Sức khỏe và đời sống
Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe.
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói: -Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:
-Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:
-Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:
-Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh đau nhức các khớp xương
.Phân loại.
Bệnh đau nhức các khớp xương hay còn gọi là phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là arthritis (viêm khớp). Có hai loại đau nhức: Osteoarthristis (viêm xương-khớp), tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis (viêm đa khớp dạng thấp) tạm gọi là loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai..
.Điểu trị.
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được mát xa (massage) thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
.Chĩ dẫn tập luyện.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm dây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai là đời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
-Phối hợp vừa châm c𓁙u, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
-Trường hợp đau kinnh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
-Mua một cái máy mát-xa nhỏ ccầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Chuyên đề 2: Thể-dục giúp hồi-biến lão-hoá.
Chúng ta ai cũng biết là thể-dục có lợi-ích vì kích- thích sư lưu-chuyển của máu huyết và tăng sức mạnh cho hệ-thống tim mạch. Thể-dục tăng cường sinh- lực, đốt các calori và giảm trầm- cảm. Đối với những người bị tiểu đường, thể-dục cải-thiện tính nhạy-cảm của insulin. Thể-dục cũng còn có thể giữ bệnh Alzheimer chậm phát-triển. Nhưng có một điều chúng ta chưa biết: đó là thể-dục có thể hồi-biến một phần sự lão- hoá của các tế-bào (reverse aging at the cellular level)
Một báo-cáo mới đây cho biết hiệu-quả của sáu tháng rèn luyện sức mạnh cho 25 người tuổi 65 hay hơn (tuổi trung bình 70). Các nhà khoa- hoc đã thực- hiện sinh-thiết (biopsy) các tế- báo cơ đùi của những người này trước và sau khi rèn luyện. Sau đó kết- quả đươc đối-chiếu với kết-quả sinh-thiết tương- tự trên 26 người trẻ (tuổi trung- bình 22). Các nhà khoa-học đã rất ngạc-nhiên khi phát-hiện ra là sáu tháng rèn luyện sức mạnh đã làm tính di-truyền thay đổi. Giáo- sư Simon Melov, giám- đốc Buck Institute tại Novato, Calif. nói” Dấu-ấn di-truyền [cuả các nguời già tham-gia ] đã hồi-biến thành dấu ấn di- truyền của những người trẻ tuổi hơn – tuy không hoàn toàn nhưng cũng đủ để khẳng-định là hình-diện di-truyền của các nguời tham-gia giống hình-diện của người trẻ hơn là của người già”
Vậy họ đã tập-luyện như thế nào để tạo nên sự thay đổi di-truyền như thế?
Các người [cao-niên] tham-gia phải theo một chương trình tập luyện khắt khe, mỗi tuần hai buổi rèn luyện sức mạnh , mỗi buổi một giờ, với những loại máy tập thông thuờng các câu- lac- bộ thể-dục đều có. Vào mỗi buổi tập, họ phải làm 10 động- tác co cơ-bắp cho mỗi nhóm cơ-bắp và lập lại như thế 3 lần cho mỗi nhóm với những quả tạ nhẹ hơn loại mà các người trẻ thường dùng. Các huấn-luyện- viên có mặt thường-trực để chắc chắn mọi người đều sử- dụng máy đúng cách .. Chương- trình rèn luyện đươc hoach- đinh làm sao cho vừa đủ, để các người tham-gia vẫn còn sức đi mua sắm, chơi golf hay bơi lội….
Thế các gien biến đổi ra sao?
Khi giai-đoạn rèn luyện sáu tháng bắt đầu, bác- sĩ Melov nhận thấy có những khác- biệt đáng kể giữa biểu-hiện (expression) của 600 gien người già và người trẻ, chứng tỏ là các gien này có hoat-tính mạnh hay yếu tùy theo tuổi tác.
Sau sáu tháng, sự tập luyện đã làm biến-đổi biểu-hiện của một phần ba số các gien, còn hai phần ba kia không biền-đổi. Bác sĩ Melov nói “các gien không biến-đổi dường như có liên- quan với sự lão- hóa, chứ không phải với việc tập luyện”“
Ông rất ngac-nhiên nhận xét thấy một nét chung cho tất cả các gien đã biến-đổi : đó là chúng đều có liên-hệ tới sự vận-hành của mitochondria, một trung-tâm năng-lựợng (power house) của các tế bào , có khả-năng sản- xuất năng- lương từ các chất dinh-dưỡng,
Bạn có biết các người già thay đổi ra sao sau khoá rèn luyên không?
Họ đều cảm thấy có nhiều sinh-lực hơn. Vài người tâm- sự “ trước đây tôi khó nhọc lắm mới bế đựơc đứa cháu lên. Nhưng bây giờ thì dễ dàng hơn nhiều”.
Một số người khác nói là bây giờ ho có thể mang túi nặng thực- phẩm dễ dàng hay leo lên cầu thang một cách thoải-mái.
Thật vậy kết- quả trắc-định cho thấy năng-lực của họ tăng lên 50 phần trăm.
Cụ bà Barbara Ford, 72 tuổi, sống tại Hamilton (Ontario) kể lại các cháu của cụ rất đỗi ngạc-nhiên khi sờ thấy những bắp thịt nở nang của cụ
Vậy thì bạn còn chờ gì nữa. Bạn hãy bắt đầu tập luyện đi…..các gien sẽ giúp bạn trẻ lại mà! Tục- ngữ có câu “trễ còn hơn không”
Chuyên đề 3: Đi bộ để rèn luyện sức khoẻ
Kết-quả nghiên-cứu trong hơn 20 năm qua cho thấy là đi bộ có thể giảm rủi-ro bị bệnh tim, tai biến mạch máu não và bệnh tiểu đường, kiểm-soát cân nặng, và cải-thiện cả khả-năng nhận-định nữa. Bảng liệt-kê các lợi-ích của đi bộ ngày một dài thêm.
Tại hội-thảo do American College of Sports Medicine tổ chức năm 2005, có tới 106 báo-cáo về giá-trị của đi bộ, trong đó nhiều bài nói về lợi ích của đi bộ đối với người lớn tuổi.
Một báo-cáo của Đai-hoc Wisconsin cho biết là những người lớn tuổi đi bộ đều đặn có một đời-sống tốt đẹp vì tâm-trạng thoải mái hơn, sức khoẻ dồi dào hơn, và khớp xương ít đau hơn. Đi bộ còn đốt calori- khoảng 100 calori mỗi mile- và làm cho cơ-bắp thêm rắn chắc.
Theo báo-cáo của Erasmus Medical Center tại Hòa-lan thì một khảo-sát trên 4.121 nguời tuổi 50 trở lên cho thấy những người đi bộ đều-đăn sống thọ hơn. Bác sĩ Oscar Franco trưởng nhóm nghiên-cứu nói “Đi bộ một cách tích-cực trong nửa giờ, năm lần một tuần sẽ tăng thêm ba năm tuổi thọ”
Hiện nay người ta chưa biết rõ làm sao đi bộ lại có hiệu-quả lớn lao như vậy. Nhưng người ta biết là đi bộ gia-tăng số tế-bào sinh năng-lương và cải-thiện khả- năng cung-cấp oxygen của tim cho các cơ-bắp. Nói chung đi bộ giúp cải- thiện hoạt-đông toàn-diện của cơ-thể .Một khi cơ-thể hoat-đông tốt thì rủi-ro bị bệnh sẽ giảm đi.
Đi bộ thật là một toa thuốc dễ nhất cho sức khỏe! Giáo-sư David Bassett tại Đại học Tennessee nhận-xét “Đi bộ rất an-toàn , có thể đi bộ ở bất cứ nơi nào mà lại chẳng cần quần áo tâp hay dụng-cụ đăc-biệt gì cả”. Riêng đối với người lớn tuổi đi bộ tốt hơn là chạy bộ vì không làm mỏi khớp xương. Dù là đi bộ trên máy, trong thương-xá hay ngoài trời kết-quả tối-hậu vẫn là….một sức khỏe tốt đẹp hơn. Nhưng vấn-đề là đi bộ phải cho đúng cách mới có hiệu-qủa tốt
Đi bộ bao lâu ,bao xa?
Trong thập-niên qua các chuyên-gia khuyến-cáo nên đi bộ mỗi ngày 30 phút, mỗi tuần năm ngày.Thời-gian 30 phút có thể ngắt quãng: 10 phút lúc này, 10 phút lúc khác…
Mới đây do phong-trào từ Nhật môt tiêu-chuẩn khắt-khe đã được đưa ra: đó là đi 10.000 bước mỗi ngày. Điều này tương-đương với 5 mile tức là dài hơn khoảng đường mà ít ai đi đuợc trong 30 phút.
