Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Ma lực trong lối phát biểu của ông Donald Trump
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Mọi người đều phải nhìn nhận rằng trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, tỷ phú Donald Trump là người thành công nhất trong lối nói thu hút được sự ủng hộ của nhiều cử tri, chứng tỏ bằng thực tế dẫn đầu vượt xa các đối thủ trong đảng Cộng Hòa.
Ông Donald Trump vận động tranh cử tại Wisconsin hôm Thứ Năm, 30 Tháng Ba. (Hình: Scott Olson/Getty Images)
Vì sao ông Trump đạt được hiệu quả trong cuộc tranh cử qua một loạt những phát biểu liên tiếp gây nhiều tranh luận sôi nổi và phản ứng chống đối mạnh mẽ?
Không hẳn là nội dung của những phát biểu ấy, lý do chính là nghệ thuật trình bày có đủ tác dụng thuyết phục vượt lên trên sự cân nhắc về giá trị của những ý kiến ấy.
Do đó, không cần biết di dân Mexico toàn là bọn cướp, hiếp dâm; không phải chuyện cấm tất cả người Hồi Giáo vào nước Mỹ; không phải việc có nên để Nam Hàn và Nhật tràn lan chế tạo bom nguyên tử; hay là cô Megyn Kelly của truyền hình Fox “có vẻ như máu chảy ra ngoài..."
Những lối nói năng vô trách nhiệm và bừa bãi của ông Trump như thế không ảnh hưởng đến các cử tri muốn tin tưởng và ủng hộ ông.
Trong lịch sử, không thiếu gì những chính trị gia chuyên nói những điều mị dân, khuấy động, thúc đẩy dân chúng phá phách, nổi loạn, hay dùng từ cao đẹp hơn là đứng lên làm cách mạng.
Ông Trump chưa tới mức ấy dù cách phát ngôn của ông có vẻ gần đi tới đó.
Chẳng qua ông chỉ tìm cách biểu lộ một phong cách khác những chính trị gia mà dân chúng hết tin tưởng vào lời hứa hẹn và việc làm.
Phong cách này có tác dụng trong khung cảnh sinh hoạt chính trị hiện tại nói chung và trong đảng Cộng Hòa nói riêng.
Cử tri chán nản giới chính trị gia chuyên nghiệp nên muốn tìm một cái gì khác, và muốn chứ không hẳn đã tin cái khác ấy.
Cho nên có lẽ ông Trump không cần người ta tin mình, đồng ý với mình, mà chỉ cần người ta theo mình, và đó là chiến lược tranh cử của ông.
Ông Trump có lối nói riêng và ông biết dùng lối nói ấy một cách hiệu quả. Vì vậy, mặc cho dư luận hay truyền thông phê phán, chế diễu, bài bác, những điều ông nói ra có lợi hơn là tác hại cho ông.
Ông không dùng bài viết sẵn, không có người soạn diễn văn và rất ít khi nhờ tới “teleprompter” (tấm kính hiện lên bài viết đặt trước mặt diễn giả).
Tổng Thống Barack Obama và đối thủ Mitt Romney trong cuộc tranh cử năm 2012 đều tận dụng phương tiện này, nhưng năm nay hầu hết các ứng cử viên không dùng vì nó có những hạn chế nhất định trong lúc tranh luận.
Nhiều lắm là ông Trump chỉ có một miếng giấy nhỏ ghi vắn tắt một vài điều nào đó, còn lại những phát biểu của ông hoàn toàn là ứng khẩu, nghĩ sẵn hoặc tự phát.
Do đó, không thể tránh khỏi có khi bị lỡ lời, nhưng không sao, ông sẵn sàng chữa, nói đi nói lại hay sau này cải chính, và như vừa đề cập ở trên, nói sai và bị phê phán chẳng có hại bao nhiêu!
Cũng vì thế, nói lạc đề là chuyện bình thường đối với ông Trump, và ông không có một luận lý minh bạch nào hết, câu nói hay vấn đề trình bày nhiều khi không đi đến kết luận.
