Nhân Vật
Mặt tối của ông trùm tư bản người Trung Quốc, Trần Quang Tiêu
Mặt tối của ông trùm tư bản người Trung Quốc, Trần Quang Tiêu: Từ thiện bịa đặt, Cưỡng chế phá hủy, Uy hiếp tính mạng
Trên tấm danh thiếp đã từng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, Trần Quang Tiêu, một thương gia Trung Quốc, tự gọi mình là “Người nhân đức xuất chúng nhất Trung Quốc,” “Lãnh đạo tinh thần Trung Quốc” và “Anh hùng giải cứu động đất Trung Quốc.” Nó cho thấy đây là một kẻ dở hơi không tưởng vô hại muốn đánh bóng tên tuổi.
Sự dở hơi thì có lẽ là đúng, nhưng trên những tuyên bố khác của ông Trần thì lại cho thấy một điều khác: tại những thời điểm mà phóng viên Trung Quốc thật sự cố gắng kiểm định những đóng góp từ thiện của ông Trần, họ phát hiện rằng chỉ có một phần tiền hoặc hàng hóa là thật sự được quyên góp. Một ngôi làng cho người về hưu mà ông Trần nói rằng ông đang xây dựng thì bị để hoang. Những tuyên bố rằng ông đã tổ chức những phái đoàn giải cứu động đất trên quy mô lớn đã bị lật tẩy. Và các phóng viên đào sâu vào quá khứ của ông đã gặp những uy hiếp tính mạng – những bức ảnh các xác chết – trong hộp thư email của họ.
Từ thiện?
Ông Trần đến Mỹ hôm 5 tháng 1, được cho là để đàm phán mua lại The New York Times. Ông ta lợi dụng việc này để tổ chức một cuộc hội thảo kỳ quặc nhằm phỉ báng một môn tu tập tinh thần Trung Hoa. Bây giờ ông ta nói ông dự định đấu thầu phá hủy một cây cầu tại San Francisco.
Ông Trần cũng tuyên bố khoác lác ở quê nhà Trung Quốc. Các phóng viên ở đó, sau khi điều tra kỹ, đã phát hiện một số điều là không đáng tin.
Đầu năm 2011 ông Trần công bố một “báo cáo cứu tế,” với mục đích thể hiện những hoạt động nhân đạo của ông ta trong năm 2010: ông ta nói rằng ông đã quyên góp được 330 triệu Nhân dân tệ (54.5 triệu USD) trong năm đó.
Mong muốn kiểm định lời tuyên bố này, các phóng viên Trung Quốc đã bắt đầu điều tra.
Tờ The New Express đã đăng vào tháng 4 năm 2011 rằng khi liên lạc với một số người nhận quyên góp, những người này đã báo cáo rằng họ đã không nhận được đầy đủ số tiền như ông Trần đã công khai cam kết. Những người khác thì không hề tồn tại.
Chẳng hạn như, ông Trần nói rằng ông ta sẽ quyên góp 1000 máy tính cá nhân cho Tổ chức Phát triển Thanh niên khu Tự trị Tân Cương, phía cực Tây Trung Quốc. Nhưng tổ chức này cuối cùng chỉ nhận được 500 máy.
“Tôi đã liên lạc với ông Trần Quang Tiêu nhiều lần, hy vọng rằng ông sẽ sớm gửi phần quyên góp mà ông đã hứa, nhưng kết quả rất đáng thất vọng,” Fei Ligang, thư ký của tổ chức này cho biết.
Ông Fei đã được phỏng vấn 10 tháng sau khi được hứa hẹn. “Ông Trần thậm chí bây giờ chẳng trả lời điện thoại của tôi,” ông nói
China Business Journal đã công bố một bài báo với tiêu đề “Sự thực khó hiểu về lòng nhân đức của Trần Quang Tiêu,” nêu lên vấn đề liệu có phải một số việc làm từ thiện thật ra là “giả dối” nghĩa là nhằm gây chú ý hơn là những nỗ lực nhân đạo thật sự.