Một khi đi bộ đã quen thì nên tập thêm leo nấc bậc hay leo dốc .
Đi bộ bao nhanh?
Giáo sư I-Min Lê thuộc Đại-hoc Harvard khuyên khi đi bộ sải chân phải vừa đủ sao cho bắt đầu thấy chảy mồ-hôi và hơi thở gấp nhưng vẫn còn nói đươc.
Đi bộ ra sao?
Chuyên-viên về đi bộ Mark Fenton khuyên khi đi bộ nên :
-thẳng người, tầm mắt nhìn ngang ,
-bước nhanh nhưng sải chân không nhất thiết phải dài,
-tay gập 90 độ ở khuỷu. Trong khi đi hai tay đưa lên đưa xuống sao cho bàn tay vạch cung tròn từ thắt lưng lên tới ngang ngực,
-mỗi bước nhấn mạnh lên các đầu ngón chân đẩy về phiá sau, đồng thời đưa nhanh chân kia về phía trước
Chúng ta cũng có thể theo gương cố tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Trong suốt nửa thế kỷ mỗi sáng ông đều đi bộ 2 mile với nhip-độ nhà binh 120 bước một phút và với một đầu óc khoáng-đạt. Ông nói “Điều duy nhất tôi cố gắng làm trong khi đi bộ là tự tìm lấy hứng thú” Nhờ đi bộ như vậy mà ông đã thọ tới 88 tuổi.
Chuyên đề 4: Bài tập xoa bóp và thư giãn giúp giảm Stress
Nguyễn Chu Công
Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống, nếu không được giải tỏa, có thể trở thành stress mạn tính, dẫn tới nhiều bệnh tật như đau đầu kéo dài, suy nhược thần kinh, nặng hơn nữa là cao huyết áp, các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, v.v...
Nguyên nhân của stress và sự giải tỏa stress
http://www.youtube.com/watch?v=S7_rsBIokA8&NR=1&feature=fvwp
http://www.youtube.com/watch?v=xOpZU320v5E&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=5vNffSBJ0W
Xoa bóp (Massage) và thư giãn (relaxation) là một trong những phương cách có thể giúp giảm bớt stress.
Dưới đây là một số động tác đơn giản có tác dụng giúp thư giãn, giảm đau và giảm bớt stress rất hiệu quả, có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi.
Động tác 1.
Nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, hoặc ngồi trên ghế tựa, hoặc đứng thẳng, thả lỏng cơ bắp toàn thân, mắt nhắm hờ, tập trung ý nghĩ về vùng Đan điền, tức vùng hạ vị (ở dưới rốn khoảng 5 cm, chiều ngang của 3 ngón tay trỏ, giữa và ngón áp út để sát nhau), loại bỏ mọi ý nghĩ khác, thở chậm, sâu, đều. Mỗi nhịp thở gồm các thì hít vào từ từ, hết sức, bụng phình ra, nín thở, giữ hơi trong vài giây rồi thở ra từ từ, hết sức, bụng thót lại, nín thở trong vài giây. Tốc độ hợp lý là từ 6 – 8 nhịp thở trong một phút. Mỗi lần tập từ 5 - 10 phút.
Tác dụng: Thư giãn, xoa bóp nội tạng trong cơ thể.
Động tác 2. Đan hai bàn tay vào nhau, vòng ra sau đầu, áp vào vùng gáy, xát lên, xát xuống, 20 lần.
Tác dụng: Làm nóng vùng gáy, giãn cơ và tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng cường lưu thông máu lên não.
Động tác 3. Duỗi thẳng các ngón tay, khép lại, áp hai lòng bàn tay vào nhau, xát cho nóng lên. Rồi, mắt nhắm lại, áp các ngón tay vào mắt, vuốt từ trong ra ngoài 10 – 15 lần. Sau đó, dùng ngón cái và ngón trỏ véo da vùng gờ trên ổ mắt dọc cung lông mày từ trong ra ngoài 5 – 10 lần. Làm hai bên cùng một lúc.
Tác dụng: Thư giãn vùng mắt, chống mỏi mắt, giảm căng thẳng. Động tác này tác dụng rất tốt với những người làm việc nhiều trước máy tính.
Động tác 4. Dùng mô đầu ngón tay miết từ đầu gờ trên ổ mắt, vòng lên trán theo hình vòng cung ra đến thái dương rồi vòng lên trên sau tai, từ 15 - 20 lần.
Tác dụng: Giảm căng thẳng, đau đầu. Tác dụng rất tốt với những người lao động trí óc, phải làm việc nhiều; Đặc biệt với học sinh, sinh viên trong mùa thi cử.
Động tác 5. Khum các ngón tay lại như chiếc lược, đầu các ngón tay miết mạnh xuống da chải tóc từ trước ra sau 20-30 lần.
Tác dụng: Thông kinh mạch vùng đầu. Tác dụng rất tốt với những người bị đau đầu kéo dài.
Động tác 6. Đặt hai lòng bàn tay ở hai bên đầu đối xứng nhau , vỗ nhẹ vòng tròn xung quanh đầu theo chiều kim đồng hồ, hết tầm xoay của tay thì vỗ ngược lại. Khi vỗ, hai điểm tác động phải luôn đối xứng nhau. Làm 3 - 5 lần. Tiếp theo, khép bàn tay, dùng phần gan 4 ngón tay, trừ ngón cái, vỗ nhẹ trên toàn bộ da đầu theo hướng từ đỉnh đầu ra trước, sang hai bên, ra sau xuống vùng gáy. Làm 3 – 5 lần.
Tác dụng: Như động tác 5 và an thần. Tác dụng tốt với những người luôn bị mất ngủ, do thần kinh căng thẳng.
Bài tập này, có thể tranh thủ làm bất kì lúc nào trong ngày, lúc ngủ dậy, trước lúc ngủ trưa, ngủ tối hoặc những lúc giải lao giữa giờ làm việc. Mỗi ngày tập 3-5lần hoặc hơn nếu có điều kiện. Điều quan trọng cần chú ý là phải có chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày và tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu đến mức tối đa
Videos coi thêm:
Xoa mặt và tai http://www.youtube.com/watch?v=Eau7vyAHdEQ
Chà da đầu http://www.youtube.com/watch?v=1ANcq4-tDFs&feature=channel
Xoa bóp cần cổ http://www.youtube.com/watch?v=nhD1WjPPPDY&feature=channel
Chuyên đề 5: Hô hấp trong khí công
Ý NIỆM VỀ KHÍ
Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force, Electromagnetism... Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do Inyushin.
"Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng. Khí thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần,...
Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khí cấu tạo ra vật, và cùng kết hợp với vật. Vật hoạt động sinh ra khí. Cũng như, cơ quan có sự liên hệ mật thiết với cơ năng. Cơ năng quyết định sự hình thành và phát triển cơ quan. Cơ quan sinh hoạt biến thành cơ năng. Nhà khoa học Einstein đã giải thích sự liên hệ giữa khí và vật bằng phương trình E = mc2. Năng lượng khí bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ là một, nhưng hai hình thức khác nhau. Khi khối lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được tỏa ra.
Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa hợp của những tế bào, phân tử, nguyên tử khác nhau. Tùy theo những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nước uống, không khí, thời tiết, xã hội...), nguồn năng lực (khí) trong cơ thể được gia tăng, hay bị suy giảm. Trong đời sống hàng ngày, nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên quan mật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người. Cũng như, hơi thở qua việc hô hấp không khí là một yếu tố quan trọng nhất, trong tiến trình phát sinh năng lực (Khí) con người. Qua tiến trình hô hấp không khí, dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thực phẩm, để sinh ra năng lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá học như sau:
Food + Oxygen ® Energy + Carbon Dioxide + Water
(Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ® (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước)
Năng lực (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng, điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng, dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần. Để có nguồn năng lực (khí) sung mãn, trong đời sống khỏe mạnh, ngoài hai yếu tố cần thiết phải có như dưỡng khí (Oxygen) (không khí trong lành), và thức ăn tươi tốt (đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quan trọng như: nước uống tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân bình, và vận động thể dục...
HÔ HẤP VÀ SỰ SỐNG
Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai trò quan trọng nhất, trong sự sống con người. Do đó, hô hấp là để sống, sống cần phải hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí) trong con người. Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với con người.
Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực, người ta áp dụng một số phương pháp hô hấp (hít thở) không khí đúng cách. Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh. Sinh lực được phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí (oxygen), được không khí mang vào cơ thể.
Hơi thở của một người khỏe mạnh bình thường được gọi là hơi thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốn đặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa. Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ý thức về hơi thở. Nói một cách khác, hơi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn, êm đềm, và đều đặn. Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng trong cơ thể, tình cảm an hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linh hồn minh mẫn.
Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở của học thường có vẻ mệt nhọc, do sức cố gắng mà ra. Hơi hít vào vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại. Những người có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất an, để đưa đến những nỗi lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày. Tiếp tục như thế, trong một thời gian lâu dài. Điều kiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, hơi thở của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập luyện khí công. Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bình thường.
Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là mười tám hơi thở (ra vào) trong một phút. Trong tiến trình tập luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần được kéo dài thêm. Vì vậy, khi đến giai đoan tiến bộ, học viên nên tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống, nghĩa là giảm dần số lần của hơi thở (ra vào) trong một phút.
Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào) từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào) trong một phút. Với tư thế ngồi thiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút. Có hai cách thông thường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuống bụng dưới (đan điền).
BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG
Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất là việc hiểu biết về sinh lý căn bản của các bộ phận liên quan đế tiến trình hô hấp của con người như sau:
Nhiệm vụ của phổi
Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ phận trung gian, để dẫn không khí ra vào hai lá phổi như: mũi, miệng, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi. Hai lá phổi được nằm ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn cách bởi quả tim. Lá phổi bên phải gồm có ba thùy. Lá phổi bên trái có hai thùy.
Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi lớn, và các động mạch, để dẫn vào bên trong hai lá phổi trái phải. Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trong phổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn đến tận cùng những túi nhỏ chứa không khí (gọi là Khí bào).
Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu túi nhỏ chứa không khí (Khí bào), chia thành hiều chùm khí bào, đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt. Phổi được cấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình thức như một tổ ong. Mỗi túi nhờ khí bào chứa đựng một phần không khí được hít vào. Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm xuyên qua thành của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) cùng những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống. Nếu thiếu sự hiện diện của máu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí (carbon dioxide).
Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ 4 đến 6 lít không khí, hoặc tương đương với số lượng không khí được chứa trong quả bóng rổ (basketball). Nếu những mô tầng của hai lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt.
Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng phổi vững chắc. Mặt ngoài của màng phổi này được dính vào thành trong lồng ngực. Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để cho hai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí.
Vai trò hoành cách mô
Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực, phần dưới là bụng. Hai phần này được ngăn cách bởi một "Hoành Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu). Sự co dãn của lồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hít thở không khí.
Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ xương sườn và xương ức. Khi hít hơi vào, hai lá phổi bắt đầu nở lớn dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các xương sườn. Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của bộ xương sườn, để cho lồng ngực được căng phồng lên. Do đó, bên trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích gia tăng của hai lá phổi. Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình), không có sự ảnh hưởng của hoành cách mô. Phần chủ yếu là sự dãn nở lớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí (oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng giữa của hai lá phổi.
Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào, không khí không bị dừng lại ở vùng giữa của hai lá phổi như nói trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá phổi. Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành cách mô, khiến cho hoành cách mô bị đẩy thấp xuống phía bụng dưới, khoảng 4 phân (centimeters). Động tác này tạo nên một khoảng trống, giữa mặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá phổi. Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy của hai lá phổi, dãn nở thêm xuống phía dưới. Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ khí bào, ở vùng dưới hai lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một sự dãn nở lớn gia tăng tối đa. Được như thế, các túi nhỏ khí bào mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa. Điều này rất quan trọng, vì cần phải có một số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa, để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại bỏ ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc tác dụng phản ứng biến thể trong phổi.
Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã khiến cho một số máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng, và màng ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch. Cũng như, tạo nên sự kích thích cho đôi dây thần kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở nên thanh tịnh.
Không khí được thổ ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến trình hô hấp. Song song với không khí được thở ra, hai lá phổi co thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các bắp thịt giữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại bình thường. Do đó, sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời tạo nên một sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáy phổi, tống mạnh không khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài.
Chuyên đề 6: Một phương pháp để kéo dài tuổi xuân: Shank Prakshalana - Bộ môn cơ bản của Yoga
Yoga có nhiều phương pháp để làm sạch ruột, nhưng tốt hơn cả là Shank Prakshalana. Nó đơn giản, vừa tầm với mọi người, có thể loại bỏ cáu bẩn của toàn bộ ống tiêu hóa - từ dạ dày đến hậu môn - mà không có phương pháp rửa ruột nào sánh kịp. Nước uống vào miệng thường sẽ chạy khắp ruột rồi tống ra ngòai. Phải uống tiếp cho đến khi nào nước thải ra cũng trong trẻo như khi được uống vào.
I- Chuẩn bị những gì?
Đun nước nóng pha muối, độ 5 – 6 gram muối cho một lít nước. Nước muối không thẩm thấu được qua lớp màng nhờn hay đẩy qua đường tiểu tiện mà sẽ được đẩy ra bằng lối hậu môn. Độ mặn là tùy nơi mình tính toán sao cho có thể uống được.
II- Uống vào lúc nào?
Tốt nhất là vào buổi sáng, lúc bụng đói. Toàn bộ thời gian súc ruột chiếm khoảng một giờ. Có lẽ vào sáng chủ nhật là tiện hơn cả.
III- Các giai đoạn thực hiện:
Công việc tuần tự như sau:
1) Uống một ly nước muối nóng (độ nóng tối đa mình có thể dùng được).
2) Liền sau đó tập bốn kiểu. Mỗi kiểu tám động tác trong vòng một phút.
3) Uống ly tiếp theo, và lại tập như trên. Cứ liên tục uống và tập như thế cho được sáu ly.
4) Xong sáu ly, và tập các kiểu nói trên thì vào đi cầu. Thường thường sau sáu ly xen kẻ với các kiểu tập thì đi tiêu được. Nếu sau năm phút mà bụng dạ vẫn cứ ngoan cố thì hãy rời cầu tiêu để tập lại các động tác quen thuộc mà không cần uống nước nữa, rồi vào đi cầu trở lại. Nếu gặp phải một bụng dạ ù lì quá cỡ, không chịu đi tiêu, thì phải rửa ruột với độ nửa lít nước ấm mà không có muối, để giúp khai thông đường ruột.. Sau khi rửa ruột như thế nhất định sẽ đi tiêu được.
5) Sau khi đã đi tiêu được lần đầu, lại tiếp tục uống một ly nước nóng có muối, và tập các động tác trên, cứ thế liên tục uống và tập cho đến khi nước chảy ra từ hậu môn sạch trong thì không uống nữa vì tiếp tục uống sẽ đi cầu mãi. Cho dù ruột già có bị phân bã đóng cứng đến mức độ nào chăng nữa thì cũng từ ly thứ mười hai đến ly thứ mười bốn là nước cho ra sẽ trong, nghĩa là ruột được súc sạch tối đa. Dĩ nhiên sau khi thôi uống còn bị đi cầu nhiều lần do nước chưa ra hết.
6) Điều quan trọng là sau khi súc ruột không được ăn uống gì trong nửa giờ liền nhưng cũng không nên để bụng trống quá một tiếng đồng hồ. Nên ăn cháo nhuyễn sau khi súc ruột là tốt nhất. Có thể ăn các loại cháo rau củ nấu nhừ, nhưng bữa ăn đầu cấm dùng các rau trái tươi, các loại gia vị cay, chua như tiêu, ớt, chanh ..., và cấm dùng sữa. Sau 24 giờ sẽ ăn bình thường nhưng càng ít thịt càng tốt.
Sau khi súc ruột, đợi ăn xong mới được uống, và cũng không được uống rượu, không nên uống sữa trong vòng 24 giờ liền.
IV- Khoảng cách giữa 2 lần súc ruột:
Ít nhất một năm súc ruột hai lần. Trung bình thì mỗi năm nên súc bốn lần vào lúc đổi mùa. Có những bậc thầy Yogi khuyên nên súc ruột hai tuần một lần. Tùy điều kiện và ý chí của mỗi người mà thực hiện. Có những người nấu nước rau cho dễ uống hơn là nước lã đun nóng.
