Sau Hiệp định Genève (20.7.1954) Hoa Kỳ quyết định ủng hộ VNCH để chận đứng làn sóng Cộng sản từ Trung cộng. Trong những năm chiến tranh 1954–1975, đời sống của người dân miền Nam đã trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ qua nhiều đời Tổng thống của 2 đảng Dân chủ (DC) và Cộng hòa (CH) có ảnh hưởng thống trị trên nền chính trị Hoa Kỳ.
Từ đời T.T. Franklin D. Roosevelt đảng CH nhiệm kỳ (1953-1961) viện trợ cho VNCH mỗi năm 200 triệu $ và gởi 675 cố vấn quân sự, thời TT. John F. Kennedy đảng DC nhiệm kỳ (1961-1963) gởi thêm khoảng 16.000 cố vấn, ngày 1.11.1963, T.T Diệm bị lật đổ và bị giết cùng em là cố vấn Ngô Đình Nhu, (lý do bị giết theo tài liệu thì cố TT. Diệm không muốn người Mỹ chen vào nội bộ VN quá nhiều cũng như đưa quân đội vào miền Nam) ngày 22.11.1963 TT. Kenedy cũng bị ám sát ở Dallas.
TT. Lyndon B. Johnson đảng DC nhiệm kỳ (1963-1969) tiếp tục chính sách của cố TT Kenedy. Miền Nam Việt Nam bị CS Hà Nội tấn công. TT. Johnson từng tuyên báo. “Tôi sẽ không để mất Việt Nam”. Hoa Kỳ gởi quân tham chiến tại Miền Nam Việt Nam
Quân đội Hoà Kỳ đến Đà Nẵng
Ngày 08.03.1965, tiểu đòan 3 Thuỷ quân lục chiến thuộc Lữ đoàn 9 Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều (Nam Ô) thuộc xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang nay thuộc quận Liên Chiểu Đà Nẵng, cùng ngày tiểu đoàn thứ 2 được không vận từ Nhật đến sân bay Đà Nẵng. Quân đội Mỹ đóng ở phi trường và trên các núi cao ở Hoà Khánh, Phước Tường. Hòa Cầm, Sơn Trà (Tiên Sa, Mỹ Kê).
Sau đó hơn nửa triệu quân Đồng Minh tham dự cuộc chiến giúp VNCH chống Cộng sản. Cuộc chiến kéo dài nhiều năm khoái lửa, bom đạn tàn phá quê hương, Năm 1968 TT. Johnson không tái cữ, nhưng ngày 10.5.1968, Hoa Kỳ và Hà Nội bắt đầu vòng đàm phán hòa bình sơ bộ tại Paris. Kế tiếp là nhiệm kỳ của TT. Richard Nixon đảng CH nhiệm kỳ (1969- 1974). Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Nixon tới Bắc Kinh mở đầu cho sự ban giao hai bên đều có lợi. T.T. Nixon sau đó hướng về Liên Xô, ông đã đạt được một thỏa thuận bí mật với Leonid Brezhnev!
TT. Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, phó TT.Gerald Ford lên thay ngày 9.8.1974 thuộc đảng CH nhiệm kỳ (1974-1977). Người Mỹ vì quyền lợi của nước Mỹ. Ngoại trưởng Kissinger đi đêm với Hà Nội cùng ký Hiệp định Paris ngày 07.01.1973. Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, và cúp mọi viện trợ, bỏ mặc người bạn đồng minh VNCH cho đến ngày bức tử 30.4.1975.
Đà Nẵng 50 năm trước từng là một trong những căn cứ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam Từ 1964 đến 1975, thời đó những hàng không mẫu hạm được luân phiên đến thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam chỉ hoạt động ngoài khơi cách bở biển khoảng 100 hải lý, tại hai khu vực Yankee Station ngang Đồng Hới và Dixie Station ngang Bình Thuận, không bao giờ vào cảng.