Southern Metropolitan Daily và Southern People Weekly, hai tờ báo có khuynh hướng cởi mở ở tỉnh Quảng Đông nổi tiếng về mảng báo cáo điều tra, cũng xem xét hồ sơ của ông Trần. Họ đã công bố những bài báo chi tiết cho thấy những nỗ lực cứu hộ động đất của ông Trần – được nói là bao gồm các xe ủi đất lùng sục từ một tỉnh lân cận – sau thảm họa động đất tại Tứ Xuyên năm 2008 không thể nào có quy mô như ông ta tuyên bố. Bài báo cũng nói rằng nhiều quyên góp mà ông ta cam kết cũng không được thực thi.
‘Chuyên gia phá hủy’ (cưỡng bức)
Một trong những tuyên bố nổi bật nhất của ông Trần trên tấm danh thiếp mà hiện nay đã rất nổi tiếng đã tự gọi mình là “Chuyên gia phá hủy bảo vệ môi trường hàng đầu Trung Quốc.” Đối với những người ở quê ông, làng Thiên Cương Hồ, huyện Tứ Hồng, tỉnh Giang Tô, ông ta nổi tiếng thành thạo trong việc cưỡng bức phá hủy.
Ngôi làng hoảng sợ vào năm 2006, theo như những phỏng vấn với các cư dân tại đây của Southern Metropolis Daily, sau khi ông Trần quay về ngôi làng với lời hứa sẽ xây dựng một chợ nông sản rộng 20 mẫu Anh.
“Để xây chợ, nhiều người sẽ bị cưỡng ép phải rời khỏi nhà và trở thành vô gia cư,” một người dân trong làng đã kể lại với phóng viên.
Cái chợ mới và những tòa nhà thương mại và nhà ở bên cạnh nó đều thuộc về anh của ông Trần, là ông Trần Kinh Tiêu, bài báo cho biết. Bài báo còn đăng một bức ảnh hợp đồng nhà đất chính thức.
Sau khi chợ được xây xong, chợ nông sản cũ được dời về khu vực có thu nhập thấp. Ông Trần muốn nó bị phá hủy, theo như báo cáo, nhưng người dân từ chối di chuyển bởi vì “công việc kinh doanh tại chợ cũ luôn tốt, và chợ mới không hề kinh doanh được,” trích dẫn lời một dân làng trên bài báo.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 1 tháng 12 năm đó, 13 xe cảnh sát với hơn 100 cảnh sát đã bao vây chợ cũ. Hơn 30 người dân trong làng đã bị cảnh sát đánh đập, 4 người được đưa đến bệnh viện, và 11 người bị giam giữ trong 7 ngày, theo như bài báo.
Một ông lão 71 tuổi trong làng đã treo cổ trong chợ cũ sau vụ phá hủy, bởi vì ông đã mất đi nguồn thu nhập ít ỏi từ quầy hàng của mình, theo như cô Zou Ying, con dâu cả của ông.
“Thông tin trong làng tôi bị cấm ngặt. Chỉ sau khi tôi rời khỏi làng tôi mới phát hiện rằng nhiều phương tiện truyền thông thậm chí còn ca ngợi ông ta [Trần Quang Tiêu],” theo như Wangzhi, một dân làng thỉnh nguyện yêu cầu bồi thường cho những gì đã xảy ra.
“Những nạn nhân chúng tôi quá đau buồn khi nhìn thấy và nghe thấy điều ấy,” anh nói. “Nó như xát muối vào vết thương.”
Trung tâm dưỡng lão trở thành căn nhà xa xỉ
Dự án từ thiện lớn nhất của ông Trần năm 2007 là một trung tâm dưỡng lão, cũng được xây dựng tại quê của ông Trần, được báo cáo là có trị giá 26 triệu Nhân dân tệ (4.3 triệu USD). Một vài phương tiện truyền thông địa phương và của tỉnh đã mô tả trung tâm này là “lớn nhất trong lịch sử Giang Tô” và là “một trung tâm dưỡng lão hạng nhất toàn quốc.”
