Mỗi Ngày Một Chuyện
MƯA XUÂN NƠI XA XỨ - CAO MỴ NHÂN
MƯA XUÂN NƠI XA XỨ - CAO MỴ NHÂN
Mình
cứ cố gắng xem ra Tết, trời có mưa xuân không ?
Thì
đêm qua không khí ướt đẫm hơi sương, bắt đầu buồn nhè nhẹ cho những ngày đầu
năm, cũng lại ướt át vạt mưa mỏng như tơ ngay từ sáng sớm, sao buồn thế nhỉ?
Rồi
suốt ngày, lúc nắng hửng, lúc hơi nước ở đâu phủ mờ sân cỏ, mình ra vườn sau
xem thử xuân buồn trên từng mỗi cánh hoa đã, đang nở, còn một số nụ hồng chưa
kịp khai hoa ba ngày tết...đành chờ nở muộn.
Vườn
sau hoa nở...
Tại
sao mình không ra sân trước ?
Sân
trước có con đường chạy ngang, không có ai đi bộ, thỉnh thoảng xe chạy vèo qua
rồi mất biến.
Mình
ra vườn sau, để ngó kỹ hơn hình ảnh người con gái đi lấy chồng xa, nhớ về quê
mẹ quá, phải lẻn ra sau nhà, lần ra ngõ vắng.
Phía
sau nhà bao giờ cũng vắng, có lẽ kết luận được điều suy nghĩ thảng thốt mà lại
ngậm ngùi trong câu ca dao :
Chiều
chiều ra đứng ngõ sau
Trông
về quê mẹ ruột đau chín chìu
Ngõ
sau thì rõ quá rồi, quê mẹ, rồi ruột đau cũng thấy ngay, có gì khó hiểu đâu
chứ.
Ối,
nhưng mà " chín chìu " mới là nan giải ...
Ruột
đau chín chìu, là đau thốn dạ, là đau lắm đấy, khỏi cần giải thích thêm ruột
đau chín chìu, khổ vô cùng tận.
Ngoài
bắc còn có câu: " đau thắt ruột ", thì lại có vẻ dễ hiểu : đau như
thắt khúc ruột lại .
Tuy
nhiên, ruột đau chín chìu với đau thắt ruột ...không phải là thứ đau kiểu lục
phủ ngũ tạng bị nhiễm trùng, viêm thủng hay vv...gì khác ...
Mà
ruột đau chín chìu với đau thắt ruột, nó có tính cách tâm lý, nói như anh, là
nó có cái vẻ trừu tượng .
Nhưng
không phải đau trừu tượng là nhè nhẹ, phảng phất, thấp thoáng vv...không phải
là đau sơ sơ đâu nhé. Trái lại trừu tượng không thấy được viêm nhiễm, song, đau
thâm sâu , buồn thảm lắm.
Thế
thì cô gái VN thủa xưa lỡ đi lấy chồng xa, chỉ còn biết ra ngõ sau nhìn về quê
mẹ buồn thấu tâm can, đôi khi nén chặt tiếng khóc cho nhà trước khỏi nghe thấy
cô đang cắn răng sầu tủi, nhất là khi tết đến xuân về.
Chu
choa, đó là ở những làng mạc hẻo lánh quạnh hiu, trăm năm không có được một nụ
cười trọn vẹn.
Ngày
nay, thì trong nước, vùng sâu vùng xa vẫn có thể đi xe honda hay tệ lắm thì đi
xe đạp, chạy ào trên bờ ruộng về nhà mẹ, để xin cái này, hay cho cái kia...chả
có cái chuyện phải khóc ở ngõ sau nhà chồng, vì nhớ nhà cha mẹ nữa.
Đó
là chưa kể đôi nhà chồng vợ cách nhau hàng chục thành phố, vẫn có đủ phương
tiện di chuyển như tàu bay, xe lửa, xe đò, chậm lắm thì 2 ngày cũng tới .
Ở
nước ngoài, còn văn minh, tiên tiến hơn nữa, không cần phải lo lắng thái quá,
mà cả một chương trình được lên kế hoạch, thăm nhà như một định kỳ, thường lệ
mỗi năm, mỗi tháng tuỳ theo xa gần.
Nhưng
cũng vẫn có những lo âu, hốt hoảng của ông bà( ít thôi ) cha mẹ, anh chị em khi
phải trở về nhà, để sau đó sẽ làm một việc gì, thí dụ: đi sinh, chữa bịnh, ly
dị, ly thân ...
