Thân Hữu Tiếp Tay...
Mặt trái đàng sau vụ Syria - Lữ Giang
Như chúng tôi đã nói, để một biến cố như 9/11 không còn xảy ra, mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là (1) loại bỏ các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương hình thành một
Như chúng tôi đã nói, để một biến cố như 9/11 không còn xảy ra, mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là (1) loại bỏ các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương hình thành một khối hồi giáo lớn mạnh có thể đối phó với Tây phương và (2) thanh toán các nhóm Hồi Giáo cực đoan đang mở thánh chiến chống lại các quốc gia Tây phương như al-Qaeda, Huynh Đệ Hồi Giáo, Hamas, Hizbollah, v.v.
Để thực hiện hai mục tiêu chiến lược đó, Hoa Kỳ và các nước Tây phương phải tạo ra nhiều kịch bản (scenarios) như: Xử dụng vũ khí giết người hàng loạt, xử vụng vũ khí hóa học, bảo vệ người dân, cách mạng hoa lài, dân chủ và nhân quyền, tự do tôn giáo, v.v.
Kịch bản “xử dụng vũ khí giết người hàng loạt” đã loại bỏ được Saddam Hussein, và kịch bản “bảo vệ người dân” đã loại bỏ được Gaddafi. Nhưng ngày 21.8.2013, khi Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học”, đa số các nhà chính trị và bình luận quốc tế đều cho rằng kịch bản này sẽ thất bại vì nó chỉ lặp lại kịch bản mà Tổng Thống Bush đã xử dụng năm 2003, một kịch bản đã bị lật tẩy, không còn xài được. Ngoài ra, tình trạng của Syria hoàn toàn khác với tình trạng của Iraq hay Libya trước đây, nên không thể xử dụng cùng một phương thức.
Quả thật, ngoại trừ giới bình dân và “các bình luận gia chống cộng” của người Việt hải ngoại, ít ai tin Tổng Thống Obama có thể chứng minh được Syria đã xử dụng vũ khí hóa học.
CON TẨY BỊ LẬT LÊN
Khi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho phái đoàn thanh sát LHQ đến điều tra về trái hỏa tiễn đã nổ hôm 21.8.2013 ở ngoại ô Damascus làm chết trên 1429 người, ông nói rằng phái đoàn chỉ điều tra xem chất nổ đó có phải là võ khí hóa học hay không mà thôi chứ không xác định ai đã phóng ra trái hỏa tiễn đó, nhiều người hiểu rằng ông Ban Ki-monn không tin chính quyền Syria là thủ phạm và ông không muốn gây khó khăn cho Hoa Kỳ. Đức, Anh và Ba Lan tuyên bố không tham gia tấn công nếu không có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An LHQ. Chỉ có Pháp đi theo Mỹ vì Mỹ đã giúp Pháp trong vụ tấn công Lybia.
Khi chưa thể xác định một cách chắc chắn có phải quân đội Syria là thủ phạm hay không, Nga tuyên bố sẽ phủ quyết mọi quyết định cho phép tấn công Syria bằng quân sự. Sau đó Nga gởi 3 tàu chiến đến Syria. Nhưng khi biết chắc Mỹ không thể chứng minh được chính phủ al-Assad là thủ phạm, Nga đã trở giọng ngay.
Trong cuộc họp báo hôm 31.8.2013 tại Vladivostok, Tổng Thống Putin kêu gọi «những người bạn Mỹ» nếu thật sự có chứng cớ Damas dùng vũ khí hóa học thì hãy «cung cấp cho Liên Hiệp Quốc». Nếu «không đưa tức là không có». Ngày 4.9.2013, khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng AP và một đài truyền hình Nga, ông Putin còn cao giọng hơn. Ông nói rằng Nga không loại trừ khả năng chấp nhận một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, nếu như có những bằng chứng chứng tõ rằng chính quyền Damas xử dụng vũ khí hóa học. Tờ New York Times ngày 11.9.2013 cho biết Tổng thống Putin khẳng định phe nổi dậy tại Syria đã sử dụng vũ khí hóa học nhằm tạo ra phản ứng của quốc tế.