Tuy nhiên, những người duy nhất sống trong trung tâm dưỡng lão này là cha, mẹ, và anh của ông Trần Quang Tiêu, theo như Southern Metropolis Daily.
“Con tôi xây ngôi nhà này,” cha của ông Trần, là ông Trần Lý Sinh, đã nói với phóng viên bài báo đầy tự hào. “Nó cũng thuộc về gia đình chúng tôi,” cha của ông Trần nói, chỉ tay về tòa nhà thương mại và dân cư cao tầng không có người ở phía bên kia đường, là một phần của trung tâm dưỡng lão.
Các dân làng nói với tờ báo rằng có thể họ sẽ chẳng bao giờ thật sự bước vào trung tâm dưỡng lão mà đáng lẽ ra được xây cho họ.
Uy hiếp tính mạng phóng viên
Sau khi các báo cáo phơi bày những quan hệ của ông Trần với các quan chức và những hoạt động từ thiện đáng ngờ được công bố, một số các ký giả tại Trung Quốc đã nhận được những email đe dọa tính mạng và những lời bình luận chửi rủa trên account Weibo của họ, theo như những gì họ đã kể lại trong các phỏng vấn và trong các bài báo. Weibo là một trang mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter.
Ye Wentian, một phóng viên của China Business, đã đăng trên account Weibo của mình: “Vì những báo cáo về ông Trần Quang Tiêu trong những ngày trước, Fang Hui và Yan Yaobin tại China Business, Chen Lei tại Southern People Weekly, và tôi, tất cả đã nhận được những email đe dọa tính mạng, với một bức ảnh người chết.” Ye đã yêu cầu ông Trần xác nhận ông ta có đứng đằng sau vụ việc này hay không.
Zhao Hejuan, một ký giả nổi tiếng, đã nói rằng cô nhận được những bức ảnh người chết trong email, cùng với những lời đe dọa. Cô nói rằng đó là một “hành động có tổ chức cố ý nhắm vào chúng tôi,” và có liên quan đến những tranh luận trong các báo cáo về ông Trần Quang Tiêu.
Chen Lei, một phóng viên của Southern People Daily, đã viết một bài điều tra về ông Trần với tiêu đề “Đằng sau ánh hào quang của ‘người nhân đức số một’ Trần Quang Tiêu: Các quan hệ cá nhân, hoạt động từ thiện, và kinh doanh.” Ông là một trong những phóng viên nhận được những bức hình người chết trong email.
Chen Lei nói với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân “Ông ta có có quan hệ rất tốt với Ban Tuyên Giáo Trung Ương.” Fast Company đã báo cáo rằng vào ngày 29 tháng 9 một chỉ thị từ chính phủ nói ngắn gọn rằng: “Tất cả các báo đều bị cấm đưa những tin tiêu cực về Trần Quang Tiêu.” Ban Tuyên Giáo là cơ quan của chế độ Trung Cộng chuyên đưa ra những chỉ thị kiểu như thế.
Chen Lei nói rằng sau bài báo của ông về Trần Quang Tiêu, ông nhận được một cuộc điện thoại cảnh cáo từ ông Trần.
“Tôi đã nói với Ban Tuyên Giáo Trung ương về câu chuyện của ông,” ông Trần Quang Tiêu nói. “‘Anh ta dám đăng chuyện này,’ đó là lời của Ban Tuyên Giáo,” ông Trần nói trong cuộc điện thoại đã được ghi âm.