Thành
thử mỗi ngày mỗi nhạt phai, quên lãng 2 câu ca dao đẫm lệ buồn nêu trên.
Anh
bảo rằng cơn mưa đầu năm ở vườn sau nhà Cao Mỵ Nhân đã khô từ bao giờ, vì câu
chuyện nhớ về quê mẹ của cô gái ruột đau chín chìu xem như tạm lắng, và không
hiểu nỗi đau của phụ nữ thương nhớ người thân, điển hình là bà mẹ thế nào...
Chứ
anh có thể kể cho nghe rất thực lòng, rằng nỗi đau của những sĩ quan bị đi tù
cải tạo, ở các trại tù csvn, vào những ngày tết đến xuân về, nó khổ não đến đâu
kìa.
Ngày
đổi đời bi thảm 30-4-1975, cứ tính đi, chỉ có một số ít quý niên trưởng gọi là
cao niên trên 55 tuổi, đã giải ngũ hay còn đang lưu ngũ .
Đồng
thời có một số ít khác, là các sĩ quan trẻ chưa lập gia đình, đa phần thiếu uý
mới ra trường chưa có gia đình, cùng số khác có gia đình rồi .
Còn
tất cả là ở hạng tuổi trung niên, quý vị ấy đã sống quy củ
bình
thường như bất cứ ai trên cõi đời này, một tổ ấm với vợ và đàn con tuỳ theo
nhiều ít các cháu ...
Mùa
đã vào xuân thì chớ, lại mưa bay từng sợi nhỏ, qua cửa lán tù, không cần phải
ra đứng ngõ sau, hay đất trại phía trước, cảnh nó buồn chi lạ, thánh cũng phải
buồn, đừng nói sĩ quan chế độ cũ.
Chúng
tôi, anh nói, cũng có người khóc thầm vì hình dung ra ngôi nhà mà ở đó vợ con
đang muộn phiền, nhớ chồng, nhớ cha...có nhà còn phải sống trong túng thiếu lo
âu, bởi lương tiền còn đâu nữa, biết làm chi mà sống đây ?
Bấy
giờ nhà thơ Hà Thượng Nhân tức Trung tá Phạm Xuân Ninh tương đối có tuổi hơn
các anh em khác.
Khi
ông vô tù cải tạo là gia đình đang rối tung lên, chưa cô cậu nào vượt thoát
trên biển đông, quan 5 nhìn mưa Long Giao, thương người vợ tảo tần, nhưng khô
héo vì lo âu cuộc sống gia đình túng quẫn, ông đã khóc trong bài thơ Mưa Long
Giao rất chí tình.
Mưa
ở đâu cũng buồn, nhưng mưa nơi trại tù thì nỗi tuyệt vọng càng tăng, và nếu mưa
đầu xuân càng thêm bế tắc cho hoàn cảnh người ở trong tù âu lo cho người ngoài
trại đang bất lực .
Vì
sao ?
Vì
cái mốc thời gian đầu năm như đánh giá suốt năm cho mỗi người còn dang dở hoài
bão, phải rời " khuê trung ", nơi có phu nhân tri kỷ, để đi lập công
danh thời chinh chiến,
tuy
xưa nhưng vẫn khắc khoải trong đầu óc, là sẽ trở về cho oanh yến đoàn viên, chu
toàn bổn phận với quê hương, đất nước.
Song,
khách " kỷ nhân hồi " đã bó tay vì lũ ma đầu chính trị thế giới,
khiến các anh phải dang dở trách nhiệm người chiến sĩ luôn bảo vệ chính nghĩa
quốc gia tự do .
Mưa
xuân ...nhắc nhở hồn trai, những đấng nam nhi một thời lửa đạn, bão bùng chí
khí, lý tưởng chốn lưu vong ...buồn ơi, vạt mưa nghiêng thấm áo chinh phu ...
Mỗi
giọt mưa đầu mùa xa xứ, mang một nỗi sầu cách trở tổ quốc thân yêu ở cuối chân
trời...
Hàng
vạn cái sân trước đang đón chờ nhịp bước quân hành về quang phục quê hương,
không phải buồn bã chôn vùi kỷ niệm ở vườn sau đâu nhé ...
Mưa
xuân ...làm tươi mát tâm hồn và chí khí người lính VNCH chúng ta ...hãy xây
dựng niềm tin cho thế hệ con em, ngõ hầu giới trẻ vững tiến trên đường kiến tạo
hoà bình dân chủ như các quốc gia văn minh trên thế giới...cũng là để duy trì
truyền thống quốc gia, không hổ thẹn với tiền nhân trước hồn thiêng sông núi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MƯA XUÂN NƠI XA XỨ - CAO MỴ NHÂN
MƯA XUÂN NƠI XA XỨ - CAO MỴ NHÂN
Mình
cứ cố gắng xem ra Tết, trời có mưa xuân không ?