Cho đến giai đoạn này, một số “bình luận gia chống cộng” vẫn xác tín rằng Syria là thủ phạm. Theo họ chỉ có quân đội Syria mới có giàn phóng để phóng loại hỏa tiễn đó, quân nổi dậy không có. Họ quên rằng hôm 19.3.2013 quân nổi dậy đã bắn một trái hỏa tiễn có chứa hóa chất vào khu Jubara thuộc thị trấn Khan al-Assad đang do quân đội Syria đóng khiến 30 người chết. Hóa chất đó được xác định là sarin, nhưng LHQ im lặng.
Hiện nay, quân nổi dậy đang xử dụng các ống phóng vác vai 9P111 và hỏa tiễn AT-3 Sagger để dánh phá quân chính phủ al-Assad. Đây là loại giàn phóng và hỏa tiễn do Nga sản xuất từ 1962, thường được Cộng quân dùng trong chiến tranh Việt Nam.
OBAMA TẤN THỐI LƯỠNG NAN
Tại Hoa Kỳ, có đến 60% dân chúng không ủng hộ cuộc tấn công của Obama. Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đồng ý cuộc tấn công, nhưng Thượng Viện chưa biểu quyết. Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa nên khó thuyết phục hơn. Ngay thiểu số Đảng Dân Chủ cũng chưa có quyết định dứt khoát. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo nhóm dân biểu Dân Chủ, một nhân vật có uy thế tại Hạ Viện, đã tóm lược tình hình như sau: Cái khó của hồ sơ Syria là nó đặt ra «trường hợp lương tâm» và do vậy không thể chỉ đạo sự lựa chọn của các đại diện dân cử.
Hiện nay, Hoa Kỳ đã dấn thân vào hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq với nhiều tổn thất về nhân mạng và tài chánh, nhưng kết quả vẫn chưa đi tới đâu, nên dân chúng không muốn Hòa Kỳ mở thêm một cuộc chiến nữa. Ngân sách của nước Mỹ lại đang ở thời kỳ thâm hụt nặng.
Tại hải ngoại, các nước đứng về phía Mỹ cũng không đủ mạnh. Tuyên bố chung của các nước Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Nam Hàn, Ả Rập Saudi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh quốc đã kêu gọi "một phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế" đối với Syria. Nhưng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và cả những nước đồng minh Tây phương truyền thống của Mỹ là Đức và Liên Hiệp Âu Châu (EU), đều không đồng ý mở cuộc chiến.
Lực lượng của Syria lại được Nga và Iran trang bị đầy đủ hơn Iraq và Lybia trước đây nhiều. Rút kinh nghiệm của Iraq và Lybia, Syria không tập trung võ khí và binh sĩ vào những vị trí kiên cố mà phân tán mỏng.
Trong cuộc chiến Lybia, Hải Quân Mỹ đã phóng 221 hỏa tiển Tomahawk, trong đó có khoảng 110 hỏa tiển được phóng ngay khi mới mở màn tấn công, nhắm vào 22 mục tiêu quân sự của Libya. Nhưng Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho quân chính phủ Syria từ hai năm qua. Theo báo cáo của Israel, một lô hàng bao gồm 6 bệ phóng và 144 tên lửa tầm xa với phạm vi hoạt động 125 dặm sẽ được chuyển giao cho Syria nội trong ba tháng tới với trị giá khoảng 900 triệu USD. Các tàu chiến của Nga ở ngoài khơi và vệ tinh của Nga có thể giúp Syria chống lại các oanh tạc cơ và hỏa tiễn của Hoa Kỳ, gióng như Nga đã giúp Hà Nội khi Mỹ oanh tạc miền Bắc.
Nga lại đang có căn cứ quân sự ở Syria và không muốn Mỹ độc chiếm cả vùng Trung Đông.
Những khó khăn nói trên đã đẩy Tổng Thống Obama vào cái thế tấn thối lưỡng nan.
NGA ĐÃ CỨU OBAMA?
Theo nhật báo Kommersant, trong cuộc gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng Nga Serguei Lavrov và Ngoại Trưởng Syria Walid Muallem hôm 9.9.2013 tại Moscow, Ngoại Trưởng Nga đề nghị Syria chấp nhận (1) đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, (2) phá hủy kho vũ khí này và (3) Syria tham gia công ước cấm vũ khí hóa học. Ngoại Trưởng Syria tuyên bố “Nước Cộng hòa Ả Rập Syria hoan nghênh sáng kiến của Nga…”
Trong bài diễn văn đọc vào tối 10.9.2013, Tổng Thống Obama tuyên bố:
“Tôi đồng ý, và tôi luôn ưu tiên giải pháp hòa bình. Trong hai năm qua, chính quyền của tôi đã cố gắng với các biện pháp ngoại giao và trừng phạt, cảnh báo và các cuộc đàm phán - nhưng vũ khí hóa học vẫn được chế độ Assad sử dụng.
