Tin nóng trong ngày
Máy bay trinh sát Mỹ hoạt động dày đặc trên Biển Đông
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Các loại máy bay trinh sát, tuần tra chống tàu mặt nước, tàu ngầm của Mỹ bay dày đặc trên Biển Đông, cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc báo động.
Hôm Thứ Ba, 13 Tháng Mười, báo South China Moring Post (SCMP) dẫn viên chức của Cơ Quan Sáng kiến Thăm Dò Tình Hình Chiến Lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI) tại Bắc Kinh kêu như vậy.
Máy bay trinh sát của Mỹ RC-135. (Hình: US Air Force)Ít nhất 60 máy bay trinh sát của Mỹ đã bay gần Trung Quốc trong Tháng Chín với dấu hiệu Mỹ có thể sửa soạn cho những sứ mạng từ xa đến Biển Đông, SCSPI báo động. Trong đó, 41 máy bay bay trên Biển Đông, sáu máy bay bay trên Biển Hoa Đông và 13 máy bay bay trên biển Hoàng Hải, tổ chức SCSPI viết trong bản báo cáo phổ biến hôm Thứ Hai.Đồng thời, tổ chức này còn cho hay các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không của Mỹ cũng gia tăng hồi tháng trước, khiến người ta nghi Mỹ chuẩn bị cho những chuyến tấn công bay từ xa đến các mục tiêu trên Biển Đông. Điều đáng để ý là chúng xuất phát từ một căn cứ quân sự trên đảo Guam ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Ba tháng liên tiếp vừa qua, SCSPI liên tiếp đưa ra các báo cáo về hoạt động gia tăng tần suất của Không Quân Hải Quân Mỹ trinh sát, săn tàu ngầm cả trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Những máy bay này “nhòm ngó” cả căn cứ tàu ngầm bí mật của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.SCMP dẫn lời phân tích của một chuyên viên, Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho đó là điều bất thường. Hợp lý hơn thì máy bay tiếp dầu trên không phải xuất phát từ căn cứ Không Quân Kadena ở Nhật Bản vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa hiệu quả hơn. Nhưng có vẻ Mỹ chuẩn bị cho cả trường hợp nếu căn cứ Kadena bị hỏa tiễn Trung Quốc tấn công thì các hoạt động của Mỹ trên Biển Đông vẫn không vì thế mà bị phá vỡ. Thêm nữa Mỹ cón có thể phải tính cả trường hợp Nhật từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên nước họ để tấn công Trung Quốc hầu tránh đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh.Vào những ngày tấp nập nhất, có tới tám máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ săn tàu ngầm P-8A Poseidon, các máy bay trinh sát EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135. SCSPI kể dẫn chứng một trong những ngày nổi bật như vậy diễn ra hôm 3 Tháng Bảy, 2020, khi hai nhóm tác chiến đặc nhiệm cầm đầu bởi hai mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz phối hợp tập trận tác chiến vào các ngày 4 và 17 Tháng Bảy.
Chuyên viên điện tử của máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A Poseidon theo dõi các hoạt động trên biển. (Hình: AFP/Getty Images)Cơ quan nghiên cứu nói trên của Bắc Kinh gần đây còn cáo buộc các máy bay trinh sát Mỹ “ngụy trang” máy bay dân sự hoặc không bật tín hiệu khi bay gần Trung Quốc mà họ gọi là hành động nguy hiểm.
Tức giận trước các cuộc tập trận rầm rộ cũng như các chuyến bay trinh sát dày đặc của Mỹ, Bắc Kinh cũng tập trận hải quân liền liền và còn bắn cả hỏa tiễn diệt hạm từ Hoa Lục tới Biển Đông để đe dọa Mỹ.
Mới ngày 9 Tháng Mười vừa qua, khu trục hạm USS John McCain của Hạm Đội 7 đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. Giải thích của phát ngôn viên Hạm Đội 7 là “các tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông đe dọa nghiêm trọng sự tự do trên biển… Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bảo vệ các quyền và sự tự do trên biển đã được (luật pháp quốc tế) bảo đảm cho mọi người.” (TN)
__._,_.___PHV chuyen
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Máy bay trinh sát Mỹ hoạt động dày đặc trên Biển Đông
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Các loại máy bay trinh sát, tuần tra chống tàu mặt nước, tàu ngầm của Mỹ bay dày đặc trên Biển Đông, cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc báo động.