Những người súc ruột sẽ rất ngạc nhiên được thấy những gì lưu trữ từ lâu trong các ngóc ngách của ruột già mình.. Thực khó mà tưởng tượng con người có thể chuyên chở trong ruột của mình quá nhiều phế thải quái dị như thế. Đó chính là đầu mối của nhiều bệnh tật và già lão, với da sạm, mắt mờ, tóc bạc, chân tay sưng nhức, và nhiều chuyện nữa.
Sau sự súc ruột, phép lạ chưa thể xuất hiện được ngay, nhưng người ta có thể nhận thấy hơi thở của mình trong sạch hơn, giấc ngủ nhẹ nhàng hơn, da thịt không còn ngứa ngáy, nổi các mụt nhọt. Súc ruột không chỉ có một tác dụng thanh lọc mà còn có tác dụng làm cho cường kiện. Nó kích thích gan và các hạch tuyến của ống tiêu hóa, đặc biệt là tụy tạng. Nhiều trường hợp bệnh đái đường mới phát được chữa lành nhờ súc ruột liền trong hai ngày, trong vòng hai tháng.. Súc ruột giúp sự thẩm thấu đồ ăn được tốt hơn, những người gầy có thể mập ra và những người mập có thể ốm bớt.
Phương pháp nầy không áp dụng cho những ai bị lỡ loét dạ dày (phải đợi lành mới thực hiện), những người đang bị tiêu chảy, kiết lỵ, bị đau cuống ruột, lao ruột hay ung thư ruột.
V- Các động tác thực hiện sau khi uống một ly nước nóng có muối:
Tổng hợp bốn kiểu gồm 32 động tác thực hiện chỉ trong vòng một phút mà thôi ( xem hình trên http://health.site50.net/)
1) Kiểu 1: Đứng thẳng, hai chân cách khoảng 30 phân, hai tay đan lại, lòng bàn tay ngữa lên, thẳng lưng, hít thở bình thường, không xoay lưng, chỉ nghiêng mình qua trái rồi qua phải, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng: 10 giây đồng hồ. Tác dụng: Đưa nước từ dạ dày xuống ruột non.
2) Kiểu 2: Khởi sự như kiểu 1, duỗi thẳng tay mặt, xếp tay trái cho đầu ngón tay chạm đầu xương vai mặt. Quay tròn mình, cho tay quay theo càng xa càng tốt, mắt nhìn theo đầu ngón tay. Quay trái rồi quay phải, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 10 giây. Tác dụng: Tiếp tục đẩy nước vào ruột non.
3) Kiểu 3: Nằm dài theo kiểu rắn hổ mang, chỉ ngón chân và bàn tay chấm đất. Hai chân cách khoảng 30 phân (quan trọng). Quay nhìn sang phải rồi sang trái. Quay phải thì nhìn gót chân trái, và ngược lại. Động tác phải liên tục, mỗi bên tổng cộng 4 lần, tối đa từ 10 đến 15 giây. Tác dụng: Tiếp tục đưa nước xuống ruột non.
4) Kiểu 4: Ngồi chồm hổm, hai chân cách nhau 30 phân, 2 gót chân hơi ra ngoài đùi chứ không đặt dưới mông, hai tay đặt trên hai đầu gối dang rộng ra độ 50 phân. Quay người cho đầu gối trái chạm đất ngang trước bàn chân mặt. Các bàn tay đẩy liên tục đùi mặt qua trái, rồi đùi trái qua mặt để ép nửa phần bụng. Nên quay nhìn ra sau để xoay người, ép vào ruột già.
Chú ý: Ba kiểu trước có thể khởi đầu từ phía nào cũng được, nhưng kiểu 4 phải ép phía ruột bên phía mặt trước, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 15 giây. Tác dụng: Đưa nước xuống ruột già.
VI- Kinh nghiệm thực hiện:
1) Nên tập dượt trước để có thể thực hiện trong vòng 1 phút cả 32 động tác để khỏi kéo dài thời gian súc ruột.
2) Không cần nấu nước sôi có muối (vì khó giữ nước nóng lâu) mà nên có sẵn một bình thủy nước sôi, một bình nước lọc, một lọ muối để khi nào uống thì pha chế.
3) Uống xong một ly thì ghi số đặng kiểm tra sự thực hiện. Sau khi súc ruột nên ghi số ly đã uống, số lượt đi cầu và ngày thực hiện trong một cuốn sổ sức khỏe cá nhân để theo dõi.
4) Loại ly dùng uống súc ruột là loại ly thường, cao độ 13 cm, rộng 7 cm. Còn độ mặn thì nếu mặn quá sẽ khó uống, nhạt quá sẽ kém tác dụng. Theo tài liệu thì như xê-rum nước biển là được.
5) Nên súc ruột hàng tháng là tốt nhất.
6) Đừng vội bằng lòng quá sớm khi ruột chưa súc thật sạch. Nên cố gắng đợi cho nước ra thật trong rồi mới dừng.
7) Nên súc sớm vào giờ giấc không có khách đến nhà kẻo phải gián đoạn, bị động.
Mời xem thêm video
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD
Trương Kim Anh chuyển
Mời các bạn xem vài chuyên đề về sức khỏe.
Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói: -Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:
-Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:
-Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:
-Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.
Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh đau nhức các khớp xương
.Phân loại.
Bệnh đau nhức các khớp xương hay còn gọi là phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là arthritis (viêm khớp). Có hai loại đau nhức: Osteoarthristis (viêm xương-khớp), tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis (viêm đa khớp dạng thấp) tạm gọi là loại Hai.
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai..
.Điểu trị.
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được mát xa (massage) thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.
.Chĩ dẫn tập luyện.
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.
Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm dây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai là đời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A-CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B-CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C-CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D-CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
-Phối hợp vừa châm c𓁙u, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
-Trường hợp đau kinnh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
-Mua một cái máy mát-xa nhỏ ccầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.
Chuyên đề 2: Thể-dục giúp hồi-biến lão-hoá.
Chúng ta ai cũng biết là thể-dục có lợi-ích vì kích- thích sư lưu-chuyển của máu huyết và tăng sức mạnh cho hệ-thống tim mạch. Thể-dục tăng cường sinh- lực, đốt các calori và giảm trầm- cảm. Đối với những người bị tiểu đường, thể-dục cải-thiện tính nhạy-cảm của insulin. Thể-dục cũng còn có thể giữ bệnh Alzheimer chậm phát-triển. Nhưng có một điều chúng ta chưa biết: đó là thể-dục có thể hồi-biến một phần sự lão- hoá của các tế-bào (reverse aging at the cellular level)
Một báo-cáo mới đây cho biết hiệu-quả của sáu tháng rèn luyện sức mạnh cho 25 người tuổi 65 hay hơn (tuổi trung bình 70). Các nhà khoa- hoc đã thực- hiện sinh-thiết (biopsy) các tế- báo cơ đùi của những người này trước và sau khi rèn luyện. Sau đó kết- quả đươc đối-chiếu với kết-quả sinh-thiết tương- tự trên 26 người trẻ (tuổi trung- bình 22). Các nhà khoa-học đã rất ngạc-nhiên khi phát-hiện ra là sáu tháng rèn luyện sức mạnh đã làm tính di-truyền thay đổi. Giáo- sư Simon Melov, giám- đốc Buck Institute tại Novato, Calif. nói” Dấu-ấn di-truyền [cuả các nguời già tham-gia ] đã hồi-biến thành dấu ấn di- truyền của những người trẻ tuổi hơn – tuy không hoàn toàn nhưng cũng đủ để khẳng-định là hình-diện di-truyền của các nguời tham-gia giống hình-diện của người trẻ hơn là của người già”
Vậy họ đã tập-luyện như thế nào để tạo nên sự thay đổi di-truyền như thế?
Các người [cao-niên] tham-gia phải theo một chương trình tập luyện khắt khe, mỗi tuần hai buổi rèn luyện sức mạnh , mỗi buổi một giờ, với những loại máy tập thông thuờng các câu- lac- bộ thể-dục đều có. Vào mỗi buổi tập, họ phải làm 10 động- tác co cơ-bắp cho mỗi nhóm cơ-bắp và lập lại như thế 3 lần cho mỗi nhóm với những quả tạ nhẹ hơn loại mà các người trẻ thường dùng. Các huấn-luyện- viên có mặt thường-trực để chắc chắn mọi người đều sử- dụng máy đúng cách .. Chương- trình rèn luyện đươc hoach- đinh làm sao cho vừa đủ, để các người tham-gia vẫn còn sức đi mua sắm, chơi golf hay bơi lội….
Thế các gien biến đổi ra sao?
