Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
MỘT BUỔI SÁNG - Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng nay cái lạnh mùa đông vẫn chưa về, nhưng lại không có nắng mà Cali có được cái vẻ âm u tàn thu ngay từ mới đầu ngày. Với dăm cuốn magazine làm quà cho ông Tư
(HNPĐ) Sáng nay cái lạnh mùa đông vẫn chưa về, nhưng lại không có nắng mà Cali có được cái vẻ âm u tàn thu ngay từ mới đầu ngày. Với dăm cuốn magazine làm quà cho ông Tư, mỗ tôi đến thăm ông vì đã lâu hai anh em không gặp, đi sớm lúc chưa đến chín giờ là cũng có ý tìm đến ông trước, để được bên tách café sáng cùng ông. Tiệm thuốc tây mở cửa lúc mười giờ, như vậy là có được hơn tiếng đồng hồ bên ông để nghe anh em trong quán họp chợ cuối tuần, đây cũng lại là ý mỗ tôi muốn ghi lại câu chuyện hôm nay ngoài quán, một việc đã lâu không làm.
Buổi sáng cuối tuần nên các con đường vắng hẳn các giòng xe, và chiếc radio trong xe đang phát đi chương trình gọi là tản mạn văn học hay gì đó có cái nghĩa na ná như vậy, và câu chuyện đang trao đổi là của hai ông, một nhà thơ, một nhà văn, và hai ông đang nói chuyện về Trần Đĩnh. Hai ông nhà thơ văn này nói về văn thơ, cùng các nhân vật được cuốn Đèn Cù đề cập tới, đoạn trước mỗ tôi không được nghe nên không biết hai ông có khen tí gì không, chứ từ lúc mỗ tôi mở đài chỉ thấy hai ông chê lắm cái văn thơ của các ‘tên tuổi’ bạn tác giả Đèn Cù.
Đương nhiên cùng lứa tuổi của Trần Đĩnh, thì hầu như các nhân vận trong câu chuyện Đèn Cù mà hai ông đề cập đến đã đi theo bác về chầu các tay tổ Các mác Lê nin cả rồi, còn văn thơ mà hai ông đang tản mạn về nó, thì cũng là thứ văn thơ xã nghĩa thôi. Nói thế có nghĩa là chó chết hết chuyện, còn thơ văn xã nghĩa thì cái mùi khắm của nó nên bịt mũi vẫn là hơn đem ra ‘tản mạn’. Để kết câu chuyện (chương trình đến lúc hết giờ), hai ông theo lối bài bản talk show (tung hứng), mà chấm dứt bằng sự đánh giá cái kết quả của Đèn Cù.
Ý là nói đến cái ép phê đây, nói đến tác động của nó đến cái đám nhà nước xã nghĩa, thì ông nhà văn cho rằng chẳng mùi mẽ gì sất, bọn chúng vẫn vững chẳng tí lung lay, vẫn làm chuyện chúng hằng làm, vẫn đàn áp dân oan, vẫn ném đồ dơ vào nhà các nhân vật tranh đấu… Chương trình của hai ông ngưng ở đó, đài chuyễn qua một chương trình khác, cũng là lúc xe đã chạy vừa đến quán Bến Nghé, câu chuyện hai ông nhà văn thơ nghe được trên radio, mỗ tôi đem nó theo vào tận quán mà không rứt bỏ được nó lại ngoài xe.
Tách café được ông Tư mang đến, mỗ tôi chỉ hớp đúng một ngụm đầu, để rồi nó bị bỏ quên cho đến nguội, cũng bởi cái lấn cấn của mỗ tôi về câu chuyện trên radio, tôi loay hoay với những chi tiết trong cuốn Đèn Cù, mà có người cho là thâm cung bí sử (gọi thế quá đáng thật). Tuy đó là những điều hầu như mọi người đều đã biết, nhưng nói nó không tác động đến đám nhà nước xã nghĩa, bởi nó không làm cho bọn vẹm chấm dứt đàn áp người đấu tranh hay dân oan, rồi cho là Đèn Cù không góp được cái công của nó thì quả có hơi hẹp bụng cho nó.
