Thân Hữu Tiếp Tay...
Mặt trận Tổ quốc hay tổ gì ?
Từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài
Từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, ủy viên Bộ Chính trị đã được Đảng Cộng sản Việt Nam “đặt vào ghế chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” thay ông Huỳnh Đảm đến tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 05/09 (2013).
Ông Nhân là người thứ hai của Bộ Chính trị, sau ông Phạm Thế Duyệt, được ngồi vào ghế này từ sau 1975. Vì vậy, theo lời người ra đi là ông Huỳnh Đảm thì việc này có ý nghĩa “thể hiện sự quan tâm của Đảng, của Bộ Chính trị đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Tuy nhiên, đối với giáo sư Tương Lai, một trí thức nổi tiếng của Mặt trận đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chủ trương lấn chiếm biển đảo Việt Nam và chống đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông của Trung Quốc, và đã từng viết nhiều bài bị coi là “trái chiều” với đường lối của đảng thì việc đảng bổ nhiệm một ủy viên Bộ Chính trị cầm đầu Mặt trận sẽ vô nghĩa nếu đảng không có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức chíngh trị-xã hội này.
Ông nói tại lễ nhận chức của ông Nguyễn Thiện Nhân : “Một ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, về sứ mệnh của Mặt trận.
Đó là sứ mệnh tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói đến Mặt trận là nói đến dân, là ý chí và sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế độ. Chân móng mà lung lay thì cả tòa nhà sụp đổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên, niềm tin bị giảm sút, uy tín của Đảng bị lung lay nghiêm trọng”.
Trước sự im lặng của chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang và hàng trăm người, giáo sư Tương Lai nói thẳng : “Dân là nước, Đảng là cá nằm trong nước, rời khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay. Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn Đảng mà quên dạy điều quan trọng hơn là Đảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận không nhỏ ngồi trên đầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng “còn Đảng là còn mình”. Chính vì thế mà đã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ rằng : “Nếu biết thế này thì trước đây tao đâu có đùm bọc, che chở, nuôi tụi bay”. Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại. Đã quên dân, xa dân, quay lưng lại với dân, thì làm sao coi trọng sứ mệnh của Mặt trận”.
Phía sau lưng Mặt trận
Tại sao đã có những lời nói thẳng, nói thật của một trí thức của Mặt trận như giáo sự Tương Lai ? Tại vì từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng.
Không hơn không kém các đoàn viên của Mặt trận, thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã đóng góp trí và lực cho đảng kìm kẹp dân và tước bỏ mọi quyền tự do của dân đã quy định trong 4 Hiến pháp (1946,1959,1980 và 1992), tiêu biểu như các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, lập hội và biểu tình v.v…
Đáng lẽ ra khi dân đòi các quyền nảy thì Mặt trận phải giúp dân đòi cho bằng được, nhưng Mặt trận đã không có bất cứ hành động nào mà còn bằng lòng với sự phản bội của mình dù có vi phạm Điều I của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.
Điều này viết nguyên văn : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Rất tiếc cho đến bây giờ dù Việt Nam sắp có bản Hiến pháp thứ 5, dự trù sẽ ban hành vào cuối năm 2013, vẫn chưa có một đại biểu quốc hội hay bất cứ một lãnh đạo nào của Mặt trận dám chỉ cho dân thấy “quyền làm chủ đất nước” của họ ở đâu ?
Thế mà đảng và nhà nước vẫn cứ ngang nhiên đề cao khẩu hiệu “đảng lãnh đạo, nhà nước qủan lý, nhân dân làm chủ”, hay “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” !
Ngay chính người đứng đầu Mặt trận cho đến ngày nghỉ hưu năm 2008, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt cũng băn khoăn về quyền “làm chủ” của dân vẫn còn mù mờ.