“Ủy ban tỉnh Quảng Đông và Ban Tuyên Giáo đều đang rất tức giận,” ông ta nói. “Đó không phải là lời của tôi, Trần Quang Tiêu. Đó là lời của lãnh đạo.”
http://vietdaikynguyen.com/v3/world/mat-toi-cua-ong-trum-tu-ban-nguoi-trung-quoc-tran-quang-tieu-tu-thien-bia-dat-cuong-che-pha-huy-uy-hiep-tinh-mang/
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Mặt tối của ông trùm tư bản người Trung Quốc, Trần Quang Tiêu
Mặt tối của ông trùm tư bản người Trung Quốc, Trần Quang Tiêu: Từ thiện bịa đặt, Cưỡng chế phá hủy, Uy hiếp tính mạng
Trên tấm danh thiếp đã từng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, Trần Quang Tiêu, một thương gia Trung Quốc, tự gọi mình là “Người nhân đức xuất chúng nhất Trung Quốc,” “Lãnh đạo tinh thần Trung Quốc” và “Anh hùng giải cứu động đất Trung Quốc.” Nó cho thấy đây là một kẻ dở hơi không tưởng vô hại muốn đánh bóng tên tuổi.
Sự dở hơi thì có lẽ là đúng, nhưng trên những tuyên bố khác của ông Trần thì lại cho thấy một điều khác: tại những thời điểm mà phóng viên Trung Quốc thật sự cố gắng kiểm định những đóng góp từ thiện của ông Trần, họ phát hiện rằng chỉ có một phần tiền hoặc hàng hóa là thật sự được quyên góp. Một ngôi làng cho người về hưu mà ông Trần nói rằng ông đang xây dựng thì bị để hoang. Những tuyên bố rằng ông đã tổ chức những phái đoàn giải cứu động đất trên quy mô lớn đã bị lật tẩy. Và các phóng viên đào sâu vào quá khứ của ông đã gặp những uy hiếp tính mạng – những bức ảnh các xác chết – trong hộp thư email của họ.
Từ thiện?
Ông Trần đến Mỹ hôm 5 tháng 1, được cho là để đàm phán mua lại The New York Times. Ông ta lợi dụng việc này để tổ chức một cuộc hội thảo kỳ quặc nhằm phỉ báng một môn tu tập tinh thần Trung Hoa. Bây giờ ông ta nói ông dự định đấu thầu phá hủy một cây cầu tại San Francisco.
Ông Trần cũng tuyên bố khoác lác ở quê nhà Trung Quốc. Các phóng viên ở đó, sau khi điều tra kỹ, đã phát hiện một số điều là không đáng tin.
Đầu năm 2011 ông Trần công bố một “báo cáo cứu tế,” với mục đích thể hiện những hoạt động nhân đạo của ông ta trong năm 2010: ông ta nói rằng ông đã quyên góp được 330 triệu Nhân dân tệ (54.5 triệu USD) trong năm đó.
Mong muốn kiểm định lời tuyên bố này, các phóng viên Trung Quốc đã bắt đầu điều tra.
Tờ The New Express đã đăng vào tháng 4 năm 2011 rằng khi liên lạc với một số người nhận quyên góp, những người này đã báo cáo rằng họ đã không nhận được đầy đủ số tiền như ông Trần đã công khai cam kết. Những người khác thì không hề tồn tại.
Chẳng hạn như, ông Trần nói rằng ông ta sẽ quyên góp 1000 máy tính cá nhân cho Tổ chức Phát triển Thanh niên khu Tự trị Tân Cương, phía cực Tây Trung Quốc. Nhưng tổ chức này cuối cùng chỉ nhận được 500 máy.
“Tôi đã liên lạc với ông Trần Quang Tiêu nhiều lần, hy vọng rằng ông sẽ sớm gửi phần quyên góp mà ông đã hứa, nhưng kết quả rất đáng thất vọng,” Fei Ligang, thư ký của tổ chức này cho biết.
Ông Fei đã được phỏng vấn 10 tháng sau khi được hứa hẹn. “Ông Trần thậm chí bây giờ chẳng trả lời điện thoại của tôi,” ông nói
China Business Journal đã công bố một bài báo với tiêu đề “Sự thực khó hiểu về lòng nhân đức của Trần Quang Tiêu,” nêu lên vấn đề liệu có phải một số việc làm từ thiện thật ra là “giả dối” nghĩa là nhằm gây chú ý hơn là những nỗ lực nhân đạo thật sự.
