Mỗi Ngày Một Chuyện
MÀU NẮNG VÀNG TRI KỶ - CAO MỴ NHÂN
MÀU NẮNG VÀNG TRI KỶ - CAO MỴ NHÂN
Từ Chapa, thượng nguồn Tây Bắc Việt Nam, theo chuyến tàu hỏa Vân Nam Hà Nội về quê nội ở ngoại ô thành phố lớn nhất miền Bắc, vào năm nảo năm nao, tôi chỉ kịp nhớ 2 bên đường tàu đó, là những thửa ruộng bậc thang, chồng chất lên nhau rồi tới những cánh đồng buồn bã gốc rạ khô, có chỗ còn xạm đen như bị cháy.
Mẹ tôi dặn rằng, hễ bước vào cổng làng, là phải chào tất cả mọi người, không được cười đùa, sẽ là vô lễ...vào tới sân nhà, thì phải vòng tay, thưa thật to tiếng:
- Lạy ông ạ.
Ông tức là ông nội, chúng tôi đang trở về quê nội, vì biên giới Việt Trung đang không yên thủa bấy giờ, những người Pháp ở Chapa đã lục tục về nước họ (France). Công chức như ba tôi thì phải về Hà Nội, rồi muốn đi đâu thì đi.
Về miền suôi, chị Thy tôi thích lắm, chị được nhảy lên chiếc xe đạp cao của ai đó trong nhà nội xỏ một chân qua cái thanh ngang làm như thông thạo xe đạp quá bất ngờ loạng choạng ngã ào một cái, đau ê ẩm, còn giả bột xoa xoa mông và chân bị vướng trong khung xe đạp đó phải chờ người nhà kéo ra.
Chị Mỹ tôi cứ ngồi thần ra, còn bé lắm, cứ nhìn vô bếp, nơi có bộ bàn ăn cũ kỹ, chờ mẹ kêu ăn cơm cùng cả nhà hồi ấy.
Riêng tôi lại...đa đoan từ thủa bé thơ, là cứ ngó mười mấy cây cau cao, thẳng tắp, trồng rải rác khắp vườn rộng của nhà ông nội tôi.
Ông nội tôi vốn cụ theo Hán học, nhưng sau lại học chữ Tây, đi làm thông dịch cho Tây (Pháp) gì đó, nên khu nhà khác hẳn trong làng, có phòng khách riêng và những thềm hoa 4 mùa.
Cho tới khi sau này, ông nội tôi mất, và tôi đã lớn, đã theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn năm 1954, tôi vẫn chưa thực sự biết tên ông nội tôi, nên khi gọi là trưởng thành, sau 30-4-1975, tôi phải đi tù tập trung cải tạo ở miền Nam, trong bản lý lịch kê khai nơi trại tù cộng sản VN, tôi toàn ghi tên ông nội tôi là Cao Văn Ông, họ cũng chẳng hỏi rõ tên ông nội tôi có đúng là Cao Văn Ông không.
Những cây cau cao, lại có những buồng cau non màu vàng ngả sang sắc trắng. Mẹ tôi bảo những buồng cau đó sẽ xanh khi già hơn, và sẽ bán cho hàng chợ, để họ bán khi cau tươi, hay là bổ ra mỗi quả cau làm 3, làm 4, phơi khô, lại bán cho những người muốn dùng, để ăn trầu vậy.
Buổi đó đã xế trưa một chút, nắng đổ đầy sân gạch Bát Tràng, là những viên gạch thật vuông to như đá xanh, đan kính nhau bằng vôi vữa gì đó, nếu mùa hè thì nóng khiếp đảm, đúng là lò lửa, sân gạch Bát Tràng đó được phơi bao nhiêu thóc, gạo vào những vụ mùa (thu hoạch).
Cả nhà gọi mãi, mà tôi chẳng vào ăn cơm, tôi cứ nhìn những cây cau cao thật cao và nắng vàng thật vàng ngoài vườn...
Rõ ràng nắng vàng mà sau này, khi đã lớn, đã đi học ở Sài Gòn, đã đọc thật nhiều sách, truyện miền Bắc VN xa vời, tác giả nào cũng tả nắng vàng. Có lẽ nắng vàng rực rỡ như...kim nhũ, chỉ thấy ở miền Bắc thời nảo, thời nao...ngày xưa của...tôi thôi.
Ba tôi phải làm việc ở sân bay Gia Lâm, rồi một năm sau được chính thức chuyển về phi trường Cát Bi (Hải Phòng), nên tôi bỗng nhớ, từ ấu thơ lớn lên một chút, chị em tôi đã được học trường nữ tiểu học Lệ Hải Hải Phòng.
