Trang lá cải
Miếng ăn miếng nhục, tự hào gì khi bún chửi Hà Nội lên CNN?
Kênh truyền hình CNN vừa phát một phóng sự về quán “bún chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên-Hà Nội và người dẫn chương trình Anthony Bourdain gọi đó là “món ăn đặc sắc của Việt Nam”.
Quán “bún chửi” là một quán nhỏ nằm ở phố Ngô Sĩ Liên, Đống Đa, Hà Nội chuyên bán các món bún như: Bún sườn móng giò, bún dọc mùng…
Trong chương trình ẩm thực vừa phát của CNN, đầu bếp Anthony Bourdain cũng đề cập đến tên gọi đặc biệt của quán bún này, ông bình luận về những câu quát, chửi và cách ăn nói, khẩu khí của chủ quán là: “Đây là các giao tiếp suồng sã và thẳng thắn của bà chủ quán với khách hàng của bà”.
Trong chương trình phát trên CNN, khán giả thấy bà chủ quán, vẻ mặt rất “chảnh”, trả lời một thực khách gọi món bún mọc như hắt nước đuổi đi: “Quán chị không có mọc, em thích thì ra ngoài chợ. Mà tốt nhất là về nhà tự nấu lấy mà ăn nhé. Ở đây không làm. Đi luôn”.
Sau khi xem chương trình, nhà báo Trương Anh Ngọc, từ Rome (Italy) đã có những ý kiến bình luận về video và thái độ tiếp nhận của nhiều người Việt Nam trước video này như sau:
“Mấy người bạn mình bảo, thật tự hào khi thấy bún chửi của Hà Nội cũng lên CNN. Mình không rõ tự hào ở đây là tự hào thật hay là trong ngoặc kép. Mình chỉ thấy xấu hổ.
Chương trình của Anthony Bourdain không đơn thuần là một chương trình về ẩm thực, mà là về văn hóa. Và Bourdain đi khắp nơi trên thế giới để ghi lại những hình ảnh về các nét văn hóa thông qua ẩm thực, lối sống và con người.
Và có thể ông nhìn thấy trong cái quán bún chửi ấy, thông qua văn hóa giao tiếp của bà chủ một nét văn hóa gì đấy của Hà Nội chăng?
Mình không rõ ý đồ của chương trình ở đây là gì, nhưng rõ ràng là Bourdain thấy lạ, độc đáo và vì thế, những hình ảnh và lời nói (có phụ đề tiếng Anh) của bà chủ quán đi khắp thế giới.
Thông điệp của người làm chương trình có thể là gì, ngoài việc chửi khi bán hàng cũng có thể là một nét văn hóa Hà Nội liên quan đến ẩm thực? Nếu thông điệp là thế, mình chẳng hề cảm thấy tự hào.
Các cụ nói, miếng ăn là miếng nhục, trong trường hợp này có lẽ không sai. Người ta sẵn sàng nghe bà chủ hầm hè với nhân viên bưng bê hoặc thậm chí văng vài thứ vào mặt mình và rồi chấp nhận, với lí do, ăn ở đó ngon.
Mình không bao giờ chấp nhận một thứ dịch vụ thiếu văn hóa kiểu đó. Thứ văn hóa dịch vụ xuống cấp ấy sở dĩ vẫn tồn tại được và có thể sẽ còn phát triển, bởi người ta sẵn sàng chịu nhục (hoặc bịt tai lại, hoặc cho là “nó chừa mình ra”) để được miếng ngon.
Đây không phải là mậu dịch thời bao cấp thiếu thốn đủ thứ và cái gì cũng phải phân phối theo tiêu chuẩn để bà chủ trong vai người bán hàng làm phước cho khách hàng đứng xếp hàng mà như đang xin xỏ.
Người bán hàng là người cung cấp dịch vụ, không phải là bố tướng, và khách hàng bỏ tiền ra để được phục vụ cho tương xứng với số tiền đã bỏ ra, trong một không gian mà họ chấp nhận được.
Nhưng khách hàng ở mình nhiều người dễ dãi quá. Họ có thể nổi khùng trên Facebook khi ai đó không đồng ý với quan điểm của mình.
Họ cũng sẵn sàng gây gổ đánh lại hoặc chửi người khác trong các vụ đụng xe trên đường. Nhưng họ sẵn sàng cất đi lòng tự trọng của họ vào ngăn kéo trước các dịch vụ kiểu này, chỉ cần được ăn ngon, ngon theo định nghĩa của họ.
Ngon ư? Xin lỗi, tôi cần được tôn trọng”.
