Nhân Vật
Một góc nhìn khác về Trương Duy Nhất
22-07-2015
1. Trong quan niệm của những lãnh đạo trại giam thì Trương Duy Nhất đích thị là một loại động vật hoang dã, không thể thuần chủng. Vậy nên cái phút sổ lồng sau hai năm lao tù, thay vì để Trương bước ra giữa vòng tay người thân, các lãnh đạo trại đã cương quyết tống Trương lên một chiếc xe bịt bùng, chạy hết tốc lực rồi đột ngột quẳng Trương xuống “lề đường Hồ Chí Minh rừng rú”.
Các lãnh đạo trại giam chắc hẳn vẫn cho rằng những hành động của mình là sáng suốt. Tôi tin rằng niềm tin của họ là thành thật. Tôi luôn nghiêng mình kính trọng những kẻ sống, chiến đấu và học tập theo đức tin của mình, tôi tránh xa những người cao giọng rao giảng những điều tốt đẹp nhưng hành động thì ngược lại.
Quay lại với “góc nhìn” các lãnh đạo trại về Trương? Đường đường là một nhà báo đã “định danh”, Trương bất ngờ bỏ việc, ngày đêm è cổ xây lên “một góc nhìn khác”. Thiên hạ đứng ở góc nhìn ấy nhìn về “cao xanh” thì ôi thôi, những bầy sâu mọt lúc nhúc, thối hoắc hàng ngày hằng giờ gặm nhấm “ăn tàn phá hoại đất nước”. Cả chục vạn con chiên gánh trên vai sứ mạng cao cả của nghề cầm bút, ngoan ngoãn tung hê, vội vã khóc cười theo cây gậy chỉ huy của một nhạc trưởng thì với hành động của mình, Trương hẳn nhiên là một kẻ lạc lối, một đứa con đi hoang đích thực!
2. Các nhà viết sử về nhà tù chắc sẽ vô cùng thú vị khi đặt cảnh ra tù của Trương với câu chuyện của Trần Văn Giàu thời mồ ma thực dân đế quốc hơn 70 năm trước.
Khác hẳn với Trương, là một nhà báo thuần túy, đối lập nhưng không đối đầu, Trần Văn Giàu là một “nhà cách mạng chuyên nghiệp”, chịu án tù lần thứ ba. Hết án 5 năm tù trong Khám Lớn, ông bước ra cổng, có người vợ trẻ đang một mình đứng đợi. Trần Văn Giàu nhớ lại “tụi xếp Tây có vẻ mừng, có mấy đứa khuyên đừng trở lại nữa”. Hai vợ chồng sóng bước đến sở Catinat lấy giấy tờ phóng thích, có một thầy đội đi theo. “Thầy đội có nhã ý dang hơi xa để tụi tôi trò chuyện với nhau”. Lấy giấy tờ, tưởng đâu chỉ khoảng dăm mười phút, “nào dè nó kéo dài hơn một giờ khiến vợ tôi vô cùng lo sợ: vào hang sói dễ, ra hang sói khó. Còn tôi quen tính mê đấu… gặp mặt mấy thằng cò mật thám tra tấn hỏi cung như xưa”. Đám mật thám Tây yêu cầu “Ông Giàu ạ, ông cắt nghĩa tại sao Stalin cộng sản ký hiệp ước với Hitler phát xít? Tại sao Đức và Liên Xô cùng đánh Ba Lan?…”.
Câu chuyện “xuất kho” của Trần Văn Giàu nghe sao… nên thơ quá. Ngày nay, chất lãng mạn đã bị tuyệt chủng và người ta đau đớn kêu lên “sao anh lại mắng tôi bằng giọng nói dân tôi” ! Lũ đế quốc sài lang khi cuốn gói khỏi đất nước này đã thâm độc mang theo mất rồi. Bài học đắt giá này hóa ra cứ xảy ra hoài hoài. Nên chúng ta luôn luôn được nhắc nhở cần nâng cao cảnh giác với các thế lực thù địch là vì vậy.
3. Mới chân ướt chân ráo ra khỏi nhà tù mà Trương đã dõng dạc đòi lôi cổ những X, Y, Z… vào ngục thay mình. Nghe cái giọng đặc Quảng bừng bừng nhiệt huyết, có thể hình dung thấy được gương mặt rắn rỏi, tính cách quả quyết, không biết khoan nhượng của Trương. Cái lý thuyết “nhà tù là một trường học lớn” tôi luyện nên những nhân cách sáng ngời của những người cộng sản Việt Nam xứng đáng được đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vậy.