Không như các em bây giờ ở Hoa Kỳ và ở Sài Gòn xưa được phụ huynh có xe chở tới trường và đón về, nhất là còn nhỏ như tuổi chị em tôi ở Hải Phòng những năm trước ngày chia đôi đất nước (20-7-1954) chúng tôi phải đi bộ từ nhà tới trường nữ tiểu học Lệ Hải đó, bằng 2 lối như sau:
1. Từ nhà đường Tám Gian sau Pháp đổi là Lê Lợi, qua một đoạn đường Cầu Đất, rẽ trái đi suốt con đường mang tên Cát Dài, tới ngã tư Cát Đài, Cát Cụt (1 đường khác) là thấy trường rồi.
2. Cũng đi từ nhà ở Lê Lợi, tới ngã 4 Cầu Đất, Trại Cau, Lạch Tray thì rẽ vào đường Lạch Tray, đi thẳng một lèo tới ngã 3 đường Cát Cụt, rẽ phải là thấy nữ học Lệ Hải của...tôi.
Chúng tôi thường chọn con đường Lạch Tray đến trường, để mà thấy được nắng vàng rõ ràng trên đỉnh núi bên An Lão, Thủy Nguyên.
Cứ một cái đỉnh núi đó thôi, mà mỗi ngày, mỗi đổi thay, dãi dầu ắnh nắng, khi như kim nhũ cao, sang, lúc như lửa vàng bốc khói...tùy theo mùa, tức thời tiết đổi thay.
Như vậy, tôi đã quen thuộc màu nắng vàng thủa ấu thơ và niên thiếu, nhưng chưa đến giai đoạn nhớ nhung sắc nắng rõ ràng ấy lắm.
Cho tới khi lớn hơn, đã bắt gặp trong Đoạn Trường Tân Thanh, đã thấy 2 hình ảnh chiếm ngự trong tâm hồn, thật tuyệt vời và thật "thực thể văn chương" là:
Thành xây khói biếc (khi ở Huế)
Non phơi ánh vàng (lúc ở Bắc)
và phải đợi đến khi đọc thơ Thề Non Nước của cụ Tản Đà, mới một lần nữa xác định màu nắng vàng ở phần đất địa đầu VN, là những nơi có nhiều mỏ kim loại, có thể đã khiến màu nắng như dát vàng trên những đỉnh núi:
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
(Tản Đà)
Tức là cho dù bóng nắng đã tà dương nhưng tuổi non vẫn ngọc vàng chân lý vẫn chưa khuất phục thời gian, vẫn đợi nước trở về.
Tuyệt đẹp cho màu nắng vàng tri kỷ, dù cho sông cạn, đá mòn...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MÀU NẮNG VÀNG TRI KỶ - CAO MỴ NHÂN
MÀU NẮNG VÀNG TRI KỶ - CAO MỴ NHÂN
Từ Chapa, thượng nguồn Tây Bắc Việt Nam, theo chuyến tàu hỏa Vân Nam Hà Nội về quê nội ở ngoại ô thành phố lớn nhất miền Bắc, vào năm nảo năm nao, tôi chỉ kịp nhớ 2 bên đường tàu đó, là những thửa ruộng bậc thang, chồng chất lên nhau rồi tới những cánh đồng buồn bã gốc rạ khô, có chỗ còn xạm đen như bị cháy.
Mẹ tôi dặn rằng, hễ bước vào cổng làng, là phải chào tất cả mọi người, không được cười đùa, sẽ là vô lễ...vào tới sân nhà, thì phải vòng tay, thưa thật to tiếng:
- Lạy ông ạ.
Ông tức là ông nội, chúng tôi đang trở về quê nội, vì biên giới Việt Trung đang không yên thủa bấy giờ, những người Pháp ở Chapa đã lục tục về nước họ (France). Công chức như ba tôi thì phải về Hà Nội, rồi muốn đi đâu thì đi.
Về miền suôi, chị Thy tôi thích lắm, chị được nhảy lên chiếc xe đạp cao của ai đó trong nhà nội xỏ một chân qua cái thanh ngang làm như thông thạo xe đạp quá bất ngờ loạng choạng ngã ào một cái, đau ê ẩm, còn giả bột xoa xoa mông và chân bị vướng trong khung xe đạp đó phải chờ người nhà kéo ra.
Chị Mỹ tôi cứ ngồi thần ra, còn bé lắm, cứ nhìn vô bếp, nơi có bộ bàn ăn cũ kỹ, chờ mẹ kêu ăn cơm cùng cả nhà hồi ấy.
Riêng tôi lại...đa đoan từ thủa bé thơ, là cứ ngó mười mấy cây cau cao, thẳng tắp, trồng rải rác khắp vườn rộng của nhà ông nội tôi.
Ông nội tôi vốn cụ theo Hán học, nhưng sau lại học chữ Tây, đi làm thông dịch cho Tây (Pháp) gì đó, nên khu nhà khác hẳn trong làng, có phòng khách riêng và những thềm hoa 4 mùa.