Khi giai-đoạn rèn luyện sáu tháng bắt đầu, bác- sĩ Melov nhận thấy có những khác- biệt đáng kể giữa biểu-hiện (expression) của 600 gien người già và người trẻ, chứng tỏ là các gien này có hoat-tính mạnh hay yếu tùy theo tuổi tác.
Sau sáu tháng, sự tập luyện đã làm biến-đổi biểu-hiện của một phần ba số các gien, còn hai phần ba kia không biền-đổi. Bác sĩ Melov nói “các gien không biến-đổi dường như có liên- quan với sự lão- hóa, chứ không phải với việc tập luyện”“
Ông rất ngac-nhiên nhận xét thấy một nét chung cho tất cả các gien đã biến-đổi : đó là chúng đều có liên-hệ tới sự vận-hành của mitochondria, một trung-tâm năng-lựợng (power house) của các tế bào , có khả-năng sản- xuất năng- lương từ các chất dinh-dưỡng,
Bạn có biết các người già thay đổi ra sao sau khoá rèn luyên không?
Họ đều cảm thấy có nhiều sinh-lực hơn. Vài người tâm- sự “ trước đây tôi khó nhọc lắm mới bế đựơc đứa cháu lên. Nhưng bây giờ thì dễ dàng hơn nhiều”.
Một số người khác nói là bây giờ ho có thể mang túi nặng thực- phẩm dễ dàng hay leo lên cầu thang một cách thoải-mái.
Thật vậy kết- quả trắc-định cho thấy năng-lực của họ tăng lên 50 phần trăm.
Cụ bà Barbara Ford, 72 tuổi, sống tại Hamilton (Ontario) kể lại các cháu của cụ rất đỗi ngạc-nhiên khi sờ thấy những bắp thịt nở nang của cụ
Vậy thì bạn còn chờ gì nữa. Bạn hãy bắt đầu tập luyện đi…..các gien sẽ giúp bạn trẻ lại mà! Tục- ngữ có câu “trễ còn hơn không”
Chuyên đề 3: Đi bộ để rèn luyện sức khoẻ
Kết-quả nghiên-cứu trong hơn 20 năm qua cho thấy là đi bộ có thể giảm rủi-ro bị bệnh tim, tai biến mạch máu não và bệnh tiểu đường, kiểm-soát cân nặng, và cải-thiện cả khả-năng nhận-định nữa. Bảng liệt-kê các lợi-ích của đi bộ ngày một dài thêm.
Tại hội-thảo do American College of Sports Medicine tổ chức năm 2005, có tới 106 báo-cáo về giá-trị của đi bộ, trong đó nhiều bài nói về lợi ích của đi bộ đối với người lớn tuổi.
Một báo-cáo của Đai-hoc Wisconsin cho biết là những người lớn tuổi đi bộ đều đặn có một đời-sống tốt đẹp vì tâm-trạng thoải mái hơn, sức khoẻ dồi dào hơn, và khớp xương ít đau hơn. Đi bộ còn đốt calori- khoảng 100 calori mỗi mile- và làm cho cơ-bắp thêm rắn chắc.
Theo báo-cáo của Erasmus Medical Center tại Hòa-lan thì một khảo-sát trên 4.121 nguời tuổi 50 trở lên cho thấy những người đi bộ đều-đăn sống thọ hơn. Bác sĩ Oscar Franco trưởng nhóm nghiên-cứu nói “Đi bộ một cách tích-cực trong nửa giờ, năm lần một tuần sẽ tăng thêm ba năm tuổi thọ”
Hiện nay người ta chưa biết rõ làm sao đi bộ lại có hiệu-quả lớn lao như vậy. Nhưng người ta biết là đi bộ gia-tăng số tế-bào sinh năng-lương và cải-thiện khả- năng cung-cấp oxygen của tim cho các cơ-bắp. Nói chung đi bộ giúp cải- thiện hoạt-đông toàn-diện của cơ-thể .Một khi cơ-thể hoat-đông tốt thì rủi-ro bị bệnh sẽ giảm đi.
Đi bộ thật là một toa thuốc dễ nhất cho sức khỏe! Giáo-sư David Bassett tại Đại học Tennessee nhận-xét “Đi bộ rất an-toàn , có thể đi bộ ở bất cứ nơi nào mà lại chẳng cần quần áo tâp hay dụng-cụ đăc-biệt gì cả”. Riêng đối với người lớn tuổi đi bộ tốt hơn là chạy bộ vì không làm mỏi khớp xương. Dù là đi bộ trên máy, trong thương-xá hay ngoài trời kết-quả tối-hậu vẫn là….một sức khỏe tốt đẹp hơn. Nhưng vấn-đề là đi bộ phải cho đúng cách mới có hiệu-qủa tốt
Đi bộ bao lâu ,bao xa?
Trong thập-niên qua các chuyên-gia khuyến-cáo nên đi bộ mỗi ngày 30 phút, mỗi tuần năm ngày.Thời-gian 30 phút có thể ngắt quãng: 10 phút lúc này, 10 phút lúc khác…
Mới đây do phong-trào từ Nhật môt tiêu-chuẩn khắt-khe đã được đưa ra: đó là đi 10.000 bước mỗi ngày. Điều này tương-đương với 5 mile tức là dài hơn khoảng đường mà ít ai đi đuợc trong 30 phút.
Một khi đi bộ đã quen thì nên tập thêm leo nấc bậc hay leo dốc .
Đi bộ bao nhanh?
Giáo sư I-Min Lê thuộc Đại-hoc Harvard khuyên khi đi bộ sải chân phải vừa đủ sao cho bắt đầu thấy chảy mồ-hôi và hơi thở gấp nhưng vẫn còn nói đươc.
Đi bộ ra sao?
Chuyên-viên về đi bộ Mark Fenton khuyên khi đi bộ nên :
-thẳng người, tầm mắt nhìn ngang ,
-bước nhanh nhưng sải chân không nhất thiết phải dài,
-tay gập 90 độ ở khuỷu. Trong khi đi hai tay đưa lên đưa xuống sao cho bàn tay vạch cung tròn từ thắt lưng lên tới ngang ngực,
-mỗi bước nhấn mạnh lên các đầu ngón chân đẩy về phiá sau, đồng thời đưa nhanh chân kia về phía trước
Chúng ta cũng có thể theo gương cố tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman. Trong suốt nửa thế kỷ mỗi sáng ông đều đi bộ 2 mile với nhip-độ nhà binh 120 bước một phút và với một đầu óc khoáng-đạt. Ông nói “Điều duy nhất tôi cố gắng làm trong khi đi bộ là tự tìm lấy hứng thú” Nhờ đi bộ như vậy mà ông đã thọ tới 88 tuổi.
Chuyên đề 4: Bài tập xoa bóp và thư giãn giúp giảm Stress
Nguyễn Chu Công
Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống, nếu không được giải tỏa, có thể trở thành stress mạn tính, dẫn tới nhiều bệnh tật như đau đầu kéo dài, suy nhược thần kinh, nặng hơn nữa là cao huyết áp, các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, v.v...
Nguyên nhân của stress và sự giải tỏa stress
http://www.youtube.com/watch?v=S7_rsBIokA8&NR=1&feature=fvwp
http://www.youtube.com/watch?v=xOpZU320v5E&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=5vNffSBJ0W
Xoa bóp (Massage) và thư giãn (relaxation) là một trong những phương cách có thể giúp giảm bớt stress.
Dưới đây là một số động tác đơn giản có tác dụng giúp thư giãn, giảm đau và giảm bớt stress rất hiệu quả, có thể tiến hành mọi lúc, mọi nơi.
Động tác 1.
Nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, hoặc ngồi trên ghế tựa, hoặc đứng thẳng, thả lỏng cơ bắp toàn thân, mắt nhắm hờ, tập trung ý nghĩ về vùng Đan điền, tức vùng hạ vị (ở dưới rốn khoảng 5 cm, chiều ngang của 3 ngón tay trỏ, giữa và ngón áp út để sát nhau), loại bỏ mọi ý nghĩ khác, thở chậm, sâu, đều. Mỗi nhịp thở gồm các thì hít vào từ từ, hết sức, bụng phình ra, nín thở, giữ hơi trong vài giây rồi thở ra từ từ, hết sức, bụng thót lại, nín thở trong vài giây. Tốc độ hợp lý là từ 6 – 8 nhịp thở trong một phút. Mỗi lần tập từ 5 - 10 phút.
Tác dụng: Thư giãn, xoa bóp nội tạng trong cơ thể.
Động tác 2. Đan hai bàn tay vào nhau, vòng ra sau đầu, áp vào vùng gáy, xát lên, xát xuống, 20 lần.