Nghe hai ông nhà thơ văn trong chương trình nói chuyện cùng nhau, mỗ tôi nhận ra điều hai ông không thích những chuyện kể trong cuốn tự truyện đó, và có lẽ câu chuyện tản mạn cũng không ngoài cái chê. Điều này mỗ tôi không ý kiến, vả chưa ngu để đi làm chuyện quái gở là ép người khác trong việc ưa thích, còn chuyện văn chương thơ phú, mỗ tôi không nhà văn mà cũng không nhà thơ, đã tự biết mình như thế thì nghe người ta tản mạn văn học, không phải nghề của mình chỉ giữ im lặng là tốt (biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe).
Từ cái khao khát muốn nhìn thấy cái chế độ khốn nạn bên nhà sớm sập, mà mỗ tôi quí lắm những gì gọi là tiếp sức làm chúng lung lay, một mình Đèn Cù nó không làm nổi, nhưng đừng quên rằng nhiều Đèn Cù sẽ tạo nên lực, thực tế là ta cần rất nhiều người như Trần Đĩnh lên tiếng. Để đánh sập một chế độ vốn có quá nhiều trí trá bịp bợm, một chuyện bậy, một chuyện bẩn của chúng bị lôi ra ánh sáng có thể không thấy gì, chứ trăm chuyện bị khui là phiền. Bên cạnh đó, lời thật xin đừng giận, nghe Trần Đĩnh nói người ta tin hơn chúng ta nói!.
Cái chế độ cùng cái đảng thổ phỉ, chúng còn ngày nào là đất nước dân tộc càng thêm tang thương ngày ấy, phải góp sức chung để đánh nó, ai chạy về (hồi chánh) cùng ta, chưa hẳn là bạn nhưng đã cùng chung đích. Trước Trần Đĩnh, đã có những Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… lột truồng cho mọi người thấy tấm thân ghẻ lở của bác (thằng bần) và đảng (cướp). Chúng ta đã bao năm rồi cũng việc làm vạch trần tương tự, nhưng thử hỏi có ép phê được bằng họ?.
Bao nhiêu lời thanh minh của chúng ta rằng ông Thiệu không lấy 16 tấn vàng, nó được người ta tin bằng một bài viết về số vàng này của Bùi Tín?. Những chuyện như Đèn Cù nói, đã cho những ai chưa biết thì nay được biết, ai biết ít thì nay biết thêm, ai đã biết nhiều thì qua đó biết rằng mình đã biết đúng - Vậy thiển nghĩ những câu kê kích chỉ làm những người như Trần Đĩnh không còn muốn lên tiếng, vô tình ta loại đi những tiếng nói bên kia xác nhận những gì chúng ta đã nói và làm là đúng.
Chế độ An Nam cộng đã bao năm chúng ăn sâu mọc rễ, vì thế chúng mạnh hơn ta nhiều, muốn giật sập chúng phải cần một lực lớn, lực đó chỉ có được từ người dân, mà người dân xã nghĩa hôm nay, phải thấy những lời của những Trần Đĩnh tác động mạnh đến họ hơn tất cả. Còn chúng ta lúc nào cũng huênh hoang, chính chúng ta với nhau cũng không ngửi được, chưa nói cái tôi quá lớn (ai cũng cho mình là ngon) mà sinh chia rẽ, thực lực đã yếu lại càng thêm yếu, thì làm sao thắng, thì làm sao những người bỏ hàng ngũ bên kia muốn đến cùng ta?.
Hôm nay anh em trong quán Bến Nghé đang họp chợ một đề tài khá nóng, đó là chuyện những người (của mình) đang chĩa mũi dùi vào một Điếu Cày vừa chân ướt chân ráo đến đất Mỹ, những ai làm việc đó thiết nghĩ bạn đọc đâu cần mỗ tôi nói ra tên tuổi. Cái đất Bolsa bằng cái lỗ mũi tin tức đi nhanh không kém internet, mong rằng đây lại là những nhân vật với cái tôi mà đánh phá, chứ chưa phải là có bàn tay vẹm nhúng vào hay giật dây.
Mỗ tôi nói thế cũng bởi đã thấy một Nguyễn Chí Thiện, cũng trải qua một đoạn đường không khác (khi ông còn sống tại đất này với chúng ta), và những tay đánh ông Thiện hôm xưa vẫn còn đây, ta vẫn gặp hàng ngày ngoài phố. Những nhân vật đó, hôm nay không biết họ nghĩ gì về chuyện hôm xưa đã làm, cái hại đó đâu thua vẹm quậy phá cộng đồng, kinh cung chi điểu ai mà chẳng thế, nhưng thật sự nhìn đâu cũng cho là có địch thì chỉ thêm rối!.
