Kinh Đời
Một Góc Nhỏ Của Cái Thế Giới " Đang Giẫy Chết "
là một quốc gia Tư bản chủ nghĩa với cảnh "người bóc lột người" và "đang giãy chết" theo quan điểm của những người Cộng Sản?
Cùi Các
Geneve là một địa danh rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Thành phố này gắn liền với "Hiệp định Geneve" được ký kết vào năm 1954, chia cắt đất nước thành hai phe với hai chế độ khác nhau, Tư bản chủ nghĩa ở Miền Nam và Xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Nhân chuyến tham dự phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát về nhân quyền của Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố Geneve-Thụy Sĩ vào ngày 20/6/2014, chúng tôi đã có cơ hội khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của thành phố này.
Khi chúng tôi chụp lại được bức ảnh độc đáo này bên một bến cảng Geneve
làm chúng tôi liên tưởng rằng đây có phải là điềm báo cho Thụy Sĩ, là
một quốc gia Tư bản chủ nghĩa với cảnh "người bóc lột người" và "đang
giãy chết" theo quan điểm của những người Cộng Sản?
http://www.cuicac.com/2014/07/kham-pha-ve-ep-o-geneve.html
Cùi Các
Geneve là một địa danh rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Thành phố này gắn liền với "Hiệp định Geneve" được ký kết vào năm 1954, chia cắt đất nước thành hai phe với hai chế độ khác nhau, Tư bản chủ nghĩa ở Miền Nam và Xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Nhân chuyến tham dự phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát về nhân quyền của Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố Geneve-Thụy Sĩ vào ngày 20/6/2014, chúng tôi đã có cơ hội khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của thành phố này.
Đây là một của hàng bán thức ăn của những người có nguồn gốc từ Thỗ Nhĩ
Kỳ đang tỵ nạn ở Thụy Sĩ. Dù là cửa hàng bán thức ăn nhưng tên của nó là
"Trung tâm Nhân quyền của người Kuốc". Trong khi đó tại Việt Nam, bạn
sẽ không bao giờ thấy được những biểu ngữ đề chữ nhân quyền (hay quyền
con người) được treo tại những nơi công cộng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang đứng trước cửa phòng của Chủ tịch Hội đồng
thành phố. Khi đi vào trong tòa nhà này chúng tôi cứ tưởng đây là một
Nhà thờ hay đại loại như một Cung văn hóa để vui chơi vì trước cổng
không hề có bảo vệ hay cảnh sát canh giữ. Đến khi chúng tôi đi sâu vào
trong thì thấy nhiều tấm bảng đề tên các Cơ quan nhà nước của thành phố,
và khi ra tới cổng chính của tòa nhà thì chúng tôi mới dám chắc đây là
Tòa Thị Chính của Thành phố Geneve .. Khi rời khỏi đây làm tôi nhớ đến
một chuyện cũ cách đây vài năm khi tôi chạy xe máy ngang Ủy ban nhân dân
TP.HCM, khi đó xe tôi bị chết máy tôi xuống xe lay hoay xem chiếc xe bị
hư gì, thì một công an mang súng đứng gác gần đó đến yêu cầu tôi dắt
xe ra khỏi khu vực này. Đúng là có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa
khoảng cách của chính quyền với người dân.
Một nhóm người phụ nữ Hồi giáo đang tụ tập ngồi chơi trên bật thềm của
một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Tôn giáo ở đây chỉ phản ánh tính đa nguyên
của xã hội và tự do của mỗi người, chứ không nhằm để phân biệt chia
cách xã hội hay nhóm người.
Đây là buổi biểu diễn văn nghệ tự phát của "quần chúng nhân dân". Già
trẻ lớn bé đều có thể tham gia chỉ cần mỗi người có một chiếc kèn trên
tay. Họ diễu hành đi qua các con phố vừa đi thừa thổi phát ra những âm
thanh loạn xạ, nhưng nghe rất vui tai và mang lại một cảm giác yên bình
cho thành phố. Bên trên các tòa nhà là lá cờ của Thụy Sĩ và lá cờ riêng
của Thành phố Geneve
Đến Geneve vào những ngày cuối tuần bạn sẽ được thưởng thức âm nhạc
ngoài trời ở nhiều nơi trong thành phố. Nếu bạn hỏi một người dân tại
đây những buổi biểu diễn văn nghệ này có phải xin phép chính quyền
không, thì có thể bạn sẽ nhận lại được câu hỏi "Bạn là người Trung
Quốc?". Nếu vì sĩ diện cho quốc gia thì bạn hãy trả lời là Yes.