Vài ngày sau khi ra tù, Trương lên phây, tổng kết lại 14 thông điệp của mình. Mấy ngày sau nữa Trương post lời thầy học, giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Hoàng Trọng Phiến. Trương viết “hành trình đi tìm cái đẹp ngôn từ tiếng Việt chân chính, thầy gọi cái sự đi tù của tôi là như vậy”.
Trương xác định tính máu thịt của nghề cầm bút, truyền thông là lãnh vực dấn thân. Trương cũng luôn đề cao tính phản biện. Người miền Trung xưa có câu nói “một lời nói, một đọi (bát) máu”, điều này càng đúng với các thông điệp. Không được một chút sơ sẫy. Với tinh thần đó, tôi muốn đưa ra vài bình luận về các thông điệp của Trương, kiểu hứng lên ngồi luận chuyện Tam Quốc. Nghe chơi cho vui chứ không có ý gì sâu xa cả.
i) Trước tiên, toát lên từ các thông điệp của Trương là tinh thần bạo động. Trương muốn làm một “cơn sóng sục sôi, căm giận của con dân Việt”. Trương, trước sau là một nhà báo, không phải nhà chính trị, càng không là nhà quân sự. Với một nhà truyền thông, sự dữ dội đó có hợp với thời đại mới bây giờ không? Tinh thần “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” cần được xem xét lại. Kiểu viết lên quần đùi dòng thơ Bút Tre về “thằng X” đã vô tình hạ thấp đẳng cấp của Trương. Một kiểu bạo động không nên khuyến khích!
ii) Đọc lại các thông điệp, dễ nhận thấy Trương lặp lại người đi trước, lặp lại cả chính mình. Thông điệp “có loại tù làm cho người ta nhục nhã, có loại tù chỉ khiến họ vinh quang” có lẽ là thông điệp được Trương đắc ý nhất. Trong nhà mình, Trương treo bức hình đứng trước vành móng ngựa, bên dưới là thông điệp trên. Nội dung này, thật tiếc, nó xưa như trái đất, nhất là với một đất nước có nhiều nhà tù. Có thể nói nhiều câu tương tự, chẳng hạn, “có những tấm huân chương làm cho con người vinh quang nhưng cũng nhiều huân chương chỉ khiến ta ô nhục”, hay “có những lời tuyên ngôn khích lệ hàng triệu trái tim, cũng có những tuyên ngôn khiến ai nghe cũng nôn lên vì kinh tởm”.
Nội dung cũ thì ngôn từ phải mới. Ngôn từ của Trương khó mà sánh được với cách nói của ông Lành hơn nửa thế kỷ trước, kiểu “có cái chết hóa thành bất tử/ có những lời hơn mọi bài ca”. Một thông điệp khác “Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng”, Trương đã lặp lại lời thơ của nhà thơ gì gì đó, lâu rồi quên mất tên, đại loại “thân thể tại ngục trung nhưng tinh thần (bay bỗng) tại ngục ngoại”. Là một người truyền thông, Trương chắc phải thấm thía rằng, đã đọc mấy câu thơ tù này rồi thì sức chấn động trong thông điệp của Trương hẳn phải giảm đi nhiều nhiều lần.
Điệp khúc về một lực lượng “ăn tàn phá hoại đất nước” cũng được nhắc lại hai lần, tính lay động bàn sau nhưng vẻ đẹp trong sự phong phú của ngôn ngữ Việt chắc chắn bị thương tổn.
iii) Cái tôi trong những thông điệp của Trương lớn quá. Cái tôi chứng tỏ sự quyết liệt, tính dấn thân của cá nhân Trương. Tuy nhiên, khi Trương nói “hãy xuất hiện nhiều hơn những nhà báo như TDN, nhiều hơn những sự lên tiếng như TDN và nhiều hơn những hành vi gọi là phạm tội như TDN”, thông điệp khó “gây cảm hứng” một cách sâu sắc và lâu bền. Ý tưởng này được Trương lặp lại nguyên văn trong hai thông điệp và trong một thông điệp khác cũng nói lại tương tự!
iv) Tâm lý tự hào là người anh hùng trong đấu tranh (đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các thế lực con người) cần phải được thay thế bằng sự tự hào vì có những đóng góp về văn hóa, kinh tế, khoa học… cho cộng đồng, cho nhân loại. Có như vậy con cháu Việt mới ngẫng cao đầu mà sánh vai với năm châu được. Cực chẳng đã mới phải làm một TDN, thời thế buộc làm người anh hùng, không nên cổ động sự tự hào!
5. Trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam, các blogger lề trái xứng đáng được vinh danh. Đức Giêsu ở trên trời hẳn phải cám ơn gã học trò bội bạc Giuse đã bán thầy lấy 30 đồng bạc trắng. Giá trị của sấm truyền, rằng “đi lên XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng”, hẳn bị dân chúng coi là ngớ ngẫn nếu không có sự lạc đường của các blogger lề trái! Trong dăm bảy blogger đó, không thể không có tên chủ nhân trang “một góc nhìn khác”.
Cuộc sống cứ trôi chảy, “một góc nhìn khác” đã hoàn thành sứ mạng của mình bằng việc nhà nước tặng Trương bản án hai năm tù và danh hiệu “anh hùng thông tin” mà tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh.
Trước mắt Trương là những thách thức mới không dễ vượt qua!
Về Trương Duy Nhất, mời bà con xem lại hai bài viết cũ:
1. Lý thuyết con chuột nhắt và blogger Trương Duy Nhất
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Một góc nhìn khác về Trương Duy Nhất
22-07-2015
1. Trong quan niệm của những lãnh đạo trại giam thì Trương Duy Nhất đích thị là một loại động vật hoang dã, không thể thuần chủng. Vậy nên cái phút sổ lồng sau hai năm lao tù, thay vì để Trương bước ra giữa vòng tay người thân, các lãnh đạo trại đã cương quyết tống Trương lên một chiếc xe bịt bùng, chạy hết tốc lực rồi đột ngột quẳng Trương xuống “lề đường Hồ Chí Minh rừng rú”.
Các lãnh đạo trại giam chắc hẳn vẫn cho rằng những hành động của mình là sáng suốt. Tôi tin rằng niềm tin của họ là thành thật. Tôi luôn nghiêng mình kính trọng những kẻ sống, chiến đấu và học tập theo đức tin của mình, tôi tránh xa những người cao giọng rao giảng những điều tốt đẹp nhưng hành động thì ngược lại.
Quay lại với “góc nhìn” các lãnh đạo trại về Trương? Đường đường là một nhà báo đã “định danh”, Trương bất ngờ bỏ việc, ngày đêm è cổ xây lên “một góc nhìn khác”. Thiên hạ đứng ở góc nhìn ấy nhìn về “cao xanh” thì ôi thôi, những bầy sâu mọt lúc nhúc, thối hoắc hàng ngày hằng giờ gặm nhấm “ăn tàn phá hoại đất nước”. Cả chục vạn con chiên gánh trên vai sứ mạng cao cả của nghề cầm bút, ngoan ngoãn tung hê, vội vã khóc cười theo cây gậy chỉ huy của một nhạc trưởng thì với hành động của mình, Trương hẳn nhiên là một kẻ lạc lối, một đứa con đi hoang đích thực!
2. Các nhà viết sử về nhà tù chắc sẽ vô cùng thú vị khi đặt cảnh ra tù của Trương với câu chuyện của Trần Văn Giàu thời mồ ma thực dân đế quốc hơn 70 năm trước.
Khác hẳn với Trương, là một nhà báo thuần túy, đối lập nhưng không đối đầu, Trần Văn Giàu là một “nhà cách mạng chuyên nghiệp”, chịu án tù lần thứ ba. Hết án 5 năm tù trong Khám Lớn, ông bước ra cổng, có người vợ trẻ đang một mình đứng đợi. Trần Văn Giàu nhớ lại “tụi xếp Tây có vẻ mừng, có mấy đứa khuyên đừng trở lại nữa”. Hai vợ chồng sóng bước đến sở Catinat lấy giấy tờ phóng thích, có một thầy đội đi theo. “Thầy đội có nhã ý dang hơi xa để tụi tôi trò chuyện với nhau”. Lấy giấy tờ, tưởng đâu chỉ khoảng dăm mười phút, “nào dè nó kéo dài hơn một giờ khiến vợ tôi vô cùng lo sợ: vào hang sói dễ, ra hang sói khó. Còn tôi quen tính mê đấu… gặp mặt mấy thằng cò mật thám tra tấn hỏi cung như xưa”. Đám mật thám Tây yêu cầu “Ông Giàu ạ, ông cắt nghĩa tại sao Stalin cộng sản ký hiệp ước với Hitler phát xít? Tại sao Đức và Liên Xô cùng đánh Ba Lan?…”.