Trong đấu tranh chống cộng cái không khoan nhượng cần phải có, nhưng liệu có đúng khi có người vừa chạy về phía ta, bước vào sân nhà mình, chưa biết chi mà ta đánh như đánh Nguyễn Chí Thiện trước đây, và Điếu Cày bây giờ?. Chuyện hồi chánh trong quá khứ, những con người cộng sản về với chúng ta, thời gian rồi cũng rõ họ có trá hàng hay không, nhưng trước hết nhà nước Quốc Gia tin nơi cái chính nghĩa của mình, mà vẫn luôn giăng tay ra đón họ.
Chúng ta đâu có ai thoát cái tù sau tháng Tư đen, nên hiểu và thấm cái tù nó như thế nào, xin đừng gán những năm tù của họ là chuyện khổ nhục kế, để lôi ra biện cãi, chỉ lộ rõ cái hẹp hòi suy nghĩ mà thôi. Những Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… họ không còn bên lằn ranh đối nghịch, nhưng họ vẫn cách biệt chúng ta (có phải từ thái độ không khéo mà nên?), xin hỏi nghĩ sao khi thấy họ đập những đòn trí mạng vào chế độ độc tài bên nhà hơn cả chúng ta?.
Chuyện Trần Đĩnh nghe trên radio, chuyện Điếu Cày nghe trong quán, nghĩ rằng như thế đã đủ cho một buổi sáng. Mỗ tôi chào ông Tư để còn đi refill mấy ống thuốc.
Việt Nhân (HNPĐ)
(HNPĐ) Sáng nay cái lạnh mùa đông vẫn chưa về, nhưng lại không có nắng mà Cali có được cái vẻ âm u tàn thu ngay từ mới đầu ngày. Với dăm cuốn magazine làm quà cho ông Tư, mỗ tôi đến thăm ông vì đã lâu hai anh em không gặp, đi sớm lúc chưa đến chín giờ là cũng có ý tìm đến ông trước, để được bên tách café sáng cùng ông. Tiệm thuốc tây mở cửa lúc mười giờ, như vậy là có được hơn tiếng đồng hồ bên ông để nghe anh em trong quán họp chợ cuối tuần, đây cũng lại là ý mỗ tôi muốn ghi lại câu chuyện hôm nay ngoài quán, một việc đã lâu không làm.
Buổi sáng cuối tuần nên các con đường vắng hẳn các giòng xe, và chiếc radio trong xe đang phát đi chương trình gọi là tản mạn văn học hay gì đó có cái nghĩa na ná như vậy, và câu chuyện đang trao đổi là của hai ông, một nhà thơ, một nhà văn, và hai ông đang nói chuyện về Trần Đĩnh. Hai ông nhà thơ văn này nói về văn thơ, cùng các nhân vật được cuốn Đèn Cù đề cập tới, đoạn trước mỗ tôi không được nghe nên không biết hai ông có khen tí gì không, chứ từ lúc mỗ tôi mở đài chỉ thấy hai ông chê lắm cái văn thơ của các ‘tên tuổi’ bạn tác giả Đèn Cù.
Đương nhiên cùng lứa tuổi của Trần Đĩnh, thì hầu như các nhân vận trong câu chuyện Đèn Cù mà hai ông đề cập đến đã đi theo bác về chầu các tay tổ Các mác Lê nin cả rồi, còn văn thơ mà hai ông đang tản mạn về nó, thì cũng là thứ văn thơ xã nghĩa thôi. Nói thế có nghĩa là chó chết hết chuyện, còn thơ văn xã nghĩa thì cái mùi khắm của nó nên bịt mũi vẫn là hơn đem ra ‘tản mạn’. Để kết câu chuyện (chương trình đến lúc hết giờ), hai ông theo lối bài bản talk show (tung hứng), mà chấm dứt bằng sự đánh giá cái kết quả của Đèn Cù.
Ý là nói đến cái ép phê đây, nói đến tác động của nó đến cái đám nhà nước xã nghĩa, thì ông nhà văn cho rằng chẳng mùi mẽ gì sất, bọn chúng vẫn vững chẳng tí lung lay, vẫn làm chuyện chúng hằng làm, vẫn đàn áp dân oan, vẫn ném đồ dơ vào nhà các nhân vật tranh đấu… Chương trình của hai ông ngưng ở đó, đài chuyễn qua một chương trình khác, cũng là lúc xe đã chạy vừa đến quán Bến Nghé, câu chuyện hai ông nhà văn thơ nghe được trên radio, mỗ tôi đem nó theo vào tận quán mà không rứt bỏ được nó lại ngoài xe.