Ở những nơi tập trung đông người, thường đặt những cây đàn Organ trên
vỉa hè mà bất kỳ ai cũng đều có thể ngồi vào trổ tài. Một cụ già ngoài
80 đang chơi rất đỉnh đã thu hút sự chú ý và tán thưởng của những người
xung quanh.
Khoảng cách gần gũi giữ động vật hoang dã và con người bên bờ sông . Khi
đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc bảo vệ nhân quyền, thì con người ở
đây hướng đến việc bảo vệ "quyền động vật" và xem đó là một thước đo cho
mức độ văn minh của xã hội.
Khi đi dạo trong Thành phố bạn sẽ gặp rất nhiều trụ như thế này vừa để
trang trí và có thể giúp bạn không phải tốn tiền để mua nước lọc. Tại
đây nước trong vòi chảy ra là đều có thể uống được.
Một khung cảnh hữu tình được ghi lại dưới vòi phung nước. Chúng tôi đã
đi dọc bờ sông để cố gắng tìm kiếm rác thải trôi trên sông do con người
tạo ra, nhưng chúng tôi đã thất bại. Rác trên sông chỉ là những chiếc lá
cây rụng xuống, nước trong veo nhìn thấy tận đáy sông
Đây là 4 học sinh trung học tự nguyện thành lập một nhóm nhặt rác. Công
việc của họ phần nhiều mang ý nghĩa cho ý thức bảo vệ môi trường vì
những con đường ở Thụy Sĩ có rất ít rác để cho họ nhặt. Thùng rác cũng
được phân loại rõ ràng bằng các biểu tượng trên mỗi thùng
Là một quốc gia nhỏ bé với phần lớn diện tích là đồi núi, những ngôi nhà
nằm trên những quả đồi được bao phủ bởi màu xanh của bãi cỏ và bóng cây
là đặc trưng của Thụy Sĩ. Tất cả các bãi đất trống trong thanh phố đều
được bao phủ bởi thảm cỏ
Một góc đường được chiếu qua kính của một tòa nhà
Khi đến khách sạn chúng tôi được phát một chiếc thẻ dùng để đi lại miễn
phí trong thành phố bằng phương tiện công cộng . Khi đi lại bằng các
phương tiện này chẳng ai kiểm tra vé của bạn. Thậm chí lúc đi qua một
bến phà một người trong đoàn chúng tôi không mang theo thẻ nhưng người
lái tàu cũng không thu tiền của chúng tôi. Hệ thống giao thông tại Thụy
Sĩ rất phát triển và được thiết kế rất nhân văn dành cho những người tàn
tật đều có thể sử dụng phương tiện công cộng cho việc đi lại dễ dàng
bất kỳ nơi nào trong thành phố.
http://www.cuicac.com/2014/07/kham-pha-ve-ep-o-geneve.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Một Góc Nhỏ Của Cái Thế Giới " Đang Giẫy Chết "
là một quốc gia Tư bản chủ nghĩa với cảnh "người bóc lột người" và "đang giãy chết" theo quan điểm của những người Cộng Sản?
Cùi Các
Geneve là một địa danh rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Thành phố này gắn liền với "Hiệp định Geneve" được ký kết vào năm 1954, chia cắt đất nước thành hai phe với hai chế độ khác nhau, Tư bản chủ nghĩa ở Miền Nam và Xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Nhân chuyến tham dự phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát về nhân quyền của Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố Geneve-Thụy Sĩ vào ngày 20/6/2014, chúng tôi đã có cơ hội khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống của thành phố này.
Đây là một của hàng bán thức ăn của những người có nguồn gốc từ Thỗ Nhĩ
Kỳ đang tỵ nạn ở Thụy Sĩ. Dù là cửa hàng bán thức ăn nhưng tên của nó là
"Trung tâm Nhân quyền của người Kuốc". Trong khi đó tại Việt Nam, bạn
sẽ không bao giờ thấy được những biểu ngữ đề chữ nhân quyền (hay quyền
con người) được treo tại những nơi công cộng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A đang đứng trước cửa phòng của Chủ tịch Hội đồng
thành phố. Khi đi vào trong tòa nhà này chúng tôi cứ tưởng đây là một
Nhà thờ hay đại loại như một Cung văn hóa để vui chơi vì trước cổng
không hề có bảo vệ hay cảnh sát canh giữ. Đến khi chúng tôi đi sâu vào
trong thì thấy nhiều tấm bảng đề tên các Cơ quan nhà nước của thành phố,
và khi ra tới cổng chính của tòa nhà thì chúng tôi mới dám chắc đây là
Tòa Thị Chính của Thành phố Geneve .. Khi rời khỏi đây làm tôi nhớ đến
một chuyện cũ cách đây vài năm khi tôi chạy xe máy ngang Ủy ban nhân dân
TP.HCM, khi đó xe tôi bị chết máy tôi xuống xe lay hoay xem chiếc xe bị
hư gì, thì một công an mang súng đứng gác gần đó đến yêu cầu tôi dắt
xe ra khỏi khu vực này. Đúng là có một sự khác biệt không hề nhỏ giữa
khoảng cách của chính quyền với người dân.