Năm 1995 Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ. Tháng Giêng năm 2003 chiến hạm Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam. Năm nay Hàng không mẫu hạm đến Đà Nẵng thăm hữu nghị, tuy nhiên không đơn giản là một chuyến thăm viếng ngoại giao bình thường của chiến hạm hải quân đến các cảng nước ngoài. Bánh xe lịch sử thay đổi, Đà Nẵng là một trong những thành phố thịnh vượng nhất, lý tưởng để đón tiếp chuyến thăm các chiến hạm Mỹ nhỏ hơn đã nhiều lần đến Việt Nam trước cũng như sau 1975 nhưng đây là lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào sát bờ biển Việt Nam.. Đại sứ Daniel Kritenbrink diễn tả được giá trị chính xác của sự kiện: “Chuyến thăm là cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của hai quốc gia chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập.”
Khoảng 12 giờ ngày 5-3, đoàn tàu Hải quân Mỹ gồm Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlanin và tàu khu trục USS Wayne E. cặp bến cảng Tiên Sa chuyến thăm kéo dài đến ngày 9-3. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson neo ở ngoài khơi vịnh Đà Nẵng cách bờ biển khoảng 1 km
Chúng tôi trưởng thành ở Đà Nẵng trải qua cuộc chiến trước 1975, cũng thấy vui vui khi người Mỹ trở lại thăm Đà Nẵng, chúng tôi gọi Phone về thăm hỏi bạn bè cho biết, người dân cũng vui mừng rủ nhau ra bờ biển xem hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, hàng ngàn người chào đón 3000 quân nhân sẽ lên bờ thoả mái đi thăm Đà Nẵng từ ngày 5 tháng 3 tới 9.3.2018. Hạm trưởng Douglas Verissimo của USS Carl Vinson, tự hào “con tàu là một thành phố nổi thật sự” với chiều dài 333m, rộng 77m và lượng choán nước 103.000 tấn, chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trung Cộng chiếm các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam
Trước 1975 đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) cách Đà Nẵng 350 dặm thuộc tỉnh Quảng Nam từ cảng Đà Nẵng Tiểu khu Quảng Nam gởi một trung đội Điạ Phương Quân luân phiên ra giữ đảo. Ngày 19 tháng giêng năm 1974. Trung cộng chiếm đảo Hoàng Sa, Hải quân VNCH hải chiến với Trung cộng. Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ở gần đó nhưng làm ngơ để Trung cộng đánh chiếm,
Ngày 14 tháng 3 năm 1988. hải quân Trung cộng đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma của Trường Sa (Spratly) giết 64 Hải quân VN. Họ đóng giữ một số đảo đá ngầm đơn phương tuyên bố chủ quyền. Từ đó Tàu cộng tự do bồi đắp, xây dựng trên các đảo nhân tạo và vẽ đường lưỡi bò muốn liếm hết biển Đông!
Chuyến thăm của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, qua đó gửi một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ tới Việt Nam, trấn an các quốc gia ASEAN là quyền tự do hàng hải trong khu vực luôn được Hoa Kỳ bảo vệ.
Lịch sử thay đổi biến kẻ thù thành bạn.
Trước năm 1973 quân nhân Mỹ ra đường ở Đà Nẵng luôn mang theo vũ khí tự vệ, đặc công VC nếu giết được một người Mỹ được phong là anh hùng, ngày nay thì không thể có trình trạng đó xảy ra được. Người Mỹ muốn mối quan hệ này tiếp tục, CSVN cũng hoan nghênh Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực. Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng như vậy được đánh giá là một bước quan hệ tốt đẹp trên nhiều mặt trong quan hệ Mỹ-Việt.
Khoảng 3.000 quân nhân lên thăm Đà Nẵng, trước đây 50 năm có thể người thân trong gia đình họ đã tham chiến tại VN từng có mặt tại thành phố nầy. Các nhóm sĩ quan và thủy thủ đoàn tham gia một số hoạt động cộng đồng như trình diễn ca nhạc, thể thao, thăm làng trẻ em SOS, Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần, Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi…
Ngoài ra họ cũng tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, kỹ thuật về cung cấp điện, nước, hỗ trợ ứng phó thảm họa, phòng cháy, chữa cháy, y tế, thực phẩm, huấn luyện thủy thủ với một số cán bộ, chuyên gia, sinh viên Việt Nam trên tàu và một số địa điểm khác tại địa phương. Hơn 10 ngàn người dân Đà Nẵng ghi danh muốn lên thăm USS Carl Vinson.