Những kỹ thuật thông dụng của ông là lặp đi lặp lại, nhấn mạnh và sử dụng loại ngôn ngữ đường phố với nhiều tiếng lóng khó hiểu cho những ai không thông thạo tiếng Anh bình dân.
Như vậy, về mặt tranh cử, có lẽ ông Trump không được nhiều sự ủng hộ của các khối cử tri dân thiểu số và có thể ở giai đoạn tổng tuyển cử đây sẽ là chỗ yếu của ông.
Nhưng ông nhắc đi nhắc lại cùng một vấn đề, cùng một lập luận bằng nhiều lời khác nhau theo kiểu của mình, cho nên dễ hiểu với giới cử tri trình độ văn hóa kém.
Chính ông Trump cũng đã từng nhìn nhận rằng đa số ủng hộ ông hầu hết là những cử tri không có học lực cao.
Khác với ngôn ngữ truyền thong của các chính trị gia thường cố gắng diễn tả có mạch lạc, lý luận của ông Trump không nhắm vào mục tiêu ấy mà chú trọng khơi động cảm tính của người nghe.
Về hình thức, ông Trump có lối nói mạnh mẽ tạo cho người nghe tin tưởng rằng ông nói đúng. Ứng cử viên Jeb Bush đã rút lui là một tương phản điển hình về cách trình bày quá hiền hòa không đủ hiệu lực trong khi tranh luận.
Để nhấn mạnh, và giống như ra lệnh, áp lực người khác phải tin cái gì mình nói, ông Trump không coi chuyện gì ở mức giữa, chỉ có tốt nhất hoặc xấu nhất. Ông thường nói: “Hãy tin tôi đi,” hoặc là “Điều ấy là rất, rất, rất tốt.”
Đặc biệt, ông ít dùng động từ “have” mà thay bằng “got,” mang tính khẳng định hơn, và luôn luôn “Look at (something) ...” (hãy xem).
Ông thường tránh công nhận là mình sai mà khi cần chỉ dùng động từ “disavow” (không công nhận), chẳng hạn như khi các phóng viên hỏi về chuyện lãnh tụ David Duke của tổ chức phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan ủng hộ ông.
Ngôn ngữ ông Trump sử dụng nhiều khi không chỉ là bình dân, mà còn quá mức tới chỗ tục tĩu, xúc phạm.
Không ít những gì ông nói ra là sự bóp méo, xuyên tạc, không dựa trên một căn bản thực tế nào chứ không chỉ là đạo lý.
Tuy nhiên, đó là những cái ông cần trong cuộc tranh cử hiện nay và chúng ta đừng nên quên mới chỉ là tranh cử trong khuôn khổ thích hợp với điều kiện và cử tri trong đảng Cộng Hòa.
Một lần, dựa vào lời phát biểu của Bác Sĩ Ben Carson khi loan báo rút khỏi cuộc tranh cử và ủng hộ ông, ông Trump nói: “Có hai Donald Trump. Không phải như người ta thấy bề ngoài. Tôi là người biết suy nghĩ tính toán. Tôi là tư tưởng gia cỡ lớn.”
Nhưng chỉ một phút sau, cần dẫn giải cho một vấn đề khác, ông nói: “Tôi không cho là có hai Donald Trump. Theo tôi chỉ có một Donald Trump đây nè!”
Có lẽ đừng nên phân tích thêm, ông Donald Trump là như vậy.
Nhưng mặt khác, ai cũng biết ông Trump là một tỷ phú. Ông có những thành công, và tự tin với kinh nghiệm, mánh lới của một doanh gia.
Ông không cần cái gì, không muốn cái gì và không phải dè dặt như các ứng cử viên khác cần trợ giúp tài chính của giới đại gia và cử tri tin như thế.
Ông cũng là diễn viên và người của “reality TV” (truyền hình thực tế). Thật ra thì "reality TV" không thể là thực, vì người thật việc thật ở đây vẫn là theo kịch bản định sẵn.
