Kinh Đời
Mai Tú Ân trả lời bài viết của giáo sư Nguyễn Đình Cống...
( HNPD )Trước tiên cho phép tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với ông, một vị trí thức tuy cao tuổi nhưng con tim luôn cháy bỏng nỗi niềm trước cơ đồ dân tộc.
Kính gửi giáo sư Nguyễn Đình Cống.
(Trả lời bài viết của giáo sư nhen đề :"Đôi lời với Mai Tú Ân : việc gì phải sợ hãi" đăng trên trang Bauxit)
Trước tiên cho phép tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với ông, một vị trí thức tuy cao tuổi nhưng con tim luôn cháy bỏng nỗi niềm trước cơ đồ dân tộc. Những bài viết của giáo sư không nhiều nhưng chất chứa suy tư, nghiền ngẫm và rút ra được những điều cần thiết cho con đường đi của ông và không chỉ cho ông. Tôi thường đọc bài của giáo sư và có thể nói rằng tôi hãnh diện khi lưu những bài viết đó trong blog của mình.
Và xin giáo sư cho phép tôi trình bày về nỗi sợ trong bài viết của tôi :"Viết cho con gái - Cha sợ hãi lắm" có đăng trong trang Bauxit này. Một cách hiểu đơn giản thì cũng biết rằng bài viết của giáo sư Nguyễn Đình Cống không nhắm vào MTA hay nỗi sợ của MTA mà ông nhắm vào những khoảng không rộng lớn hơn, vào tầng lớp người đông đảo hơn với một ý thức trách nhiệm cao cả hơn. Qua đó giáo sư cũng cho mọi người, cho cháu của ông biết rằng, ông không còn sợ hãi nữa. Đó là điều chúng ta hãy khâm phục ông.
Còn mọi người chúng ta thì cũng có những điều để sợ hay không sợ khi bước vào cuộc đấu tranh phản biện với chính quyền, với cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội, dân chủ, dân sinh này. Trong cuộc đấu tranh can trường và không hề riêng tư này, chúng ta có quyền sợ hãi. Vì nỗi sợ hãi luôn song hành với con người từ thuở hồng hoang và sẽ ở với con người chúng ta cho đến khi tận thế. Những người đấu tranh dân chủ cũng có nỗi sợ với kẻ thù mà họ đang đấu tranh. Chính quyền này đã gieo rắc nỗi sợ như một thứ dịch bệnh, và chăm chỉ nuôi nấng thứ vi rút ấy càng lớn, càng nhiều càng tốt trong lòng những công dân hiền lành và lương thiện của chúng ta. Nên nỗi sợ là điều không thể tránh và cũng không cần tránh.
Cho dù trong chúng ta có người chấp nhận sự hy sinh, sự thiệt thòi vô cùng lớn có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy khi bước vào thế phản biện với chính quyền. Chúng ta chấp nhận rằng, rồi chúng ta sẽ bị bắt, bị những phiên tòa bất công xét xử, và những năm tháng tù đầy bất nhẫn đè nặng lên cuộc đời. Chúng ta chấp nhận sự khinh rẻ của một xã hội chưa hiểu chúng ta, chấp nhận những điều phi lý mà chính quyền này vu vạ chúng ta với nụ cười thanh thản nhất. Bởi chúng ta đang hành xử chính nghĩa, quang minh và cho dân cho nước chứ không hề cho riêng tư, cá nhân...
Nhưng vẫn còn những nỗi sợ đeo bám chúng ta không rời. Người trí thức thì sợ những công trình khoa học của họ không được in ra. Các nhà văn, nhà thơ cũng sợ những tác phẩm của họ sẽ không được xuất bản bởi sự trả thù hèn hạ của chính quyền. Ngay như một nhà văn quèn như MTA thì đó không còn là nỗi sợ nữa mà đã là một thực tế hiển nhiên khi các tác phẩm của MTA (3 tập tiểu thuyết và hàng chục truyện ngắn khác) đã không được in ra... Rồi có những con người quả cảm trong đấu tranh đã bị nỗi lo cơm áo hay người thân bị hăm dọa đủ điều.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống kính. Tất cả những con người vô danh hay có danh đó, cùng với nỗi sợ của họ đều có mặt hàng đầu trong cuộc đấu tranh phản biện đòi dân chủ, giống như giáo sư và cũng trên con đường mà giáo sư đã đi. Nỗi sợ hãi là có thật nhưng có mấy ai vì nỗi sợ ấy mà hèn nhát hay từ bỏ lá cờ chưa. Nỗi sợ hãi luôn song hành với cả lòng dũng cảm.
