Mỗi Ngày Một Chuyện
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
Những
người từ khắp nơi về VN trước Tết, rồi lại từ VN đi khắp nơi sau Tết, kể từ
cuối thập niên 80 thế kỷ trước tới nay, ròng rã 40 năm, gần như là một trường
đình trên hành trình không lối thoát với quý vị nêu trên ấy.
Tôi
cũng đã là một trong số những người trên, những năm trước kia, khi còn 2 con
gái có gia đình ở VN.
Quý
vị sẽ hỏi tại sao tôi cũng là một "HO " của chương trình ra đi tị nạn
rầm rộ cuối thế kỷ trước, mà phải chịu cảnh " thu lu " mỗi dịp Tết
đến, Xuân về hằng năm như một " đến hẹn " ngang trái, mà đành nuốt lệ
buồn thiu.
Đó
là lẽ đời bình thường đến trơ trẽn cho một phần dân tộc bất hạnh nhất nơi hành
tinh này...để rồi phải khoanh tay đứng nhìn số mạng mỗi hoàn cảnh .
Nếu
đặt vấn đề trên phương diện chính trị, chúng ta không thể có một giải pháp ổn
thoả, nói thẳng ra, đã không ngăn cản được lớp người trở về, rồi lớp người lại
ra đi quanh cái Tết âm lịch lâu nay.
Có
hàng ngàn câu chuyện dính dáng đến Tết nguyên đán VN, vẫn nơi góc độ bé nhỏ của
câu chuyện mỗi ngày, tôi xin đan cử mấy trường hợp thân quen của HO xưa, tôi
không lang thang qua các lãnh vực khác con đường tôi đã có dịp đi ngang.
Số
là, kể từ 1990, các gia đình sĩ quan chế độ cũ, từ các trại tù cải tạo về, được
thông báo nộp hồ sơ ra đi tị nạn theo diện HO.
Tất
nhiên là có tôi trong danh sách sẽ ra đi rồi.
Nhưng
vẫn có những may và không may trên đường trường thiên lý đó, mà ít ai ngờ tới.
Để
làm nền cho bản trường ca HO ra đi, điều tiên quyết phải có miếng giấy ra tù
cải tạo, rồi hạ hồi phân giải các ưu khuyêt điểm của sự việc.
Gia
đình tôi đã vô tình bị phân tán mỏng theo thứ tự như sau:
Ông
xã tôi cũng là một tù cải tạo, nhưng ông ta đã vượt biên nhiều lần và đã tới Mỹ
3 năm sau cuộc đổi đời.
Kế
tới tôi chỉ được dẫn theo 2 con trai dưới 21 tuổi chưa có gia đình đi Mỹ thôi.
Sau
cùng là 2 con gái đã lập gia đình, phải ở lại, mỗi cô đã có một cháu bé.
Chúng
tôi những người quen biết nhau, dính dáng đến 2 chữ HO, luôn luôn gặp nhau để
thăm hỏi và theo dõi tình hình ra đi tới chặng nào rồi.
Mấy
vị " tá 5 " xưa ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, lúc nào cũng sợ tôi " ngây
thơ cố " không biết trả lời Mỹ phỏng vấn thế nào cho có lợi, một vài quý
vị đã vô interview, tới nhà chơi dặn dò:
"
Hên sui may rủi cô ạ, tôi được thằng Mỹ nó hỏi thẳng tôi bằng tiếng Anh, khi nó
coi hồ sơ tôi, nó thấy tôi 2 lần đi Mỹ học về bộ binh và giao tế dân sự, nó hỏi
tôi ước mơ gì trong lúc này? "
Cha
chả, sao lại có một câu ngoài tính cách vậy ?
"
Tá 5 " cười : " Thế nào là ngoài tính cách, tính cách gì chứ?"
Tôi
lặng yên." Tá 5 " đã quen cách nghĩ của người Mỹ qua 2 khoá học bên
Hoa Kỳ trước 1975. Ông nói tiếp:
"
Mỹ nó rất quan tâm đến suy nghĩ và ước muốn của những người đang gặp khó khăn
hay sắp làm công chuyện gì đó, thế nên tôi nói ngay: Tôi muốn người con trai
lớn được đi, nó có thằng con 5 tuổi là cháu đích tôn của tôi..."
Như
vậy Mỹ có chấp thuận không trung tá ? Tôi hỏi.
