Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
MỘT THÍ NGHIỆM SAI LẦM
Cho con trai và tinh tinh ăn ngủ cùng nhau để phục vụ thí nghiệm. Nhà khoa học vội chấm dứt mọi thứ sau 9 tháng khi phát hiện ra sự thật không ngờ.
Cho con trai và tinh tinh ăn ngủ cùng nhau để phục vụ thí nghiệm. Nhà khoa học vội chấm dứt mọi thứ sau 9 tháng khi phát hiện ra sự thật không ngờ.
Nhà khoa học đã kịp thời dừng lại mọi thứ sau 9 tháng thí nghiệm khi phát hiện ra rằng suýt chút nữa mình đã hại con.
Vào ngày 26/6/1931, nhà tâm lý học Winthrop Niles Kellogg cùng vợ đã đón chào một thành viên mới đến với tổ ấm nhỏ của họ, đó là một con tinh tinh cái 7,5 tháng tuổi. Họ đặt tên con tinh tinh là Gua và nuôi dạy nó cùng con trai mình là Donald, 10 tháng tuổi. Mục đích của Winthrop Niles Kellogg là kiểm chứng tác động của môi trường đến sự phát triển của con tinh tinh này. Liệu ở môi trường cùng với loài người, tinh tinh có thể cư xử, thậm chí tư duy giống như con người được hay không?Ý tưởng về nghiên cứu trên đến với Kellogg từ khi còn theo học Đại học Columbia. Chàng sinh viên ngày đó bị mê hoặc bởi những đứa trẻ được sói nuôi dạy ở Ấn Độ. Kellogg lập luận rằng những đứa trẻ này được sinh ra với trí thông minh bình thường, "do môi trường sống tác động" nên mới học tập tính của loài sói.
Winthrop Niles Kellogg và Gua.
Kellogg tin rằng trải nghiệm đầu đời ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến sự phát triển, khiến những đứa trẻ sói kia khó mà hòa nhập lại với cộng đồng loài người. Ông muốn kiểm chứng suy luận của mình, song hiểu rõ để một đứa bé ngoài tự nhiên hoang dã là vi phạm đạo đức. Chính vì vậy, Kellogg quyết định làm điều ngược lại: đưa một con vật sơ sinh vào thế giới loài người.
Trong 9 tháng, 12 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần, Kellogg cùng vợ nuôi dạy Gua và Donald giống nhau nhất có thể. Tinh tinh Gua được mặc quần áo giống như Donald. Nó được ngủ trên giường và cũng được hôn chúc ngủ ngon giống với bất kỳ đứa trẻ nào khác. Gua và Donald được chăm sóc như hai anh em ruột thịt. Cả hai được ăn cùng một loại thức ăn và được tham gia vào các hoạt động giống nhau.
Gua cùng với Donald được chăm sóc và nuôi dạy như nhau Cả hai được nuôi dưỡng không khác gì anh em ruột
Tất cả điều này đều phục vụ cho mục đích thí nghiệm, chính vì thế mà Gua và Donald thường xuyên được thực hiện các bài kiểm tra để theo dõi các thông số khác nhau, đặc biệt là trí thông minh và hành vi. Kết quả là Kellogg vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra rằng tinh tinh Gua thông minh hơn so với con trai của họ. Dù chưa đầy 1 tuổi, Gua đã thể hiện trình độ xuất sắc trong các bài kiểm tra, trong khi bé Donald gặp nhiều thử thách hơn.
Gua và Donald được chơi với nhau mỗi ngày.
Họ phát hiện ra rằng, tinh tinh có thể thực hiện nhiều động tác giống như con người. Gua có thể đi giày và đứng thẳng bằng hai chân. Cô bé này có thể ăn bằng thìa, cầm ly nước uống hết và mở được cửa trước khi bé trai Donald có thể thực hiện được điều đó. Gua bắt chước y hệt cử chỉ của con người và cách thể hiện tình cảm như ôm hôn Donald giống như cách mà cha mẹ cậu làm với đứa trẻ.
Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, Gua đã làm ầm ỹ lên khi "cha mẹ" bỏ ra ngoài, để cô bé và Donald một mình trong nhà. Khi Gua và Donald đều hơn 1 tuổi, con tinh tinh này tiếp tục dẫn đầu về các bài kiểm tra thể chất như chạy hay leo trèo.
Tinh tinh Gua thể hiện tình cảm với Donald giống như con người.
Gua có thể phản hồi, thực hiện mệnh lệnh của 95 từ và cụm từ như "hôn Donald", "bắt tay", "cho tôi xem mũi của bạn". Mặc dù vậy, Gua không bao giờ có thể học cách nói ra những từ hoặc cụm từ đó giống như con người, cô tinh tinh này chỉ có thể biểu đạt cảm xúc qua tiếng gầm rú, tiếng rít của mình. Không có sự dạy dỗ hay nuôi dưỡng nào có thể vượt qua sự thật rằng Gua vẫn chỉ là một con tinh tinh.
Cả hai thực hiện một bài kiểm tra chung với nhau.