Trong cuộc phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 04/02/2013 liên quan đến chuyện sửa Hiến pháp 1992, người Phóng viên hỏi ông : “Thưa ông, trong tình hình hiện nay, vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân được đề cập nhiều. Ông có suy nghĩ gì về điều này?”.
Ông Phạm Thế Duyệt : “Điều này tôi rất quan tâm. Nhân dân làm chủ là ai, điều này phải thể hiện cho rõ ràng trong sửa đổi Hiến pháp lần này. Không phải tôi từng làm công tác Mặt trận mà nói thế đâu. Nhưng rõ ràng Mặt trận đã được khẳng định là một liên minh chính trị, một liên hiệp tự nguyện của Đảng với mấy chục tổ chức thành viên, những người tiêu biểu ở trong và ngoài nước, các tôn giáo, dân tộc. Như vậy, Mặt trận theo tôi hiểu phải đại diện cho nhân dân làm chủ và Hiến pháp cần khẳng định điều đó. Trong các hoạt động chính trị lớn, chúng ta bao giờ cũng khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Nhưng Mặt trận có đại diện được cho dân hay không, cần khẳng định vấn đề này rõ ràng hơn. Như vậy mới vừa phát huy quyền lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa để Mặt trận là chỗ dựa vững chắc cho Nhà nước.
Tôi muốn lần sửa Hiến pháp này, phải đề cập rõ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nhân dân làm chủ cũng phải nói rõ hơn. Có phải tất cả mấy chục triệu dân đứng ra làm chủ hay Quốc hội ? Quốc hội đại diện cho nhân dân nhưng là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan lập pháp. Thế nên Quốc hội muốn lắng nghe được các tầng lớp nhân dân chỉ có thể dựa vào Mặt trận. Lần sửa Hiến pháp này phải làm rõ về quyền làm chủ của nhân dân”.
Nói như thế phải chăng ông Duyệt đã nhìn nhận đảng chưa tôn trọng “quyền thay mặt nhân dân” của Mặt trận, hay Mặt trận cũng chẳng là lãnh đạo của đảng nên đảng chẳng thèm để ý đến vì đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nướcvà xã hội” (Điều 4 Hiến pháp) cơ mà ?
Đã làm được gì ?
Nhưng chẳng nhẽ ông Duyệt không có trách nhiệm gì trong 4 năm giữ chức chủ tịch Mặt trận (2004-2008) vì ông đã bất lực trước việc đảng không trao quyền làm chủ cho dân ?
Không chỉ có bấy nhiêu thôi mà Mặt trận còn mất cả hai quyền “phản biện” và “giám sát” với đảng và nhà nước. Có rất ít việc Mặt trận thành công sau khi đã chuyển đạt kiến nghị lên Quốc hội và Chính phủ, nhất là trong hai lĩnh vực “cải tổ hành chính” và “phòng, chống tham nhũng”.
Tại mỗi kỳ họp của Quốc hội, ít ra cũng có vài ngàn ý kiến đóng góp thì có tới 2/3 số này ta thán về nạn tham nhũng mỗi ngày một nghiêm trọng vì việc thì hành luật pháp chưa nghiêm hay cấp lãnh đạo không dám hành động mà còn chẻ dấu hay bênh che cho cấp dưới phạm pháp.
Và khi nói đến nhiệm vụ giám sát cán bộ, nhà nước thì chưa thấy khi nào Mặt trận dám xông pha vào các vụ án nghiêm trọng hay các dự án kinh tế quốc gia như Dự án Khai thác Bauxite trên Tây Nguyên đang đe dọa thua lỗ rất lớn.
Về các vụ khiếu kiện đông người, oan sai, giải phóng mặt bằng, tiếm dụng đất đai vào các Dự án Kinh tế rồi bỏ hoang hay chia bán bất hợp pháp bởi các Nhóm Lợi Ích cũng không thấy Mặt trận dám dòm ngó tới.
