Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Một Mẩu Chuyện Xưa, Xa Quá Rồi - Đồ Ngu
( HNPD ) Đồ Tôi như đã từng tự thú với quý vị, Tôi là một đứa hay nói, viết lan man. Còn gọi là bạ đâu viết đó. Ngày hôm nay đang tính viết một bài giới thiệu chị Nguyễn Khắc Kiều Oanh, phu nhân của bạn hiền Nguyễn Xuân Tiến ở Hà Nội...Rồi nhân ngày giỗ lần thứ 50 của Ngô Tổng Thống, viết đến chữ " Khắc" Đồ tôi bỗng nhớ đến một người...Xin phép cho Đồ ngược dòng ký ức để đến với cố nhân: Bác sĩ Lê Khắc Quyến với sự mào đầu rất lung khởi, rất lan man như sau:
Có nhiều người bạn, cho rằng thái độ của Đồ Ngu tôi đối với Cộng sản là quá khích. Đồ tôi cũng biết, rất biết. Một người, do ảnh hưởng của gia đình, tôn giáo và xã hội nơi người ấy xuất thân. Dễ xẩy ra " tính khí" thất thường như của Đồ Ngu tôi. Tôi còn nghĩ: những người di cư vào Nam năm 1954 gồm có 2 thành phần chính: Người Công giáo và thành phần trung lưu ( cao hơn thành phần này có thể gọi là Địa chủ ). Gia đình tôi có " gốc" thứ 2... Trong những bản tự khai khi đi tù Cộng sản, từ Long Giao ( miền Nam ), đến Cẩm Nhân ( Yên Bái ) Đồ tôi ( cùng các bạn tù khác ), hầu như cứ vài tháng lại phải ( được ) nghỉ lao động để viết bản kiểm điểm một lần..Mà, mỗi lần như thế... Đồ tôi lại cứ đến ông bạn già ( người ta gọi là bạn vong niên ) : Bác sĩ Lê Khắc Quyến.. " Anh" Quyến nhắc tôi ( Vào chiều ngày 29 tháng 4, năm 1975 ): ...Vào đấy, cẩn thận cái miệng , anh bạn trẻ ạ...Đồ tôi không ngờ, đó là lần cuối. Ông khuyên tôi, nhưng chỉ ít ngày sau, ông cũng bị bắt giam ở khám Chí Hòa...và ở nơi đây, ông đã bị bức tử !
.... BS người miền Trung có rất nhiều đức tính của một nhà khoa bảng thời VNCH. Đồ tôi quen biết với Ông khi ông là Bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Sùng Chính ở Sài gòn. Sau biến động Miền Trung ( 1966 ) Ông "phải" từ giã chức vụ Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế và bị " giam lỏng" ở Sài Gòn vì Chính quyền Đệ II VNCH cho rằng ông thuộc nhóm Lập Trường bởi ông là cha đẻ của tờ bán nguyệt san Lành Mạnh tuy bề ngoài chuyên về y tế. Nhưng bị vu cho là một nhánh của tờ Nguyệt san Chỉ đạo của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ( Trực tiếp Chỉ huy bởi Văn Phòng Cố Vấn Chỉ Đạo 2 )
...Một buổi trưa năm 1968, tôi vừa xuất viện ( Tổng y viện Cộng Hòa ) với 29 ngày tái khám ( Kết quả của trận đánh đẫm máu chiếm lại một phần Thị trấn Cần Giuộc, Long An, Mậu thân )...Nhưng tôi mới nghỉ được ít ngày, thì Thiếu tá Phạm Văn Hải, TĐT/TD 4/46 nhân chuyến đi ủy lạo Thương bệnh binh ở TYV/CH, ghé thăm và " rủ " tôi mau trở về đơn vị, vì sau đợt Tổng công kích 2 , âm mưu đánh chiếm các thành phố lớn của VC đã " hoàn toàn bị phá sản" nhưng Quân đội VNCH cũng sứt mẻ không ít...Trưa hôm ấy, tôi đến tìm ông anh thứ 2 của tôi ( làm trong văn phòng của Đại tá Nguyễn Văn Bé,ở Sài Gòn ) , để chào từ biệt, nhưng không gập...Tôi qua Bệnh viện Sùng Chính, nơi Chị dâu tôi làm Y tá trưởng. Chị tôi , thấy tôi ngạc nhiên:-
- Chú đi lại ngon lành rồi nhỉ...Ngồi ghế đá chờ Chị một lát.
Tôi tiến về phía chiếc ghế đá đối diện với bồn phun nước, nơi có một ông đứng tuổi, mặc áo trắng bỏ áo ngoài quần, chân đi đôi dép nhật đã cũ. Ông ta hỏi làm quen:
- Đến đây tái khám hả? Chân sao mà đi lặc lè vậy..?