“Tuy nhiên, trong vài ngày qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số dấu hiệu đáng khích lệ. Một phần vì mối đe dọa hiện hữu về hành động quân sự của Hoa Kỳ, cũng như nhờ các cuộc đàm phán có tính xây dựng mà tôi đã có với Tổng thống Putin, chính phủ Nga đã cho thấy sự sẵn sàng tham gia với cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy ông Assad từ bỏ vũ khí hóa học của mình. Chế độ Assad đã thừa nhận rằng họ có những vũ khí này, và thậm chí còn nói rằng họ sẽ tham gia Công ước về Vũ khí Hóa học vốn nghiêm cấm việc sử dụng chúng.
“Vẫn còn quá sớm để nói liệu đề xuất này sẽ thành công hay không, và bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải xác minh được rằng chế độ Assad giữ cam kết của mình. Nhưng sáng kiến này có tiềm năng loại bỏ các mối đe dọa về vũ khí hóa học mà không cần sử dụng vũ lực, nhất là vì Nga là một trong những đồng minh mạnh nhất của ông Assad.
“Do đó tôi đã đề nghị các lãnh đạo Quốc hội hoãn cuộc bỏ phiếu về việc cho phép sử dụng vũ lực trong khi chúng ta theo đuổi con đường ngoại giao này…”
Bài “Giải pháp ngoại giao cho Syria hay thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ?" được đài RFI của Pháp phổ biến hôm 11.9.2013 cho biết như sau:
“Theo giới quan sát, điều có thể thấy ngay được là sáng kiến của Nga đã phác họa được một lối thoát cho chính quyền Obama nhiều hơn là một giải pháp cho hồ sơ Syria. Chuyên gia François Géré, Giám Đốc Viện Phân Tích Chiến Lược Pháp (Ifas), nhận định trên báo Le Point rằng đề xuất mới của Matxcơva đã giúp cho Barack Obama thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đánh hay không đánh Syria.”
VẤN ĐỀ VŨ KHÍ HÓA HỌC
Vấn đề cấm xử dụng vũ khí hóa học lúc đầu được ấn định trong Nghị Định Thư (Prorocol) ngày 17.6.1925 của các nước thuộc Hội Quốc Liên họp tại Genève. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày 8.2.1928.
Sau đó, Công Ước vế Vũ Khí Hóa Học (Chemical Weapons Convention) được ban hành ngày 13.1.1993 có hiệu lực kể từ ngày 29.4.1997, cấm triển khai, sản xuất, tàng trữ và xử dụng vũ khí hóa học và việc phá hủy nó. Cơ Quan về Cấm Vũ Khí Hóa Học (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons - OPCW) có trụ sở tại The Hague phụ trách công việc này. Tính đến tháng 6/2013 đã có 189 quốc gia ký kết và phê chuẩn Công Ước này. Bảy nước là Angola, Miến Điện, Ai Cập, Israel, Bắc Hàn, Nam Sudan và Syria chưa gia nhập Công Ước.
Bảng kê khai cho thấy Nga là nước có võ khí hóa học nhiều nhất: 40.000 tấn; thứ hai là Mỹ: 31.500 tấn và thứ ba là Ấn Độ 1.044 tấn. Mặc dầu đã ký công ước cấm sản xuất và tàng trữ võ khí hóa học, loại võ khí này vẫn đang được bán trên thị trường. Khi đánh chiếm xong Lybia, người ta đã khám phá ra Lybia có 9 tấn đạn pháo chứa khí độc ipérit (khí mustard) ở một khu trong thành phố Sabha. Khi được hỏi võ khí này do ở đâu sản xuất, chuyên gia Hassan al-Saghir chỉ cho báo chí địa phương biết võ khí này phát xuất từ một nước Á Châu, nhưng ai cũng biết từ Trung Quốc. Tờ Sunday Mail của Anh hôm 11.9.2013 cho biết các hãng của Anh đã xuất khẩu sodium flouride, một thành phần then chốt để tạo khí độc sarin, qua Syria từ năm 2004 đến 2010. Chính phủ Anh đã cấp giấy phép cho họ bán loại hóa chất đó.
RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Như chúng tôi đã nói, mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương là loại bỏ các lãnh tụ và các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Do đó, việc ngưng loại bỏ chế độ Assad chỉ là giải pháp tạm thời, được áp dụng khi gặp khó khăn. Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương sẽ tìm phương thức khác để thực hiện mục tiêu của mình.
Hiện nay, Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương đang dùng các nhóm nổi dậy để lật đổ Tổng Thống al-Assad. Hoa Kỳ đang khai thác sự chia rẽ giữa hai giáo phái (sects) Hồi Giáo lớn là Sunni và Shiite để phân hóa khối Hồi Giáo. Trên thế giới, Sunni chiếm tới 80% tín đồ Hồi Giáo, nhưng ở Iraq, Iran và Lebanon, Shiite chiếm đa số. Tại Syria, phái Sunni chiếm đến 74%, nhưng Tổng Thống al-Assad thuộc phái Shiite, thường được gọi là phái Alawites, đang nắm quyền. Vì thế, có rất đông tín đố Sunni thuộc 29 quốc gia, đông nhất là từ Iraq, đã quy tụ về Syria để hợp với người Sunni trong nước lật đổ al-Assad.
Tuy có lợi thế đó, nhưng Hoa Kỳ đang gặp khó khăn vì hai tổ chức Hồi Giáo lớn là al-Qaeda và Huynh Đệ Hồi Giáo đã nhảy vào. Họ có tổ chức chặt chẽ và có yểm trợ từ bên ngoài nên làm chủ được tình hình, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của CIA. Khi Ngoại Trưởng Kerry xác định trước Quốc hội Mỹ rằng al-Qaeda không có vai trò nào trong cuộc chiến tại Syria, ông Putin lên tiếng ngay. Ông nói rằng John Kerry là kẻ nói láo. Ông khẳng định rằng chính al-Qaeda đã tổ chức mọi cuộc tấn công quân chính phủ của Tổng Thống al-Assad!
Với tình trạng như trên, nếu chế độ al-Assad bị sụp đổ, tình hình sẽ còn xấu hơn ở Lybia. Đây cũng là một lý do khiến Tổng Thống Obama phải tạm ngưng oanh tạc.
Như chúng tôi đã nói, một nguồn tin cho biết Hoa Kỳ đang bỏ ra 27 triệu USD để huấn luyện và trang bị cho khoảng 2 tiểu đoàn ở Jordan. Nhưng liệu đoàn quân này có thể lấy lại vị thế mà al-Quaeda và Huynh Đệ Hồi Giáo đang chiếm ở Syria hay không?
Nhiều người đang lo ngại Tổng Thống al-Assad sẽ không giữ lời hứa sẽ hủy bỏ vũ khí hóa học. Hôm 12.9.2013, Tổng Thống al-Assad đã tuyên bố: Damas chỉ thực hiện kế hoạch do Matxcơva đề xuất nếu như Washington chấm dứt giúp đỡ phe nổi dậy và ngừng đe dọa tấn công Syria. Nhưng nếu không có một sự yểm trợ nào khác từ bên ngoài, quân của al-Assad sẽ đè bẹp những toán quân nổi dậy. Nếu cứ lằng nhằng như vậy, cuộc thương thuyết giữa Nga và Mỹ tại Genève về hủy bỏ kho vũ khí hóa học của Syria có thể kéo dài vô tận. Washington tuyên bố: «Giải pháp quân sự vẫn ở trên bàn».
Ngày 15.9.2013
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (2)
quang dinh
XIN CHO CÁI THẺ HÀNH NGHỀ
*
Hoa khôi mồi người mẫu ; đĩ lậu ẩu chân dài
Thẻ hành nghề đăng cai ; công an gài thoải mái
Hót sởi buồn tê tái ; trai gái mãi bộn bề
Thuế thân nộp hết mê ; thề không chê rải dứa
Cóc hội lên cơn ngứa ; dù nằm ngửa bán trôn
Cũng phải nuôi lỗ mồm ; bọn du côn cách mạng
Đừng mong đi lánh nạn ; tránh miểng đạn tham quan
Ngân hàng đầu tư vàng ; toan phá tan doanh nghiệp
*
Luật pháp còn cưỡng hiếp ; nói chi đến dân oan
Toà phán huề cả làng ; trừ án người yêu nước
Nhân diện còn mạnh cước ; huống hồ bước thứ ba
Không tha lũ đàn bà ; loa không qua ngọn cỏ
Thiếu gì thằng phải gió ; có mặt khắp làng quê
Đợi em cúng chùa về ; nhằm đè ra tra tấn
Không cần mệt thẩm vấn ; mở trận trấn hậu môn
Dù vốn có ba hồn khó bảo tồn chín vía
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
lopo
Ong Phuoc nay that la bac phuoc.Chi co dong chi X moi co phuoc ong ay noi ra la nguoi dan ca nuoc Xa Nghia Viet Nam se phai lam viec bang 2 bang 3 de tra no the cho ong ta.Dinh cao tri te la nhu the do.