Mặt trận cũng đã tự ý trốn trách nhiệm đã duy định trong Luật Mặt trận phải “Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải” như đã xẩy ra trong vụ tranh tụng đất đai đến có đổ máu trong các vụ gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Văn Giang ở Hưng Yên, Vụ Bản ở Nam Định v.v…
Mặt trận cũng đã “vô cảm đến lạnh máu” trước các vụ Côn đồ, Công an, Dân phòng và Bộ đội đã vô cớ hay lạm dụng quyền hành để tấn công người dân vô tội, kể cả vô số giáo dân Công giáo tại Thái Hà, giáo phận Vinh và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Cửu Long.
Thậm chí các viên chức Mặt trận cũng “mũ ni che tai” và “che cả hai con mắt” trước các hành động phá đạo, đập phá tượng ảnh tôn giáo của một số giáo xứ như Mỹ Yên và giáo điểm Con Cuông v.v… thuộc Giáo phận Vinh mới đây.
Nhưng trong khi không đứng về phiá người dân bị bọn Cường Hào Ác Bá và Có chức có quyền áp chế thì Mặt trận lại rất tích cực và rất chu đáo tham gia Công tác Tổ chức Bầu cử Quy định ở Điều 8 (Luật Mặt trận).
Điều này viết nguyên văn : “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử ; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử ; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.
Khi thi hành điều này, Mặt trận đã công khai ly khai khỏi nhân dân để làm tay sai, bù nhìn cho đảng sai khiến và tước “quyền làm chủ” vận mệnh chính trị đất nước của dân.
Bởi vì nếu không có bàn tay chọn lựa, nhưng gọi mỹ miều là “hiệp thương” của Mặt trận thì không có 500 đại biều quốc hội và hàng trăm ngàn ủy viên Hội đồng Nhân dân trong cả nước chỉ làm được rất ít việc có lợi cho dân cho nước.
Trong số những người được gọi là “đảng cử dân bầu” này, thử hỏi có được bao nhiều người “ngòai đảng” , chưa vội nói đến nếu có ai “dám đối lập” với đảng Cộng sản của Mặt trận ?
Vì vậy mà trong dân gian đã có câu “nghị gật” và “nghị lắc” để gọi những đại biểu dân chỉ biết “gọi dạ bảo vâng” đã thấy diễn ra trong các khóa họp của Quốc hội.
Thậm chí có nhiều đại biểu quốc hội còn “không dám phát biểu ý kiến” trong tòan khóa hay phải xin phép thủ trưởng hoặc phải có ý kiến của trưởng đoàn quốc hội trước khi giơ tay ?
Đó là hậu qủa chính trị bi thảm mà Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã gây ra cho đất nước và cũng là nguyên nhân chận đứng mọi khả năng xây dựng một nhà nước pháp quyền có tự do và dân chủ ở Việt Nam.
Mặt trận Tổ Quốc cũng chưa bao giờ dám lên tiếng chống chủ trương chiếm giữ biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Tổ chức này cũng chỉ biết thực hiện các cuộc ủy lạo ngư dân sau khi họ đã bị lính Trung Quốc gỉa danh cảnh sát biển đi trên các tầu Hải Giám giết hại, đánh đập, tấn công, xua đuổi không cho đánh bắt trên vùng biển truyền thống của Việt Nam ở Biển Đông.
Và Quốc hội, thành phần do Mặt trận “nhào lặn” để làm “đại diện dân” cũng không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc đã xâm chiếm biển đảo và không ngừng vi phạm chủ quyền của Việt Nam để tiếp tục khống chế và đe dọa sẽ đánh chiếm trọn các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa.
Hiện nay Trung Quốc đã “làm chủ” 8 đảo đá ngầm trong Trường Sa chiếm được của Việt Nam sau trận hải chiến năm1988. Trung Quốc cũng từ chối nói chuyện hòan trả Quần đảo Hòang Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam tháng 1/1974.