Trung
tá Vũ XX vui vẻ, đầy tin tưởng: " Thấy nó gật đầu, thì mình cứ tin tưởng
đi..."
Rút
cuộc " tá 5 Vũ " và phu nhân cũng chỉ mang được 2 con gái chưa có gia
đình đi, như kiểu tôi vậy .
Tới
Mỹ rồi , tất nhiên là an tâm phần tinh thần không lo thỉnh thoảng bị mời ra
công an " làm việc ", và có cơ hội học hỏi, đi làm, sắp xếp giấy tờ
lo bảo lãnh cho con cháu kẹt lại theo luật lệ Mỹ.
Có
một quả phụ mà đấng phu quân bà bị mất trong tù cải tạo cũng được cứu xét ra đi
HO. Có điều bà phải đi một mình, vì đàn con bà đã thành gia thất hết rồi.
Tôi
không dám hỏi là như thế thì đi làm gì, bởi sẽ một thân một mình ở xứ người,
thêm nỗi nhớ thương con cháu làm sao chịu nổi.
Nhưng
bà cứ đi và nghĩ sẽ cố gắng bảo lãnh cho bầy con cháu mai sau .
Rút
cuộc bầy con cháu ấy càng phát triển thêm về nhân số và có cơ hội làm ăn buôn
bán gì đó ở ngay Saigon xưa.
Thế
là, sau cùng tôi gặp bà ở Sacto, bà chuẩn bị ra máy bay San Francisco để về VN
ở luôn với con cháu, sau 20 năm mong mỏi một ngày mẹ con bà cháu có dịp ở quê
người đầy ánh sáng văn minh, sang giầu.
Bà
mỉm cười buồn bã : " Mình cũng đã vô quốc tịch, nhưng chẳng lẽ ở đây một
mình..."
Mùa
xuân năm nay, và cả những mùa xuân những năm trước đây, những người có cha con,
chồng vợ, con cháu, anh chị em còn vẫn ở quê nhà, nếu có chút phương tiện vật
chất, họ không thể không về thăm, hay không thể không gửi gấm tiền bạc quà cáp
cho thân nhân họ " ăn Tết " .
Đôi
khi có thể có số ít người bên đó " không cần lắm" quà cáp mà đan cử
là " dầu xanh,cao dán tức salonpas ", nhưng $ thì thiết thực hơn cả,
vì ít nhất còn đi chợ Tết được .
Bởi
thế cho nên, khó mà dốc lòng, toàn tâm toàn ý, không nên giúp đỡ gia đình con
cái, thân nhân , đôi khi cha mẹ già, hay anh em bịnh hoạn còn ra vô bên trời
vncs, như một giả thuyết lâu nay đã bàn tới, để đánh gục cộng sản được.
Sau
này thì tình hình ...khác hơn hồi chúng tôi mới ra đi, hay là lo lắng lúc trở
về. Vì các gia đình thân nhân HO xưa, đã chán lên tới cổ cả chuyện ra đi lẫn
chuyện trở về .
Phương
tiện vật chất không dư dả, sức khoẻ không dồi dào, ngõ hầu có thể đi đi về về
như thủa mới rời xa cố quận bên trời cũ.
Thế
nên, chỉ nhìn vào hình dạng, hành trang khách tới khách lui sân bay Tân Sơn
Nhứt, sẽ biết ngay khách đó là ai, sao họ đi về VN như đi chợ.
Những
ca nhạc sĩ hoán đổi phương vị, những tay buôn đường trường, những " chính
khách thời đại, dân gian" vv...
Có
mấy vị phê phán là : " Một xã hội VN bát nháo từ trong nước ra hải ngoại,
và từ hải ngoại về tìm lại ...nguồn cội !"
Hôm
nay mùng Bốn Tết, cái mùng hoá vàng đưa ông bà rời khỏi cõi dương trở về cõi âm
.
Tôi
cũng vừa đốt xấp giấy vàng mã để ông bà lên đường chẳng rõ đi về đâu, trong mịt
mù không gian.
Từ
Tân Sơn Nhứt lại dồn dập những chuyến bay ngày, bay đêm chở người đi tứ xứ.
Như
vậy VN chỉ là một trường đình trong ý nghĩa nào cũng đúng.
Trường
đình là nơi lưu tiễn, chờ khách quan san ...
