm phục người nào đó đã nghĩ ra danh xưng “ đất tạm dung “ để nói đến những nơi người Việt đang sinh sống tại hải ngoại. Nhưng dần dà tôi nghiệm ra rằng mình sẽ sống hết cuộc đời tại quốc gia đã cưu mang những người cùng hoàn cảnh như tôi. Và tôi đồng lòng với những ai đã gọi đất nước mà mình đang sinh sống là “quê hương thứ nhì “. Từ đó, tôi thường để tâm đến những hoạt động của đồng hương về mọi mặt, nhứt là sau khi đã nhập tịch và trở thành công dân Hoa Kỳ.
Là công dân Mỹ nhưng gốc Việt Nam nên có nhiều danh xưng được đặt ra để gọi chúng tôi: những người đang sống xa quê hương. Từ những danh xưng khởi thủy như là di tản, thuyền nhân, tỵ nạn, lưu vong, cho đến những danh từ hoa mỹ mà chế độ cộng sản và cả cộng đồng người Việt khắp nơi cũng đang dần dà chấp nhận: người Việt hải ngoại, Kiều bào, Việt kiều, người Việt quốc gia…v/v…đều được thấy xuất hiện nhan nhản trên báo chí và những phương tiện truyền thông hiện đại. Riêng tôi, tôi gọi mình là một người Việt Nam mất nước vì đã là công dân của một nước Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, và cũng là quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tan rã.Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại hơn 34 năm qua, nhưng vẫn còn đó biểu tượng thiêng liêng là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Lá cờ ngày xưa đã từng phất phới trên chính trường thế giới vẫn tung bay khắp năm châu, vẫn thủy chung đậm tình dân tộc trong lòng người dân ly hương và đang được trân trọng ở tất cả những nơi có người dân của chế độ Cộng Hòa sinh sống.
Đất nước không còn nhưng hồn thiêng sông núi vẫn ngự trị trên lá cờ thân yêu, và mỗi lần nghe lại quốc ca hay quốc thiều, chắn chắn những con dân chân chính của miền Nam tự do đều không khỏi bùi ngùi tưởng tiếc. Búa rìu dư luận tha hồ chỉ trích và lên án những nhà lãnh đạo của hai nền Công Hòa non trẻ. Họ cũng công khai bày tỏ sự căm phẫn đối với “ những bàn tay lông lá “ một thời đã từng là đồng minh của miền Nam Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là âm mưu thôn tính để dâng hiến tổ quốc cho cái gọi là “ thế giới đại đồng “ của tên đồ tể đã trở thành xác ướp ở Ba Đình.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tan hàng trong hận tủi, nhưng người Lính chúng tôi vẫn chưa giải ngũ. Chúng tôi chỉ buông súng, bỏ cuộc chơi. Hoàn cảnh không cho phép chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Tình thế phức tạp của miền Nam trước đây đã đẩy phần đất tự do vào tuyệt lộ. Người Lính phải ngậm hờn chịu khuất phục rồi ra đi, hay tuẩn tiết để lưu danh kim cổ. Quê hương đã mất vào tay giặc. Quân Đội cũng không còn.
Người công dân và cũng là quân nhân chúng tôi chỉ biết hướng lòng hoài vọng quê xưa để hy vọng một ngày mai quang phục.
Có nhiều người chỉ trích việc phủ quốc kỳ lên linh cữu của những cựu quân nhân qua đời tại hải ngoại. Họ cho những người đó- cũng như chúng tôi- đã hèn nhát trốn chạy, không xứng đáng để được nhận lãnh vinh dự chỉ dành cho những tử sĩ đã hy sinh vì bảo vệ tổ quốc. Nhưng nếu như tôi từ giã cõi đời trước khi Việt Nam cộng sản thay đổi chế độ, thì trên tấm voan trắng phủ áo quan- dấu ấn của nghi thức Công Giáo- xin khoát lên một mảnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và xin được khâm liệm trong bộ quân phục tác chiến của binh chủng Biệt Động Quân mà tôi đã từng phục vụ.
Không cần nghi lễ phủ kỳ theo quân cách vì tôi không có công trạng gì khi còn trong quân ngũ. Nhưng là công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, và vì là một quân nhân chưa từng giải ngũ, nên tôi vẫn mong mỏi sẽ được mặc bộ quân phục BĐQ và mang lại chiếc Mủ Nâu trên đầu. Ứơc vọng cuối đời của tôi chỉ có thế: không có đất Mẹ để ấp ủ xương tàn thì có màu cờ và sắc áo để ấm lòng khi về nhà Chúa.
HUY VĂN