Nhân Vật
Meryl Streep, Kim Chi và cái dũng của nghệ sĩ
Không hiểu sao khi đọc tin diễn viên Meryl Streep thẳng thắn chỉ trích tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi lại nhớ đến chuyện của một nữ diễn viên ở Hà Nội vài năm trước.
Ben Ngô BBC Tiếng Việt
Không hiểu sao khi đọc tin diễn viên Meryl Streep thẳng thắn chỉ trích tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi lại nhớ đến chuyện của một nữ diễn viên ở Hà Nội vài năm trước.
Lẽ ra khi nhận giải Thành tựu trọn đời trên sân khấu giải Quả Cầu Vàng hôm qua, nữ diễn viên kỳ cựu của Hollywood chỉ cần nói đôi ba câu vô thưởng vô phạt mang tính xã giao là đã đủ cho thiên hạ tán thưởng.
Tài năng của Streep, bất kỳ ai yêu điện ảnh trên toàn thế giới đều đã biết. Streep không cần có thêm một giải thưởng hay một danh hiệu nào [may là ở Mỹ không có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân] thì tên tuổi của bà vẫn còn nằm trong tim khán giả rất lâu.
Nhưng Streep chọn cách tranh thủ diễn đàn của một giải thưởng điện ảnh để lên tiếng chỉ trích người mà mươi ngày nữa sẽ chính thức là lãnh đạo của nước Mỹ.
Bà nói: "Có một màn trình diễn trong năm qua khiến tôi choáng váng. Không phải vì tiết mục đó hay ho, chẳng có có gì tốt đẹp hết. Nhưng tiết mục đó hiệu nghiệm. Nó gây cười."
"Đó là thời khắc mà người đang nhắm tới vị trí được kính trọng nhất nước Mỹ lại đi giễu nhại một phóng viên tàn tật."
"Người này thua kém ông ta về quyền lực và không có khả năng đáp trả. Tim tôi tan vỡ khi tôi chứng kiến hành vi này và tôi không thể không nghĩ về nó, bởi vì chuyện này không xảy ra trong một bộ phim mà là trong đời thực".
Trump phản bác chỉ trích của Meryl Streep
'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'
Trên fanpage của BBC Tiếng Việt, có bạn đọc bình luận: "Sao bà can đảm vậy? Bà không sợ bị cấm diễn hoặc làm bản kiểm điểm sao?".
Bất giác tôi chợt nhớ chuyện gây xôn xao cách đây bốn năm của Kim Chi, một trong những nữ diễn viên kỳ cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Sẽ là khập khiễng nếu so sánh tên tuổi của bà với Meryl Streep, nhưng không ai có thể phủ nhận chuyện bà là một trong những nữ diễn viên nổi bật nhất của thế hệ "nghệ sĩ cộng sản chính hiệu" như chính bà tự nhận.
Image caption Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Tháng 1/2013, Kim Chi gây xôn xao khi bà công khai từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng].
"Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm," nhiều trang báo lề trái thời điểm ấy dẫn lại lời bà.
Bà nói với BBC rằng, thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì "có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận".
Câu chuyện của bà khiến người ta, dù trong hay ngoài giới nghệ sĩ, đều ngạc nhiên.
Vì theo lẽ thường, bằng khen từ người đứng đầu chính phủ hay danh hiệu nghệ sĩ ưu tú/nhân dân đến nay vẫn được xem là thước đo của người làm nghệ thuật tại Việt Nam.
'Không màng danh hiệu'
Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu, người ta lại chứng kiến những màn nghệ sĩ đăng đàn tố cáo nhau về chuyện danh hài này, diễn viên kia không xứng với danh hiệu.
Và dường như có cả một cuộc chạy đua danh hiệu, nâng tầm danh giá khi sau mỗi năm, khán giả hoang mang không hiểu sao trước tên anh diễn viên này, chị ca sĩ kia lại bỗng nhiên có thêm cụm từ "nghệ sĩ ưu tú/nhân dân".
Nhưng bà Kim Chi và một số nghệ sĩ khác như Út Bạch Lan, Thành Lộc… đã chọn con đường "không màng danh hiệu" dù họ có thể được chính quyền tưởng thưởng rất nhiều nếu cứ ngoan ngoãn làm nghệ thuật, phát biểu "theo chỉ đạo" và "đúng định hướng".
Bà Kim Chi nay đã chọn con đường làm nhà hoạt động thường xuyên lên tiếng trước những vấn đề thời sự của đất nước. Bà Út Bạch Lan nay đã đi về nơi xa nhưng vẫn là "tấm gương về nghề nghiệp và nhân cách sống" như lời của nghệ sĩ Kim Tử Long nói với BBC hôm có tin bà mất.