----------------------------------------------------------------------------------
Mặt trái đàng sau vụ Syria - Lữ Giang
Như chúng tôi đã nói, để một biến cố như 9/11 không còn xảy ra, mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là (1) loại bỏ các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương hình thành một
Như chúng tôi đã nói, để một biến cố như 9/11 không còn xảy ra, mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là (1) loại bỏ các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương hình thành một khối hồi giáo lớn mạnh có thể đối phó với Tây phương và (2) thanh toán các nhóm Hồi Giáo cực đoan đang mở thánh chiến chống lại các quốc gia Tây phương như al-Qaeda, Huynh Đệ Hồi Giáo, Hamas, Hizbollah, v.v.
Để thực hiện hai mục tiêu chiến lược đó, Hoa Kỳ và các nước Tây phương phải tạo ra nhiều kịch bản (scenarios) như: Xử dụng vũ khí giết người hàng loạt, xử vụng vũ khí hóa học, bảo vệ người dân, cách mạng hoa lài, dân chủ và nhân quyền, tự do tôn giáo, v.v.
Kịch bản “xử dụng vũ khí giết người hàng loạt” đã loại bỏ được Saddam Hussein, và kịch bản “bảo vệ người dân” đã loại bỏ được Gaddafi. Nhưng ngày 21.8.2013, khi Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ tấn công Syria vì “xử dụng võ khí hóa học”, đa số các nhà chính trị và bình luận quốc tế đều cho rằng kịch bản này sẽ thất bại vì nó chỉ lặp lại kịch bản mà Tổng Thống Bush đã xử dụng năm 2003, một kịch bản đã bị lật tẩy, không còn xài được. Ngoài ra, tình trạng của Syria hoàn toàn khác với tình trạng của Iraq hay Libya trước đây, nên không thể xử dụng cùng một phương thức.
Quả thật, ngoại trừ giới bình dân và “các bình luận gia chống cộng” của người Việt hải ngoại, ít ai tin Tổng Thống Obama có thể chứng minh được Syria đã xử dụng vũ khí hóa học.
CON TẨY BỊ LẬT LÊN
Khi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon cho phái đoàn thanh sát LHQ đến điều tra về trái hỏa tiễn đã nổ hôm 21.8.2013 ở ngoại ô Damascus làm chết trên 1429 người, ông nói rằng phái đoàn chỉ điều tra xem chất nổ đó có phải là võ khí hóa học hay không mà thôi chứ không xác định ai đã phóng ra trái hỏa tiễn đó, nhiều người hiểu rằng ông Ban Ki-monn không tin chính quyền Syria là thủ phạm và ông không muốn gây khó khăn cho Hoa Kỳ. Đức, Anh và Ba Lan tuyên bố không tham gia tấn công nếu không có sự chấp thuận của Hội Đồng Bảo An LHQ. Chỉ có Pháp đi theo Mỹ vì Mỹ đã giúp Pháp trong vụ tấn công Lybia.
Khi chưa thể xác định một cách chắc chắn có phải quân đội Syria là thủ phạm hay không, Nga tuyên bố sẽ phủ quyết mọi quyết định cho phép tấn công Syria bằng quân sự. Sau đó Nga gởi 3 tàu chiến đến Syria. Nhưng khi biết chắc Mỹ không thể chứng minh được chính phủ al-Assad là thủ phạm, Nga đã trở giọng ngay.
Trong cuộc họp báo hôm 31.8.2013 tại Vladivostok, Tổng Thống Putin kêu gọi «những người bạn Mỹ» nếu thật sự có chứng cớ Damas dùng vũ khí hóa học thì hãy «cung cấp cho Liên Hiệp Quốc». Nếu «không đưa tức là không có». Ngày 4.9.2013, khi trả lời cuộc phỏng vấn của hãng AP và một đài truyền hình Nga, ông Putin còn cao giọng hơn. Ông nói rằng Nga không loại trừ khả năng chấp nhận một cuộc can thiệp quân sự vào Syria, nếu như có những bằng chứng chứng tõ rằng chính quyền Damas xử dụng vũ khí hóa học. Tờ New York Times ngày 11.9.2013 cho biết Tổng thống Putin khẳng định phe nổi dậy tại Syria đã sử dụng vũ khí hóa học nhằm tạo ra phản ứng của quốc tế.