Southern Metropolitan Daily và Southern People Weekly, hai tờ báo có khuynh hướng cởi mở ở tỉnh Quảng Đông nổi tiếng về mảng báo cáo điều tra, cũng xem xét hồ sơ của ông Trần. Họ đã công bố những bài báo chi tiết cho thấy những nỗ lực cứu hộ động đất của ông Trần – được nói là bao gồm các xe ủi đất lùng sục từ một tỉnh lân cận – sau thảm họa động đất tại Tứ Xuyên năm 2008 không thể nào có quy mô như ông ta tuyên bố. Bài báo cũng nói rằng nhiều quyên góp mà ông ta cam kết cũng không được thực thi.
‘Chuyên gia phá hủy’ (cưỡng bức)
Một trong những tuyên bố nổi bật nhất của ông Trần trên tấm danh thiếp mà hiện nay đã rất nổi tiếng đã tự gọi mình là “Chuyên gia phá hủy bảo vệ môi trường hàng đầu Trung Quốc.” Đối với những người ở quê ông, làng Thiên Cương Hồ, huyện Tứ Hồng, tỉnh Giang Tô, ông ta nổi tiếng thành thạo trong việc cưỡng bức phá hủy.
Ngôi làng hoảng sợ vào năm 2006, theo như những phỏng vấn với các cư dân tại đây của Southern Metropolis Daily, sau khi ông Trần quay về ngôi làng với lời hứa sẽ xây dựng một chợ nông sản rộng 20 mẫu Anh.
“Để xây chợ, nhiều người sẽ bị cưỡng ép phải rời khỏi nhà và trở thành vô gia cư,” một người dân trong làng đã kể lại với phóng viên.
Cái chợ mới và những tòa nhà thương mại và nhà ở bên cạnh nó đều thuộc về anh của ông Trần, là ông Trần Kinh Tiêu, bài báo cho biết. Bài báo còn đăng một bức ảnh hợp đồng nhà đất chính thức.
Sau khi chợ được xây xong, chợ nông sản cũ được dời về khu vực có thu nhập thấp. Ông Trần muốn nó bị phá hủy, theo như báo cáo, nhưng người dân từ chối di chuyển bởi vì “công việc kinh doanh tại chợ cũ luôn tốt, và chợ mới không hề kinh doanh được,” trích dẫn lời một dân làng trên bài báo.
Khoảng 3 giờ sáng ngày 1 tháng 12 năm đó, 13 xe cảnh sát với hơn 100 cảnh sát đã bao vây chợ cũ. Hơn 30 người dân trong làng đã bị cảnh sát đánh đập, 4 người được đưa đến bệnh viện, và 11 người bị giam giữ trong 7 ngày, theo như bài báo.
Một ông lão 71 tuổi trong làng đã treo cổ trong chợ cũ sau vụ phá hủy, bởi vì ông đã mất đi nguồn thu nhập ít ỏi từ quầy hàng của mình, theo như cô Zou Ying, con dâu cả của ông.
“Thông tin trong làng tôi bị cấm ngặt. Chỉ sau khi tôi rời khỏi làng tôi mới phát hiện rằng nhiều phương tiện truyền thông thậm chí còn ca ngợi ông ta [Trần Quang Tiêu],” theo như Wangzhi, một dân làng thỉnh nguyện yêu cầu bồi thường cho những gì đã xảy ra.
“Những nạn nhân chúng tôi quá đau buồn khi nhìn thấy và nghe thấy điều ấy,” anh nói. “Nó như xát muối vào vết thương.”
Trung tâm dưỡng lão trở thành căn nhà xa xỉ
Dự án từ thiện lớn nhất của ông Trần năm 2007 là một trung tâm dưỡng lão, cũng được xây dựng tại quê của ông Trần, được báo cáo là có trị giá 26 triệu Nhân dân tệ (4.3 triệu USD). Một vài phương tiện truyền thông địa phương và của tỉnh đã mô tả trung tâm này là “lớn nhất trong lịch sử Giang Tô” và là “một trung tâm dưỡng lão hạng nhất toàn quốc.”