Nhưng "reality TV" bây giờ đang là chương trình ăn khách và ông Trump biết cách tỏ ra cho mọi người tưởng rằng những gì ông nói đều sẽ thành sự thật.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Ma lực trong lối phát biểu của ông Donald Trump
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Mọi người đều phải nhìn nhận rằng trong cuộc tranh cử tổng thống năm nay, tỷ phú Donald Trump là người thành công nhất trong lối nói thu hút được sự ủng hộ của nhiều cử tri, chứng tỏ bằng thực tế dẫn đầu vượt xa các đối thủ trong đảng Cộng Hòa.
Ông Donald Trump vận động tranh cử tại Wisconsin hôm Thứ Năm, 30 Tháng Ba. (Hình: Scott Olson/Getty Images)
Vì sao ông Trump đạt được hiệu quả trong cuộc tranh cử qua một loạt những phát biểu liên tiếp gây nhiều tranh luận sôi nổi và phản ứng chống đối mạnh mẽ?
Không hẳn là nội dung của những phát biểu ấy, lý do chính là nghệ thuật trình bày có đủ tác dụng thuyết phục vượt lên trên sự cân nhắc về giá trị của những ý kiến ấy.
Do đó, không cần biết di dân Mexico toàn là bọn cướp, hiếp dâm; không phải chuyện cấm tất cả người Hồi Giáo vào nước Mỹ; không phải việc có nên để Nam Hàn và Nhật tràn lan chế tạo bom nguyên tử; hay là cô Megyn Kelly của truyền hình Fox “có vẻ như máu chảy ra ngoài..."
Những lối nói năng vô trách nhiệm và bừa bãi của ông Trump như thế không ảnh hưởng đến các cử tri muốn tin tưởng và ủng hộ ông.
Trong lịch sử, không thiếu gì những chính trị gia chuyên nói những điều mị dân, khuấy động, thúc đẩy dân chúng phá phách, nổi loạn, hay dùng từ cao đẹp hơn là đứng lên làm cách mạng.
Ông Trump chưa tới mức ấy dù cách phát ngôn của ông có vẻ gần đi tới đó.
Chẳng qua ông chỉ tìm cách biểu lộ một phong cách khác những chính trị gia mà dân chúng hết tin tưởng vào lời hứa hẹn và việc làm.
Phong cách này có tác dụng trong khung cảnh sinh hoạt chính trị hiện tại nói chung và trong đảng Cộng Hòa nói riêng.
Cử tri chán nản giới chính trị gia chuyên nghiệp nên muốn tìm một cái gì khác, và muốn chứ không hẳn đã tin cái khác ấy.
Cho nên có lẽ ông Trump không cần người ta tin mình, đồng ý với mình, mà chỉ cần người ta theo mình, và đó là chiến lược tranh cử của ông.
Ông Trump có lối nói riêng và ông biết dùng lối nói ấy một cách hiệu quả. Vì vậy, mặc cho dư luận hay truyền thông phê phán, chế diễu, bài bác, những điều ông nói ra có lợi hơn là tác hại cho ông.
Ông không dùng bài viết sẵn, không có người soạn diễn văn và rất ít khi nhờ tới “teleprompter” (tấm kính hiện lên bài viết đặt trước mặt diễn giả).
Tổng Thống Barack Obama và đối thủ Mitt Romney trong cuộc tranh cử năm 2012 đều tận dụng phương tiện này, nhưng năm nay hầu hết các ứng cử viên không dùng vì nó có những hạn chế nhất định trong lúc tranh luận.
Nhiều lắm là ông Trump chỉ có một miếng giấy nhỏ ghi vắn tắt một vài điều nào đó, còn lại những phát biểu của ông hoàn toàn là ứng khẩu, nghĩ sẵn hoặc tự phát.
Do đó, không thể tránh khỏi có khi bị lỡ lời, nhưng không sao, ông sẵn sàng chữa, nói đi nói lại hay sau này cải chính, và như vừa đề cập ở trên, nói sai và bị phê phán chẳng có hại bao nhiêu!
Cũng vì thế, nói lạc đề là chuyện bình thường đối với ông Trump, và ông không có một luận lý minh bạch nào hết, câu nói hay vấn đề trình bày nhiều khi không đi đến kết luận.