Hôm Thứ Ba, 13 Tháng Mười, báo South China Moring Post (SCMP) dẫn viên chức của Cơ Quan Sáng kiến Thăm Dò Tình Hình Chiến Lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative – SCSPI) tại Bắc Kinh kêu như vậy.
Máy bay trinh sát của Mỹ RC-135. (Hình: US Air Force)Ít nhất 60 máy bay trinh sát của Mỹ đã bay gần Trung Quốc trong Tháng Chín với dấu hiệu Mỹ có thể sửa soạn cho những sứ mạng từ xa đến Biển Đông, SCSPI báo động. Trong đó, 41 máy bay bay trên Biển Đông, sáu máy bay bay trên Biển Hoa Đông và 13 máy bay bay trên biển Hoàng Hải, tổ chức SCSPI viết trong bản báo cáo phổ biến hôm Thứ Hai.Đồng thời, tổ chức này còn cho hay các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không của Mỹ cũng gia tăng hồi tháng trước, khiến người ta nghi Mỹ chuẩn bị cho những chuyến tấn công bay từ xa đến các mục tiêu trên Biển Đông. Điều đáng để ý là chúng xuất phát từ một căn cứ quân sự trên đảo Guam ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Ba tháng liên tiếp vừa qua, SCSPI liên tiếp đưa ra các báo cáo về hoạt động gia tăng tần suất của Không Quân Hải Quân Mỹ trinh sát, săn tàu ngầm cả trên Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Những máy bay này “nhòm ngó” cả căn cứ tàu ngầm bí mật của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.SCMP dẫn lời phân tích của một chuyên viên, Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho đó là điều bất thường. Hợp lý hơn thì máy bay tiếp dầu trên không phải xuất phát từ căn cứ Không Quân Kadena ở Nhật Bản vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa hiệu quả hơn. Nhưng có vẻ Mỹ chuẩn bị cho cả trường hợp nếu căn cứ Kadena bị hỏa tiễn Trung Quốc tấn công thì các hoạt động của Mỹ trên Biển Đông vẫn không vì thế mà bị phá vỡ. Thêm nữa Mỹ cón có thể phải tính cả trường hợp Nhật từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ trên nước họ để tấn công Trung Quốc hầu tránh đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh.Vào những ngày tấp nập nhất, có tới tám máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ săn tàu ngầm P-8A Poseidon, các máy bay trinh sát EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135. SCSPI kể dẫn chứng một trong những ngày nổi bật như vậy diễn ra hôm 3 Tháng Bảy, 2020, khi hai nhóm tác chiến đặc nhiệm cầm đầu bởi hai mẫu hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz phối hợp tập trận tác chiến vào các ngày 4 và 17 Tháng Bảy.
Chuyên viên điện tử của máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A Poseidon theo dõi các hoạt động trên biển. (Hình: AFP/Getty Images)Cơ quan nghiên cứu nói trên của Bắc Kinh gần đây còn cáo buộc các máy bay trinh sát Mỹ “ngụy trang” máy bay dân sự hoặc không bật tín hiệu khi bay gần Trung Quốc mà họ gọi là hành động nguy hiểm.
Tức giận trước các cuộc tập trận rầm rộ cũng như các chuyến bay trinh sát dày đặc của Mỹ, Bắc Kinh cũng tập trận hải quân liền liền và còn bắn cả hỏa tiễn diệt hạm từ Hoa Lục tới Biển Đông để đe dọa Mỹ.
Mới ngày 9 Tháng Mười vừa qua, khu trục hạm USS John McCain của Hạm Đội 7 đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa. Giải thích của phát ngôn viên Hạm Đội 7 là “các tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông đe dọa nghiêm trọng sự tự do trên biển… Hoa Kỳ vẫn tiếp tục bảo vệ các quyền và sự tự do trên biển đã được (luật pháp quốc tế) bảo đảm cho mọi người.” (TN)
__._,_.___PHV chuyen