Tách café được ông Tư mang đến, mỗ tôi chỉ hớp đúng một ngụm đầu, để rồi nó bị bỏ quên cho đến nguội, cũng bởi cái lấn cấn của mỗ tôi về câu chuyện trên radio, tôi loay hoay với những chi tiết trong cuốn Đèn Cù, mà có người cho là thâm cung bí sử (gọi thế quá đáng thật). Tuy đó là những điều hầu như mọi người đều đã biết, nhưng nói nó không tác động đến đám nhà nước xã nghĩa, bởi nó không làm cho bọn vẹm chấm dứt đàn áp người đấu tranh hay dân oan, rồi cho là Đèn Cù không góp được cái công của nó thì quả có hơi hẹp bụng cho nó.
Nghe hai ông nhà thơ văn trong chương trình nói chuyện cùng nhau, mỗ tôi nhận ra điều hai ông không thích những chuyện kể trong cuốn tự truyện đó, và có lẽ câu chuyện tản mạn cũng không ngoài cái chê. Điều này mỗ tôi không ý kiến, vả chưa ngu để đi làm chuyện quái gở là ép người khác trong việc ưa thích, còn chuyện văn chương thơ phú, mỗ tôi không nhà văn mà cũng không nhà thơ, đã tự biết mình như thế thì nghe người ta tản mạn văn học, không phải nghề của mình chỉ giữ im lặng là tốt (biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe).
Từ cái khao khát muốn nhìn thấy cái chế độ khốn nạn bên nhà sớm sập, mà mỗ tôi quí lắm những gì gọi là tiếp sức làm chúng lung lay, một mình Đèn Cù nó không làm nổi, nhưng đừng quên rằng nhiều Đèn Cù sẽ tạo nên lực, thực tế là ta cần rất nhiều người như Trần Đĩnh lên tiếng. Để đánh sập một chế độ vốn có quá nhiều trí trá bịp bợm, một chuyện bậy, một chuyện bẩn của chúng bị lôi ra ánh sáng có thể không thấy gì, chứ trăm chuyện bị khui là phiền. Bên cạnh đó, lời thật xin đừng giận, nghe Trần Đĩnh nói người ta tin hơn chúng ta nói!.
Cái chế độ cùng cái đảng thổ phỉ, chúng còn ngày nào là đất nước dân tộc càng thêm tang thương ngày ấy, phải góp sức chung để đánh nó, ai chạy về (hồi chánh) cùng ta, chưa hẳn là bạn nhưng đã cùng chung đích. Trước Trần Đĩnh, đã có những Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… lột truồng cho mọi người thấy tấm thân ghẻ lở của bác (thằng bần) và đảng (cướp). Chúng ta đã bao năm rồi cũng việc làm vạch trần tương tự, nhưng thử hỏi có ép phê được bằng họ?.
Bao nhiêu lời thanh minh của chúng ta rằng ông Thiệu không lấy 16 tấn vàng, nó được người ta tin bằng một bài viết về số vàng này của Bùi Tín?. Những chuyện như Đèn Cù nói, đã cho những ai chưa biết thì nay được biết, ai biết ít thì nay biết thêm, ai đã biết nhiều thì qua đó biết rằng mình đã biết đúng - Vậy thiển nghĩ những câu kê kích chỉ làm những người như Trần Đĩnh không còn muốn lên tiếng, vô tình ta loại đi những tiếng nói bên kia xác nhận những gì chúng ta đã nói và làm là đúng.
Chế độ An Nam cộng đã bao năm chúng ăn sâu mọc rễ, vì thế chúng mạnh hơn ta nhiều, muốn giật sập chúng phải cần một lực lớn, lực đó chỉ có được từ người dân, mà người dân xã nghĩa hôm nay, phải thấy những lời của những Trần Đĩnh tác động mạnh đến họ hơn tất cả. Còn chúng ta lúc nào cũng huênh hoang, chính chúng ta với nhau cũng không ngửi được, chưa nói cái tôi quá lớn (ai cũng cho mình là ngon) mà sinh chia rẽ, thực lực đã yếu lại càng thêm yếu, thì làm sao thắng, thì làm sao những người bỏ hàng ngũ bên kia muốn đến cùng ta?.
