Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Máy phát điện mini giá 5 USD của cô bé người Mỹ 13 tuổi
Với chi phí chỉ khoảng 5 USD (110,000 VNĐ) những chiếc "lá Mặt Trời" của Maanasa Mendu đã có thể sản sinh nguồn năng lượng sạch từ ánh nắng mặt trời, gió, mưa…
Mendu, cô bé 13 tuổi sinh sống tại bang Ohio đã giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi dành cho những nhà phát minh trẻ tuổi do quỹ Discovery Education 3M tổ chức. Sản phẩm của Mendu dựa trên mong muốn tạo ra nguồn năng lượng sạch, rẻ tiền từ gió và mặt trời.
Maanasa Mendu – Cô bé đoạt giải cao nhất tại Young Scienctist Challenge
Những chiếc lá mặt trời của cô bé đã thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo của cuộc thi Young Scientist Challenge để giành giải thưởng 25.000 USD và danh hiệu nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Mỹ. Với chi phí chỉ khoảng 5 USD (110.000 VNĐ), những chiếc lá của Mendu đã có thể sản sinh nguồn năng lượng sạch từ ánh nắng mặt trời, gió, mưa… Sản phẩm này hứa hẹn sẽ rất thích hợp cho những quốc gia nghèo và kém phát triển.
Thiết kế dự thi của Mendu
Mendu đã nảy sinh cảm hứng để sáng tạo ra thiết bị này sau khi viếng thăm một số vùng khó khăn của Ấn Độ, nơi mà nước sạch và năng lượng là rất hiếm và đắt đỏ. Sau 3 tháng được các kỹ sư của 3M hướng dẫn tận tình thì những chiếc lá mặt trời của Mendu đã hoàn thiện một cách tuyệt vời mặt dù ý tưởng ban đầu chỉ là khai thác năng lượng gió.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Margauz Mitera và nguồn cảm hứng từ hệ thống quang hợp của lá cây, Mendu đã nghĩ ra hệ thống “lá mặt trời” để vừa khai thác năng lượng ánh sáng vừa khai thác năng lượng rung động (Mưa, gió. . .) bằng cách kết hợp những tấm năng lượng mặt trời với vật liệu áp điện.
Sản phẩm hoàn thiện sau 3 tháng dưới sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư từ tập đoàn 3M
Sau cuộc thi, Mendu chia sẻ về ước muốn phát triển các mẫu thử nghiệm để hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sản xuất hàng loạt trong tương lai.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Máy phát điện mini giá 5 USD của cô bé người Mỹ 13 tuổi
Với chi phí chỉ khoảng 5 USD (110,000 VNĐ) những chiếc "lá Mặt Trời" của Maanasa Mendu đã có thể sản sinh nguồn năng lượng sạch từ ánh nắng mặt trời, gió, mưa…
Mendu, cô bé 13 tuổi sinh sống tại bang Ohio đã giành được giải thưởng cao nhất của cuộc thi dành cho những nhà phát minh trẻ tuổi do quỹ Discovery Education 3M tổ chức. Sản phẩm của Mendu dựa trên mong muốn tạo ra nguồn năng lượng sạch, rẻ tiền từ gió và mặt trời.
Maanasa Mendu – Cô bé đoạt giải cao nhất tại Young Scienctist Challenge
Những chiếc lá mặt trời của cô bé đã thuyết phục hoàn toàn ban giám khảo của cuộc thi Young Scientist Challenge để giành giải thưởng 25.000 USD và danh hiệu nhà khoa học trẻ hàng đầu nước Mỹ. Với chi phí chỉ khoảng 5 USD (110.000 VNĐ), những chiếc lá của Mendu đã có thể sản sinh nguồn năng lượng sạch từ ánh nắng mặt trời, gió, mưa… Sản phẩm này hứa hẹn sẽ rất thích hợp cho những quốc gia nghèo và kém phát triển.
Thiết kế dự thi của Mendu
Mendu đã nảy sinh cảm hứng để sáng tạo ra thiết bị này sau khi viếng thăm một số vùng khó khăn của Ấn Độ, nơi mà nước sạch và năng lượng là rất hiếm và đắt đỏ. Sau 3 tháng được các kỹ sư của 3M hướng dẫn tận tình thì những chiếc lá mặt trời của Mendu đã hoàn thiện một cách tuyệt vời mặt dù ý tưởng ban đầu chỉ là khai thác năng lượng gió.
Dưới sự hướng dẫn của thầy Margauz Mitera và nguồn cảm hứng từ hệ thống quang hợp của lá cây, Mendu đã nghĩ ra hệ thống “lá mặt trời” để vừa khai thác năng lượng ánh sáng vừa khai thác năng lượng rung động (Mưa, gió. . .) bằng cách kết hợp những tấm năng lượng mặt trời với vật liệu áp điện.
Sản phẩm hoàn thiện sau 3 tháng dưới sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư từ tập đoàn 3M
Sau cuộc thi, Mendu chia sẻ về ước muốn phát triển các mẫu thử nghiệm để hoàn thiện sản phẩm và đưa vào sản xuất hàng loạt trong tương lai.