Có câu ngạn ngữ nước ngoài rằng :
"Người can đảm nhất là người giấu đi nỗi sợ hãi tốt nhất".
Vâng. Tất cả chúng ta đều cất đi nỗi sợ hãi của mình để hòa nhập với tiếng kèn của tư do ngân vang, hay cùng song hành với những con người quả cảm đang xuống đường. Có cả nỗi sợ hãi, cũng như niềm vui hạnh phúc khi được xả thân đền nợ cho đất nước và dân tộc này.
Riêng cá nhân của MTA thì biết nói gì nhỉ ? Trong các bài viết của mình, MTA vào đủ các vai trò, các nhân vật khác nhau để viết với mong muốn nhỏ bé là làm được điều gì đó cho sự nghiệp chung. Nên tâm lý nhân vật không hẳn phải là tâm lý của tác giả.
Còn với MTA thì thật đơn giản :"Sợ thì không viết, viết thì không sợ". Con người rồi ai cũng phải đứng trước Chúa của mình để trả lời cho những gì làm được hay không làm được...
Người tráng sĩ mau bước về sông Dịch,
Mà không một lần quay đầu ngó cố hương...
Kính chúc giáo sư mạnh khỏe và trân trọng.
Mai Tú Ân
( HNPD )
Kính gửi giáo sư Nguyễn Đình Cống.
(Trả lời bài viết của giáo sư nhen đề :"Đôi lời với Mai Tú Ân : việc gì phải sợ hãi" đăng trên trang Bauxit)
Trước tiên cho phép tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với ông, một vị trí thức tuy cao tuổi nhưng con tim luôn cháy bỏng nỗi niềm trước cơ đồ dân tộc. Những bài viết của giáo sư không nhiều nhưng chất chứa suy tư, nghiền ngẫm và rút ra được những điều cần thiết cho con đường đi của ông và không chỉ cho ông. Tôi thường đọc bài của giáo sư và có thể nói rằng tôi hãnh diện khi lưu những bài viết đó trong blog của mình.
Và xin giáo sư cho phép tôi trình bày về nỗi sợ trong bài viết của tôi :"Viết cho con gái - Cha sợ hãi lắm" có đăng trong trang Bauxit này. Một cách hiểu đơn giản thì cũng biết rằng bài viết của giáo sư Nguyễn Đình Cống không nhắm vào MTA hay nỗi sợ của MTA mà ông nhắm vào những khoảng không rộng lớn hơn, vào tầng lớp người đông đảo hơn với một ý thức trách nhiệm cao cả hơn. Qua đó giáo sư cũng cho mọi người, cho cháu của ông biết rằng, ông không còn sợ hãi nữa. Đó là điều chúng ta hãy khâm phục ông.
Còn mọi người chúng ta thì cũng có những điều để sợ hay không sợ khi bước vào cuộc đấu tranh phản biện với chính quyền, với cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội, dân chủ, dân sinh này. Trong cuộc đấu tranh can trường và không hề riêng tư này, chúng ta có quyền sợ hãi. Vì nỗi sợ hãi luôn song hành với con người từ thuở hồng hoang và sẽ ở với con người chúng ta cho đến khi tận thế. Những người đấu tranh dân chủ cũng có nỗi sợ với kẻ thù mà họ đang đấu tranh. Chính quyền này đã gieo rắc nỗi sợ như một thứ dịch bệnh, và chăm chỉ nuôi nấng thứ vi rút ấy càng lớn, càng nhiều càng tốt trong lòng những công dân hiền lành và lương thiện của chúng ta. Nên nỗi sợ là điều không thể tránh và cũng không cần tránh.
Cho dù trong chúng ta có người chấp nhận sự hy sinh, sự thiệt thòi vô cùng lớn có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy khi bước vào thế phản biện với chính quyền. Chúng ta chấp nhận rằng, rồi chúng ta sẽ bị bắt, bị những phiên tòa bất công xét xử, và những năm tháng tù đầy bất nhẫn đè nặng lên cuộc đời. Chúng ta chấp nhận sự khinh rẻ của một xã hội chưa hiểu chúng ta, chấp nhận những điều phi lý mà chính quyền này vu vạ chúng ta với nụ cười thanh thản nhất. Bởi chúng ta đang hành xử chính nghĩa, quang minh và cho dân cho nước chứ không hề cho riêng tư, cá nhân...