Hôm nay anh em trong quán Bến Nghé đang họp chợ một đề tài khá nóng, đó là chuyện những người (của mình) đang chĩa mũi dùi vào một Điếu Cày vừa chân ướt chân ráo đến đất Mỹ, những ai làm việc đó thiết nghĩ bạn đọc đâu cần mỗ tôi nói ra tên tuổi. Cái đất Bolsa bằng cái lỗ mũi tin tức đi nhanh không kém internet, mong rằng đây lại là những nhân vật với cái tôi mà đánh phá, chứ chưa phải là có bàn tay vẹm nhúng vào hay giật dây.
Mỗ tôi nói thế cũng bởi đã thấy một Nguyễn Chí Thiện, cũng trải qua một đoạn đường không khác (khi ông còn sống tại đất này với chúng ta), và những tay đánh ông Thiện hôm xưa vẫn còn đây, ta vẫn gặp hàng ngày ngoài phố. Những nhân vật đó, hôm nay không biết họ nghĩ gì về chuyện hôm xưa đã làm, cái hại đó đâu thua vẹm quậy phá cộng đồng, kinh cung chi điểu ai mà chẳng thế, nhưng thật sự nhìn đâu cũng cho là có địch thì chỉ thêm rối!.
Trong đấu tranh chống cộng cái không khoan nhượng cần phải có, nhưng liệu có đúng khi có người vừa chạy về phía ta, bước vào sân nhà mình, chưa biết chi mà ta đánh như đánh Nguyễn Chí Thiện trước đây, và Điếu Cày bây giờ?. Chuyện hồi chánh trong quá khứ, những con người cộng sản về với chúng ta, thời gian rồi cũng rõ họ có trá hàng hay không, nhưng trước hết nhà nước Quốc Gia tin nơi cái chính nghĩa của mình, mà vẫn luôn giăng tay ra đón họ.
Chúng ta đâu có ai thoát cái tù sau tháng Tư đen, nên hiểu và thấm cái tù nó như thế nào, xin đừng gán những năm tù của họ là chuyện khổ nhục kế, để lôi ra biện cãi, chỉ lộ rõ cái hẹp hòi suy nghĩ mà thôi. Những Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… họ không còn bên lằn ranh đối nghịch, nhưng họ vẫn cách biệt chúng ta (có phải từ thái độ không khéo mà nên?), xin hỏi nghĩ sao khi thấy họ đập những đòn trí mạng vào chế độ độc tài bên nhà hơn cả chúng ta?.
Chuyện Trần Đĩnh nghe trên radio, chuyện Điếu Cày nghe trong quán, nghĩ rằng như thế đã đủ cho một buổi sáng. Mỗ tôi chào ông Tư để còn đi refill mấy ống thuốc.
Việt Nhân (HNPĐ)
MỘT BUỔI SÁNG - Việt Nhân
(HNPĐ) Sáng nay cái lạnh mùa đông vẫn chưa về, nhưng lại không có nắng mà Cali có được cái vẻ âm u tàn thu ngay từ mới đầu ngày. Với dăm cuốn magazine làm quà cho ông Tư
(HNPĐ) Sáng nay cái lạnh mùa đông vẫn chưa về, nhưng lại không có nắng mà Cali có được cái vẻ âm u tàn thu ngay từ mới đầu ngày. Với dăm cuốn magazine làm quà cho ông Tư, mỗ tôi đến thăm ông vì đã lâu hai anh em không gặp, đi sớm lúc chưa đến chín giờ là cũng có ý tìm đến ông trước, để được bên tách café sáng cùng ông. Tiệm thuốc tây mở cửa lúc mười giờ, như vậy là có được hơn tiếng đồng hồ bên ông để nghe anh em trong quán họp chợ cuối tuần, đây cũng lại là ý mỗ tôi muốn ghi lại câu chuyện hôm nay ngoài quán, một việc đã lâu không làm.
Buổi sáng cuối tuần nên các con đường vắng hẳn các giòng xe, và chiếc radio trong xe đang phát đi chương trình gọi là tản mạn văn học hay gì đó có cái nghĩa na ná như vậy, và câu chuyện đang trao đổi là của hai ông, một nhà thơ, một nhà văn, và hai ông đang nói chuyện về Trần Đĩnh. Hai ông nhà thơ văn này nói về văn thơ, cùng các nhân vật được cuốn Đèn Cù đề cập tới, đoạn trước mỗ tôi không được nghe nên không biết hai ông có khen tí gì không, chứ từ lúc mỗ tôi mở đài chỉ thấy hai ông chê lắm cái văn thơ của các ‘tên tuổi’ bạn tác giả Đèn Cù.