Tác dụng: Làm nóng vùng gáy, giãn cơ và tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng cường lưu thông máu lên não.
Động tác 3. Duỗi thẳng các ngón tay, khép lại, áp hai lòng bàn tay vào nhau, xát cho nóng lên. Rồi, mắt nhắm lại, áp các ngón tay vào mắt, vuốt từ trong ra ngoài 10 – 15 lần. Sau đó, dùng ngón cái và ngón trỏ véo da vùng gờ trên ổ mắt dọc cung lông mày từ trong ra ngoài 5 – 10 lần. Làm hai bên cùng một lúc.
Tác dụng: Thư giãn vùng mắt, chống mỏi mắt, giảm căng thẳng. Động tác này tác dụng rất tốt với những người làm việc nhiều trước máy tính.
Động tác 4. Dùng mô đầu ngón tay miết từ đầu gờ trên ổ mắt, vòng lên trán theo hình vòng cung ra đến thái dương rồi vòng lên trên sau tai, từ 15 - 20 lần.
Tác dụng: Giảm căng thẳng, đau đầu. Tác dụng rất tốt với những người lao động trí óc, phải làm việc nhiều; Đặc biệt với học sinh, sinh viên trong mùa thi cử.
Động tác 5. Khum các ngón tay lại như chiếc lược, đầu các ngón tay miết mạnh xuống da chải tóc từ trước ra sau 20-30 lần.
Tác dụng: Thông kinh mạch vùng đầu. Tác dụng rất tốt với những người bị đau đầu kéo dài.
Động tác 6. Đặt hai lòng bàn tay ở hai bên đầu đối xứng nhau , vỗ nhẹ vòng tròn xung quanh đầu theo chiều kim đồng hồ, hết tầm xoay của tay thì vỗ ngược lại. Khi vỗ, hai điểm tác động phải luôn đối xứng nhau. Làm 3 - 5 lần. Tiếp theo, khép bàn tay, dùng phần gan 4 ngón tay, trừ ngón cái, vỗ nhẹ trên toàn bộ da đầu theo hướng từ đỉnh đầu ra trước, sang hai bên, ra sau xuống vùng gáy. Làm 3 – 5 lần.
Tác dụng: Như động tác 5 và an thần. Tác dụng tốt với những người luôn bị mất ngủ, do thần kinh căng thẳng.
Bài tập này, có thể tranh thủ làm bất kì lúc nào trong ngày, lúc ngủ dậy, trước lúc ngủ trưa, ngủ tối hoặc những lúc giải lao giữa giờ làm việc. Mỗi ngày tập 3-5lần hoặc hơn nếu có điều kiện. Điều quan trọng cần chú ý là phải có chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tập thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày và tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu đến mức tối đa
Videos coi thêm:
Xoa mặt và tai http://www.youtube.com/watch?v=Eau7vyAHdEQ
Chà da đầu http://www.youtube.com/watch?v=1ANcq4-tDFs&feature=channel
Xoa bóp cần cổ http://www.youtube.com/watch?v=nhD1WjPPPDY&feature=channel
Chuyên đề 5: Hô hấp trong khí công
Ý NIỆM VỀ KHÍ
Đối với người Tây phương, "Khí" được hiểu bằng những danh từ như: Energy, Vital Energy, Life Force, Bio-Force, Electromagnetism... Cũng như "Animal Magnetism" ở Úc châu do Mesmer, "Odic Force" ở Đức do Baronvon Reichenbach, "Orgone Energy" ở Mỹ do Wilhelm Reich, "Bioplamsm" ở Nga Sô do Inyushin.
"Khí" (Energy) tức là năng lực, năng lượng. Khí thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng, hóa năng, năng lực tinh thần,...
Khí và vật có sự liên hệ mật thiết với nhau. Khí cấu tạo ra vật, và cùng kết hợp với vật. Vật hoạt động sinh ra khí. Cũng như, cơ quan có sự liên hệ mật thiết với cơ năng. Cơ năng quyết định sự hình thành và phát triển cơ quan. Cơ quan sinh hoạt biến thành cơ năng. Nhà khoa học Einstein đã giải thích sự liên hệ giữa khí và vật bằng phương trình E = mc2. Năng lượng khí bằng khối lượng nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Năng lượng khí và khối lượng vật chỉ là một, nhưng hai hình thức khác nhau. Khi khối lượng vật chất bị phá hủy, kết quả sẽ sinh ra năng lượng khí được tỏa ra.
Về phương diện sinh lý, cơ thể con người là một thể chất hóa hợp của những tế bào, phân tử, nguyên tử khác nhau. Tùy theo những yếu tố và điều kiện sống chung quanh (như: thực phẩm, nước uống, không khí, thời tiết, xã hội...), nguồn năng lực (khí) trong cơ thể được gia tăng, hay bị suy giảm. Trong đời sống hàng ngày, nguồn năng lực (Khí) đóng một vai trò rất quan trọng, trong sự liên quan mật thiết giữa cơ thể và tâm trí con người. Cũng như, hơi thở qua việc hô hấp không khí là một yếu tố quan trọng nhất, trong tiến trình phát sinh năng lực (Khí) con người. Qua tiến trình hô hấp không khí, dưỡng khí (oxygen) trong không khí được gạn lọc như một nhiên liệu căn bản, dùng đốt cháy thực phẩm, để sinh ra năng lực (khí), thán khí (carbon dioxide), và nước, theo phương trình hoá học như sau:
Food + Oxygen ® Energy + Carbon Dioxide + Water
(Đồ ăn) + (Dưỡng khí) ® (Năng lực) + (Thán khí) + (Nước)
Năng lực (khí) được sinh ra từ phản ứng hóa học của dưỡng khí và đồ ăn, được dùng bồi dưỡng, điều hòa nhiệm vụ não bộ, và các bộ phận trong cơ thể, cũng như, tạo nên một sức mạnh chịu đựng, dẻo dai về thể chất lẫn tinh thần. Để có nguồn năng lực (khí) sung mãn, trong đời sống khỏe mạnh, ngoài hai yếu tố cần thiết phải có như dưỡng khí (Oxygen) (không khí trong lành), và thức ăn tươi tốt (đầy đủ chất dinh dưỡng), người ta cần phải có thêm những yếu tố hỗ trợ khác, không kém phần quan trọng như: nước uống tinh khiết, ánh sáng mặt trời, nghỉ ngơi tịnh dưỡng, tâm trí quân bình, và vận động thể dục...
HÔ HẤP VÀ SỰ SỐNG
Hô hấp (hít thở) không khí đóng một vai trò quan trọng nhất, trong sự sống con người. Do đó, hô hấp là để sống, sống cần phải hô hấp, vì hô hấp tạo nên hơi thở, và nguồn sinh lực (khí) trong con người. Nếu hơi thở chấm dứt, tiếp theo, sự chết đến ngay với con người.
Sau một công việc mệt nhọc, hay một ngày lao tâm, lao lực, người ta áp dụng một số phương pháp hô hấp (hít thở) không khí đúng cách. Kết quả nhận thấy cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tươi tỉnh. Sinh lực được phục hồi, nhờ vào sự biến năng của dưỡng khí (oxygen), được không khí mang vào cơ thể.
Hơi thở của một người khỏe mạnh bình thường được gọi là hơi thở tự nhiên, cần phải hội đủ bốn đặc tính: yên lặng, thanh thản, nhẹ nhàng, và điều hòa. Hơi thở của họ biểu lộ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng, liên tục, không cảm thấy mệt mỏi, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào, kể cả việc ý thức về hơi thở. Nói một cách khác, hơi thở khỏe mạnh tự nhiên là hơi thở không dài, không ngắn, êm đềm, và đều đặn. Khi đạt được hơi thở như thế, người ta cảm thấy nhận được sự khỏe khoắn, nhẹ nhàng trong cơ thể, tình cảm an hòa, tinh thần bình tĩnh, trong một linh hồn minh mẫn.
Tuy nhiên, đối với người bệnh hoạn, sức khỏe yếu kém, hơi thở của học thường có vẻ mệt nhọc, do sức cố gắng mà ra. Hơi hít vào vô cùng ngắn, thở ra thường kéo dài, đôi khi, ngược lại. Những người có hơi thở mất bình thường như thế, thể chất và tinh thần của họ trở nên yếu đuối, đời sống tình cảm bất an, để đưa đến những nỗi lo âu, buồn nản, thiếu ý chí kiên nhẫn, trong công việc hàng ngày. Tiếp tục như thế, trong một thời gian lâu dài. Điều kiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, hơi thở của những người này cần được chăm sóc cẩn thận, trong lúc tập luyện khí công. Dần dần, với thời gian, khí công có thể giúp họ phục hồi được hơi thở tự nhiên, khỏe mạnh bình thường.