Nhưng vẫn còn những nỗi sợ đeo bám chúng ta không rời. Người trí thức thì sợ những công trình khoa học của họ không được in ra. Các nhà văn, nhà thơ cũng sợ những tác phẩm của họ sẽ không được xuất bản bởi sự trả thù hèn hạ của chính quyền. Ngay như một nhà văn quèn như MTA thì đó không còn là nỗi sợ nữa mà đã là một thực tế hiển nhiên khi các tác phẩm của MTA (3 tập tiểu thuyết và hàng chục truyện ngắn khác) đã không được in ra... Rồi có những con người quả cảm trong đấu tranh đã bị nỗi lo cơm áo hay người thân bị hăm dọa đủ điều.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống kính. Tất cả những con người vô danh hay có danh đó, cùng với nỗi sợ của họ đều có mặt hàng đầu trong cuộc đấu tranh phản biện đòi dân chủ, giống như giáo sư và cũng trên con đường mà giáo sư đã đi. Nỗi sợ hãi là có thật nhưng có mấy ai vì nỗi sợ ấy mà hèn nhát hay từ bỏ lá cờ chưa. Nỗi sợ hãi luôn song hành với cả lòng dũng cảm.
Có câu ngạn ngữ nước ngoài rằng :
"Người can đảm nhất là người giấu đi nỗi sợ hãi tốt nhất".
Vâng. Tất cả chúng ta đều cất đi nỗi sợ hãi của mình để hòa nhập với tiếng kèn của tư do ngân vang, hay cùng song hành với những con người quả cảm đang xuống đường. Có cả nỗi sợ hãi, cũng như niềm vui hạnh phúc khi được xả thân đền nợ cho đất nước và dân tộc này.
Riêng cá nhân của MTA thì biết nói gì nhỉ ? Trong các bài viết của mình, MTA vào đủ các vai trò, các nhân vật khác nhau để viết với mong muốn nhỏ bé là làm được điều gì đó cho sự nghiệp chung. Nên tâm lý nhân vật không hẳn phải là tâm lý của tác giả.
Còn với MTA thì thật đơn giản :"Sợ thì không viết, viết thì không sợ". Con người rồi ai cũng phải đứng trước Chúa của mình để trả lời cho những gì làm được hay không làm được...
Người tráng sĩ mau bước về sông Dịch,
Mà không một lần quay đầu ngó cố hương...
Kính chúc giáo sư mạnh khỏe và trân trọng.
Mai Tú Ân
( HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Mai Tú Ân trả lời bài viết của giáo sư Nguyễn Đình Cống...
( HNPD )Trước tiên cho phép tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với ông, một vị trí thức tuy cao tuổi nhưng con tim luôn cháy bỏng nỗi niềm trước cơ đồ dân tộc.
Kính gửi giáo sư Nguyễn Đình Cống.
(Trả lời bài viết của giáo sư nhen đề :"Đôi lời với Mai Tú Ân : việc gì phải sợ hãi" đăng trên trang Bauxit)
Trước tiên cho phép tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi với ông, một vị trí thức tuy cao tuổi nhưng con tim luôn cháy bỏng nỗi niềm trước cơ đồ dân tộc. Những bài viết của giáo sư không nhiều nhưng chất chứa suy tư, nghiền ngẫm và rút ra được những điều cần thiết cho con đường đi của ông và không chỉ cho ông. Tôi thường đọc bài của giáo sư và có thể nói rằng tôi hãnh diện khi lưu những bài viết đó trong blog của mình.
Và xin giáo sư cho phép tôi trình bày về nỗi sợ trong bài viết của tôi :"Viết cho con gái - Cha sợ hãi lắm" có đăng trong trang Bauxit này. Một cách hiểu đơn giản thì cũng biết rằng bài viết của giáo sư Nguyễn Đình Cống không nhắm vào MTA hay nỗi sợ của MTA mà ông nhắm vào những khoảng không rộng lớn hơn, vào tầng lớp người đông đảo hơn với một ý thức trách nhiệm cao cả hơn. Qua đó giáo sư cũng cho mọi người, cho cháu của ông biết rằng, ông không còn sợ hãi nữa. Đó là điều chúng ta hãy khâm phục ông.