Tối 5.3.2018, tại khuôn viên phía đông cầu Rồng, Ban nhạc của USS Carl Vinson tổ chức một đêm nhạc rất sôi động, thu hút hàng trăm người dân và du khách tham dự vui vẻ tươi cười, nhảy theo điệu nhạc hấp dẫn. Nổi bậc nhất ca khúc Hello Vietnam được trình diễn bằng tiếng Anh và tiếng Việt, các thành viên trong ban nhạc cho biết đã chọn ca khúc này để trình diễn trong đêm nhạc ý nghĩa vì lời ca thật đẹp, thể hiện sự tôn trọng đối với đất nước Việt Nam. Cô Emily Kershaw, nữ quân nhân trong ban nhạc cho biết “Đây là lần thứ hai tôi đến với Việt Nam, tôi luôn cảm thấy có sự kết nối đặc biệt với những con người thân thiện ở đất nước các bạn. Chúng tôi muốn đem lời ca tiếng hát kết nối với người dân để các bạn hiểu rằng chúng tôi không phải là những người lính lúc nào cũng chỉ biết giương súng. Chúng tôi rất vui vẻ, tràn đầy yêu thương” Cô đã hát hai ca khúc Hello Vietnam và Nối vòng tay lớn, đánh trúng tâm lý người dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần tinh thần chống giặc từ phương Bắc. Tổ tiên người Việt phải bỏ xương máu giành lại chủ quyền độc lập sau một ngàn năm bị Bắc Thuộc… Trong bài diễn văn của cựu TT Obama cũng từng ca tụng tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc VN đã nhắc thơ của Lý Thường Kiệt: “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”. Nam quốc sơn hà 南國山河(theo Hoàng Xuân Hãn dịch).
Ngày 10.11.2017 T.T. Donald Trump bài phát biểu trên diễn đàn APEC tại Đà Nẵng cũng ca ngợi dũng khí của Hai Bà Trưng và tinh thần dân tộc đầy tự hào của người dân Việt Nam.. Các nhà phân tích nhận định rằng đây là một thông điệp mạnh mẽ về vai trò của phụ nữ và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Vào khoảng năm 40 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã tiên chinh đánh thức tinh thần dân tộc của người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc. Theo truyền thống dân tộc qua tục ngữ „giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh“ Lịch sử đã ghi rõ“Bà Trưng quê ở châu Phong, Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên, Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…“
Người Mỹ cũng chứng kiến cuối năm 2016 khi T.T. Obama đến Hà Nội- Sài gòn đã có hàng ngàn người đứng hai bên đường cầm cờ vẩy tay đón tiếp, Hạm đội Mỹ tới Đà Nẵng làm cho người dân nao nức đi xem hay vui mừng thân thiện tiếp đón. Người Việt cũng chán du khách Tàu đến du lịch, ăn ở mất vệ sinh, ồn ào thiếu văn hoá, bần tiện, keo kiệt… Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam không được dân chúng hoan nghênh, ông ta đến và đi chỉ được đảng CSVN đón tiếp ân cần mà thôi.
Nhạc phẩm Nối vòng tay lớn
| Ấn tượng màn trình diễn của Nữ hải quân Mỹ hát 'Nối vòng tay lớn' Nữ ca sĩ chính của ban nhạc Hạm đội 7 Hải quân Mỹ thể ... |
Giáo Sư Thayer tóm tắt hai ý nghĩa chính trong chuyến thăm Đà Nẵng của Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson: “Thứ nhất, Mỹ đang chứng tỏ sự hiện diện của Hải Quân trong khu vực để trấn an các quốc gia trong vùng rằng nước Mỹ dưới thời Tổng Thống Trump không tách rời khu vực. Thứ hai, Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, miễn là sự hiện diện đó góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Nói cách khác, có sự đồng thuận về lợi ích chiến lược của hai bên trong việc bảo đảm tự do hàng hải và hàng không.”