Nhịp độ thở trung bình của một người khỏe mạnh bình thường là mười tám hơi thở (ra vào) trong một phút. Trong tiến trình tập luyện khí công, thời gian cho mỗi hơi thở (ra vào) càng lúc cần được kéo dài thêm. Vì vậy, khi đến giai đoan tiến bộ, học viên nên tập để nhịp độ thở trung bình giảm xuống, nghĩa là giảm dần số lần của hơi thở (ra vào) trong một phút.
Các nhà thiền sư, đạo sĩ thường tập giữ cho nhịp độ thở (ra vào) từ 5 xuống tới 2 hơi thở (ra vào) trong một phút. Với tư thế ngồi thiền tịnh tâm, họ có thể tập kéo dài trong 30 phút. Có hai cách thông thường để giữ cho nhịp độ thở giảm xuống như: tạo nên hơi thở nhẹ nhàng, hay đưa hơi thở sâu xuống bụng dưới (đan điền).
BỘ MÁY HÔ HẤP TRONG KHÍ CÔNG
Đối với học viên mới nhập môn khí công, điều quan trong nhất là việc hiểu biết về sinh lý căn bản của các bộ phận liên quan đế tiến trình hô hấp của con người như sau:
Nhiệm vụ của phổi
Bộ máy hô hấp của con người gồm có hai lá phổi, và những bộ phận trung gian, để dẫn không khí ra vào hai lá phổi như: mũi, miệng, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi. Hai lá phổi được nằm ở hai bên đường trung tuyến trong lồng ngực, và ngăn cách bởi quả tim. Lá phổi bên phải gồm có ba thùy. Lá phổi bên trái có hai thùy.
Nơi tận cùng của ống khí quản được tiếp nối với hai cuống phổi lớn, và các động mạch, để dẫn vào bên trong hai lá phổi trái phải. Từ đó, hai cuống phổi lớn và các động mạch, càng vào bên trong phổi, càng được phân chia thành nhiều chùm nhánh nhỏ dần, để dẫn đến tận cùng những túi nhỏ chứa không khí (gọi là Khí bào).
Bên trong mỗi lá phổi, được cấu tạo bởi vô số, khoảng 600 triệu túi nhỏ chứa không khí (Khí bào), chia thành hiều chùm khí bào, đi song song với nhiều chùm mạch máu lớn nhỏ chằng chịt. Phổi được cấu tạo bởi những mô mềm xốp, co dãn và có nhiều lỗ hình thức như một tổ ong. Mỗi túi nhờ khí bào chứa đựng một phần không khí được hít vào. Từ đó, dưỡng khí (oxygen) được thấm xuyên qua thành của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) của các phế mao quản. Sau đó, máu hữu dụng hóa dưỡng khí (oxygen) và thải trừ thán khí (carbon dioxide) cùng những chất cặn bã, do máu góp nhặt được trong hệ thống. Nếu thiếu sự hiện diện của máu, những túi nhỏ khí bào sẽ bị thất thoát nguồn dưỡng khí (oxygen), và được thay vào bằng thán khí (carbon dioxide).
Thể tích của hai lá phổi ở người trưởng thành, trung bình chứa từ 4 đến 6 lít không khí, hoặc tương đương với số lượng không khí được chứa trong quả bóng rổ (basketball). Nếu những mô tầng của hai lá phổi được tráng mỏng ra trên mặt phẳng, diện tích của nó có thể phủ lên một nửa sân chơi quần vợt.
Bên ngoài mỗi lá phổi được bao phủ bởi mặt trong của màng phổi vững chắc. Mặt ngoài của màng phổi này được dính vào thành trong lồng ngực. Vùng ở giữa màng phổi là một chất nước nhờn, để cho hai lá phổi di chuyển linh động, trong lúc hít thở không khí.
Vai trò hoành cách mô
Thân người được chia làm hai phần: phần trên là lồng ngực, phần dưới là bụng. Hai phần này được ngăn cách bởi một "Hoành Cách Mô" (một màng thịt gân có hình nón chóp bầu). Sự co dãn của lồng ngực và hoành cách mô đã đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình hít thở không khí.
Lồng ngực chứa đựng hai lá phổi và tim, được bao phủ bởi bộ xương sườn và xương ức. Khi hít hơi vào, hai lá phổi bắt đầu nở lớn dần dần và gây nên sự kích thích các bắp thịt liên tiếp giữa các xương sườn. Chính các bắp thịt này tác dụng tạo nên sự di động của bộ xương sườn, để cho lồng ngực được căng phồng lên. Do đó, bên trong lồng ngực có thêm một khoảng trống đủ sức chứa thể tích gia tăng của hai lá phổi. Đây là loại thở bằng ngực (hay thở trung bình), không có sự ảnh hưởng của hoành cách mô. Phần chủ yếu là sự dãn nở lớn tối đa của lồng ngực, để đạt được một số lượng dưỡng khí (oxygen) lớn nhất, trong một thể tích không khí tối đa ở vào vùng giữa của hai lá phổi.
Đối với loại thở sâu (hay thở thấp, Đan Điền), khi hít hơi vào, không khí không bị dừng lại ở vùng giữa của hai lá phổi như nói trên, nhưng không khí được đưa sâu xuống phần dưới của hai lá phổi. Đồng thời tạo nên một sức ép trên mặt chóp bầu của hoành cách mô, khiến cho hoành cách mô bị đẩy thấp xuống phía bụng dưới, khoảng 4 phân (centimeters). Động tác này tạo nên một khoảng trống, giữa mặt trên hoành cách mô và phía dưới của hai lá phổi. Do đó, không khí gia tăng làm cho phần đáy của hai lá phổi, dãn nở thêm xuống phía dưới. Trong khi đó, tất cả những túi nhỏ khí bào, ở vùng dưới hai lá phổi, phải hoạt động tích cực, để có một sự dãn nở lớn gia tăng tối đa. Được như thế, các túi nhỏ khí bào mới đạt được một thể tích tồn trữ không khí tối đa. Điều này rất quan trọng, vì cần phải có một số lượng dưỡng khí (oxygen) tối đa, để thay vào chỗ của số thán khí (carbon dioxide) cần được loại bỏ ra ngoài, cũng như cần một số dưỡng khí (oxygen) để dùng vào việc tác dụng phản ứng biến thể trong phổi.
Ngoài ra, sức ép của hoành cách mô hướng xuống bụng dưới, đã khiến cho một số máu dư đang ứ đọng trong các nội tạng, và màng ruột được ép dồn vào bên trong các tĩnh mạch. Cũng như, tạo nên sự kích thích cho đôi dây thần kinh thái dương, giúp cho tâm trí trở nên thanh tịnh.
Không khí được thổ ra là buớc sau cùng cần thiết, trong tiến trình hô hấp. Song song với không khí được thở ra, hai lá phổi co thắt nhỏ lại dần dần, cùng lúc với lồng ngực hạ thấp xuống, vì các bắp thịt giữa bộ xương sườn giảm dần tính kích thích, rồi trở lại bình thường. Do đó, sức ép của hoành cách mô bị mất ảnh hưởng, rồi hoành cách mô bật hướng lên, theo sức đàn hồi tự nhiên. Đồng thời tạo nên một sức đẩy hướng thượng, tác động vào phần đáy của hai lá phổi, giúp gia tăng sức ép từ dưới đáy phổi, tống mạnh không khí dơ bẩn, còn ứ đọng lại từ đáy phổi ra ngoài.
Chuyên đề 6: Một phương pháp để kéo dài tuổi xuân: Shank Prakshalana - Bộ môn cơ bản của Yoga
Yoga có nhiều phương pháp để làm sạch ruột, nhưng tốt hơn cả là Shank Prakshalana. Nó đơn giản, vừa tầm với mọi người, có thể loại bỏ cáu bẩn của toàn bộ ống tiêu hóa - từ dạ dày đến hậu môn - mà không có phương pháp rửa ruột nào sánh kịp. Nước uống vào miệng thường sẽ chạy khắp ruột rồi tống ra ngòai. Phải uống tiếp cho đến khi nào nước thải ra cũng trong trẻo như khi được uống vào.
I- Chuẩn bị những gì?
