Thân Hữu Tiếp Tay...
Mỗi người một “chỗ” trong đời
“Chỗ” dính với công ăn việc làm, thu nhập nữa. Hồi trước, gặp nhau hay quen miệng hỏi: “anh (hoặc chị) công tác ở đâu"?. Sao lại phải là “công tác” nhỉ? Thì ra có thời luôn nói đến bình đẳng xã hội, nhưng làm việc tự do như cắt tóc, sửa xe… đều bị coi như không là nghề. Phải “công tác” ở đâu đó mới là có nghề và mới là có “chỗ”!
Vì “chỗ” dẫn đến xã hội coi ai đó là quan trọng, còn ai kém quan trọng, nên mới có “chỗ” chẳng ra gì, có “chỗ” oai phong, chỗ béo bở. Từ đó cho con người sinh ra bệnh chỉ thấy mình, không thấy người, hoặc chỉ thấy người, còn mình là con sâu cái kiến vì không có "chỗ".
"Chỗ" tạo thành bệnh là thế này: khi ở “chỗ” cao thì vênh vang, lúc xuống thấp thì xun xoe, mất “chỗ” thì nhũn như dọc mùng. Quan to về hưu cũng có cảm thấy mình trở nên bất an vì mối quan hệ trên quyền lực không còn. Đó là cái bệnh “chỗ” quan trọng hơn người. Những thứ bệnh ấy luôn có đầy trong loài người, khiến người ta sống không yên thân, luôn lo giữ “chỗ” vì biết “chỗ” là uy quyền, mất chỗ là mất hết.
Mà thực sự thì ở đời con người có ai mất “chỗ” bao giờ đâu, ai cũng có “chỗ” của mình cả, ngồi “nhầm chỗ” thì đến lúc “mất chỗ” thôi!
2. Nhớ lại ngày bé đi chăn trâu, thấy bãi phân trâu được con bọ hung dũi làm cho hoai ra, để cho phân trâu rã vụn trộn lẫn với đất ngấm vào bãi cỏ. Con vật bé bỏng thế cũng có chỗ của nó, cuộc sống của nó là làm sạch môi trường
Sáng nay trời lạnh, ra quán cà phê ngồi, nhìn gốc cột điện thấy một cậu đánh giầy mới lúi húi bày đồ nghề. Lát sau mới thấy anh chàng đánh giày quen mặt lọc cọc đến, dựng xe rồi lặng lẽ bước vào quán ngồi rung đùi rồi hé mắt nhìn ra. Thế là cậu đánh giày kia vội thu vén đồ nghề tấp lên xe lặng lẽ biến.
Anh đánh giày quen thuộc lần nữa nghé đầu ra, mắt hiu hiu nhìn theo chiếc xe khuất dần, đầu gật gật, bên khóe mép thoáng một nét cười đắc thắng.
Đên cái gốc cột điện phơi nắng phơi gió ngoài đời mà còn là “chỗ” quan trọng nữa là…
Mỗi người một “chỗ” trong đời
“Chỗ” dính với công ăn việc làm, thu nhập nữa. Hồi trước, gặp nhau hay quen miệng hỏi: “anh (hoặc chị) công tác ở đâu"?. Sao lại phải là “công tác” nhỉ? Thì ra có thời luôn nói đến bình đẳng xã hội, nhưng làm việc tự do như cắt tóc, sửa xe… đều bị coi như không là nghề. Phải “công tác” ở đâu đó mới là có nghề và mới là có “chỗ”!
Vì “chỗ” dẫn đến xã hội coi ai đó là quan trọng, còn ai kém quan trọng, nên mới có “chỗ” chẳng ra gì, có “chỗ” oai phong, chỗ béo bở. Từ đó cho con người sinh ra bệnh chỉ thấy mình, không thấy người, hoặc chỉ thấy người, còn mình là con sâu cái kiến vì không có "chỗ".
"Chỗ" tạo thành bệnh là thế này: khi ở “chỗ” cao thì vênh vang, lúc xuống thấp thì xun xoe, mất “chỗ” thì nhũn như dọc mùng. Quan to về hưu cũng có cảm thấy mình trở nên bất an vì mối quan hệ trên quyền lực không còn. Đó là cái bệnh “chỗ” quan trọng hơn người. Những thứ bệnh ấy luôn có đầy trong loài người, khiến người ta sống không yên thân, luôn lo giữ “chỗ” vì biết “chỗ” là uy quyền, mất chỗ là mất hết.
Mà thực sự thì ở đời con người có ai mất “chỗ” bao giờ đâu, ai cũng có “chỗ” của mình cả, ngồi “nhầm chỗ” thì đến lúc “mất chỗ” thôi!
2. Nhớ lại ngày bé đi chăn trâu, thấy bãi phân trâu được con bọ hung dũi làm cho hoai ra, để cho phân trâu rã vụn trộn lẫn với đất ngấm vào bãi cỏ. Con vật bé bỏng thế cũng có chỗ của nó, cuộc sống của nó là làm sạch môi trường
Sáng nay trời lạnh, ra quán cà phê ngồi, nhìn gốc cột điện thấy một cậu đánh giầy mới lúi húi bày đồ nghề. Lát sau mới thấy anh chàng đánh giày quen mặt lọc cọc đến, dựng xe rồi lặng lẽ bước vào quán ngồi rung đùi rồi hé mắt nhìn ra. Thế là cậu đánh giày kia vội thu vén đồ nghề tấp lên xe lặng lẽ biến.
Anh đánh giày quen thuộc lần nữa nghé đầu ra, mắt hiu hiu nhìn theo chiếc xe khuất dần, đầu gật gật, bên khóe mép thoáng một nét cười đắc thắng.
Đên cái gốc cột điện phơi nắng phơi gió ngoài đời mà còn là “chỗ” quan trọng nữa là…