Tương lai của Việt Nam phải do quyết định bởi chính dân tộc Việt Nam. Kinh nghiệm qua lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam tương tàn đổ nát mà người dân phải gánh chịu những khổ đau vết thương còn đó. Chúng ta không nên trông đợi người khác gánh vác công việc cho dân tộc mình. Người Mỹ từng bỏ Việt Nam vì họ có những truyền thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt… Khi nào Việt Nam có Hiến pháp (tam quyền phân lập) người dân được tự do bầu cử, theo tieu chuẩn quốc tế là tự do tranh cử và cử tri có thể lựa chọn những người LÃNH ĐẠO CÓ TÀI CÓ ĐỨC trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì đất nước chúng ta sẽ giàu mạnh hơn, không còn vấn nạn tham nhũng bè phái, tranh giành quyền lực để vinh thân phí gia, Muốn tiến bộ phát triển canh tân đất nước phải bỏ hẳn việc „đảng cử dân bầu“.
Nguyễn Quý Đại
Chú thích thêm
Tổng Giám đốc là phụ nữ VN bà GIAO PHAN đã đóng tàu sân bay tối tân nhất cho nước Mỹ
| Chính phụ nữ VN đã đóng tàu sân bay tối tân nhất cho nước Mỹ |
Hải quân Mỹ tới Nha Trang chỉ huy là Đại tá Cao Hùng người Mỹ gốv Việt
| Lecan News là kênh tin tức tổng hợp 24h về tình hình Việt Nam và thế giới. Nguyên tắc thông tin là khách quan, chính xác và cân bằng ... |
Quân Mỹ đổ Bộ vào đà Nẵng Bước Xoay Trục Trở Lại việt Nam
| Đưa Quân Mỹ đổ Bộ vào đà Nẵng Bước Xoay Trục Trở Lại việt Nam Quyết Đoán Của Trump |
Đà Nẵng 05 03 18, Lễ đón USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng VN
| Cận cảnh tàu sân bay Mỹ cập cảng Đà Nẵng 05 03 18, Lễ đón USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng VN |
-Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson có một sĩ quan là người Mỹ gốc Việt là Trung tá Hiền Trịnh đã làm việc trong Hải quân Mỹ 16 năm và hiện phụ trách nha khoa trên tàu USS Carl Vinson thăm Việt Nam. Ông Hiền, 45 tuổi, sinh ra ở Sài Gòn, sang Mỹ định cư cùng cha mẹ và 5 anh chị em từ lúc mới hai tuổi, theo Rated Red. Sau khi cùng một tàu cá lênh đênh trên biển, gia đình ông được tàu Hải quân Mỹ tiếp nhận và đến East Lansing, Michigan sinh sống.
Ông Hiền trở thành bác sĩ nha khoa phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ông từng làm việc trên ba tàu Hải quân nhỏ trước khi trở thành nha sĩ phụ trách cho đoàn thủy thủ trên USS Carl Vinson. Đến vịnh Đà Nẵng để thăm hữu nghị Việt Nam (từ 5.3 đến 9.3.2018). Trong đoàn nầy củng có nhiều sĩ quan cấp Úy là người Việt Nam.
-Hải quân Mỹ có Tuần dương hạm mang tên Huế „USS Hue City“, đến Đà Nẵng năm 2009 có Đại tá Lê Bá Hùng người gốc Huế (a Hue native), đã từng làm sỹ quan trên tàu này trước khi được thăng chức Hạm trưởng tàu USS Lassen, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.
| Nếu không vào được VOA, xin các bạn ... |
-Người Mỹ gốc Việt thành công là những cấp chỉ huy trong quân đội Hoa Kỳ: như Thiếu tướng Lương Xuân Việt (lục quân). Được báo Mỹ ca ngợi là “người con của Việt Nam Cộng hòa”, ông trở thành quân nhân cao cấp gốc Việt đầu tiên ông từng phát biểu. „Tôi nghĩ tôi rất may mắn vì tôi sống ở một nước tự do, và tôi là sỹ quan của một cường quốc, và tôi cũng rất may có dòng máu dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến, và trong máu tôi có dòng máu của Quang Trung, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền.”
Sau ông có thêm hai sỹ quan cấp Đại tá gốc Việt được thăng chuẩn tướng là: ông Lapthe Chau Flora, và ông William Seely III sinh tại Sài Gòn. Trong tương lại còn rất nhiều sĩ quan cấp Đại tá sẽ được đề bạc lên cấp Tướng.
Hoang Pham chuyen