Quốc hội do bàn tay nhào nặn của Mặt trận cũng không dám lên tiếng đòi lại các phần đất bị quân Trung Quốc đánh chiếm sau hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1990.
Tệ hại hơn, Mặt trận Tổ Quốc còn tìm cách ngăn chặn nhiều “thành viên thức thời” ở Sài Gòn thực hiện các cuộc thảo luận về chủ quyền trên các quần đảo và biểu tình chống Trung Quốc trên đường phố, hay tổ chức các cuộc tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh tại chiến trường Trường Sa và Hoàng Sa.
Như vậy thì Mặt trận này có phải là “đại biểu của dân” không, hay họ chính là “tay sai” của những Lãnh đạo đảng không dám chạm đến lỗ chân lông của Trung Quốc để được yên thân ?
Đó phải chăng là lý do mà giáo sư Tương Lai đã nói tại lễ nhận chức chủ tịch Mặt trận của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân rằng : “Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy nó mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của mình” ?
Chắc chắn ông Nhân đã nghe rõ và phải suy nghĩ vì ông là giáo sư tiến sỹ đã từng du học ở nước ngoài, kể cả ở Hoa Kỳ là nơi đích thực có một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
Phạm Trần (09/013)
(Thông luận)
Song Phương chuyển
Mặt trận Tổ quốc hay tổ gì ?
Từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài
Từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, ủy viên Bộ Chính trị đã được Đảng Cộng sản Việt Nam “đặt vào ghế chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” thay ông Huỳnh Đảm đến tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 05/09 (2013).
Ông Nhân là người thứ hai của Bộ Chính trị, sau ông Phạm Thế Duyệt, được ngồi vào ghế này từ sau 1975. Vì vậy, theo lời người ra đi là ông Huỳnh Đảm thì việc này có ý nghĩa “thể hiện sự quan tâm của Đảng, của Bộ Chính trị đối với sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, với vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Tuy nhiên, đối với giáo sư Tương Lai, một trí thức nổi tiếng của Mặt trận đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chủ trương lấn chiếm biển đảo Việt Nam và chống đàn áp ngư dân Việt Nam ở Biển Đông của Trung Quốc, và đã từng viết nhiều bài bị coi là “trái chiều” với đường lối của đảng thì việc đảng bổ nhiệm một ủy viên Bộ Chính trị cầm đầu Mặt trận sẽ vô nghĩa nếu đảng không có nhận thức đúng về vai trò của tổ chức chíngh trị-xã hội này.
Ông nói tại lễ nhận chức của ông Nguyễn Thiện Nhân : “Một ủy viên Bộ Chính trị sang hay mười ủy viên Bộ Chính trị sang cũng thế thôi nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, về sứ mệnh của Mặt trận.
Đó là sứ mệnh tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói đến Mặt trận là nói đến dân, là ý chí và sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế độ. Chân móng mà lung lay thì cả tòa nhà sụp đổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên, niềm tin bị giảm sút, uy tín của Đảng bị lung lay nghiêm trọng”.
Trước sự im lặng của chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang và hàng trăm người, giáo sư Tương Lai nói thẳng : “Dân là nước, Đảng là cá nằm trong nước, rời khỏi nước là cá ngắc ngoải ngay. Nhưng khi đã giành được chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền thì Đảng quên dân, chỉ biết ra sức dạy cho dân biết ơn Đảng mà quên dạy điều quan trọng hơn là Đảng phải biết ơn dân. Vì thế mới có chuyện một bộ phận không nhỏ ngồi trên đầu trên cổ dân, hạch sách nhũng nhiễu dân, áp bức bóc lột dân. Người ta dùng dùi cui nện dân, chĩa súng vào dân với tâm niệm rằng “còn Đảng là còn mình”. Chính vì thế mà đã có bà má Miền Nam nói thẳng với cán bộ rằng : “Nếu biết thế này thì trước đây tao đâu có đùm bọc, che chở, nuôi tụi bay”. Chuyện này nhiều người biết bả nói với ai, chắc không cần nhắc lại. Đã quên dân, xa dân, quay lưng lại với dân, thì làm sao coi trọng sứ mệnh của Mặt trận”.