Một giọng Huế rất trầm, một khuôn mặt đôn hậu, một đôi mắt toát ra nét chân thật...Tôi đang " khoe" về chiến tích của mình thì bà chị dâu của tôi, tay phải ôm tập hồ sơ...Thấy " ông kia" , cung kính:
- Chào Bác sĩ Giám Đốc, tôi vừa vào phòng nhờ ông ký mấy công văn, nhưng lại gặp ông ở đây...Đây là Chú em chồng tôi...
- Thế à, quý hóa quá...Thôi chị Thanh ạ, chuyện ký cóp để sau...Mời " toa" vào phòng mình chơi một lát...
Một lát... giữa chủ ( hơi già ) và khách ( tôi, thua ông cỡ mấy chục tuổi ) kéo dài cả mấy tiếng...
Thế rồi, những lần về phép sau đấy, tôi thường ghé ông. Mỗi lần gập, tôi như được ông dẫn vào một thế giới hình như lẫn lộn giữa chính trị, với khoa học. Giữa tri thức và thực tế kinh nghiệm, phũ phàng ở ngoài đời. Có lần ông chỉ chiếc xe Mercedes mầu đen như con bọ hung đậu bề thế bên hông phòng nhận bệnh:
- Moa chẳng bao giờ biết nói dối, họ ( An ninh tinh báo, An ninh quân đội... ) hỏi Moa về chiếc xe. Moa nói, đó là quà tặng của ông Cẩn để đáp lại việc Moa chăm sóc cho bà thân mẫu của Ông Cậu, ( cũng là mẹ của Tổng thống Ngô Đình Diệm )...Họ còn hỏi lây làm qua nhiều việc khác. Moa nói thằng với me sừ Đỗ Mậu: " Tôi theo Tây học, nhưng rất thích câu của Đông phương : " Thử nhất thời, bỉ nhất thời dã " ( Ta có thời của ta, họ có thời của họ )...Những gì tôi đã khai về sự liên hệ với Ngô Triều. Tôi đã khai hết...Bắn, bắt bỏ tù, giam lỏng như bây giờ, muốn gì thì cứ làm..
Toa biết không, cái hồi còn làm Viện trưởng Y khoa ở Huế, mình từng tranh luận với đồng nghiệp dưới quyền, với cả sinh viên học trò nữa, tay đôi, nhưng thẳng thắn và không để bụng. Sau đó, tất cả đều dĩ hoa vi quý. Nhưng không biết sao trong lần nói chuyện với cái tay Đỗ Mậu ấy. Mình lại nói móc ông Quan đồng hương này một câu, khi thấy phía sân trước 2 chú chó đang cắn sủa nhau:
- Ấy, chúng nó tranh ăn tức ở, có khi giết nhau chỉ bởi một miếng xương thừa. Thế mà đối với chủ, một lòng chung thủy. Khác xa với loài người, nhận là con, xưng là cháu. Đến khi ngã ngựa thì lại nhẩy vào cắn hôi...
Ông còn kể cho tôi nghe, chuyện ông phải nhờ một ông Bác sĩ bộ trưởng y tế vốn là học trò của ông để ông được vào khám Chí hòa thăm ông Cậu lần chót..." Ông Cậu bình tĩnh lạ thường. Ông nhớ hết tên tuổi của 10 đứa con tôi, cậu còn cười khi nhắc đến tên 2 thằng lớn thằng Trâu và Thằng Bò, mà trong gia đình quen gọi như vậy.. Ông còn nói, thằng Út, Lê Khắc Nhân, đứa sơ sinh mà ông đi đón từ nhà hộ sinh, trên đường về, ghé chùa Tư Hiếu, nhờ sư thày làm lễ, Ông Cậu còn nói: Thằng đó tướng mạo như một thày tu...
Đồ tôi đã nhiều lần đến Hoa Nghiêm Thiền Viện đã từng ngồi nghe Thầy Hằng Trường giảng về Thiền, về cách thức để mình có thể đạt đến sự giác ngộ...Có lúc nói chuyện với Thầy trong lúc thầy giải lao trong giờ dạy võ. Đồ tôi nhiều lần tính hỏi:
- Có phải " cậu" là Lê Khắc Nhân, con út của người bạn già trước kia của tôi không?
Nhưng lại thôi vì chợt nghĩ: Lại quen cái thói háo danh, thấy người sang bắt quàng làm họ nữa sao? Rồi lại nghĩ... Chữ Thiền với phía trái là chữ " kỳ, 5 nét viết tắt " , chữ bên phải là chữ " Đơn" ( một mình ), là điểm đến của sự vắng lặng của tâm thế, là sự an lạc ở mỗi một sát na của tiền trình...
" Cậu" cũng như Bố Cậu, suốt đời chỉ là một hành giả cô đơn mà thôi.
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Minh Họa của Lính Dù.
