Kinh Đời
MIỀN TRUNG PHẪN NỘ
1-9-2016
Người dân miền Trung với đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nhục và cũng là cái nôi của nhiều nhân sỹ yêu nước. Nhưng lại là vùng với nhiều tỉnh nghèo, dù đông dân, và cuộc sống gắn với biển cũng như dịch vụ biển là chính yếu.
Sau thảm hoạ cá chết và biển bị đầu độc, mà đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi Formosa còn tiếp tục lén lút cho tàu ra khơi vứt rác thải trực tiếp xuống biển, và hình như chính phủ không hiểu nổi nỗi bức xúc của dân chúng với cái đói, khổ và tương lai mịt mờ đang đè lên đầu họ từng ngày trong gần nửa năm qua kể từ khi xảy ra thảm hoạ (?), nên họ đã có những tình huống xử lý rất thiếu chuyên nghiệp, không đặt trên nền tảng của sự tôn trọng khoa học cũng như sự thật.
Người dân xứ này, có sức chịu đựng vô cùng lớn, và họ chỉ bùng dậy khi chính họ nhận thấy rằng, họ đã đi đến đường cùng, không chỉ với bản thân họ bị đối xử trong hiện tại còn tiếp diễn mà cả tương lai của con em họ. Nhiều kẻ muốn bỏ quê hương đi cũng bị từ chối vì cơ thể nhiễm độc, nhiều người bỏ chạy sang Lào, Campuchia để làm thuê, gạo hỗ trợ thì khô, cứng, thậm chí mốc, không thể nào ăn được, tiền hỗ trợ 3.5 triệu/ghe cũng chưa nhận được.
Tất cả vẫn chỉ là con số. Kể cả 500 triệu đôla mà Chính phủ tuyên bố đã trả đủ ngày 28.08.2016 thông qua họ.
Và điều người dân bức xúc chính là sự tha thứ và bao dung ngoài luật pháp được chính phủ nương cậy vào mà xin họ khoan hồng cho Formosa, nhưng hậu quả của thảm hoạ và cách xử lý hậu quả của thảm hoạ lại không phải là sự tương xứng, thậm chí rất chênh lệch và thiên vị, nhất là khi Formosa với thái độ thách thức sẽ vẫn tiếp tục tồn tại, một số quan chức rước con quỷ đó về trên dải đất này, mà đến giờ nó vẫn tiếp tục xả 1.200 tấn phenol ra biển mỗi ngày cùng hàng ngàn tấn khí độc thẳng lên trời vốn đang trong trạng thái ô nhiễm nặng nề – lại không hề bị xử lý bất kể điều gì.
Formosa đã có vẻ bất khả xâm phạm, nhưng những cán bộ, quan chức dù sai phạm rất lớn trong thảm hoạ ấy vẫn nhởn nhơ đầy thách thức với chức vụ vững chắc của mình, chỉ một người nhận kỷ luật, còn lại vài người là xin nhận rút kinh nghiệm, đây mới là thứ thực sự bất khả xâm phạm và lớn hơn. Đây chính là những tấm khiên và bức tường dồn đẩy người dân đến sự cùng cực trong khi nhẫn nại chờ đợi chút hy vọng sáng sủa nào đó. Vì trước đó, họ đã bị tước đi quyền cơ bản nhất của một con người là quyền được tẹ mình đòi hỏi trực tiếp sự bồi thường trong vai một kẻ bị thiệt hại từ kẻ xâm hại, mà rồi họ buộc phải chấp nhận lặng lẽ đứng ngoài cuộc trong một cuộc đàm phán, thương lượng chóng vánh của Chính phủ với thủ phạm Formosa.
Trên nỗi đau khổ của hàng vạn, triệu người dân, người ta vẫn thấy một sự bế tắc và tàn nhẫn hiện diện, như một sự đùa cợt với số phận của bản thân cũng như của con cháu mình. Hơn thế là những sự trả giá từ hai phía quá rẻ mạt khiến sự phẫn nộ như là thước đo cuối cùng cho một tình thế mà bắt buộc họ phải giang đôi tay lên và cất lên những tiếng gào thét mà giành giật lấy.
Biển lặng yên, mà lòng người dậy sóng. Đó mới là sức mạnh của “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” (cụ Nguyễn Trãi, đã dặn dò như vậy).