Đun nước nóng pha muối, độ 5 – 6 gram muối cho một lít nước. Nước muối không thẩm thấu được qua lớp màng nhờn hay đẩy qua đường tiểu tiện mà sẽ được đẩy ra bằng lối hậu môn. Độ mặn là tùy nơi mình tính toán sao cho có thể uống được.
II- Uống vào lúc nào?
Tốt nhất là vào buổi sáng, lúc bụng đói. Toàn bộ thời gian súc ruột chiếm khoảng một giờ. Có lẽ vào sáng chủ nhật là tiện hơn cả.
III- Các giai đoạn thực hiện:
Công việc tuần tự như sau:
1) Uống một ly nước muối nóng (độ nóng tối đa mình có thể dùng được).
2) Liền sau đó tập bốn kiểu. Mỗi kiểu tám động tác trong vòng một phút.
3) Uống ly tiếp theo, và lại tập như trên. Cứ liên tục uống và tập như thế cho được sáu ly.
4) Xong sáu ly, và tập các kiểu nói trên thì vào đi cầu. Thường thường sau sáu ly xen kẻ với các kiểu tập thì đi tiêu được. Nếu sau năm phút mà bụng dạ vẫn cứ ngoan cố thì hãy rời cầu tiêu để tập lại các động tác quen thuộc mà không cần uống nước nữa, rồi vào đi cầu trở lại. Nếu gặp phải một bụng dạ ù lì quá cỡ, không chịu đi tiêu, thì phải rửa ruột với độ nửa lít nước ấm mà không có muối, để giúp khai thông đường ruột.. Sau khi rửa ruột như thế nhất định sẽ đi tiêu được.
5) Sau khi đã đi tiêu được lần đầu, lại tiếp tục uống một ly nước nóng có muối, và tập các động tác trên, cứ thế liên tục uống và tập cho đến khi nước chảy ra từ hậu môn sạch trong thì không uống nữa vì tiếp tục uống sẽ đi cầu mãi. Cho dù ruột già có bị phân bã đóng cứng đến mức độ nào chăng nữa thì cũng từ ly thứ mười hai đến ly thứ mười bốn là nước cho ra sẽ trong, nghĩa là ruột được súc sạch tối đa. Dĩ nhiên sau khi thôi uống còn bị đi cầu nhiều lần do nước chưa ra hết.
6) Điều quan trọng là sau khi súc ruột không được ăn uống gì trong nửa giờ liền nhưng cũng không nên để bụng trống quá một tiếng đồng hồ. Nên ăn cháo nhuyễn sau khi súc ruột là tốt nhất. Có thể ăn các loại cháo rau củ nấu nhừ, nhưng bữa ăn đầu cấm dùng các rau trái tươi, các loại gia vị cay, chua như tiêu, ớt, chanh ..., và cấm dùng sữa. Sau 24 giờ sẽ ăn bình thường nhưng càng ít thịt càng tốt.
Sau khi súc ruột, đợi ăn xong mới được uống, và cũng không được uống rượu, không nên uống sữa trong vòng 24 giờ liền.
IV- Khoảng cách giữa 2 lần súc ruột:
Ít nhất một năm súc ruột hai lần. Trung bình thì mỗi năm nên súc bốn lần vào lúc đổi mùa. Có những bậc thầy Yogi khuyên nên súc ruột hai tuần một lần. Tùy điều kiện và ý chí của mỗi người mà thực hiện. Có những người nấu nước rau cho dễ uống hơn là nước lã đun nóng.
Những người súc ruột sẽ rất ngạc nhiên được thấy những gì lưu trữ từ lâu trong các ngóc ngách của ruột già mình.. Thực khó mà tưởng tượng con người có thể chuyên chở trong ruột của mình quá nhiều phế thải quái dị như thế. Đó chính là đầu mối của nhiều bệnh tật và già lão, với da sạm, mắt mờ, tóc bạc, chân tay sưng nhức, và nhiều chuyện nữa.
Sau sự súc ruột, phép lạ chưa thể xuất hiện được ngay, nhưng người ta có thể nhận thấy hơi thở của mình trong sạch hơn, giấc ngủ nhẹ nhàng hơn, da thịt không còn ngứa ngáy, nổi các mụt nhọt. Súc ruột không chỉ có một tác dụng thanh lọc mà còn có tác dụng làm cho cường kiện. Nó kích thích gan và các hạch tuyến của ống tiêu hóa, đặc biệt là tụy tạng. Nhiều trường hợp bệnh đái đường mới phát được chữa lành nhờ súc ruột liền trong hai ngày, trong vòng hai tháng.. Súc ruột giúp sự thẩm thấu đồ ăn được tốt hơn, những người gầy có thể mập ra và những người mập có thể ốm bớt.
Phương pháp nầy không áp dụng cho những ai bị lỡ loét dạ dày (phải đợi lành mới thực hiện), những người đang bị tiêu chảy, kiết lỵ, bị đau cuống ruột, lao ruột hay ung thư ruột.
V- Các động tác thực hiện sau khi uống một ly nước nóng có muối:
Tổng hợp bốn kiểu gồm 32 động tác thực hiện chỉ trong vòng một phút mà thôi ( xem hình trên http://health.site50.net/)
1) Kiểu 1: Đứng thẳng, hai chân cách khoảng 30 phân, hai tay đan lại, lòng bàn tay ngữa lên, thẳng lưng, hít thở bình thường, không xoay lưng, chỉ nghiêng mình qua trái rồi qua phải, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng: 10 giây đồng hồ. Tác dụng: Đưa nước từ dạ dày xuống ruột non.
2) Kiểu 2: Khởi sự như kiểu 1, duỗi thẳng tay mặt, xếp tay trái cho đầu ngón tay chạm đầu xương vai mặt. Quay tròn mình, cho tay quay theo càng xa càng tốt, mắt nhìn theo đầu ngón tay. Quay trái rồi quay phải, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 10 giây. Tác dụng: Tiếp tục đẩy nước vào ruột non.
3) Kiểu 3: Nằm dài theo kiểu rắn hổ mang, chỉ ngón chân và bàn tay chấm đất. Hai chân cách khoảng 30 phân (quan trọng). Quay nhìn sang phải rồi sang trái. Quay phải thì nhìn gót chân trái, và ngược lại. Động tác phải liên tục, mỗi bên tổng cộng 4 lần, tối đa từ 10 đến 15 giây. Tác dụng: Tiếp tục đưa nước xuống ruột non.
4) Kiểu 4: Ngồi chồm hổm, hai chân cách nhau 30 phân, 2 gót chân hơi ra ngoài đùi chứ không đặt dưới mông, hai tay đặt trên hai đầu gối dang rộng ra độ 50 phân. Quay người cho đầu gối trái chạm đất ngang trước bàn chân mặt. Các bàn tay đẩy liên tục đùi mặt qua trái, rồi đùi trái qua mặt để ép nửa phần bụng. Nên quay nhìn ra sau để xoay người, ép vào ruột già.
Chú ý: Ba kiểu trước có thể khởi đầu từ phía nào cũng được, nhưng kiểu 4 phải ép phía ruột bên phía mặt trước, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 15 giây. Tác dụng: Đưa nước xuống ruột già.
VI- Kinh nghiệm thực hiện:
1) Nên tập dượt trước để có thể thực hiện trong vòng 1 phút cả 32 động tác để khỏi kéo dài thời gian súc ruột.
2) Không cần nấu nước sôi có muối (vì khó giữ nước nóng lâu) mà nên có sẵn một bình thủy nước sôi, một bình nước lọc, một lọ muối để khi nào uống thì pha chế.
3) Uống xong một ly thì ghi số đặng kiểm tra sự thực hiện. Sau khi súc ruột nên ghi số ly đã uống, số lượt đi cầu và ngày thực hiện trong một cuốn sổ sức khỏe cá nhân để theo dõi.
4) Loại ly dùng uống súc ruột là loại ly thường, cao độ 13 cm, rộng 7 cm. Còn độ mặn thì nếu mặn quá sẽ khó uống, nhạt quá sẽ kém tác dụng. Theo tài liệu thì như xê-rum nước biển là được.
5) Nên súc ruột hàng tháng là tốt nhất.
6) Đừng vội bằng lòng quá sớm khi ruột chưa súc thật sạch. Nên cố gắng đợi cho nước ra thật trong rồi mới dừng.
7) Nên súc sớm vào giờ giấc không có khách đến nhà kẻo phải gián đoạn, bị động.
Mời xem thêm video
Chúc các bạn luôn vui-khỏe...NDD
Trương Kim Anh chuyển