Danh
xưng thời đại là một nơi để quá cảnh cho viễn khách sông hồ...những người ở
trên quê hương hiện nay, cũng giống như lữ khách...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
MÙNG BỐN HOÁ VÀNG - CAO MỴ NHÂN
Những
người từ khắp nơi về VN trước Tết, rồi lại từ VN đi khắp nơi sau Tết, kể từ
cuối thập niên 80 thế kỷ trước tới nay, ròng rã 40 năm, gần như là một trường
đình trên hành trình không lối thoát với quý vị nêu trên ấy.
Tôi
cũng đã là một trong số những người trên, những năm trước kia, khi còn 2 con
gái có gia đình ở VN.
Quý
vị sẽ hỏi tại sao tôi cũng là một "HO " của chương trình ra đi tị nạn
rầm rộ cuối thế kỷ trước, mà phải chịu cảnh " thu lu " mỗi dịp Tết
đến, Xuân về hằng năm như một " đến hẹn " ngang trái, mà đành nuốt lệ
buồn thiu.
Đó
là lẽ đời bình thường đến trơ trẽn cho một phần dân tộc bất hạnh nhất nơi hành
tinh này...để rồi phải khoanh tay đứng nhìn số mạng mỗi hoàn cảnh .
Nếu
đặt vấn đề trên phương diện chính trị, chúng ta không thể có một giải pháp ổn
thoả, nói thẳng ra, đã không ngăn cản được lớp người trở về, rồi lớp người lại
ra đi quanh cái Tết âm lịch lâu nay.
Có
hàng ngàn câu chuyện dính dáng đến Tết nguyên đán VN, vẫn nơi góc độ bé nhỏ của
câu chuyện mỗi ngày, tôi xin đan cử mấy trường hợp thân quen của HO xưa, tôi
không lang thang qua các lãnh vực khác con đường tôi đã có dịp đi ngang.
Số
là, kể từ 1990, các gia đình sĩ quan chế độ cũ, từ các trại tù cải tạo về, được
thông báo nộp hồ sơ ra đi tị nạn theo diện HO.
Tất
nhiên là có tôi trong danh sách sẽ ra đi rồi.
Nhưng
vẫn có những may và không may trên đường trường thiên lý đó, mà ít ai ngờ tới.
Để
làm nền cho bản trường ca HO ra đi, điều tiên quyết phải có miếng giấy ra tù
cải tạo, rồi hạ hồi phân giải các ưu khuyêt điểm của sự việc.
Gia
đình tôi đã vô tình bị phân tán mỏng theo thứ tự như sau:
Ông
xã tôi cũng là một tù cải tạo, nhưng ông ta đã vượt biên nhiều lần và đã tới Mỹ
3 năm sau cuộc đổi đời.
Kế
tới tôi chỉ được dẫn theo 2 con trai dưới 21 tuổi chưa có gia đình đi Mỹ thôi.
Sau
cùng là 2 con gái đã lập gia đình, phải ở lại, mỗi cô đã có một cháu bé.
Chúng
tôi những người quen biết nhau, dính dáng đến 2 chữ HO, luôn luôn gặp nhau để
thăm hỏi và theo dõi tình hình ra đi tới chặng nào rồi.
Mấy
vị " tá 5 " xưa ở Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, lúc nào cũng sợ tôi " ngây
thơ cố " không biết trả lời Mỹ phỏng vấn thế nào cho có lợi, một vài quý
vị đã vô interview, tới nhà chơi dặn dò:
"
Hên sui may rủi cô ạ, tôi được thằng Mỹ nó hỏi thẳng tôi bằng tiếng Anh, khi nó
coi hồ sơ tôi, nó thấy tôi 2 lần đi Mỹ học về bộ binh và giao tế dân sự, nó hỏi
tôi ước mơ gì trong lúc này? "
Cha
chả, sao lại có một câu ngoài tính cách vậy ?
"
Tá 5 " cười : " Thế nào là ngoài tính cách, tính cách gì chứ?"
Tôi
lặng yên." Tá 5 " đã quen cách nghĩ của người Mỹ qua 2 khoá học bên
Hoa Kỳ trước 1975. Ông nói tiếp:
"
Mỹ nó rất quan tâm đến suy nghĩ và ước muốn của những người đang gặp khó khăn
hay sắp làm công chuyện gì đó, thế nên tôi nói ngay: Tôi muốn người con trai
lớn được đi, nó có thằng con 5 tuổi là cháu đích tôn của tôi..."
Như
vậy Mỹ có chấp thuận không trung tá ? Tôi hỏi.