Phía sau lưng Mặt trận
Tại sao đã có những lời nói thẳng, nói thật của một trí thức của Mặt trận như giáo sự Tương Lai ? Tại vì từ xưa đến nay, Mặt trận chỉ giúp cho đảng cai trị độc tài hơn, đàn áp nhân dân hơn, nhất là đã tiếp tay cho đảng triệt tiêu tất cà những ai dám nói và làm ra ngoài định hướng và chỉ thị của đảng.
Không hơn không kém các đoàn viên của Mặt trận, thuộc nhiều thành phần trong xã hội đã đóng góp trí và lực cho đảng kìm kẹp dân và tước bỏ mọi quyền tự do của dân đã quy định trong 4 Hiến pháp (1946,1959,1980 và 1992), tiêu biểu như các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, lập hội và biểu tình v.v…
Đáng lẽ ra khi dân đòi các quyền nảy thì Mặt trận phải giúp dân đòi cho bằng được, nhưng Mặt trận đã không có bất cứ hành động nào mà còn bằng lòng với sự phản bội của mình dù có vi phạm Điều I của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Quốc hội Khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.
Điều này viết nguyên văn : “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
Rất tiếc cho đến bây giờ dù Việt Nam sắp có bản Hiến pháp thứ 5, dự trù sẽ ban hành vào cuối năm 2013, vẫn chưa có một đại biểu quốc hội hay bất cứ một lãnh đạo nào của Mặt trận dám chỉ cho dân thấy “quyền làm chủ đất nước” của họ ở đâu ?
Thế mà đảng và nhà nước vẫn cứ ngang nhiên đề cao khẩu hiệu “đảng lãnh đạo, nhà nước qủan lý, nhân dân làm chủ”, hay “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền” !
Ngay chính người đứng đầu Mặt trận cho đến ngày nghỉ hưu năm 2008, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt cũng băn khoăn về quyền “làm chủ” của dân vẫn còn mù mờ.
Trong cuộc phỏng vấn của báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 04/02/2013 liên quan đến chuyện sửa Hiến pháp 1992, người Phóng viên hỏi ông : “Thưa ông, trong tình hình hiện nay, vấn đề phát huy quyền làm chủ của nhân dân được đề cập nhiều. Ông có suy nghĩ gì về điều này?”.
Ông Phạm Thế Duyệt : “Điều này tôi rất quan tâm. Nhân dân làm chủ là ai, điều này phải thể hiện cho rõ ràng trong sửa đổi Hiến pháp lần này. Không phải tôi từng làm công tác Mặt trận mà nói thế đâu. Nhưng rõ ràng Mặt trận đã được khẳng định là một liên minh chính trị, một liên hiệp tự nguyện của Đảng với mấy chục tổ chức thành viên, những người tiêu biểu ở trong và ngoài nước, các tôn giáo, dân tộc. Như vậy, Mặt trận theo tôi hiểu phải đại diện cho nhân dân làm chủ và Hiến pháp cần khẳng định điều đó. Trong các hoạt động chính trị lớn, chúng ta bao giờ cũng khẳng định vai trò của Đảng, Nhà nước và Mặt trận. Nhưng Mặt trận có đại diện được cho dân hay không, cần khẳng định vấn đề này rõ ràng hơn. Như vậy mới vừa phát huy quyền lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa để Mặt trận là chỗ dựa vững chắc cho Nhà nước.