Vào ngày 28/3/1932, sau 9 tháng thử nghiệm, Kellogg đột ngột chấm dứt mọi thứ. Một số ý kiến cho rằng vợ chồng nhà khoa học đã quá mệt mỏi sau 9 tháng nghiên cứu không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia tin rằng Gua đã gây hại cho Donald. Theo Jeffrey Kahn, nhà nghiên cứu từ Viện Đạo đức Sinh học Johns Hopkins Berman, vợ của Kellogg nhận thấy con trai mình ngày càng giống tinh tinh.
Trong khi Donald chỉ biết gặm ly nước thì tinh tinh Gua cầm ly và uống nước ngon lành.
Donald vật lộn với Gua giống như cách những con tinh tinh chơi với nhau. Donald còn bắt chước tiếng kêu của tinh tinh, cắn người và bò như Gua dù đứa trẻ đã biết tự đi. Thay vì phát triển như một con người bình thường, Donald đã có xu hướng học và bắt chước theo con tinh tinh.
"Khi nuôi dạy một đứa trẻ với một con chó, bạn sẽ không kỳ vọng con chó học hành vi của người. Nhưng đứa bé rất có thể sẽ bò trên sàn và sủa như chó", Kahn nói.
Rời khỏi gia đình Kellogg, Gua bị đem nhốt, trở thành đối tượng của một công trình nghiên cứu khác. Không lâu sau đó, cô bé tinh tinh này chết vì bị viêm phổi vào tháng 12/1933. Donald lớn lên và trở thành bác sĩ nhưng sau đó tự sát ở tuổi 42.
Vì thí nghiệm trên, Kellogg vấp phải vô số chỉ trích từ đồng nghiệp, công chúng và ngay cả từ người vợ của ông. Nhiều người lên án nhà tâm lý là vô nhân đạo vì sử dụng trẻ sơ sinh làm đối tượng nghiên cứu và tách Gua ra khỏi bầy đàn, không cho nó sống đúng với môi trường tự nhiên của mình.
Tuy vậy, cho đến nay, thí nghiệm của Kellogg vẫn là một trong những thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng nhất, có ý nghĩa lớn đối với nhiều ngành khoa học. "Thí nghiệm của Kellogg đã thành công hơn bất cứ thí nghiệm nào trước đó trong việc chỉ ra những hạn chế về mặt di truyền của một cá thể, ngay cả khi cá thể đó được đặt vào môi trường phát triển phong phú, nhiều cơ hội", tờ The Psychological Record nhận định.
Nguồn: Allthatsinteresting, Edubloxtutor Mai Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
MỘT THÍ NGHIỆM SAI LẦM
Cho con trai và tinh tinh ăn ngủ cùng nhau để phục vụ thí nghiệm. Nhà khoa học vội chấm dứt mọi thứ sau 9 tháng khi phát hiện ra sự thật không ngờ.
Cho con trai và tinh tinh ăn ngủ cùng nhau để phục vụ thí nghiệm. Nhà khoa học vội chấm dứt mọi thứ sau 9 tháng khi phát hiện ra sự thật không ngờ.
Nhà khoa học đã kịp thời dừng lại mọi thứ sau 9 tháng thí nghiệm khi phát hiện ra rằng suýt chút nữa mình đã hại con.
Vào ngày 26/6/1931, nhà tâm lý học Winthrop Niles Kellogg cùng vợ đã đón chào một thành viên mới đến với tổ ấm nhỏ của họ, đó là một con tinh tinh cái 7,5 tháng tuổi. Họ đặt tên con tinh tinh là Gua và nuôi dạy nó cùng con trai mình là Donald, 10 tháng tuổi. Mục đích của Winthrop Niles Kellogg là kiểm chứng tác động của môi trường đến sự phát triển của con tinh tinh này. Liệu ở môi trường cùng với loài người, tinh tinh có thể cư xử, thậm chí tư duy giống như con người được hay không?Ý tưởng về nghiên cứu trên đến với Kellogg từ khi còn theo học Đại học Columbia. Chàng sinh viên ngày đó bị mê hoặc bởi những đứa trẻ được sói nuôi dạy ở Ấn Độ. Kellogg lập luận rằng những đứa trẻ này được sinh ra với trí thông minh bình thường, "do môi trường sống tác động" nên mới học tập tính của loài sói.
Winthrop Niles Kellogg và Gua.
Kellogg tin rằng trải nghiệm đầu đời ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ đến sự phát triển, khiến những đứa trẻ sói kia khó mà hòa nhập lại với cộng đồng loài người. Ông muốn kiểm chứng suy luận của mình, song hiểu rõ để một đứa bé ngoài tự nhiên hoang dã là vi phạm đạo đức. Chính vì vậy, Kellogg quyết định làm điều ngược lại: đưa một con vật sơ sinh vào thế giới loài người.
Trong 9 tháng, 12 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần, Kellogg cùng vợ nuôi dạy Gua và Donald giống nhau nhất có thể. Tinh tinh Gua được mặc quần áo giống như Donald. Nó được ngủ trên giường và cũng được hôn chúc ngủ ngon giống với bất kỳ đứa trẻ nào khác. Gua và Donald được chăm sóc như hai anh em ruột thịt. Cả hai được ăn cùng một loại thức ăn và được tham gia vào các hoạt động giống nhau.