Đương nhiên cùng lứa tuổi của Trần Đĩnh, thì hầu như các nhân vận trong câu chuyện Đèn Cù mà hai ông đề cập đến đã đi theo bác về chầu các tay tổ Các mác Lê nin cả rồi, còn văn thơ mà hai ông đang tản mạn về nó, thì cũng là thứ văn thơ xã nghĩa thôi. Nói thế có nghĩa là chó chết hết chuyện, còn thơ văn xã nghĩa thì cái mùi khắm của nó nên bịt mũi vẫn là hơn đem ra ‘tản mạn’. Để kết câu chuyện (chương trình đến lúc hết giờ), hai ông theo lối bài bản talk show (tung hứng), mà chấm dứt bằng sự đánh giá cái kết quả của Đèn Cù.
Ý là nói đến cái ép phê đây, nói đến tác động của nó đến cái đám nhà nước xã nghĩa, thì ông nhà văn cho rằng chẳng mùi mẽ gì sất, bọn chúng vẫn vững chẳng tí lung lay, vẫn làm chuyện chúng hằng làm, vẫn đàn áp dân oan, vẫn ném đồ dơ vào nhà các nhân vật tranh đấu… Chương trình của hai ông ngưng ở đó, đài chuyễn qua một chương trình khác, cũng là lúc xe đã chạy vừa đến quán Bến Nghé, câu chuyện hai ông nhà văn thơ nghe được trên radio, mỗ tôi đem nó theo vào tận quán mà không rứt bỏ được nó lại ngoài xe.
Tách café được ông Tư mang đến, mỗ tôi chỉ hớp đúng một ngụm đầu, để rồi nó bị bỏ quên cho đến nguội, cũng bởi cái lấn cấn của mỗ tôi về câu chuyện trên radio, tôi loay hoay với những chi tiết trong cuốn Đèn Cù, mà có người cho là thâm cung bí sử (gọi thế quá đáng thật). Tuy đó là những điều hầu như mọi người đều đã biết, nhưng nói nó không tác động đến đám nhà nước xã nghĩa, bởi nó không làm cho bọn vẹm chấm dứt đàn áp người đấu tranh hay dân oan, rồi cho là Đèn Cù không góp được cái công của nó thì quả có hơi hẹp bụng cho nó.
Nghe hai ông nhà thơ văn trong chương trình nói chuyện cùng nhau, mỗ tôi nhận ra điều hai ông không thích những chuyện kể trong cuốn tự truyện đó, và có lẽ câu chuyện tản mạn cũng không ngoài cái chê. Điều này mỗ tôi không ý kiến, vả chưa ngu để đi làm chuyện quái gở là ép người khác trong việc ưa thích, còn chuyện văn chương thơ phú, mỗ tôi không nhà văn mà cũng không nhà thơ, đã tự biết mình như thế thì nghe người ta tản mạn văn học, không phải nghề của mình chỉ giữ im lặng là tốt (biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe).
Từ cái khao khát muốn nhìn thấy cái chế độ khốn nạn bên nhà sớm sập, mà mỗ tôi quí lắm những gì gọi là tiếp sức làm chúng lung lay, một mình Đèn Cù nó không làm nổi, nhưng đừng quên rằng nhiều Đèn Cù sẽ tạo nên lực, thực tế là ta cần rất nhiều người như Trần Đĩnh lên tiếng. Để đánh sập một chế độ vốn có quá nhiều trí trá bịp bợm, một chuyện bậy, một chuyện bẩn của chúng bị lôi ra ánh sáng có thể không thấy gì, chứ trăm chuyện bị khui là phiền. Bên cạnh đó, lời thật xin đừng giận, nghe Trần Đĩnh nói người ta tin hơn chúng ta nói!.
Cái chế độ cùng cái đảng thổ phỉ, chúng còn ngày nào là đất nước dân tộc càng thêm tang thương ngày ấy, phải góp sức chung để đánh nó, ai chạy về (hồi chánh) cùng ta, chưa hẳn là bạn nhưng đã cùng chung đích. Trước Trần Đĩnh, đã có những Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… lột truồng cho mọi người thấy tấm thân ghẻ lở của bác (thằng bần) và đảng (cướp). Chúng ta đã bao năm rồi cũng việc làm vạch trần tương tự, nhưng thử hỏi có ép phê được bằng họ?.
