Hình Ảnh & Sự Kiện
Một Triều Tiên kỳ lạ qua chuyến đi của phóng viên ảnh người Anh (1 + 2 )
Mặc dù tới quốc gia cẩn mật nhất thế giới, phóng viên ảnh người Anh Jeremy Hunter vẫn tìm cách chụp được những bức ảnh về màn đồng diễn Arirang ngoạn mục của Triều Tiên.
Ảnh chụp về buổi biểu diễn Arirang của Hunter.
Tại một sân vận động khổng lồ, 150.000 khán giả thưởng thức màn trình diễn kéo dài 120 phút, với giá vé lên tới 300 euro. Màn trình diễn là kết quả của 250 triệu giờ nỗ lực tập luyện của con người, gồm những tiết mục múa ngoạn mục của hàng ngàn người và nối tiếp sau đó và cũng là khép lại buổi biểu diễn là một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, hoành tráng.
Màn trình diễn giống với phiên khai mạc thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 hơn là nỗ lực của một quốc gia bí ẩn, nghèo đói, liên tục là tâm điểm của báo chí thế giới bởi những lời đe dọa làm bất ổn an ninh khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, với phóng viên ảnh người Anh Jeremy Hunter, Triều Tiên sẽ luôn luôn gắn với Arirang, mà đôi khi được dịch là thế vận hội quần chúng.
Trong khi hầu hết những người làm trong ngành báo chí (chỉ một số lượng nhỏ) tới Bình Nhưỡng phải che giấu danh tính của mình, thì Hunter công khai chụp ảnh Arirang. Trong 9 ngày ở Triều Tiên, phóng viên ảnh người Anh đã tìm hiểu được cuộc sống của người dân nơi đây, về chia rẽ giữa “những người trung thành” với chế độ và “những người nông dân”.
“Thật kỳ diệu – từng hơi thở của từng người biểu diễn đều phải được phối hợp…Arirang xóa bỏ ý muốn cá nhân”, Hunter, người đã giành giải Unesco và đã có 35 năm chụp ảnh các
Mỗi cảnh của buổi biểu diễn được thay đổi 20 giây một lần, với khoảng 100.000 người biểu diễn, trong đó có 50.000 em nhỏ làm phông nền và các thành viên quân sự di chuyển ở phía trước. Mỗi người biểu diễn cầm một tấm bảng gồm 150 trang để tạo nên những bức tranh khổng lồ.
Phiên bản về đất nước Triều Tiên rực rỡ hiện lên qua buổi biểu diễn, với hàng loạt câu chuyện có thông điệp nhuốm màu sắc chính trị. Một cảnh cho thấy bức chân dung mỉm cười của “nhà lãnh đạo bất tử” Kim Nhật Thành, trong khi cảnh khác cho thấy một cặp súng ngắn mà góa phụ của nhà lãnh đạo Kim trao cho con trai Kim Jong-il, cha của đương kim lãnh đạo Kim Jong-un. Hình ảnh về Thượng Hải cũng được thể hiện nhằm nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết của Triều Tiên với Trung Quốc.
“Màn trình diễn được người Triều Tiên thiết kế, là nhân tố khích lệ tinh thần cho họ”, Hunter, 69 tuổi, cho biết về thế vận hội quần chúng phải mất 6 tháng để tập luyện này. “Đây là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất tôi từng thấy”.
Mặc dù Triều Tiên nổi tiếng là đất nước giữ bí mật với du khách người nước ngoài, Hunter cho biết ông đã chụp được ảnh về màn đồng diễn từ một vị trí thuận lợi, với sự giúp đỡ của một người trung thành với chính quyền Triều Tiên, sau khi thú nhận ông là một phóng viên ảnh chuyên nghiệp. “Tôi đã nói cho cô ấy tôi muốn chụp ảnh Arirang để bổ
Ông đã trả 300 euro cho mỗi buổi biểu diễn trong 2 buổi mà ông tới xem và chụp ảnh. Một số bức ảnh dự kiến sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm ở Hồng Kông vào tuần tới.
Người nữ hướng dẫn viên lấy vé xem Arirang cho Hunter là hình ảnh của tầng lớp thượng lưu ở Triều Tiên, tầng lớp cao nhất trong 3 tầng lớp xã hội, trên tầng lớp công nhân và nông dân.