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
MIỀN TRUNG PHẪN NỘ
1-9-2016
Người dân miền Trung với đức tính cần cù, chịu khó, nhẫn nhục và cũng là cái nôi của nhiều nhân sỹ yêu nước. Nhưng lại là vùng với nhiều tỉnh nghèo, dù đông dân, và cuộc sống gắn với biển cũng như dịch vụ biển là chính yếu.
Sau thảm hoạ cá chết và biển bị đầu độc, mà đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi Formosa còn tiếp tục lén lút cho tàu ra khơi vứt rác thải trực tiếp xuống biển, và hình như chính phủ không hiểu nổi nỗi bức xúc của dân chúng với cái đói, khổ và tương lai mịt mờ đang đè lên đầu họ từng ngày trong gần nửa năm qua kể từ khi xảy ra thảm hoạ (?), nên họ đã có những tình huống xử lý rất thiếu chuyên nghiệp, không đặt trên nền tảng của sự tôn trọng khoa học cũng như sự thật.
Người dân xứ này, có sức chịu đựng vô cùng lớn, và họ chỉ bùng dậy khi chính họ nhận thấy rằng, họ đã đi đến đường cùng, không chỉ với bản thân họ bị đối xử trong hiện tại còn tiếp diễn mà cả tương lai của con em họ. Nhiều kẻ muốn bỏ quê hương đi cũng bị từ chối vì cơ thể nhiễm độc, nhiều người bỏ chạy sang Lào, Campuchia để làm thuê, gạo hỗ trợ thì khô, cứng, thậm chí mốc, không thể nào ăn được, tiền hỗ trợ 3.5 triệu/ghe cũng chưa nhận được.
Tất cả vẫn chỉ là con số. Kể cả 500 triệu đôla mà Chính phủ tuyên bố đã trả đủ ngày 28.08.2016 thông qua họ.
Và điều người dân bức xúc chính là sự tha thứ và bao dung ngoài luật pháp được chính phủ nương cậy vào mà xin họ khoan hồng cho Formosa, nhưng hậu quả của thảm hoạ và cách xử lý hậu quả của thảm hoạ lại không phải là sự tương xứng, thậm chí rất chênh lệch và thiên vị, nhất là khi Formosa với thái độ thách thức sẽ vẫn tiếp tục tồn tại, một số quan chức rước con quỷ đó về trên dải đất này, mà đến giờ nó vẫn tiếp tục xả 1.200 tấn phenol ra biển mỗi ngày cùng hàng ngàn tấn khí độc thẳng lên trời vốn đang trong trạng thái ô nhiễm nặng nề – lại không hề bị xử lý bất kể điều gì.
Formosa đã có vẻ bất khả xâm phạm, nhưng những cán bộ, quan chức dù sai phạm rất lớn trong thảm hoạ ấy vẫn nhởn nhơ đầy thách thức với chức vụ vững chắc của mình, chỉ một người nhận kỷ luật, còn lại vài người là xin nhận rút kinh nghiệm, đây mới là thứ thực sự bất khả xâm phạm và lớn hơn. Đây chính là những tấm khiên và bức tường dồn đẩy người dân đến sự cùng cực trong khi nhẫn nại chờ đợi chút hy vọng sáng sủa nào đó. Vì trước đó, họ đã bị tước đi quyền cơ bản nhất của một con người là quyền được tẹ mình đòi hỏi trực tiếp sự bồi thường trong vai một kẻ bị thiệt hại từ kẻ xâm hại, mà rồi họ buộc phải chấp nhận lặng lẽ đứng ngoài cuộc trong một cuộc đàm phán, thương lượng chóng vánh của Chính phủ với thủ phạm Formosa.
Trên nỗi đau khổ của hàng vạn, triệu người dân, người ta vẫn thấy một sự bế tắc và tàn nhẫn hiện diện, như một sự đùa cợt với số phận của bản thân cũng như của con cháu mình. Hơn thế là những sự trả giá từ hai phía quá rẻ mạt khiến sự phẫn nộ như là thước đo cuối cùng cho một tình thế mà bắt buộc họ phải giang đôi tay lên và cất lên những tiếng gào thét mà giành giật lấy.
Biển lặng yên, mà lòng người dậy sóng. Đó mới là sức mạnh của “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” (cụ Nguyễn Trãi, đã dặn dò như vậy).