Một Mẩu Chuyện Xưa, Xa Quá Rồi - Đồ Ngu
( HNPD ) Đồ Tôi như đã từng tự thú với quý vị, Tôi là một đứa hay nói, viết lan man. Còn gọi là bạ đâu viết đó. Ngày hôm nay đang tính viết một bài giới thiệu chị Nguyễn Khắc Kiều Oanh, phu nhân của bạn hiền Nguyễn Xuân Tiến ở Hà Nội...Rồi nhân ngày giỗ lần thứ 50 của Ngô Tổng Thống, viết đến chữ " Khắc" Đồ tôi bỗng nhớ đến một người...Xin phép cho Đồ ngược dòng ký ức để đến với cố nhân: Bác sĩ Lê Khắc Quyến với sự mào đầu rất lung khởi, rất lan man như sau:
Có nhiều người bạn, cho rằng thái độ của Đồ Ngu tôi đối với Cộng sản là quá khích. Đồ tôi cũng biết, rất biết. Một người, do ảnh hưởng của gia đình, tôn giáo và xã hội nơi người ấy xuất thân. Dễ xẩy ra " tính khí" thất thường như của Đồ Ngu tôi. Tôi còn nghĩ: những người di cư vào Nam năm 1954 gồm có 2 thành phần chính: Người Công giáo và thành phần trung lưu ( cao hơn thành phần này có thể gọi là Địa chủ ). Gia đình tôi có " gốc" thứ 2... Trong những bản tự khai khi đi tù Cộng sản, từ Long Giao ( miền Nam ), đến Cẩm Nhân ( Yên Bái ) Đồ tôi ( cùng các bạn tù khác ), hầu như cứ vài tháng lại phải ( được ) nghỉ lao động để viết bản kiểm điểm một lần..Mà, mỗi lần như thế... Đồ tôi lại cứ đến ông bạn già ( người ta gọi là bạn vong niên ) : Bác sĩ Lê Khắc Quyến.. " Anh" Quyến nhắc tôi ( Vào chiều ngày 29 tháng 4, năm 1975 ): ...Vào đấy, cẩn thận cái miệng , anh bạn trẻ ạ...Đồ tôi không ngờ, đó là lần cuối. Ông khuyên tôi, nhưng chỉ ít ngày sau, ông cũng bị bắt giam ở khám Chí Hòa...và ở nơi đây, ông đã bị bức tử !
.... BS người miền Trung có rất nhiều đức tính của một nhà khoa bảng thời VNCH. Đồ tôi quen biết với Ông khi ông là Bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Sùng Chính ở Sài gòn. Sau biến động Miền Trung ( 1966 ) Ông "phải" từ giã chức vụ Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế và bị " giam lỏng" ở Sài Gòn vì Chính quyền Đệ II VNCH cho rằng ông thuộc nhóm Lập Trường bởi ông là cha đẻ của tờ bán nguyệt san Lành Mạnh tuy bề ngoài chuyên về y tế. Nhưng bị vu cho là một nhánh của tờ Nguyệt san Chỉ đạo của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ( Trực tiếp Chỉ huy bởi Văn Phòng Cố Vấn Chỉ Đạo 2 )
...Một buổi trưa năm 1968, tôi vừa xuất viện ( Tổng y viện Cộng Hòa ) với 29 ngày tái khám ( Kết quả của trận đánh đẫm máu chiếm lại một phần Thị trấn Cần Giuộc, Long An, Mậu thân )...Nhưng tôi mới nghỉ được ít ngày, thì Thiếu tá Phạm Văn Hải, TĐT/TD 4/46 nhân chuyến đi ủy lạo Thương bệnh binh ở TYV/CH, ghé thăm và " rủ " tôi mau trở về đơn vị, vì sau đợt Tổng công kích 2 , âm mưu đánh chiếm các thành phố lớn của VC đã " hoàn toàn bị phá sản" nhưng Quân đội VNCH cũng sứt mẻ không ít...Trưa hôm ấy, tôi đến tìm ông anh thứ 2 của tôi ( làm trong văn phòng của Đại tá Nguyễn Văn Bé,ở Sài Gòn ) , để chào từ biệt, nhưng không gập...Tôi qua Bệnh viện Sùng Chính, nơi Chị dâu tôi làm Y tá trưởng. Chị tôi , thấy tôi ngạc nhiên:-
- Chú đi lại ngon lành rồi nhỉ...Ngồi ghế đá chờ Chị một lát.
Tôi tiến về phía chiếc ghế đá đối diện với bồn phun nước, nơi có một ông đứng tuổi, mặc áo trắng bỏ áo ngoài quần, chân đi đôi dép nhật đã cũ. Ông ta hỏi làm quen:
- Đến đây tái khám hả? Chân sao mà đi lặc lè vậy..?