Thì
đêm qua không khí ướt đẫm hơi sương, bắt đầu buồn nhè nhẹ cho những ngày đầu
năm, cũng lại ướt át vạt mưa mỏng như tơ ngay từ sáng sớm, sao buồn thế nhỉ?
Rồi
suốt ngày, lúc nắng hửng, lúc hơi nước ở đâu phủ mờ sân cỏ, mình ra vườn sau
xem thử xuân buồn trên từng mỗi cánh hoa đã, đang nở, còn một số nụ hồng chưa
kịp khai hoa ba ngày tết...đành chờ nở muộn.
Vườn
sau hoa nở...
Tại
sao mình không ra sân trước ?
Sân
trước có con đường chạy ngang, không có ai đi bộ, thỉnh thoảng xe chạy vèo qua
rồi mất biến.
Mình
ra vườn sau, để ngó kỹ hơn hình ảnh người con gái đi lấy chồng xa, nhớ về quê
mẹ quá, phải lẻn ra sau nhà, lần ra ngõ vắng.
Phía
sau nhà bao giờ cũng vắng, có lẽ kết luận được điều suy nghĩ thảng thốt mà lại
ngậm ngùi trong câu ca dao :
Chiều
chiều ra đứng ngõ sau
Trông
về quê mẹ ruột đau chín chìu
Ngõ
sau thì rõ quá rồi, quê mẹ, rồi ruột đau cũng thấy ngay, có gì khó hiểu đâu
chứ.
Ối,
nhưng mà " chín chìu " mới là nan giải ...
Ruột
đau chín chìu, là đau thốn dạ, là đau lắm đấy, khỏi cần giải thích thêm ruột
đau chín chìu, khổ vô cùng tận.
Ngoài
bắc còn có câu: " đau thắt ruột ", thì lại có vẻ dễ hiểu : đau như
thắt khúc ruột lại .
Tuy
nhiên, ruột đau chín chìu với đau thắt ruột ...không phải là thứ đau kiểu lục
phủ ngũ tạng bị nhiễm trùng, viêm thủng hay vv...gì khác ...
Mà
ruột đau chín chìu với đau thắt ruột, nó có tính cách tâm lý, nói như anh, là
nó có cái vẻ trừu tượng .
Nhưng
không phải đau trừu tượng là nhè nhẹ, phảng phất, thấp thoáng vv...không phải
là đau sơ sơ đâu nhé. Trái lại trừu tượng không thấy được viêm nhiễm, song, đau
thâm sâu , buồn thảm lắm.
Thế
thì cô gái VN thủa xưa lỡ đi lấy chồng xa, chỉ còn biết ra ngõ sau nhìn về quê
mẹ buồn thấu tâm can, đôi khi nén chặt tiếng khóc cho nhà trước khỏi nghe thấy
cô đang cắn răng sầu tủi, nhất là khi tết đến xuân về.
Chu
choa, đó là ở những làng mạc hẻo lánh quạnh hiu, trăm năm không có được một nụ
cười trọn vẹn.
Ngày
nay, thì trong nước, vùng sâu vùng xa vẫn có thể đi xe honda hay tệ lắm thì đi
xe đạp, chạy ào trên bờ ruộng về nhà mẹ, để xin cái này, hay cho cái kia...chả
có cái chuyện phải khóc ở ngõ sau nhà chồng, vì nhớ nhà cha mẹ nữa.
Đó
là chưa kể đôi nhà chồng vợ cách nhau hàng chục thành phố, vẫn có đủ phương
tiện di chuyển như tàu bay, xe lửa, xe đò, chậm lắm thì 2 ngày cũng tới .
Ở
nước ngoài, còn văn minh, tiên tiến hơn nữa, không cần phải lo lắng thái quá,
mà cả một chương trình được lên kế hoạch, thăm nhà như một định kỳ, thường lệ
mỗi năm, mỗi tháng tuỳ theo xa gần.
Nhưng
cũng vẫn có những lo âu, hốt hoảng của ông bà( ít thôi ) cha mẹ, anh chị em khi
phải trở về nhà, để sau đó sẽ làm một việc gì, thí dụ: đi sinh, chữa bịnh, ly
dị, ly thân ...
Thành
thử mỗi ngày mỗi nhạt phai, quên lãng 2 câu ca dao đẫm lệ buồn nêu trên.