Nguồn: Thể Thao Văn Hóa
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Miếng ăn miếng nhục, tự hào gì khi bún chửi Hà Nội lên CNN?
Kênh truyền hình CNN vừa phát một phóng sự về quán “bún chửi” ở phố Ngô Sĩ Liên-Hà Nội và người dẫn chương trình Anthony Bourdain gọi đó là “món ăn đặc sắc của Việt Nam”.
Quán “bún chửi” là một quán nhỏ nằm ở phố Ngô Sĩ Liên, Đống Đa, Hà Nội chuyên bán các món bún như: Bún sườn móng giò, bún dọc mùng…
Trong chương trình ẩm thực vừa phát của CNN, đầu bếp Anthony Bourdain cũng đề cập đến tên gọi đặc biệt của quán bún này, ông bình luận về những câu quát, chửi và cách ăn nói, khẩu khí của chủ quán là: “Đây là các giao tiếp suồng sã và thẳng thắn của bà chủ quán với khách hàng của bà”.
Trong chương trình phát trên CNN, khán giả thấy bà chủ quán, vẻ mặt rất “chảnh”, trả lời một thực khách gọi món bún mọc như hắt nước đuổi đi: “Quán chị không có mọc, em thích thì ra ngoài chợ. Mà tốt nhất là về nhà tự nấu lấy mà ăn nhé. Ở đây không làm. Đi luôn”.
Sau khi xem chương trình, nhà báo Trương Anh Ngọc, từ Rome (Italy) đã có những ý kiến bình luận về video và thái độ tiếp nhận của nhiều người Việt Nam trước video này như sau:
“Mấy người bạn mình bảo, thật tự hào khi thấy bún chửi của Hà Nội cũng lên CNN. Mình không rõ tự hào ở đây là tự hào thật hay là trong ngoặc kép. Mình chỉ thấy xấu hổ.
Chương trình của Anthony Bourdain không đơn thuần là một chương trình về ẩm thực, mà là về văn hóa. Và Bourdain đi khắp nơi trên thế giới để ghi lại những hình ảnh về các nét văn hóa thông qua ẩm thực, lối sống và con người.
Và có thể ông nhìn thấy trong cái quán bún chửi ấy, thông qua văn hóa giao tiếp của bà chủ một nét văn hóa gì đấy của Hà Nội chăng?
Mình không rõ ý đồ của chương trình ở đây là gì, nhưng rõ ràng là Bourdain thấy lạ, độc đáo và vì thế, những hình ảnh và lời nói (có phụ đề tiếng Anh) của bà chủ quán đi khắp thế giới.
Thông điệp của người làm chương trình có thể là gì, ngoài việc chửi khi bán hàng cũng có thể là một nét văn hóa Hà Nội liên quan đến ẩm thực? Nếu thông điệp là thế, mình chẳng hề cảm thấy tự hào.
Các cụ nói, miếng ăn là miếng nhục, trong trường hợp này có lẽ không sai. Người ta sẵn sàng nghe bà chủ hầm hè với nhân viên bưng bê hoặc thậm chí văng vài thứ vào mặt mình và rồi chấp nhận, với lí do, ăn ở đó ngon.
Mình không bao giờ chấp nhận một thứ dịch vụ thiếu văn hóa kiểu đó. Thứ văn hóa dịch vụ xuống cấp ấy sở dĩ vẫn tồn tại được và có thể sẽ còn phát triển, bởi người ta sẵn sàng chịu nhục (hoặc bịt tai lại, hoặc cho là “nó chừa mình ra”) để được miếng ngon.
Đây không phải là mậu dịch thời bao cấp thiếu thốn đủ thứ và cái gì cũng phải phân phối theo tiêu chuẩn để bà chủ trong vai người bán hàng làm phước cho khách hàng đứng xếp hàng mà như đang xin xỏ.
Người bán hàng là người cung cấp dịch vụ, không phải là bố tướng, và khách hàng bỏ tiền ra để được phục vụ cho tương xứng với số tiền đã bỏ ra, trong một không gian mà họ chấp nhận được.
Nhưng khách hàng ở mình nhiều người dễ dãi quá. Họ có thể nổi khùng trên Facebook khi ai đó không đồng ý với quan điểm của mình.
Họ cũng sẵn sàng gây gổ đánh lại hoặc chửi người khác trong các vụ đụng xe trên đường. Nhưng họ sẵn sàng cất đi lòng tự trọng của họ vào ngăn kéo trước các dịch vụ kiểu này, chỉ cần được ăn ngon, ngon theo định nghĩa của họ.
Ngon ư? Xin lỗi, tôi cần được tôn trọng”.
Nguồn: Thể Thao Văn Hóa