Một giọng Huế rất trầm, một khuôn mặt đôn hậu, một đôi mắt toát ra nét chân thật...Tôi đang " khoe" về chiến tích của mình thì bà chị dâu của tôi, tay phải ôm tập hồ sơ...Thấy " ông kia" , cung kính:
- Chào Bác sĩ Giám Đốc, tôi vừa vào phòng nhờ ông ký mấy công văn, nhưng lại gặp ông ở đây...Đây là Chú em chồng tôi...
- Thế à, quý hóa quá...Thôi chị Thanh ạ, chuyện ký cóp để sau...Mời " toa" vào phòng mình chơi một lát...
Một lát... giữa chủ ( hơi già ) và khách ( tôi, thua ông cỡ mấy chục tuổi ) kéo dài cả mấy tiếng...
Thế rồi, những lần về phép sau đấy, tôi thường ghé ông. Mỗi lần gập, tôi như được ông dẫn vào một thế giới hình như lẫn lộn giữa chính trị, với khoa học. Giữa tri thức và thực tế kinh nghiệm, phũ phàng ở ngoài đời. Có lần ông chỉ chiếc xe Mercedes mầu đen như con bọ hung đậu bề thế bên hông phòng nhận bệnh:
- Moa chẳng bao giờ biết nói dối, họ ( An ninh tinh báo, An ninh quân đội... ) hỏi Moa về chiếc xe. Moa nói, đó là quà tặng của ông Cẩn để đáp lại việc Moa chăm sóc cho bà thân mẫu của Ông Cậu, ( cũng là mẹ của Tổng thống Ngô Đình Diệm )...Họ còn hỏi lây làm qua nhiều việc khác. Moa nói thằng với me sừ Đỗ Mậu: " Tôi theo Tây học, nhưng rất thích câu của Đông phương : " Thử nhất thời, bỉ nhất thời dã " ( Ta có thời của ta, họ có thời của họ )...Những gì tôi đã khai về sự liên hệ với Ngô Triều. Tôi đã khai hết...Bắn, bắt bỏ tù, giam lỏng như bây giờ, muốn gì thì cứ làm..
Toa biết không, cái hồi còn làm Viện trưởng Y khoa ở Huế, mình từng tranh luận với đồng nghiệp dưới quyền, với cả sinh viên học trò nữa, tay đôi, nhưng thẳng thắn và không để bụng. Sau đó, tất cả đều dĩ hoa vi quý. Nhưng không biết sao trong lần nói chuyện với cái tay Đỗ Mậu ấy. Mình lại nói móc ông Quan đồng hương này một câu, khi thấy phía sân trước 2 chú chó đang cắn sủa nhau:
- Ấy, chúng nó tranh ăn tức ở, có khi giết nhau chỉ bởi một miếng xương thừa. Thế mà đối với chủ, một lòng chung thủy. Khác xa với loài người, nhận là con, xưng là cháu. Đến khi ngã ngựa thì lại nhẩy vào cắn hôi...
Ông còn kể cho tôi nghe, chuyện ông phải nhờ một ông Bác sĩ bộ trưởng y tế vốn là học trò của ông để ông được vào khám Chí hòa thăm ông Cậu lần chót..." Ông Cậu bình tĩnh lạ thường. Ông nhớ hết tên tuổi của 10 đứa con tôi, cậu còn cười khi nhắc đến tên 2 thằng lớn thằng Trâu và Thằng Bò, mà trong gia đình quen gọi như vậy.. Ông còn nói, thằng Út, Lê Khắc Nhân, đứa sơ sinh mà ông đi đón từ nhà hộ sinh, trên đường về, ghé chùa Tư Hiếu, nhờ sư thày làm lễ, Ông Cậu còn nói: Thằng đó tướng mạo như một thày tu...
Đồ tôi đã nhiều lần đến Hoa Nghiêm Thiền Viện đã từng ngồi nghe Thầy Hằng Trường giảng về Thiền, về cách thức để mình có thể đạt đến sự giác ngộ...Có lúc nói chuyện với Thầy trong lúc thầy giải lao trong giờ dạy võ. Đồ tôi nhiều lần tính hỏi:
- Có phải " cậu" là Lê Khắc Nhân, con út của người bạn già trước kia của tôi không?
Nhưng lại thôi vì chợt nghĩ: Lại quen cái thói háo danh, thấy người sang bắt quàng làm họ nữa sao? Rồi lại nghĩ... Chữ Thiền với phía trái là chữ " kỳ, 5 nét viết tắt " , chữ bên phải là chữ " Đơn" ( một mình ), là điểm đến của sự vắng lặng của tâm thế, là sự an lạc ở mỗi một sát na của tiền trình...
" Cậu" cũng như Bố Cậu, suốt đời chỉ là một hành giả cô đơn mà thôi.
Đồ Ngu
( HNPĐ )
* Minh Họa của Lính Dù.