Trở lại bài phát biểu của Streep, có thể do là người ủng hộ Hillary Clinton nên bà không phục và không nhìn thấy những điểm mạnh của ông Trump. Nhưng chí ít, bà cho thấy cái dũng của người làm nghệ thuật: không khuất phục trước thế lực mà mình không cảm thấy nể trọng.
Từ chuyện của Streep, nếu trông đợi một nghệ sĩ Việt Nam, không nhất thiết phải chỉ trích quan chức, mà chỉ cần lên tiếng về vấn đề xã hội như thảm họa cá chết hay tham nhũng trong lễ trao giải Cánh Diều Vàng, Bông Sen Vàng, Làn Sóng Xanh... thì liệu có phải tôi đang mơ mộng lắm không?
( BBC )
Ben Ngô BBC Tiếng Việt
Không hiểu sao khi đọc tin diễn viên Meryl Streep thẳng thắn chỉ trích tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi lại nhớ đến chuyện của một nữ diễn viên ở Hà Nội vài năm trước.
Lẽ ra khi nhận giải Thành tựu trọn đời trên sân khấu giải Quả Cầu Vàng hôm qua, nữ diễn viên kỳ cựu của Hollywood chỉ cần nói đôi ba câu vô thưởng vô phạt mang tính xã giao là đã đủ cho thiên hạ tán thưởng.
Tài năng của Streep, bất kỳ ai yêu điện ảnh trên toàn thế giới đều đã biết. Streep không cần có thêm một giải thưởng hay một danh hiệu nào [may là ở Mỹ không có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân] thì tên tuổi của bà vẫn còn nằm trong tim khán giả rất lâu.
Nhưng Streep chọn cách tranh thủ diễn đàn của một giải thưởng điện ảnh để lên tiếng chỉ trích người mà mươi ngày nữa sẽ chính thức là lãnh đạo của nước Mỹ.
Bà nói: "Có một màn trình diễn trong năm qua khiến tôi choáng váng. Không phải vì tiết mục đó hay ho, chẳng có có gì tốt đẹp hết. Nhưng tiết mục đó hiệu nghiệm. Nó gây cười."
"Đó là thời khắc mà người đang nhắm tới vị trí được kính trọng nhất nước Mỹ lại đi giễu nhại một phóng viên tàn tật."
"Người này thua kém ông ta về quyền lực và không có khả năng đáp trả. Tim tôi tan vỡ khi tôi chứng kiến hành vi này và tôi không thể không nghĩ về nó, bởi vì chuyện này không xảy ra trong một bộ phim mà là trong đời thực".
Trump phản bác chỉ trích của Meryl Streep
'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'
Trên fanpage của BBC Tiếng Việt, có bạn đọc bình luận: "Sao bà can đảm vậy? Bà không sợ bị cấm diễn hoặc làm bản kiểm điểm sao?".
Bất giác tôi chợt nhớ chuyện gây xôn xao cách đây bốn năm của Kim Chi, một trong những nữ diễn viên kỳ cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Sẽ là khập khiễng nếu so sánh tên tuổi của bà với Meryl Streep, nhưng không ai có thể phủ nhận chuyện bà là một trong những nữ diễn viên nổi bật nhất của thế hệ "nghệ sĩ cộng sản chính hiệu" như chính bà tự nhận.
Image caption Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Tháng 1/2013, Kim Chi gây xôn xao khi bà công khai từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng].
"Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm," nhiều trang báo lề trái thời điểm ấy dẫn lại lời bà.
Bà nói với BBC rằng, thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì "có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận".
Câu chuyện của bà khiến người ta, dù trong hay ngoài giới nghệ sĩ, đều ngạc nhiên.
Vì theo lẽ thường, bằng khen từ người đứng đầu chính phủ hay danh hiệu nghệ sĩ ưu tú/nhân dân đến nay vẫn được xem là thước đo của người làm nghệ thuật tại Việt Nam.
'Không màng danh hiệu'
Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu, người ta lại chứng kiến những màn nghệ sĩ đăng đàn tố cáo nhau về chuyện danh hài này, diễn viên kia không xứng với danh hiệu.
Và dường như có cả một cuộc chạy đua danh hiệu, nâng tầm danh giá khi sau mỗi năm, khán giả hoang mang không hiểu sao trước tên anh diễn viên này, chị ca sĩ kia lại bỗng nhiên có thêm cụm từ "nghệ sĩ ưu tú/nhân dân".
