Tham Khảo
Miến Điện và Việt Nam
Phân tích
Hiện nay tôi đang là giáo sự hướng dẫn cho một sinh viên cao học Đài Loan đang nghiên cứu luận án tiến sĩ về quá trình “thay đổi chế độ” tại Myanmar. Công trình nghiên cứu này có tìm hiểu sự diễn biến thể chế của quá trình này qua một số “phạm vi thể chế” phụ thuộc lẫn nhau, trong đó có chính trị, kinh tế, phạm vi công cộng (public sphere), và các mối quan hệ quốc tế. Tóm tẳt ba đoạn đầu của đề cương như sau:
Từ 2011 Miến Điện đã có những thay đổi đột ngột (dramatic) trong những thể chế của mình. Danh tiếng của nước này cũng đã thay đổi cực nhanh. Trước 2011, Miến Điện đã rộng rãi bị coi là một chế độ độc tài, lạc hậu về kinh tế và nước này đến bây giờ vẫn là một trong một số những nước nghèo nhất ở Châu Á.
Thế nhưng từ 2011 nhà nước Miến Điện đã bắt tay vào những cải cách chính trị. Không lâu sau đó, những tổ chức tài trợ quốc tế có khằng đinh nước này là “economic frontier” tiếp theo (theo gì? Việt Nam?). Đời sống liên kết (associational life, có nghĩa như ‘xã hội dân sự) mà gần như bị bóp nghẹt qua mấy thập kỳ dưới chế độ độc tài quân sự đã sống lại, trong khi tự do báo chí và những cải cách chính trị cùng một số yếu tố khác đã tạo điều kiện cho sự phát triển của một phạm vi công cộng sôi nổi. Trong một thời gian rất ngắn, Miến Điện đã chuyển từ tình trạng bị cô lập về mặt quốc tế lên một quá trình hòa nhập quốc tế toàn diện. Những sự kiện này chẳng có ai đoán trước được, và tất cả đã xảy ra trong vòng hai năm. (Xin nhấn mạnh, nghiên cứu sinh này đã biết quá trình biển đổi đã bất đầu sớm hơn; thế nhưng việc tăng tóc độ thay đổi cực nhanh từ 2011 gần như là không có ai đoán trước được.)
Các tài liệu lý thuyết về chính trị so sánh, xã hội học chính trị, và kinh tế chính trị học quốc tế có thể đóng góp rất nhiều vào việc phân tích trường hợp của Myanmar. Thế nhưng, không một trong những lĩnh vực lý thuyết này cung cấp một sự hiểu biết gắn liền với ‘thay đổi chế độ’ (regime change). Thực vậy, sự bất lực để dự báo sự trỗi dậy, sụp đổ, và tiến triển của những chế độ kinh tế-chính trị đã được công nhận là một vấn đề bao trùm mọi lĩnh vực trong khoa học xã hội.
Bình luận
Tôi đã nghĩ đến nghiên cứu của sinh viên này sáng nay khi biết tin thêm một blogger ở Việt Nam đã bị bắt giữ, dưới Điều 258, Bộ luật Hình sự, viết rằng “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Điều 79 và 88 và (ít khi hơn) Điều 258 ở Viêt Nam là những công cụ được sử dụng thường xuyên để bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Và càng ngày càng nhiều người ủng hộ cải cách chính trị ở Việt Nam – trong và ngoài bỗ mấy - xắc định rằng hai điều ngày là nguy hiểm và quá dễ rằng bị phái bao thủ và các nhóm lợi ích làm dụng.
Rõ ràng Miến Điện vẫn còn nhiều vấn đề. Và chính tôi rất lo ngại về những gì đã xảy ra ở nước này đối với dân tộc Rohingya. Thế thì ở Miến Điện việc như Điều 88 và 258 gần như là không còn nữa. Miến Điện chưa phải là một hình mẫu vì vẫn bị quân đội thống trị. Thế nhưng, chính Miến Điện là một trường hợp khá thú vị cho Việt Nam vì nước này có thay đổi nhanh và môi trường chính trị ở nước này khác hẳn so với tình hình cách đây chưa đầy hai năm. Và có bao nhiêu nhà đâu từ đang chạy sang Miến Điện? Nhiều chứ!
Miến Điện không phải là Việt Nam và bộ máy của Việt Nam có thể nói là phức tạp hơn và có thể vững chắc hơn. Ở Miến Điện, sự thay đổi đã tiếp diễn chủ yếu vì cấp lãnh đạo và thậm chí một cá nhân, Thiên Sein. Trong khi lịch sử cho thấy những thay đổi tương tự ở Việt Nam phải có động lực từ trong lẫn ngoài bộ máy mới đuợc.