Một nhóm người phụ nữ Hồi giáo đang tụ tập ngồi chơi trên bật thềm của
một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Tôn giáo ở đây chỉ phản ánh tính đa nguyên
của xã hội và tự do của mỗi người, chứ không nhằm để phân biệt chia
cách xã hội hay nhóm người.
Đây là buổi biểu diễn văn nghệ tự phát của "quần chúng nhân dân". Già
trẻ lớn bé đều có thể tham gia chỉ cần mỗi người có một chiếc kèn trên
tay. Họ diễu hành đi qua các con phố vừa đi thừa thổi phát ra những âm
thanh loạn xạ, nhưng nghe rất vui tai và mang lại một cảm giác yên bình
cho thành phố. Bên trên các tòa nhà là lá cờ của Thụy Sĩ và lá cờ riêng
của Thành phố Geneve
Đến Geneve vào những ngày cuối tuần bạn sẽ được thưởng thức âm nhạc
ngoài trời ở nhiều nơi trong thành phố. Nếu bạn hỏi một người dân tại
đây những buổi biểu diễn văn nghệ này có phải xin phép chính quyền
không, thì có thể bạn sẽ nhận lại được câu hỏi "Bạn là người Trung
Quốc?". Nếu vì sĩ diện cho quốc gia thì bạn hãy trả lời là Yes.
Ở những nơi tập trung đông người, thường đặt những cây đàn Organ trên
vỉa hè mà bất kỳ ai cũng đều có thể ngồi vào trổ tài. Một cụ già ngoài
80 đang chơi rất đỉnh đã thu hút sự chú ý và tán thưởng của những người
xung quanh.
Khoảng cách gần gũi giữ động vật hoang dã và con người bên bờ sông . Khi
đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc bảo vệ nhân quyền, thì con người ở
đây hướng đến việc bảo vệ "quyền động vật" và xem đó là một thước đo cho
mức độ văn minh của xã hội.
Khi đi dạo trong Thành phố bạn sẽ gặp rất nhiều trụ như thế này vừa để
trang trí và có thể giúp bạn không phải tốn tiền để mua nước lọc. Tại
đây nước trong vòi chảy ra là đều có thể uống được.
Một khung cảnh hữu tình được ghi lại dưới vòi phung nước. Chúng tôi đã
đi dọc bờ sông để cố gắng tìm kiếm rác thải trôi trên sông do con người
tạo ra, nhưng chúng tôi đã thất bại. Rác trên sông chỉ là những chiếc lá
cây rụng xuống, nước trong veo nhìn thấy tận đáy sông
Đây là 4 học sinh trung học tự nguyện thành lập một nhóm nhặt rác. Công
việc của họ phần nhiều mang ý nghĩa cho ý thức bảo vệ môi trường vì
những con đường ở Thụy Sĩ có rất ít rác để cho họ nhặt. Thùng rác cũng
được phân loại rõ ràng bằng các biểu tượng trên mỗi thùng
Là một quốc gia nhỏ bé với phần lớn diện tích là đồi núi, những ngôi nhà
nằm trên những quả đồi được bao phủ bởi màu xanh của bãi cỏ và bóng cây
là đặc trưng của Thụy Sĩ. Tất cả các bãi đất trống trong thanh phố đều
được bao phủ bởi thảm cỏ
Một góc đường được chiếu qua kính của một tòa nhà
Khi đến khách sạn chúng tôi được phát một chiếc thẻ dùng để đi lại miễn
phí trong thành phố bằng phương tiện công cộng . Khi đi lại bằng các
phương tiện này chẳng ai kiểm tra vé của bạn. Thậm chí lúc đi qua một
bến phà một người trong đoàn chúng tôi không mang theo thẻ nhưng người
lái tàu cũng không thu tiền của chúng tôi. Hệ thống giao thông tại Thụy
Sĩ rất phát triển và được thiết kế rất nhân văn dành cho những người tàn
tật đều có thể sử dụng phương tiện công cộng cho việc đi lại dễ dàng
bất kỳ nơi nào trong thành phố.
http://www.cuicac.com/2014/07/kham-pha-ve-ep-o-geneve.html