Tôi muốn lần sửa Hiến pháp này, phải đề cập rõ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nhân dân làm chủ cũng phải nói rõ hơn. Có phải tất cả mấy chục triệu dân đứng ra làm chủ hay Quốc hội ? Quốc hội đại diện cho nhân dân nhưng là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan lập pháp. Thế nên Quốc hội muốn lắng nghe được các tầng lớp nhân dân chỉ có thể dựa vào Mặt trận. Lần sửa Hiến pháp này phải làm rõ về quyền làm chủ của nhân dân”.
Nói như thế phải chăng ông Duyệt đã nhìn nhận đảng chưa tôn trọng “quyền thay mặt nhân dân” của Mặt trận, hay Mặt trận cũng chẳng là lãnh đạo của đảng nên đảng chẳng thèm để ý đến vì đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nướcvà xã hội” (Điều 4 Hiến pháp) cơ mà ?
Đã làm được gì ?
Nhưng chẳng nhẽ ông Duyệt không có trách nhiệm gì trong 4 năm giữ chức chủ tịch Mặt trận (2004-2008) vì ông đã bất lực trước việc đảng không trao quyền làm chủ cho dân ?
Không chỉ có bấy nhiêu thôi mà Mặt trận còn mất cả hai quyền “phản biện” và “giám sát” với đảng và nhà nước. Có rất ít việc Mặt trận thành công sau khi đã chuyển đạt kiến nghị lên Quốc hội và Chính phủ, nhất là trong hai lĩnh vực “cải tổ hành chính” và “phòng, chống tham nhũng”.
Tại mỗi kỳ họp của Quốc hội, ít ra cũng có vài ngàn ý kiến đóng góp thì có tới 2/3 số này ta thán về nạn tham nhũng mỗi ngày một nghiêm trọng vì việc thì hành luật pháp chưa nghiêm hay cấp lãnh đạo không dám hành động mà còn chẻ dấu hay bênh che cho cấp dưới phạm pháp.
Và khi nói đến nhiệm vụ giám sát cán bộ, nhà nước thì chưa thấy khi nào Mặt trận dám xông pha vào các vụ án nghiêm trọng hay các dự án kinh tế quốc gia như Dự án Khai thác Bauxite trên Tây Nguyên đang đe dọa thua lỗ rất lớn.
Về các vụ khiếu kiện đông người, oan sai, giải phóng mặt bằng, tiếm dụng đất đai vào các Dự án Kinh tế rồi bỏ hoang hay chia bán bất hợp pháp bởi các Nhóm Lợi Ích cũng không thấy Mặt trận dám dòm ngó tới.
Mặt trận cũng đã tự ý trốn trách nhiệm đã duy định trong Luật Mặt trận phải “Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải” như đã xẩy ra trong vụ tranh tụng đất đai đến có đổ máu trong các vụ gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Văn Giang ở Hưng Yên, Vụ Bản ở Nam Định v.v…
Mặt trận cũng đã “vô cảm đến lạnh máu” trước các vụ Côn đồ, Công an, Dân phòng và Bộ đội đã vô cớ hay lạm dụng quyền hành để tấn công người dân vô tội, kể cả vô số giáo dân Công giáo tại Thái Hà, giáo phận Vinh và tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Cửu Long.
Thậm chí các viên chức Mặt trận cũng “mũ ni che tai” và “che cả hai con mắt” trước các hành động phá đạo, đập phá tượng ảnh tôn giáo của một số giáo xứ như Mỹ Yên và giáo điểm Con Cuông v.v… thuộc Giáo phận Vinh mới đây.
Nhưng trong khi không đứng về phiá người dân bị bọn Cường Hào Ác Bá và Có chức có quyền áp chế thì Mặt trận lại rất tích cực và rất chu đáo tham gia Công tác Tổ chức Bầu cử Quy định ở Điều 8 (Luật Mặt trận).
Điều này viết nguyên văn : “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của pháp luật về bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử ; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử ; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân”.
Khi thi hành điều này, Mặt trận đã công khai ly khai khỏi nhân dân để làm tay sai, bù nhìn cho đảng sai khiến và tước “quyền làm chủ” vận mệnh chính trị đất nước của dân.