Cho đến giai đoạn này, một số “bình luận gia chống cộng” vẫn xác tín rằng Syria là thủ phạm. Theo họ chỉ có quân đội Syria mới có giàn phóng để phóng loại hỏa tiễn đó, quân nổi dậy không có. Họ quên rằng hôm 19.3.2013 quân nổi dậy đã bắn một trái hỏa tiễn có chứa hóa chất vào khu Jubara thuộc thị trấn Khan al-Assad đang do quân đội Syria đóng khiến 30 người chết. Hóa chất đó được xác định là sarin, nhưng LHQ im lặng.
Hiện nay, quân nổi dậy đang xử dụng các ống phóng vác vai 9P111 và hỏa tiễn AT-3 Sagger để dánh phá quân chính phủ al-Assad. Đây là loại giàn phóng và hỏa tiễn do Nga sản xuất từ 1962, thường được Cộng quân dùng trong chiến tranh Việt Nam.
OBAMA TẤN THỐI LƯỠNG NAN
Tại Hoa Kỳ, có đến 60% dân chúng không ủng hộ cuộc tấn công của Obama. Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đồng ý cuộc tấn công, nhưng Thượng Viện chưa biểu quyết. Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa nên khó thuyết phục hơn. Ngay thiểu số Đảng Dân Chủ cũng chưa có quyết định dứt khoát. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo nhóm dân biểu Dân Chủ, một nhân vật có uy thế tại Hạ Viện, đã tóm lược tình hình như sau: Cái khó của hồ sơ Syria là nó đặt ra «trường hợp lương tâm» và do vậy không thể chỉ đạo sự lựa chọn của các đại diện dân cử.
Hiện nay, Hoa Kỳ đã dấn thân vào hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq với nhiều tổn thất về nhân mạng và tài chánh, nhưng kết quả vẫn chưa đi tới đâu, nên dân chúng không muốn Hòa Kỳ mở thêm một cuộc chiến nữa. Ngân sách của nước Mỹ lại đang ở thời kỳ thâm hụt nặng.
Tại hải ngoại, các nước đứng về phía Mỹ cũng không đủ mạnh. Tuyên bố chung của các nước Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Nam Hàn, Ả Rập Saudi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh quốc đã kêu gọi "một phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế" đối với Syria. Nhưng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia và cả những nước đồng minh Tây phương truyền thống của Mỹ là Đức và Liên Hiệp Âu Châu (EU), đều không đồng ý mở cuộc chiến.
Lực lượng của Syria lại được Nga và Iran trang bị đầy đủ hơn Iraq và Lybia trước đây nhiều. Rút kinh nghiệm của Iraq và Lybia, Syria không tập trung võ khí và binh sĩ vào những vị trí kiên cố mà phân tán mỏng.
Trong cuộc chiến Lybia, Hải Quân Mỹ đã phóng 221 hỏa tiển Tomahawk, trong đó có khoảng 110 hỏa tiển được phóng ngay khi mới mở màn tấn công, nhắm vào 22 mục tiêu quân sự của Libya. Nhưng Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho quân chính phủ Syria từ hai năm qua. Theo báo cáo của Israel, một lô hàng bao gồm 6 bệ phóng và 144 tên lửa tầm xa với phạm vi hoạt động 125 dặm sẽ được chuyển giao cho Syria nội trong ba tháng tới với trị giá khoảng 900 triệu USD. Các tàu chiến của Nga ở ngoài khơi và vệ tinh của Nga có thể giúp Syria chống lại các oanh tạc cơ và hỏa tiễn của Hoa Kỳ, gióng như Nga đã giúp Hà Nội khi Mỹ oanh tạc miền Bắc.
Nga lại đang có căn cứ quân sự ở Syria và không muốn Mỹ độc chiếm cả vùng Trung Đông.
Những khó khăn nói trên đã đẩy Tổng Thống Obama vào cái thế tấn thối lưỡng nan.
NGA ĐÃ CỨU OBAMA?