Tuy nhiên, những người duy nhất sống trong trung tâm dưỡng lão này là cha, mẹ, và anh của ông Trần Quang Tiêu, theo như Southern Metropolis Daily.
“Con tôi xây ngôi nhà này,” cha của ông Trần, là ông Trần Lý Sinh, đã nói với phóng viên bài báo đầy tự hào. “Nó cũng thuộc về gia đình chúng tôi,” cha của ông Trần nói, chỉ tay về tòa nhà thương mại và dân cư cao tầng không có người ở phía bên kia đường, là một phần của trung tâm dưỡng lão.
Các dân làng nói với tờ báo rằng có thể họ sẽ chẳng bao giờ thật sự bước vào trung tâm dưỡng lão mà đáng lẽ ra được xây cho họ.
Uy hiếp tính mạng phóng viên
Sau khi các báo cáo phơi bày những quan hệ của ông Trần với các quan chức và những hoạt động từ thiện đáng ngờ được công bố, một số các ký giả tại Trung Quốc đã nhận được những email đe dọa tính mạng và những lời bình luận chửi rủa trên account Weibo của họ, theo như những gì họ đã kể lại trong các phỏng vấn và trong các bài báo. Weibo là một trang mạng xã hội của Trung Quốc tương tự như Twitter.
Ye Wentian, một phóng viên của China Business, đã đăng trên account Weibo của mình: “Vì những báo cáo về ông Trần Quang Tiêu trong những ngày trước, Fang Hui và Yan Yaobin tại China Business, Chen Lei tại Southern People Weekly, và tôi, tất cả đã nhận được những email đe dọa tính mạng, với một bức ảnh người chết.” Ye đã yêu cầu ông Trần xác nhận ông ta có đứng đằng sau vụ việc này hay không.
Zhao Hejuan, một ký giả nổi tiếng, đã nói rằng cô nhận được những bức ảnh người chết trong email, cùng với những lời đe dọa. Cô nói rằng đó là một “hành động có tổ chức cố ý nhắm vào chúng tôi,” và có liên quan đến những tranh luận trong các báo cáo về ông Trần Quang Tiêu.
Chen Lei, một phóng viên của Southern People Daily, đã viết một bài điều tra về ông Trần với tiêu đề “Đằng sau ánh hào quang của ‘người nhân đức số một’ Trần Quang Tiêu: Các quan hệ cá nhân, hoạt động từ thiện, và kinh doanh.” Ông là một trong những phóng viên nhận được những bức hình người chết trong email.
Chen Lei nói với Đài Truyền hình Tân Đường Nhân “Ông ta có có quan hệ rất tốt với Ban Tuyên Giáo Trung Ương.” Fast Company đã báo cáo rằng vào ngày 29 tháng 9 một chỉ thị từ chính phủ nói ngắn gọn rằng: “Tất cả các báo đều bị cấm đưa những tin tiêu cực về Trần Quang Tiêu.” Ban Tuyên Giáo là cơ quan của chế độ Trung Cộng chuyên đưa ra những chỉ thị kiểu như thế.
Chen Lei nói rằng sau bài báo của ông về Trần Quang Tiêu, ông nhận được một cuộc điện thoại cảnh cáo từ ông Trần.
“Tôi đã nói với Ban Tuyên Giáo Trung ương về câu chuyện của ông,” ông Trần Quang Tiêu nói. “‘Anh ta dám đăng chuyện này,’ đó là lời của Ban Tuyên Giáo,” ông Trần nói trong cuộc điện thoại đã được ghi âm.
“Ủy ban tỉnh Quảng Đông và Ban Tuyên Giáo đều đang rất tức giận,” ông ta nói. “Đó không phải là lời của tôi, Trần Quang Tiêu. Đó là lời của lãnh đạo.”
http://vietdaikynguyen.com/v3/world/mat-toi-cua-ong-trum-tu-ban-nguoi-trung-quoc-tran-quang-tieu-tu-thien-bia-dat-cuong-che-pha-huy-uy-hiep-tinh-mang/
Song Phương chuyển