Bao nhiêu lời thanh minh của chúng ta rằng ông Thiệu không lấy 16 tấn vàng, nó được người ta tin bằng một bài viết về số vàng này của Bùi Tín?. Những chuyện như Đèn Cù nói, đã cho những ai chưa biết thì nay được biết, ai biết ít thì nay biết thêm, ai đã biết nhiều thì qua đó biết rằng mình đã biết đúng - Vậy thiển nghĩ những câu kê kích chỉ làm những người như Trần Đĩnh không còn muốn lên tiếng, vô tình ta loại đi những tiếng nói bên kia xác nhận những gì chúng ta đã nói và làm là đúng.
Chế độ An Nam cộng đã bao năm chúng ăn sâu mọc rễ, vì thế chúng mạnh hơn ta nhiều, muốn giật sập chúng phải cần một lực lớn, lực đó chỉ có được từ người dân, mà người dân xã nghĩa hôm nay, phải thấy những lời của những Trần Đĩnh tác động mạnh đến họ hơn tất cả. Còn chúng ta lúc nào cũng huênh hoang, chính chúng ta với nhau cũng không ngửi được, chưa nói cái tôi quá lớn (ai cũng cho mình là ngon) mà sinh chia rẽ, thực lực đã yếu lại càng thêm yếu, thì làm sao thắng, thì làm sao những người bỏ hàng ngũ bên kia muốn đến cùng ta?.
Hôm nay anh em trong quán Bến Nghé đang họp chợ một đề tài khá nóng, đó là chuyện những người (của mình) đang chĩa mũi dùi vào một Điếu Cày vừa chân ướt chân ráo đến đất Mỹ, những ai làm việc đó thiết nghĩ bạn đọc đâu cần mỗ tôi nói ra tên tuổi. Cái đất Bolsa bằng cái lỗ mũi tin tức đi nhanh không kém internet, mong rằng đây lại là những nhân vật với cái tôi mà đánh phá, chứ chưa phải là có bàn tay vẹm nhúng vào hay giật dây.
Mỗ tôi nói thế cũng bởi đã thấy một Nguyễn Chí Thiện, cũng trải qua một đoạn đường không khác (khi ông còn sống tại đất này với chúng ta), và những tay đánh ông Thiện hôm xưa vẫn còn đây, ta vẫn gặp hàng ngày ngoài phố. Những nhân vật đó, hôm nay không biết họ nghĩ gì về chuyện hôm xưa đã làm, cái hại đó đâu thua vẹm quậy phá cộng đồng, kinh cung chi điểu ai mà chẳng thế, nhưng thật sự nhìn đâu cũng cho là có địch thì chỉ thêm rối!.
Trong đấu tranh chống cộng cái không khoan nhượng cần phải có, nhưng liệu có đúng khi có người vừa chạy về phía ta, bước vào sân nhà mình, chưa biết chi mà ta đánh như đánh Nguyễn Chí Thiện trước đây, và Điếu Cày bây giờ?. Chuyện hồi chánh trong quá khứ, những con người cộng sản về với chúng ta, thời gian rồi cũng rõ họ có trá hàng hay không, nhưng trước hết nhà nước Quốc Gia tin nơi cái chính nghĩa của mình, mà vẫn luôn giăng tay ra đón họ.
Chúng ta đâu có ai thoát cái tù sau tháng Tư đen, nên hiểu và thấm cái tù nó như thế nào, xin đừng gán những năm tù của họ là chuyện khổ nhục kế, để lôi ra biện cãi, chỉ lộ rõ cái hẹp hòi suy nghĩ mà thôi. Những Bùi Tín, Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… họ không còn bên lằn ranh đối nghịch, nhưng họ vẫn cách biệt chúng ta (có phải từ thái độ không khéo mà nên?), xin hỏi nghĩ sao khi thấy họ đập những đòn trí mạng vào chế độ độc tài bên nhà hơn cả chúng ta?.
Chuyện Trần Đĩnh nghe trên radio, chuyện Điếu Cày nghe trong quán, nghĩ rằng như thế đã đủ cho một buổi sáng. Mỗ tôi chào ông Tư để còn đi refill mấy ống thuốc.
Việt Nhân (HNPĐ)