Hunger cuối cùng đã tới được Bình Nhưỡng sau 2 lần cố gắng tìm cách vào Triều Tiên. Ông được một công ty lữ hành Anh sắp xếp cho chuyến đi 9 ngày vào tháng 8/2011. Lần trước đó, khi đăng ký là
“Họ muốn đảm bảo rằng bạn chỉ thấy và chụp những gì họ muốn bạn thấy”, Hunter cho hay, giải thích vì sao khách du lịch lại phải bỏ điện thoại di động và một số máy quay ở Bắc Kinh trước khi lên những chiếc máy bay Nga của hãng Air Koryo. Ngoài ra, cũng có một hướng dẫn viên du lịch khác, mà nhiệm vụ của người này phần lớn là giám sát người trong đoàn có chụp trộm bức ảnh nào hay không.
“Có một số loại
Người nữ hướng dẫn viên lấy vé xem Arirang cho Hunter là hình ảnh của tầng lớp thượng lưu ở Triều Tiên, tầng lớp cao nhất trong 3 tầng lớp xã hội, sau tầng lớp công nhân và nông dân.
“Bạn sẽ không thấy cô ấy xa lạ nếu cô ấy ngồi đây”, Hunter cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn ở một quán café ở London. “Cô ấy nói tiếng Anh trôi chảy, mang túi xách hàng hiệu và có điện thoại di động”.
Miêu tả của Hunter về người hướng dẫn viên khách xa với người Triều Tiên mà các tổ chức nhân quyền quốc tế đưa ra: sống bằng 395 gram ngô phân phối mỗi ngày, khiến họ bị suy dinh dưỡng và khiến chiều cao trung bình của người Triều Tiên thấp hơn các nước châu Á khác 10-12cm.
Thậm chí những nhu yếu phẩm cơ bản hàng ngày của những người ở Hồng Kông hay London cũng nằm ngoài tầm với của hầu hết người Triều Tiên, ngoại trừ “những người trung thành” với chế độ.
“Ở Bình Nhưỡng, khách du lịch có thể đi tàu điện ngầm. Những hành khách đi cùng với bàn đều thuộc tầng lớp trung thành và thượng lưu”, Hunter cho hay. Ông miêu tả những hành khách trên tàu trông “lịch lãm trong áo sơ mi trắng, ca vat và quần xanh”.
Họ cũng đeo huy hiệu thể hiện cấp bậc khác nhau trong tầng lớp thượng lưu.
Vậy những người khác, thuộc tầng lớp công nhân và nông dân ở đâu? “Bạn sẽ không thấy họ ở Bình Nhưỡng. Họ sống ở vùng quê”, ông nói.
Hunter vẫn tìm cách thu giữ được hình ảnh loáng thoáng về một Triều Tiên nghèo đói khi đi trên tuyến xe buýt được giới chức trách sắp xếp. “Khi chúng tôi đi quanh bằng xe buýt, tôi thấy những người công nhân cắt cỏ dọc bên đường”, ông nói. “Họ dùng kéo cắt, bởi họ cần phải dùng cỏ để thêm vào bữa ăn của mình”.
Thức ăn cũng là điều khiến Hunter thấy đau lòng. Ông cùng với những khách du lịch khác được phục vụ một loạt các món ăn ngon ở một nước mà các nhóm nhân quyền cho rằng người dân đang bị đói nghiêm trọng. “Tôi được thết một số món ăn ngon nhất châu Á từ trước tới nay…so với các món ăn châu Á ở London”, Hunter cho hay và thừa nhận yêu thích món ăn châu Á nhiều tới nỗi ông có thể “ăn 3 bữa một ngày trong suốt phần đời còn lại.” Hunter quả quyết “Họ đối đãi với tôi như thượng đế.”
Theo Hunter, các bữa ăn, giống như món ăn của người Hàn Quốc và luôn luôn tuyệt vời, thường gồm bò, mì lạnh và kim chi. Thức ăn được cho là nhập khẩu từ nước Trung Quốc láng giềng.
Tuy nhiên, chỗ ở lại không mấy hiện đại. Hunter ở khách sạn Koryo, nổi tiếng là tốt nhất ở Bình Nhưỡng. “Nó giống như những khách sạn tôi ở trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc”, Hunter cho hay. Ông đã làm nhà sản xuất kiêm phóng viên đưa tin từ Trung Quốc trong suốt 10 năm Cách mạng văn hóa, trước khi nó kết thúc vào năm 1976.
“Khách sạn có nguồn điện riêng bởi việc cung cấp điện ở Triều Tiên lại là một vấn đề. Tất cả các đèn đường đều bị tắt vào ban đêm. Tất cả chìm trong bóng đêm đen”, giống như lệnh giới nghiêm thời chiến.