Anh
bảo rằng cơn mưa đầu năm ở vườn sau nhà Cao Mỵ Nhân đã khô từ bao giờ, vì câu
chuyện nhớ về quê mẹ của cô gái ruột đau chín chìu xem như tạm lắng, và không
hiểu nỗi đau của phụ nữ thương nhớ người thân, điển hình là bà mẹ thế nào...
Chứ
anh có thể kể cho nghe rất thực lòng, rằng nỗi đau của những sĩ quan bị đi tù
cải tạo, ở các trại tù csvn, vào những ngày tết đến xuân về, nó khổ não đến đâu
kìa.
Ngày
đổi đời bi thảm 30-4-1975, cứ tính đi, chỉ có một số ít quý niên trưởng gọi là
cao niên trên 55 tuổi, đã giải ngũ hay còn đang lưu ngũ .
Đồng
thời có một số ít khác, là các sĩ quan trẻ chưa lập gia đình, đa phần thiếu uý
mới ra trường chưa có gia đình, cùng số khác có gia đình rồi .
Còn
tất cả là ở hạng tuổi trung niên, quý vị ấy đã sống quy củ
bình
thường như bất cứ ai trên cõi đời này, một tổ ấm với vợ và đàn con tuỳ theo
nhiều ít các cháu ...
Mùa
đã vào xuân thì chớ, lại mưa bay từng sợi nhỏ, qua cửa lán tù, không cần phải
ra đứng ngõ sau, hay đất trại phía trước, cảnh nó buồn chi lạ, thánh cũng phải
buồn, đừng nói sĩ quan chế độ cũ.
Chúng
tôi, anh nói, cũng có người khóc thầm vì hình dung ra ngôi nhà mà ở đó vợ con
đang muộn phiền, nhớ chồng, nhớ cha...có nhà còn phải sống trong túng thiếu lo
âu, bởi lương tiền còn đâu nữa, biết làm chi mà sống đây ?
Bấy
giờ nhà thơ Hà Thượng Nhân tức Trung tá Phạm Xuân Ninh tương đối có tuổi hơn
các anh em khác.
Khi
ông vô tù cải tạo là gia đình đang rối tung lên, chưa cô cậu nào vượt thoát
trên biển đông, quan 5 nhìn mưa Long Giao, thương người vợ tảo tần, nhưng khô
héo vì lo âu cuộc sống gia đình túng quẫn, ông đã khóc trong bài thơ Mưa Long
Giao rất chí tình.
Mưa
ở đâu cũng buồn, nhưng mưa nơi trại tù thì nỗi tuyệt vọng càng tăng, và nếu mưa
đầu xuân càng thêm bế tắc cho hoàn cảnh người ở trong tù âu lo cho người ngoài
trại đang bất lực .
Vì
sao ?
Vì
cái mốc thời gian đầu năm như đánh giá suốt năm cho mỗi người còn dang dở hoài
bão, phải rời " khuê trung ", nơi có phu nhân tri kỷ, để đi lập công
danh thời chinh chiến,
tuy
xưa nhưng vẫn khắc khoải trong đầu óc, là sẽ trở về cho oanh yến đoàn viên, chu
toàn bổn phận với quê hương, đất nước.
Song,
khách " kỷ nhân hồi " đã bó tay vì lũ ma đầu chính trị thế giới,
khiến các anh phải dang dở trách nhiệm người chiến sĩ luôn bảo vệ chính nghĩa
quốc gia tự do .
Mưa
xuân ...nhắc nhở hồn trai, những đấng nam nhi một thời lửa đạn, bão bùng chí
khí, lý tưởng chốn lưu vong ...buồn ơi, vạt mưa nghiêng thấm áo chinh phu ...
Mỗi
giọt mưa đầu mùa xa xứ, mang một nỗi sầu cách trở tổ quốc thân yêu ở cuối chân
trời...
Hàng
vạn cái sân trước đang đón chờ nhịp bước quân hành về quang phục quê hương,
không phải buồn bã chôn vùi kỷ niệm ở vườn sau đâu nhé ...
Mưa
xuân ...làm tươi mát tâm hồn và chí khí người lính VNCH chúng ta ...hãy xây
dựng niềm tin cho thế hệ con em, ngõ hầu giới trẻ vững tiến trên đường kiến tạo
hoà bình dân chủ như các quốc gia văn minh trên thế giới...cũng là để duy trì
truyền thống quốc gia, không hổ thẹn với tiền nhân trước hồn thiêng sông núi...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)