Trung
tá Vũ XX vui vẻ, đầy tin tưởng: " Thấy nó gật đầu, thì mình cứ tin tưởng
đi..."
Rút
cuộc " tá 5 Vũ " và phu nhân cũng chỉ mang được 2 con gái chưa có gia
đình đi, như kiểu tôi vậy .
Tới
Mỹ rồi , tất nhiên là an tâm phần tinh thần không lo thỉnh thoảng bị mời ra
công an " làm việc ", và có cơ hội học hỏi, đi làm, sắp xếp giấy tờ
lo bảo lãnh cho con cháu kẹt lại theo luật lệ Mỹ.
Có
một quả phụ mà đấng phu quân bà bị mất trong tù cải tạo cũng được cứu xét ra đi
HO. Có điều bà phải đi một mình, vì đàn con bà đã thành gia thất hết rồi.
Tôi
không dám hỏi là như thế thì đi làm gì, bởi sẽ một thân một mình ở xứ người,
thêm nỗi nhớ thương con cháu làm sao chịu nổi.
Nhưng
bà cứ đi và nghĩ sẽ cố gắng bảo lãnh cho bầy con cháu mai sau .
Rút
cuộc bầy con cháu ấy càng phát triển thêm về nhân số và có cơ hội làm ăn buôn
bán gì đó ở ngay Saigon xưa.
Thế
là, sau cùng tôi gặp bà ở Sacto, bà chuẩn bị ra máy bay San Francisco để về VN
ở luôn với con cháu, sau 20 năm mong mỏi một ngày mẹ con bà cháu có dịp ở quê
người đầy ánh sáng văn minh, sang giầu.
Bà
mỉm cười buồn bã : " Mình cũng đã vô quốc tịch, nhưng chẳng lẽ ở đây một
mình..."
Mùa
xuân năm nay, và cả những mùa xuân những năm trước đây, những người có cha con,
chồng vợ, con cháu, anh chị em còn vẫn ở quê nhà, nếu có chút phương tiện vật
chất, họ không thể không về thăm, hay không thể không gửi gấm tiền bạc quà cáp
cho thân nhân họ " ăn Tết " .
Đôi
khi có thể có số ít người bên đó " không cần lắm" quà cáp mà đan cử
là " dầu xanh,cao dán tức salonpas ", nhưng $ thì thiết thực hơn cả,
vì ít nhất còn đi chợ Tết được .
Bởi
thế cho nên, khó mà dốc lòng, toàn tâm toàn ý, không nên giúp đỡ gia đình con
cái, thân nhân , đôi khi cha mẹ già, hay anh em bịnh hoạn còn ra vô bên trời
vncs, như một giả thuyết lâu nay đã bàn tới, để đánh gục cộng sản được.
Sau
này thì tình hình ...khác hơn hồi chúng tôi mới ra đi, hay là lo lắng lúc trở
về. Vì các gia đình thân nhân HO xưa, đã chán lên tới cổ cả chuyện ra đi lẫn
chuyện trở về .
Phương
tiện vật chất không dư dả, sức khoẻ không dồi dào, ngõ hầu có thể đi đi về về
như thủa mới rời xa cố quận bên trời cũ.
Thế
nên, chỉ nhìn vào hình dạng, hành trang khách tới khách lui sân bay Tân Sơn
Nhứt, sẽ biết ngay khách đó là ai, sao họ đi về VN như đi chợ.
Những
ca nhạc sĩ hoán đổi phương vị, những tay buôn đường trường, những " chính
khách thời đại, dân gian" vv...
Có
mấy vị phê phán là : " Một xã hội VN bát nháo từ trong nước ra hải ngoại,
và từ hải ngoại về tìm lại ...nguồn cội !"
Hôm
nay mùng Bốn Tết, cái mùng hoá vàng đưa ông bà rời khỏi cõi dương trở về cõi âm
.
Tôi
cũng vừa đốt xấp giấy vàng mã để ông bà lên đường chẳng rõ đi về đâu, trong mịt
mù không gian.
Từ
Tân Sơn Nhứt lại dồn dập những chuyến bay ngày, bay đêm chở người đi tứ xứ.
Như
vậy VN chỉ là một trường đình trong ý nghĩa nào cũng đúng.
Trường
đình là nơi lưu tiễn, chờ khách quan san ...
Danh
xưng thời đại là một nơi để quá cảnh cho viễn khách sông hồ...những người ở
trên quê hương hiện nay, cũng giống như lữ khách...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)