“Tuyến đường cao tốc chính giống như đường băng ở sân bay, không có biển chỉ dẫn”, ông cho hay và cho biết thêm đường rộng tới nỗi “máy bay có thể hạ cánh bất kỳ lúc nào”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Một Triều Tiên kỳ lạ qua chuyến đi của phóng viên ảnh người Anh (1 + 2 )
Mặc dù tới quốc gia cẩn mật nhất thế giới, phóng viên ảnh người Anh Jeremy Hunter vẫn tìm cách chụp được những bức ảnh về màn đồng diễn Arirang ngoạn mục của Triều Tiên.
Ảnh chụp về buổi biểu diễn Arirang của Hunter.
Tại một sân vận động khổng lồ, 150.000 khán giả thưởng thức màn trình diễn kéo dài 120 phút, với giá vé lên tới 300 euro. Màn trình diễn là kết quả của 250 triệu giờ nỗ lực tập luyện của con người, gồm những tiết mục múa ngoạn mục của hàng ngàn người và nối tiếp sau đó và cũng là khép lại buổi biểu diễn là một màn trình diễn pháo hoa rực rỡ, hoành tráng.
Màn trình diễn giống với phiên khai mạc thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008 hơn là nỗ lực của một quốc gia bí ẩn, nghèo đói, liên tục là tâm điểm của báo chí thế giới bởi những lời đe dọa làm bất ổn an ninh khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, với phóng viên ảnh người Anh Jeremy Hunter, Triều Tiên sẽ luôn luôn gắn với Arirang, mà đôi khi được dịch là thế vận hội quần chúng.
Trong khi hầu hết những người làm trong ngành báo chí (chỉ một số lượng nhỏ) tới Bình Nhưỡng phải che giấu danh tính của mình, thì Hunter công khai chụp ảnh Arirang. Trong 9 ngày ở Triều Tiên, phóng viên ảnh người Anh đã tìm hiểu được cuộc sống của người dân nơi đây, về chia rẽ giữa “những người trung thành” với chế độ và “những người nông dân”.
“Thật kỳ diệu – từng hơi thở của từng người biểu diễn đều phải được phối hợp…Arirang xóa bỏ ý muốn cá nhân”, Hunter, người đã giành giải Unesco và đã có 35 năm chụp ảnh các
Mỗi cảnh của buổi biểu diễn được thay đổi 20 giây một lần, với khoảng 100.000 người biểu diễn, trong đó có 50.000 em nhỏ làm phông nền và các thành viên quân sự di chuyển ở phía trước. Mỗi người biểu diễn cầm một tấm bảng gồm 150 trang để tạo nên những bức tranh khổng lồ.
Phiên bản về đất nước Triều Tiên rực rỡ hiện lên qua buổi biểu diễn, với hàng loạt câu chuyện có thông điệp nhuốm màu sắc chính trị. Một cảnh cho thấy bức chân dung mỉm cười của “nhà lãnh đạo bất tử” Kim Nhật Thành, trong khi cảnh khác cho thấy một cặp súng ngắn mà góa phụ của nhà lãnh đạo Kim trao cho con trai Kim Jong-il, cha của đương kim lãnh đạo Kim Jong-un. Hình ảnh về Thượng Hải cũng được thể hiện nhằm nhấn mạnh mối quan hệ thân thiết của Triều Tiên với Trung Quốc.
“Màn trình diễn được người Triều Tiên thiết kế, là nhân tố khích lệ tinh thần cho họ”, Hunter, 69 tuổi, cho biết về thế vận hội quần chúng phải mất 6 tháng để tập luyện này. “Đây là một trong những cảnh tượng kỳ diệu nhất tôi từng thấy”.
Mặc dù Triều Tiên nổi tiếng là đất nước giữ bí mật với du khách người nước ngoài, Hunter cho biết ông đã chụp được ảnh về màn đồng diễn từ một vị trí thuận lợi, với sự giúp đỡ của một người trung thành với chính quyền Triều Tiên, sau khi thú nhận ông là một phóng viên ảnh chuyên nghiệp. “Tôi đã nói cho cô ấy tôi muốn chụp ảnh Arirang để bổ
Ông đã trả 300 euro cho mỗi buổi biểu diễn trong 2 buổi mà ông tới xem và chụp ảnh. Một số bức ảnh dự kiến sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm ở Hồng Kông vào tuần tới.
Người nữ hướng dẫn viên lấy vé xem Arirang cho Hunter là hình ảnh của tầng lớp thượng lưu ở Triều Tiên, tầng lớp cao nhất trong 3 tầng lớp xã hội, trên tầng lớp công nhân và nông dân.