Bởi vì nếu không có bàn tay chọn lựa, nhưng gọi mỹ miều là “hiệp thương” của Mặt trận thì không có 500 đại biều quốc hội và hàng trăm ngàn ủy viên Hội đồng Nhân dân trong cả nước chỉ làm được rất ít việc có lợi cho dân cho nước.
Trong số những người được gọi là “đảng cử dân bầu” này, thử hỏi có được bao nhiều người “ngòai đảng” , chưa vội nói đến nếu có ai “dám đối lập” với đảng Cộng sản của Mặt trận ?
Vì vậy mà trong dân gian đã có câu “nghị gật” và “nghị lắc” để gọi những đại biểu dân chỉ biết “gọi dạ bảo vâng” đã thấy diễn ra trong các khóa họp của Quốc hội.
Thậm chí có nhiều đại biểu quốc hội còn “không dám phát biểu ý kiến” trong tòan khóa hay phải xin phép thủ trưởng hoặc phải có ý kiến của trưởng đoàn quốc hội trước khi giơ tay ?
Đó là hậu qủa chính trị bi thảm mà Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đã gây ra cho đất nước và cũng là nguyên nhân chận đứng mọi khả năng xây dựng một nhà nước pháp quyền có tự do và dân chủ ở Việt Nam.
Mặt trận Tổ Quốc cũng chưa bao giờ dám lên tiếng chống chủ trương chiếm giữ biển đảo Việt Nam của Trung Quốc. Tổ chức này cũng chỉ biết thực hiện các cuộc ủy lạo ngư dân sau khi họ đã bị lính Trung Quốc gỉa danh cảnh sát biển đi trên các tầu Hải Giám giết hại, đánh đập, tấn công, xua đuổi không cho đánh bắt trên vùng biển truyền thống của Việt Nam ở Biển Đông.
Và Quốc hội, thành phần do Mặt trận “nhào lặn” để làm “đại diện dân” cũng không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc đã xâm chiếm biển đảo và không ngừng vi phạm chủ quyền của Việt Nam để tiếp tục khống chế và đe dọa sẽ đánh chiếm trọn các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa.
Hiện nay Trung Quốc đã “làm chủ” 8 đảo đá ngầm trong Trường Sa chiếm được của Việt Nam sau trận hải chiến năm1988. Trung Quốc cũng từ chối nói chuyện hòan trả Quần đảo Hòang Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam tháng 1/1974.
Quốc hội do bàn tay nhào nặn của Mặt trận cũng không dám lên tiếng đòi lại các phần đất bị quân Trung Quốc đánh chiếm sau hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1990.
Tệ hại hơn, Mặt trận Tổ Quốc còn tìm cách ngăn chặn nhiều “thành viên thức thời” ở Sài Gòn thực hiện các cuộc thảo luận về chủ quyền trên các quần đảo và biểu tình chống Trung Quốc trên đường phố, hay tổ chức các cuộc tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh tại chiến trường Trường Sa và Hoàng Sa.
Như vậy thì Mặt trận này có phải là “đại biểu của dân” không, hay họ chính là “tay sai” của những Lãnh đạo đảng không dám chạm đến lỗ chân lông của Trung Quốc để được yên thân ?
Đó phải chăng là lý do mà giáo sư Tương Lai đã nói tại lễ nhận chức chủ tịch Mặt trận của phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân rằng : “Chừng nào Mặt trận thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có thì lúc ấy nó mới thực hiện được sứ mệnh đích thực của mình” ?
Chắc chắn ông Nhân đã nghe rõ và phải suy nghĩ vì ông là giáo sư tiến sỹ đã từng du học ở nước ngoài, kể cả ở Hoa Kỳ là nơi đích thực có một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
Phạm Trần (09/013)
(Thông luận)
Song Phương chuyển