Gua cùng với Donald được chăm sóc và nuôi dạy như nhau Cả hai được nuôi dưỡng không khác gì anh em ruột
Tất cả điều này đều phục vụ cho mục đích thí nghiệm, chính vì thế mà Gua và Donald thường xuyên được thực hiện các bài kiểm tra để theo dõi các thông số khác nhau, đặc biệt là trí thông minh và hành vi. Kết quả là Kellogg vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra rằng tinh tinh Gua thông minh hơn so với con trai của họ. Dù chưa đầy 1 tuổi, Gua đã thể hiện trình độ xuất sắc trong các bài kiểm tra, trong khi bé Donald gặp nhiều thử thách hơn.
Gua và Donald được chơi với nhau mỗi ngày.
Họ phát hiện ra rằng, tinh tinh có thể thực hiện nhiều động tác giống như con người. Gua có thể đi giày và đứng thẳng bằng hai chân. Cô bé này có thể ăn bằng thìa, cầm ly nước uống hết và mở được cửa trước khi bé trai Donald có thể thực hiện được điều đó. Gua bắt chước y hệt cử chỉ của con người và cách thể hiện tình cảm như ôm hôn Donald giống như cách mà cha mẹ cậu làm với đứa trẻ.
Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, Gua đã làm ầm ỹ lên khi "cha mẹ" bỏ ra ngoài, để cô bé và Donald một mình trong nhà. Khi Gua và Donald đều hơn 1 tuổi, con tinh tinh này tiếp tục dẫn đầu về các bài kiểm tra thể chất như chạy hay leo trèo.
Tinh tinh Gua thể hiện tình cảm với Donald giống như con người.
Gua có thể phản hồi, thực hiện mệnh lệnh của 95 từ và cụm từ như "hôn Donald", "bắt tay", "cho tôi xem mũi của bạn". Mặc dù vậy, Gua không bao giờ có thể học cách nói ra những từ hoặc cụm từ đó giống như con người, cô tinh tinh này chỉ có thể biểu đạt cảm xúc qua tiếng gầm rú, tiếng rít của mình. Không có sự dạy dỗ hay nuôi dưỡng nào có thể vượt qua sự thật rằng Gua vẫn chỉ là một con tinh tinh.
Cả hai thực hiện một bài kiểm tra chung với nhau.
Vào ngày 28/3/1932, sau 9 tháng thử nghiệm, Kellogg đột ngột chấm dứt mọi thứ. Một số ý kiến cho rằng vợ chồng nhà khoa học đã quá mệt mỏi sau 9 tháng nghiên cứu không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia tin rằng Gua đã gây hại cho Donald. Theo Jeffrey Kahn, nhà nghiên cứu từ Viện Đạo đức Sinh học Johns Hopkins Berman, vợ của Kellogg nhận thấy con trai mình ngày càng giống tinh tinh.
Trong khi Donald chỉ biết gặm ly nước thì tinh tinh Gua cầm ly và uống nước ngon lành.
Donald vật lộn với Gua giống như cách những con tinh tinh chơi với nhau. Donald còn bắt chước tiếng kêu của tinh tinh, cắn người và bò như Gua dù đứa trẻ đã biết tự đi. Thay vì phát triển như một con người bình thường, Donald đã có xu hướng học và bắt chước theo con tinh tinh.
"Khi nuôi dạy một đứa trẻ với một con chó, bạn sẽ không kỳ vọng con chó học hành vi của người. Nhưng đứa bé rất có thể sẽ bò trên sàn và sủa như chó", Kahn nói.
Rời khỏi gia đình Kellogg, Gua bị đem nhốt, trở thành đối tượng của một công trình nghiên cứu khác. Không lâu sau đó, cô bé tinh tinh này chết vì bị viêm phổi vào tháng 12/1933. Donald lớn lên và trở thành bác sĩ nhưng sau đó tự sát ở tuổi 42.
Vì thí nghiệm trên, Kellogg vấp phải vô số chỉ trích từ đồng nghiệp, công chúng và ngay cả từ người vợ của ông. Nhiều người lên án nhà tâm lý là vô nhân đạo vì sử dụng trẻ sơ sinh làm đối tượng nghiên cứu và tách Gua ra khỏi bầy đàn, không cho nó sống đúng với môi trường tự nhiên của mình.
Tuy vậy, cho đến nay, thí nghiệm của Kellogg vẫn là một trong những thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng nhất, có ý nghĩa lớn đối với nhiều ngành khoa học. "Thí nghiệm của Kellogg đã thành công hơn bất cứ thí nghiệm nào trước đó trong việc chỉ ra những hạn chế về mặt di truyền của một cá thể, ngay cả khi cá thể đó được đặt vào môi trường phát triển phong phú, nhiều cơ hội", tờ The Psychological Record nhận định.
Nguồn: Allthatsinteresting, Edubloxtutor Mai Nguyen chuyen