Theo nhật báo Kommersant, trong cuộc gặp gỡ giữa Ngoại Trưởng Nga Serguei Lavrov và Ngoại Trưởng Syria Walid Muallem hôm 9.9.2013 tại Moscow, Ngoại Trưởng Nga đề nghị Syria chấp nhận (1) đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát quốc tế, (2) phá hủy kho vũ khí này và (3) Syria tham gia công ước cấm vũ khí hóa học. Ngoại Trưởng Syria tuyên bố “Nước Cộng hòa Ả Rập Syria hoan nghênh sáng kiến của Nga…”
Trong bài diễn văn đọc vào tối 10.9.2013, Tổng Thống Obama tuyên bố:
“Tôi đồng ý, và tôi luôn ưu tiên giải pháp hòa bình. Trong hai năm qua, chính quyền của tôi đã cố gắng với các biện pháp ngoại giao và trừng phạt, cảnh báo và các cuộc đàm phán - nhưng vũ khí hóa học vẫn được chế độ Assad sử dụng.
“Tuy nhiên, trong vài ngày qua, chúng tôi đã nhìn thấy một số dấu hiệu đáng khích lệ. Một phần vì mối đe dọa hiện hữu về hành động quân sự của Hoa Kỳ, cũng như nhờ các cuộc đàm phán có tính xây dựng mà tôi đã có với Tổng thống Putin, chính phủ Nga đã cho thấy sự sẵn sàng tham gia với cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy ông Assad từ bỏ vũ khí hóa học của mình. Chế độ Assad đã thừa nhận rằng họ có những vũ khí này, và thậm chí còn nói rằng họ sẽ tham gia Công ước về Vũ khí Hóa học vốn nghiêm cấm việc sử dụng chúng.
“Vẫn còn quá sớm để nói liệu đề xuất này sẽ thành công hay không, và bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải xác minh được rằng chế độ Assad giữ cam kết của mình. Nhưng sáng kiến này có tiềm năng loại bỏ các mối đe dọa về vũ khí hóa học mà không cần sử dụng vũ lực, nhất là vì Nga là một trong những đồng minh mạnh nhất của ông Assad.
“Do đó tôi đã đề nghị các lãnh đạo Quốc hội hoãn cuộc bỏ phiếu về việc cho phép sử dụng vũ lực trong khi chúng ta theo đuổi con đường ngoại giao này…”
Bài “Giải pháp ngoại giao cho Syria hay thỏa thuận ngầm Nga-Mỹ?" được đài RFI của Pháp phổ biến hôm 11.9.2013 cho biết như sau:
“Theo giới quan sát, điều có thể thấy ngay được là sáng kiến của Nga đã phác họa được một lối thoát cho chính quyền Obama nhiều hơn là một giải pháp cho hồ sơ Syria. Chuyên gia François Géré, Giám Đốc Viện Phân Tích Chiến Lược Pháp (Ifas), nhận định trên báo Le Point rằng đề xuất mới của Matxcơva đã giúp cho Barack Obama thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đánh hay không đánh Syria.”
VẤN ĐỀ VŨ KHÍ HÓA HỌC
Vấn đề cấm xử dụng vũ khí hóa học lúc đầu được ấn định trong Nghị Định Thư (Prorocol) ngày 17.6.1925 của các nước thuộc Hội Quốc Liên họp tại Genève. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày 8.2.1928.
Sau đó, Công Ước vế Vũ Khí Hóa Học (Chemical Weapons Convention) được ban hành ngày 13.1.1993 có hiệu lực kể từ ngày 29.4.1997, cấm triển khai, sản xuất, tàng trữ và xử dụng vũ khí hóa học và việc phá hủy nó. Cơ Quan về Cấm Vũ Khí Hóa Học (Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons - OPCW) có trụ sở tại The Hague phụ trách công việc này. Tính đến tháng 6/2013 đã có 189 quốc gia ký kết và phê chuẩn Công Ước này. Bảy nước là Angola, Miến Điện, Ai Cập, Israel, Bắc Hàn, Nam Sudan và Syria chưa gia nhập Công Ước.