Những kỹ thuật thông dụng của ông là lặp đi lặp lại, nhấn mạnh và sử dụng loại ngôn ngữ đường phố với nhiều tiếng lóng khó hiểu cho những ai không thông thạo tiếng Anh bình dân.
Như vậy, về mặt tranh cử, có lẽ ông Trump không được nhiều sự ủng hộ của các khối cử tri dân thiểu số và có thể ở giai đoạn tổng tuyển cử đây sẽ là chỗ yếu của ông.
Nhưng ông nhắc đi nhắc lại cùng một vấn đề, cùng một lập luận bằng nhiều lời khác nhau theo kiểu của mình, cho nên dễ hiểu với giới cử tri trình độ văn hóa kém.
Chính ông Trump cũng đã từng nhìn nhận rằng đa số ủng hộ ông hầu hết là những cử tri không có học lực cao.
Khác với ngôn ngữ truyền thong của các chính trị gia thường cố gắng diễn tả có mạch lạc, lý luận của ông Trump không nhắm vào mục tiêu ấy mà chú trọng khơi động cảm tính của người nghe.
Về hình thức, ông Trump có lối nói mạnh mẽ tạo cho người nghe tin tưởng rằng ông nói đúng. Ứng cử viên Jeb Bush đã rút lui là một tương phản điển hình về cách trình bày quá hiền hòa không đủ hiệu lực trong khi tranh luận.
Để nhấn mạnh, và giống như ra lệnh, áp lực người khác phải tin cái gì mình nói, ông Trump không coi chuyện gì ở mức giữa, chỉ có tốt nhất hoặc xấu nhất. Ông thường nói: “Hãy tin tôi đi,” hoặc là “Điều ấy là rất, rất, rất tốt.”
Đặc biệt, ông ít dùng động từ “have” mà thay bằng “got,” mang tính khẳng định hơn, và luôn luôn “Look at (something) ...” (hãy xem).
Ông thường tránh công nhận là mình sai mà khi cần chỉ dùng động từ “disavow” (không công nhận), chẳng hạn như khi các phóng viên hỏi về chuyện lãnh tụ David Duke của tổ chức phân biệt chủng tộc Ku Klux Klan ủng hộ ông.
Ngôn ngữ ông Trump sử dụng nhiều khi không chỉ là bình dân, mà còn quá mức tới chỗ tục tĩu, xúc phạm.
Không ít những gì ông nói ra là sự bóp méo, xuyên tạc, không dựa trên một căn bản thực tế nào chứ không chỉ là đạo lý.
Tuy nhiên, đó là những cái ông cần trong cuộc tranh cử hiện nay và chúng ta đừng nên quên mới chỉ là tranh cử trong khuôn khổ thích hợp với điều kiện và cử tri trong đảng Cộng Hòa.
Một lần, dựa vào lời phát biểu của Bác Sĩ Ben Carson khi loan báo rút khỏi cuộc tranh cử và ủng hộ ông, ông Trump nói: “Có hai Donald Trump. Không phải như người ta thấy bề ngoài. Tôi là người biết suy nghĩ tính toán. Tôi là tư tưởng gia cỡ lớn.”
Nhưng chỉ một phút sau, cần dẫn giải cho một vấn đề khác, ông nói: “Tôi không cho là có hai Donald Trump. Theo tôi chỉ có một Donald Trump đây nè!”
Có lẽ đừng nên phân tích thêm, ông Donald Trump là như vậy.
Nhưng mặt khác, ai cũng biết ông Trump là một tỷ phú. Ông có những thành công, và tự tin với kinh nghiệm, mánh lới của một doanh gia.
Ông không cần cái gì, không muốn cái gì và không phải dè dặt như các ứng cử viên khác cần trợ giúp tài chính của giới đại gia và cử tri tin như thế.
Ông cũng là diễn viên và người của “reality TV” (truyền hình thực tế). Thật ra thì "reality TV" không thể là thực, vì người thật việc thật ở đây vẫn là theo kịch bản định sẵn.
Nhưng "reality TV" bây giờ đang là chương trình ăn khách và ông Trump biết cách tỏ ra cho mọi người tưởng rằng những gì ông nói đều sẽ thành sự thật.