Hunger cuối cùng đã tới được Bình Nhưỡng sau 2 lần cố gắng tìm cách vào Triều Tiên. Ông được một công ty lữ hành Anh sắp xếp cho chuyến đi 9 ngày vào tháng 8/2011. Lần trước đó, khi đăng ký là
“Họ muốn đảm bảo rằng bạn chỉ thấy và chụp những gì họ muốn bạn thấy”, Hunter cho hay, giải thích vì sao khách du lịch lại phải bỏ điện thoại di động và một số máy quay ở Bắc Kinh trước khi lên những chiếc máy bay Nga của hãng Air Koryo. Ngoài ra, cũng có một hướng dẫn viên du lịch khác, mà nhiệm vụ của người này phần lớn là giám sát người trong đoàn có chụp trộm bức ảnh nào hay không.
“Có một số loại
Người nữ hướng dẫn viên lấy vé xem Arirang cho Hunter là hình ảnh của tầng lớp thượng lưu ở Triều Tiên, tầng lớp cao nhất trong 3 tầng lớp xã hội, sau tầng lớp công nhân và nông dân.
“Bạn sẽ không thấy cô ấy xa lạ nếu cô ấy ngồi đây”, Hunter cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn ở một quán café ở London. “Cô ấy nói tiếng Anh trôi chảy, mang túi xách hàng hiệu và có điện thoại di động”.
Miêu tả của Hunter về người hướng dẫn viên khách xa với người Triều Tiên mà các tổ chức nhân quyền quốc tế đưa ra: sống bằng 395 gram ngô phân phối mỗi ngày, khiến họ bị suy dinh dưỡng và khiến chiều cao trung bình của người Triều Tiên thấp hơn các nước châu Á khác 10-12cm.
Thậm chí những nhu yếu phẩm cơ bản hàng ngày của những người ở Hồng Kông hay London cũng nằm ngoài tầm với của hầu hết người Triều Tiên, ngoại trừ “những người trung thành” với chế độ.
“Ở Bình Nhưỡng, khách du lịch có thể đi tàu điện ngầm. Những hành khách đi cùng với bàn đều thuộc tầng lớp trung thành và thượng lưu”, Hunter cho hay. Ông miêu tả những hành khách trên tàu trông “lịch lãm trong áo sơ mi trắng, ca vat và quần xanh”.
Họ cũng đeo huy hiệu thể hiện cấp bậc khác nhau trong tầng lớp thượng lưu.
Vậy những người khác, thuộc tầng lớp công nhân và nông dân ở đâu? “Bạn sẽ không thấy họ ở Bình Nhưỡng. Họ sống ở vùng quê”, ông nói.
Hunter vẫn tìm cách thu giữ được hình ảnh loáng thoáng về một Triều Tiên nghèo đói khi đi trên tuyến xe buýt được giới chức trách sắp xếp. “Khi chúng tôi đi quanh bằng xe buýt, tôi thấy những người công nhân cắt cỏ dọc bên đường”, ông nói. “Họ dùng kéo cắt, bởi họ cần phải dùng cỏ để thêm vào bữa ăn của mình”.
Thức ăn cũng là điều khiến Hunter thấy đau lòng. Ông cùng với những khách du lịch khác được phục vụ một loạt các món ăn ngon ở một nước mà các nhóm nhân quyền cho rằng người dân đang bị đói nghiêm trọng. “Tôi được thết một số món ăn ngon nhất châu Á từ trước tới nay…so với các món ăn châu Á ở London”, Hunter cho hay và thừa nhận yêu thích món ăn châu Á nhiều tới nỗi ông có thể “ăn 3 bữa một ngày trong suốt phần đời còn lại.” Hunter quả quyết “Họ đối đãi với tôi như thượng đế.”
Theo Hunter, các bữa ăn, giống như món ăn của người Hàn Quốc và luôn luôn tuyệt vời, thường gồm bò, mì lạnh và kim chi. Thức ăn được cho là nhập khẩu từ nước Trung Quốc láng giềng.
Tuy nhiên, chỗ ở lại không mấy hiện đại. Hunter ở khách sạn Koryo, nổi tiếng là tốt nhất ở Bình Nhưỡng. “Nó giống như những khách sạn tôi ở trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc”, Hunter cho hay. Ông đã làm nhà sản xuất kiêm phóng viên đưa tin từ Trung Quốc trong suốt 10 năm Cách mạng văn hóa, trước khi nó kết thúc vào năm 1976.
“Khách sạn có nguồn điện riêng bởi việc cung cấp điện ở Triều Tiên lại là một vấn đề. Tất cả các đèn đường đều bị tắt vào ban đêm. Tất cả chìm trong bóng đêm đen”, giống như lệnh giới nghiêm thời chiến.
“Tuyến đường cao tốc chính giống như đường băng ở sân bay, không có biển chỉ dẫn”, ông cho hay và cho biết thêm đường rộng tới nỗi “máy bay có thể hạ cánh bất kỳ lúc nào”.