Sinh viên mà tôi đang hướng dẫn sẽ tiến hành nghiên cứu để hiểu sâu hơn những điều kiện và nguyên nhân đã góp phần vào việc “thay đổi chế độ” ở Miến Điện. Và sau khi làm nghiên cứu này sẽ rút ra bài học từ kinh nghiệm của những trường hợp khác như Indonesia, Hàn Quốc, Đại Luân, Nam Phi, v.v. và v.v.
Khi chuyện về cuộc cải cách chính trị xã hội thành công của Việt Nam trong đầu thế kỳ 21 được kể lại sau mấy năm nữa, (chưa rõ), lúc mà người dân và Nhà Nước Viêt Nam đã bỏ được cả điều 79, 88 và 258 trong Luật Hình Sự sẽ được coi là một thời điểm quyết định. Cần bao nhiều tháng, bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỳ nữa thì chưa rõ.Chẳng có gì tự đọng cả.
Suy cho cùng, những diễn biến chính trị trong một chế độ độc tài rất khó đoán. Trong những chế độ như thế nhiều người (và hầu hết người trong bộ máy) giấu quan điểm của mình đến phút quyết định. Phút đó xa hay gần hiện nay không rõ. Điều chưa rõ ràng là người Việt Nam sẽ chờ bao nhiêu lâu. Nếu quan sat của tôi không sai, Ý tưởng chỉ có thể chờ đợi thế hệ lãnh đạo hiện hành qua đời đã bị dân Việt vứt bỏ rồi. Người Việt Nam trong và ngoài bộ máy đang tìm cách làm lịch sử chạy nhanh hơn.
Liệu đồng ý hay không đồng ý với bình luận này, muốn hay không muốn cải cách chính trị ở Việt Nam, thì it nhất, trường hợp của Miến Điện đặt ra nhiều câu hỏi thú vị về những cơ chế tác động đến tốc độ và hướng thay đổi lịch sử. Có lẽ một ngày trong tương lai không xa những nghiên cứu sinh sẽ quan tâm đến một quá trình chuyển biến tương tự ở Việt Nam.
Jonathan London
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2013/05/27/mien-dien-va-viet-nam/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mien-dien-va-viet-nam
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Miến Điện và Việt Nam
Phân tích
Hiện nay tôi đang là giáo sự hướng dẫn cho một sinh viên cao học Đài Loan đang nghiên cứu luận án tiến sĩ về quá trình “thay đổi chế độ” tại Myanmar. Công trình nghiên cứu này có tìm hiểu sự diễn biến thể chế của quá trình này qua một số “phạm vi thể chế” phụ thuộc lẫn nhau, trong đó có chính trị, kinh tế, phạm vi công cộng (public sphere), và các mối quan hệ quốc tế. Tóm tẳt ba đoạn đầu của đề cương như sau:
Từ 2011 Miến Điện đã có những thay đổi đột ngột (dramatic) trong những thể chế của mình. Danh tiếng của nước này cũng đã thay đổi cực nhanh. Trước 2011, Miến Điện đã rộng rãi bị coi là một chế độ độc tài, lạc hậu về kinh tế và nước này đến bây giờ vẫn là một trong một số những nước nghèo nhất ở Châu Á.
Thế nhưng từ 2011 nhà nước Miến Điện đã bắt tay vào những cải cách chính trị. Không lâu sau đó, những tổ chức tài trợ quốc tế có khằng đinh nước này là “economic frontier” tiếp theo (theo gì? Việt Nam?). Đời sống liên kết (associational life, có nghĩa như ‘xã hội dân sự) mà gần như bị bóp nghẹt qua mấy thập kỳ dưới chế độ độc tài quân sự đã sống lại, trong khi tự do báo chí và những cải cách chính trị cùng một số yếu tố khác đã tạo điều kiện cho sự phát triển của một phạm vi công cộng sôi nổi. Trong một thời gian rất ngắn, Miến Điện đã chuyển từ tình trạng bị cô lập về mặt quốc tế lên một quá trình hòa nhập quốc tế toàn diện. Những sự kiện này chẳng có ai đoán trước được, và tất cả đã xảy ra trong vòng hai năm. (Xin nhấn mạnh, nghiên cứu sinh này đã biết quá trình biển đổi đã bất đầu sớm hơn; thế nhưng việc tăng tóc độ thay đổi cực nhanh từ 2011 gần như là không có ai đoán trước được.)