Bảng kê khai cho thấy Nga là nước có võ khí hóa học nhiều nhất: 40.000 tấn; thứ hai là Mỹ: 31.500 tấn và thứ ba là Ấn Độ 1.044 tấn. Mặc dầu đã ký công ước cấm sản xuất và tàng trữ võ khí hóa học, loại võ khí này vẫn đang được bán trên thị trường. Khi đánh chiếm xong Lybia, người ta đã khám phá ra Lybia có 9 tấn đạn pháo chứa khí độc ipérit (khí mustard) ở một khu trong thành phố Sabha. Khi được hỏi võ khí này do ở đâu sản xuất, chuyên gia Hassan al-Saghir chỉ cho báo chí địa phương biết võ khí này phát xuất từ một nước Á Châu, nhưng ai cũng biết từ Trung Quốc. Tờ Sunday Mail của Anh hôm 11.9.2013 cho biết các hãng của Anh đã xuất khẩu sodium flouride, một thành phần then chốt để tạo khí độc sarin, qua Syria từ năm 2004 đến 2010. Chính phủ Anh đã cấp giấy phép cho họ bán loại hóa chất đó.
RỒI SẼ ĐI VỀ ĐÂU?
Như chúng tôi đã nói, mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương là loại bỏ các lãnh tụ và các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Do đó, việc ngưng loại bỏ chế độ Assad chỉ là giải pháp tạm thời, được áp dụng khi gặp khó khăn. Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương sẽ tìm phương thức khác để thực hiện mục tiêu của mình.
Hiện nay, Hoa Kỳ và các cường quốc Tây phương đang dùng các nhóm nổi dậy để lật đổ Tổng Thống al-Assad. Hoa Kỳ đang khai thác sự chia rẽ giữa hai giáo phái (sects) Hồi Giáo lớn là Sunni và Shiite để phân hóa khối Hồi Giáo. Trên thế giới, Sunni chiếm tới 80% tín đồ Hồi Giáo, nhưng ở Iraq, Iran và Lebanon, Shiite chiếm đa số. Tại Syria, phái Sunni chiếm đến 74%, nhưng Tổng Thống al-Assad thuộc phái Shiite, thường được gọi là phái Alawites, đang nắm quyền. Vì thế, có rất đông tín đố Sunni thuộc 29 quốc gia, đông nhất là từ Iraq, đã quy tụ về Syria để hợp với người Sunni trong nước lật đổ al-Assad.
Tuy có lợi thế đó, nhưng Hoa Kỳ đang gặp khó khăn vì hai tổ chức Hồi Giáo lớn là al-Qaeda và Huynh Đệ Hồi Giáo đã nhảy vào. Họ có tổ chức chặt chẽ và có yểm trợ từ bên ngoài nên làm chủ được tình hình, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của CIA. Khi Ngoại Trưởng Kerry xác định trước Quốc hội Mỹ rằng al-Qaeda không có vai trò nào trong cuộc chiến tại Syria, ông Putin lên tiếng ngay. Ông nói rằng John Kerry là kẻ nói láo. Ông khẳng định rằng chính al-Qaeda đã tổ chức mọi cuộc tấn công quân chính phủ của Tổng Thống al-Assad!
Với tình trạng như trên, nếu chế độ al-Assad bị sụp đổ, tình hình sẽ còn xấu hơn ở Lybia. Đây cũng là một lý do khiến Tổng Thống Obama phải tạm ngưng oanh tạc.
Như chúng tôi đã nói, một nguồn tin cho biết Hoa Kỳ đang bỏ ra 27 triệu USD để huấn luyện và trang bị cho khoảng 2 tiểu đoàn ở Jordan. Nhưng liệu đoàn quân này có thể lấy lại vị thế mà al-Quaeda và Huynh Đệ Hồi Giáo đang chiếm ở Syria hay không?
Nhiều người đang lo ngại Tổng Thống al-Assad sẽ không giữ lời hứa sẽ hủy bỏ vũ khí hóa học. Hôm 12.9.2013, Tổng Thống al-Assad đã tuyên bố: Damas chỉ thực hiện kế hoạch do Matxcơva đề xuất nếu như Washington chấm dứt giúp đỡ phe nổi dậy và ngừng đe dọa tấn công Syria. Nhưng nếu không có một sự yểm trợ nào khác từ bên ngoài, quân của al-Assad sẽ đè bẹp những toán quân nổi dậy. Nếu cứ lằng nhằng như vậy, cuộc thương thuyết giữa Nga và Mỹ tại Genève về hủy bỏ kho vũ khí hóa học của Syria có thể kéo dài vô tận. Washington tuyên bố: «Giải pháp quân sự vẫn ở trên bàn».
Ngày 15.9.2013
Lữ Giang