Nhưng bà Kim Chi và một số nghệ sĩ khác như Út Bạch Lan, Thành Lộc… đã chọn con đường "không màng danh hiệu" dù họ có thể được chính quyền tưởng thưởng rất nhiều nếu cứ ngoan ngoãn làm nghệ thuật, phát biểu "theo chỉ đạo" và "đúng định hướng".
Bà Kim Chi nay đã chọn con đường làm nhà hoạt động thường xuyên lên tiếng trước những vấn đề thời sự của đất nước. Bà Út Bạch Lan nay đã đi về nơi xa nhưng vẫn là "tấm gương về nghề nghiệp và nhân cách sống" như lời của nghệ sĩ Kim Tử Long nói với BBC hôm có tin bà mất.
Trở lại bài phát biểu của Streep, có thể do là người ủng hộ Hillary Clinton nên bà không phục và không nhìn thấy những điểm mạnh của ông Trump. Nhưng chí ít, bà cho thấy cái dũng của người làm nghệ thuật: không khuất phục trước thế lực mà mình không cảm thấy nể trọng.
Từ chuyện của Streep, nếu trông đợi một nghệ sĩ Việt Nam, không nhất thiết phải chỉ trích quan chức, mà chỉ cần lên tiếng về vấn đề xã hội như thảm họa cá chết hay tham nhũng trong lễ trao giải Cánh Diều Vàng, Bông Sen Vàng, Làn Sóng Xanh... thì liệu có phải tôi đang mơ mộng lắm không?
( BBC )
Bàn ra tán vào (2)
quang dinh
HỒNG LẦU HOÁ THANH LÂU
*
Ỏng à ỏng ẹo lươn chình lịch
Váy ngắn chân đai mẽo báo meo
Làm ơn xoá đói giảm nghèo
Kim Ngân mắc oán chuồng heo lộn bốn lèo
*
Dây mơ rể má đảng xin keo=ngàn voi thập bát chúc giường lèo
Kim Tiến nôn lời ra nuốt lại
Tức chừ Y tế lỗ chỏng treo
Chăn ôm chiếu cuốn ì xèo heo Bành Lệ Viện muỗi bèo dư lợn viên
*
Phú Yên Cai Lậy tế như điên
Yên Bái không yên ngoạ cổng thiền
Đỗ Cường chứng không Yên Đỗ
Thối Lổ Bang nghành Trần Dân Tiên
*
Mũi Cà Mau vuốt mặt tiền Bạc Liêu điển tích tồi liền Cù Trọng Xoay
Trấn Thành Đàm Vĩnh Hưng quay
Số đề đuôi quậy tầy huầy sâu Big Show
Hari Won quỷ kiến sầu Gạc Ma diện hải hồng lầu hoá thanh lâu
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Tâm
nghệ sĩ Kim Chi gì gì dđó là văn công việt cộng , có phải vì lợi ích quốc gia Việt Nam đâu mà vì lợi ích cho những quốc gia Nga Tầu, chưa kể thứ văn công vc như lão bà Kim Chi quê mùa, ngu dốt, nghèo kiến thức lại lú và không đủ trí khôn để biết hành động của lão vì lợi ích đảng csvn và lợi ích cho lão được bo bo, gạo mốc, tem phiếu trong khi đó đám văn công tuyên truyền của lão gián tiếp giết nhiều thế hệ VN, và hủy hoại dân tộc Việt.
So sánh Kim Chi với Meryl Streep có khác chi đi so sánh cục cứt ̣là Kim Chi v́i cục vàng Meryl Streep.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Meryl Streep, Kim Chi và cái dũng của nghệ sĩ
Không hiểu sao khi đọc tin diễn viên Meryl Streep thẳng thắn chỉ trích tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi lại nhớ đến chuyện của một nữ diễn viên ở Hà Nội vài năm trước.
Ben Ngô BBC Tiếng Việt
Không hiểu sao khi đọc tin diễn viên Meryl Streep thẳng thắn chỉ trích tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi lại nhớ đến chuyện của một nữ diễn viên ở Hà Nội vài năm trước.
Lẽ ra khi nhận giải Thành tựu trọn đời trên sân khấu giải Quả Cầu Vàng hôm qua, nữ diễn viên kỳ cựu của Hollywood chỉ cần nói đôi ba câu vô thưởng vô phạt mang tính xã giao là đã đủ cho thiên hạ tán thưởng.