Còn mọi người chúng ta thì cũng có những điều để sợ hay không sợ khi bước vào cuộc đấu tranh phản biện với chính quyền, với cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội, dân chủ, dân sinh này. Trong cuộc đấu tranh can trường và không hề riêng tư này, chúng ta có quyền sợ hãi. Vì nỗi sợ hãi luôn song hành với con người từ thuở hồng hoang và sẽ ở với con người chúng ta cho đến khi tận thế. Những người đấu tranh dân chủ cũng có nỗi sợ với kẻ thù mà họ đang đấu tranh. Chính quyền này đã gieo rắc nỗi sợ như một thứ dịch bệnh, và chăm chỉ nuôi nấng thứ vi rút ấy càng lớn, càng nhiều càng tốt trong lòng những công dân hiền lành và lương thiện của chúng ta. Nên nỗi sợ là điều không thể tránh và cũng không cần tránh.
Cho dù trong chúng ta có người chấp nhận sự hy sinh, sự thiệt thòi vô cùng lớn có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy khi bước vào thế phản biện với chính quyền. Chúng ta chấp nhận rằng, rồi chúng ta sẽ bị bắt, bị những phiên tòa bất công xét xử, và những năm tháng tù đầy bất nhẫn đè nặng lên cuộc đời. Chúng ta chấp nhận sự khinh rẻ của một xã hội chưa hiểu chúng ta, chấp nhận những điều phi lý mà chính quyền này vu vạ chúng ta với nụ cười thanh thản nhất. Bởi chúng ta đang hành xử chính nghĩa, quang minh và cho dân cho nước chứ không hề cho riêng tư, cá nhân...
Nhưng vẫn còn những nỗi sợ đeo bám chúng ta không rời. Người trí thức thì sợ những công trình khoa học của họ không được in ra. Các nhà văn, nhà thơ cũng sợ những tác phẩm của họ sẽ không được xuất bản bởi sự trả thù hèn hạ của chính quyền. Ngay như một nhà văn quèn như MTA thì đó không còn là nỗi sợ nữa mà đã là một thực tế hiển nhiên khi các tác phẩm của MTA (3 tập tiểu thuyết và hàng chục truyện ngắn khác) đã không được in ra... Rồi có những con người quả cảm trong đấu tranh đã bị nỗi lo cơm áo hay người thân bị hăm dọa đủ điều.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống kính. Tất cả những con người vô danh hay có danh đó, cùng với nỗi sợ của họ đều có mặt hàng đầu trong cuộc đấu tranh phản biện đòi dân chủ, giống như giáo sư và cũng trên con đường mà giáo sư đã đi. Nỗi sợ hãi là có thật nhưng có mấy ai vì nỗi sợ ấy mà hèn nhát hay từ bỏ lá cờ chưa. Nỗi sợ hãi luôn song hành với cả lòng dũng cảm.
Có câu ngạn ngữ nước ngoài rằng :
"Người can đảm nhất là người giấu đi nỗi sợ hãi tốt nhất".
Vâng. Tất cả chúng ta đều cất đi nỗi sợ hãi của mình để hòa nhập với tiếng kèn của tư do ngân vang, hay cùng song hành với những con người quả cảm đang xuống đường. Có cả nỗi sợ hãi, cũng như niềm vui hạnh phúc khi được xả thân đền nợ cho đất nước và dân tộc này.
Riêng cá nhân của MTA thì biết nói gì nhỉ ? Trong các bài viết của mình, MTA vào đủ các vai trò, các nhân vật khác nhau để viết với mong muốn nhỏ bé là làm được điều gì đó cho sự nghiệp chung. Nên tâm lý nhân vật không hẳn phải là tâm lý của tác giả.
Còn với MTA thì thật đơn giản :"Sợ thì không viết, viết thì không sợ". Con người rồi ai cũng phải đứng trước Chúa của mình để trả lời cho những gì làm được hay không làm được...
Người tráng sĩ mau bước về sông Dịch,
Mà không một lần quay đầu ngó cố hương...
Kính chúc giáo sư mạnh khỏe và trân trọng.
Mai Tú Ân
( HNPD )