Cho tới khi sau này, ông nội tôi mất, và tôi đã lớn, đã theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn năm 1954, tôi vẫn chưa thực sự biết tên ông nội tôi, nên khi gọi là trưởng thành, sau 30-4-1975, tôi phải đi tù tập trung cải tạo ở miền Nam, trong bản lý lịch kê khai nơi trại tù cộng sản VN, tôi toàn ghi tên ông nội tôi là Cao Văn Ông, họ cũng chẳng hỏi rõ tên ông nội tôi có đúng là Cao Văn Ông không.
Những cây cau cao, lại có những buồng cau non màu vàng ngả sang sắc trắng. Mẹ tôi bảo những buồng cau đó sẽ xanh khi già hơn, và sẽ bán cho hàng chợ, để họ bán khi cau tươi, hay là bổ ra mỗi quả cau làm 3, làm 4, phơi khô, lại bán cho những người muốn dùng, để ăn trầu vậy.
Buổi đó đã xế trưa một chút, nắng đổ đầy sân gạch Bát Tràng, là những viên gạch thật vuông to như đá xanh, đan kính nhau bằng vôi vữa gì đó, nếu mùa hè thì nóng khiếp đảm, đúng là lò lửa, sân gạch Bát Tràng đó được phơi bao nhiêu thóc, gạo vào những vụ mùa (thu hoạch).
Cả nhà gọi mãi, mà tôi chẳng vào ăn cơm, tôi cứ nhìn những cây cau cao thật cao và nắng vàng thật vàng ngoài vườn...
Rõ ràng nắng vàng mà sau này, khi đã lớn, đã đi học ở Sài Gòn, đã đọc thật nhiều sách, truyện miền Bắc VN xa vời, tác giả nào cũng tả nắng vàng. Có lẽ nắng vàng rực rỡ như...kim nhũ, chỉ thấy ở miền Bắc thời nảo, thời nao...ngày xưa của...tôi thôi.
Ba tôi phải làm việc ở sân bay Gia Lâm, rồi một năm sau được chính thức chuyển về phi trường Cát Bi (Hải Phòng), nên tôi bỗng nhớ, từ ấu thơ lớn lên một chút, chị em tôi đã được học trường nữ tiểu học Lệ Hải Hải Phòng.
Không như các em bây giờ ở Hoa Kỳ và ở Sài Gòn xưa được phụ huynh có xe chở tới trường và đón về, nhất là còn nhỏ như tuổi chị em tôi ở Hải Phòng những năm trước ngày chia đôi đất nước (20-7-1954) chúng tôi phải đi bộ từ nhà tới trường nữ tiểu học Lệ Hải đó, bằng 2 lối như sau:
1. Từ nhà đường Tám Gian sau Pháp đổi là Lê Lợi, qua một đoạn đường Cầu Đất, rẽ trái đi suốt con đường mang tên Cát Dài, tới ngã tư Cát Đài, Cát Cụt (1 đường khác) là thấy trường rồi.
2. Cũng đi từ nhà ở Lê Lợi, tới ngã 4 Cầu Đất, Trại Cau, Lạch Tray thì rẽ vào đường Lạch Tray, đi thẳng một lèo tới ngã 3 đường Cát Cụt, rẽ phải là thấy nữ học Lệ Hải của...tôi.
Chúng tôi thường chọn con đường Lạch Tray đến trường, để mà thấy được nắng vàng rõ ràng trên đỉnh núi bên An Lão, Thủy Nguyên.
Cứ một cái đỉnh núi đó thôi, mà mỗi ngày, mỗi đổi thay, dãi dầu ắnh nắng, khi như kim nhũ cao, sang, lúc như lửa vàng bốc khói...tùy theo mùa, tức thời tiết đổi thay.
Như vậy, tôi đã quen thuộc màu nắng vàng thủa ấu thơ và niên thiếu, nhưng chưa đến giai đoạn nhớ nhung sắc nắng rõ ràng ấy lắm.
Cho tới khi lớn hơn, đã bắt gặp trong Đoạn Trường Tân Thanh, đã thấy 2 hình ảnh chiếm ngự trong tâm hồn, thật tuyệt vời và thật "thực thể văn chương" là:
Thành xây khói biếc (khi ở Huế)
Non phơi ánh vàng (lúc ở Bắc)
và phải đợi đến khi đọc thơ Thề Non Nước của cụ Tản Đà, mới một lần nữa xác định màu nắng vàng ở phần đất địa đầu VN, là những nơi có nhiều mỏ kim loại, có thể đã khiến màu nắng như dát vàng trên những đỉnh núi:
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
(Tản Đà)
Tức là cho dù bóng nắng đã tà dương nhưng tuổi non vẫn ngọc vàng chân lý vẫn chưa khuất phục thời gian, vẫn đợi nước trở về.
Tuyệt đẹp cho màu nắng vàng tri kỷ, dù cho sông cạn, đá mòn...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)