Tài năng của Streep, bất kỳ ai yêu điện ảnh trên toàn thế giới đều đã biết. Streep không cần có thêm một giải thưởng hay một danh hiệu nào [may là ở Mỹ không có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân] thì tên tuổi của bà vẫn còn nằm trong tim khán giả rất lâu.
Nhưng Streep chọn cách tranh thủ diễn đàn của một giải thưởng điện ảnh để lên tiếng chỉ trích người mà mươi ngày nữa sẽ chính thức là lãnh đạo của nước Mỹ.
Bà nói: "Có một màn trình diễn trong năm qua khiến tôi choáng váng. Không phải vì tiết mục đó hay ho, chẳng có có gì tốt đẹp hết. Nhưng tiết mục đó hiệu nghiệm. Nó gây cười."
"Đó là thời khắc mà người đang nhắm tới vị trí được kính trọng nhất nước Mỹ lại đi giễu nhại một phóng viên tàn tật."
"Người này thua kém ông ta về quyền lực và không có khả năng đáp trả. Tim tôi tan vỡ khi tôi chứng kiến hành vi này và tôi không thể không nghĩ về nó, bởi vì chuyện này không xảy ra trong một bộ phim mà là trong đời thực".
Trump phản bác chỉ trích của Meryl Streep
'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng'
Trên fanpage của BBC Tiếng Việt, có bạn đọc bình luận: "Sao bà can đảm vậy? Bà không sợ bị cấm diễn hoặc làm bản kiểm điểm sao?".
Bất giác tôi chợt nhớ chuyện gây xôn xao cách đây bốn năm của Kim Chi, một trong những nữ diễn viên kỳ cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Sẽ là khập khiễng nếu so sánh tên tuổi của bà với Meryl Streep, nhưng không ai có thể phủ nhận chuyện bà là một trong những nữ diễn viên nổi bật nhất của thế hệ "nghệ sĩ cộng sản chính hiệu" như chính bà tự nhận.
Image caption Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Tháng 1/2013, Kim Chi gây xôn xao khi bà công khai từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng].
"Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm," nhiều trang báo lề trái thời điểm ấy dẫn lại lời bà.
Bà nói với BBC rằng, thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì "có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận".
Câu chuyện của bà khiến người ta, dù trong hay ngoài giới nghệ sĩ, đều ngạc nhiên.
Vì theo lẽ thường, bằng khen từ người đứng đầu chính phủ hay danh hiệu nghệ sĩ ưu tú/nhân dân đến nay vẫn được xem là thước đo của người làm nghệ thuật tại Việt Nam.
'Không màng danh hiệu'
Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu, người ta lại chứng kiến những màn nghệ sĩ đăng đàn tố cáo nhau về chuyện danh hài này, diễn viên kia không xứng với danh hiệu.
Và dường như có cả một cuộc chạy đua danh hiệu, nâng tầm danh giá khi sau mỗi năm, khán giả hoang mang không hiểu sao trước tên anh diễn viên này, chị ca sĩ kia lại bỗng nhiên có thêm cụm từ "nghệ sĩ ưu tú/nhân dân".
Nhưng bà Kim Chi và một số nghệ sĩ khác như Út Bạch Lan, Thành Lộc… đã chọn con đường "không màng danh hiệu" dù họ có thể được chính quyền tưởng thưởng rất nhiều nếu cứ ngoan ngoãn làm nghệ thuật, phát biểu "theo chỉ đạo" và "đúng định hướng".
Bà Kim Chi nay đã chọn con đường làm nhà hoạt động thường xuyên lên tiếng trước những vấn đề thời sự của đất nước. Bà Út Bạch Lan nay đã đi về nơi xa nhưng vẫn là "tấm gương về nghề nghiệp và nhân cách sống" như lời của nghệ sĩ Kim Tử Long nói với BBC hôm có tin bà mất.
Trở lại bài phát biểu của Streep, có thể do là người ủng hộ Hillary Clinton nên bà không phục và không nhìn thấy những điểm mạnh của ông Trump. Nhưng chí ít, bà cho thấy cái dũng của người làm nghệ thuật: không khuất phục trước thế lực mà mình không cảm thấy nể trọng.
Từ chuyện của Streep, nếu trông đợi một nghệ sĩ Việt Nam, không nhất thiết phải chỉ trích quan chức, mà chỉ cần lên tiếng về vấn đề xã hội như thảm họa cá chết hay tham nhũng trong lễ trao giải Cánh Diều Vàng, Bông Sen Vàng, Làn Sóng Xanh... thì liệu có phải tôi đang mơ mộng lắm không?
( BBC )