Các tài liệu lý thuyết về chính trị so sánh, xã hội học chính trị, và kinh tế chính trị học quốc tế có thể đóng góp rất nhiều vào việc phân tích trường hợp của Myanmar. Thế nhưng, không một trong những lĩnh vực lý thuyết này cung cấp một sự hiểu biết gắn liền với ‘thay đổi chế độ’ (regime change). Thực vậy, sự bất lực để dự báo sự trỗi dậy, sụp đổ, và tiến triển của những chế độ kinh tế-chính trị đã được công nhận là một vấn đề bao trùm mọi lĩnh vực trong khoa học xã hội.
Bình luận
Tôi đã nghĩ đến nghiên cứu của sinh viên này sáng nay khi biết tin thêm một blogger ở Việt Nam đã bị bắt giữ, dưới Điều 258, Bộ luật Hình sự, viết rằng “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Điều 79 và 88 và (ít khi hơn) Điều 258 ở Viêt Nam là những công cụ được sử dụng thường xuyên để bắt giữ những người bất đồng chính kiến. Và càng ngày càng nhiều người ủng hộ cải cách chính trị ở Việt Nam – trong và ngoài bỗ mấy - xắc định rằng hai điều ngày là nguy hiểm và quá dễ rằng bị phái bao thủ và các nhóm lợi ích làm dụng.
Rõ ràng Miến Điện vẫn còn nhiều vấn đề. Và chính tôi rất lo ngại về những gì đã xảy ra ở nước này đối với dân tộc Rohingya. Thế thì ở Miến Điện việc như Điều 88 và 258 gần như là không còn nữa. Miến Điện chưa phải là một hình mẫu vì vẫn bị quân đội thống trị. Thế nhưng, chính Miến Điện là một trường hợp khá thú vị cho Việt Nam vì nước này có thay đổi nhanh và môi trường chính trị ở nước này khác hẳn so với tình hình cách đây chưa đầy hai năm. Và có bao nhiêu nhà đâu từ đang chạy sang Miến Điện? Nhiều chứ!
Miến Điện không phải là Việt Nam và bộ máy của Việt Nam có thể nói là phức tạp hơn và có thể vững chắc hơn. Ở Miến Điện, sự thay đổi đã tiếp diễn chủ yếu vì cấp lãnh đạo và thậm chí một cá nhân, Thiên Sein. Trong khi lịch sử cho thấy những thay đổi tương tự ở Việt Nam phải có động lực từ trong lẫn ngoài bộ máy mới đuợc.
Sinh viên mà tôi đang hướng dẫn sẽ tiến hành nghiên cứu để hiểu sâu hơn những điều kiện và nguyên nhân đã góp phần vào việc “thay đổi chế độ” ở Miến Điện. Và sau khi làm nghiên cứu này sẽ rút ra bài học từ kinh nghiệm của những trường hợp khác như Indonesia, Hàn Quốc, Đại Luân, Nam Phi, v.v. và v.v.
Khi chuyện về cuộc cải cách chính trị xã hội thành công của Việt Nam trong đầu thế kỳ 21 được kể lại sau mấy năm nữa, (chưa rõ), lúc mà người dân và Nhà Nước Viêt Nam đã bỏ được cả điều 79, 88 và 258 trong Luật Hình Sự sẽ được coi là một thời điểm quyết định. Cần bao nhiều tháng, bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỳ nữa thì chưa rõ.Chẳng có gì tự đọng cả.
Suy cho cùng, những diễn biến chính trị trong một chế độ độc tài rất khó đoán. Trong những chế độ như thế nhiều người (và hầu hết người trong bộ máy) giấu quan điểm của mình đến phút quyết định. Phút đó xa hay gần hiện nay không rõ. Điều chưa rõ ràng là người Việt Nam sẽ chờ bao nhiêu lâu. Nếu quan sat của tôi không sai, Ý tưởng chỉ có thể chờ đợi thế hệ lãnh đạo hiện hành qua đời đã bị dân Việt vứt bỏ rồi. Người Việt Nam trong và ngoài bộ máy đang tìm cách làm lịch sử chạy nhanh hơn.
Liệu đồng ý hay không đồng ý với bình luận này, muốn hay không muốn cải cách chính trị ở Việt Nam, thì it nhất, trường hợp của Miến Điện đặt ra nhiều câu hỏi thú vị về những cơ chế tác động đến tốc độ và hướng thay đổi lịch sử. Có lẽ một ngày trong tương lai không xa những nghiên cứu sinh sẽ quan tâm đến một quá trình chuyển biến tương tự ở Việt Nam.
Jonathan London
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2013/05/27/mien-dien-va-viet-nam/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mien-dien-va-viet-nam