Câu chuyện “xuất kho” của Trần Văn Giàu nghe sao… nên thơ quá. Ngày nay, chất lãng mạn đã bị tuyệt chủng và người ta đau đớn kêu lên “sao anh lại mắng tôi bằng giọng nói dân tôi” ! Lũ đế quốc sài lang khi cuốn gói khỏi đất nước này đã thâm độc mang theo mất rồi. Bài học đắt giá này hóa ra cứ xảy ra hoài hoài. Nên chúng ta luôn luôn được nhắc nhở cần nâng cao cảnh giác với các thế lực thù địch là vì vậy.
3. Mới chân ướt chân ráo ra khỏi nhà tù mà Trương đã dõng dạc đòi lôi cổ những X, Y, Z… vào ngục thay mình. Nghe cái giọng đặc Quảng bừng bừng nhiệt huyết, có thể hình dung thấy được gương mặt rắn rỏi, tính cách quả quyết, không biết khoan nhượng của Trương. Cái lý thuyết “nhà tù là một trường học lớn” tôi luyện nên những nhân cách sáng ngời của những người cộng sản Việt Nam xứng đáng được đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vậy.
Vài ngày sau khi ra tù, Trương lên phây, tổng kết lại 14 thông điệp của mình. Mấy ngày sau nữa Trương post lời thầy học, giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Hoàng Trọng Phiến. Trương viết “hành trình đi tìm cái đẹp ngôn từ tiếng Việt chân chính, thầy gọi cái sự đi tù của tôi là như vậy”.
Trương xác định tính máu thịt của nghề cầm bút, truyền thông là lãnh vực dấn thân. Trương cũng luôn đề cao tính phản biện. Người miền Trung xưa có câu nói “một lời nói, một đọi (bát) máu”, điều này càng đúng với các thông điệp. Không được một chút sơ sẫy. Với tinh thần đó, tôi muốn đưa ra vài bình luận về các thông điệp của Trương, kiểu hứng lên ngồi luận chuyện Tam Quốc. Nghe chơi cho vui chứ không có ý gì sâu xa cả.
i) Trước tiên, toát lên từ các thông điệp của Trương là tinh thần bạo động. Trương muốn làm một “cơn sóng sục sôi, căm giận của con dân Việt”. Trương, trước sau là một nhà báo, không phải nhà chính trị, càng không là nhà quân sự. Với một nhà truyền thông, sự dữ dội đó có hợp với thời đại mới bây giờ không? Tinh thần “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” cần được xem xét lại. Kiểu viết lên quần đùi dòng thơ Bút Tre về “thằng X” đã vô tình hạ thấp đẳng cấp của Trương. Một kiểu bạo động không nên khuyến khích!
ii) Đọc lại các thông điệp, dễ nhận thấy Trương lặp lại người đi trước, lặp lại cả chính mình. Thông điệp “có loại tù làm cho người ta nhục nhã, có loại tù chỉ khiến họ vinh quang” có lẽ là thông điệp được Trương đắc ý nhất. Trong nhà mình, Trương treo bức hình đứng trước vành móng ngựa, bên dưới là thông điệp trên. Nội dung này, thật tiếc, nó xưa như trái đất, nhất là với một đất nước có nhiều nhà tù. Có thể nói nhiều câu tương tự, chẳng hạn, “có những tấm huân chương làm cho con người vinh quang nhưng cũng nhiều huân chương chỉ khiến ta ô nhục”, hay “có những lời tuyên ngôn khích lệ hàng triệu trái tim, cũng có những tuyên ngôn khiến ai nghe cũng nôn lên vì kinh tởm”.
Nội dung cũ thì ngôn từ phải mới. Ngôn từ của Trương khó mà sánh được với cách nói của ông Lành hơn nửa thế kỷ trước, kiểu “có cái chết hóa thành bất tử/ có những lời hơn mọi bài ca”. Một thông điệp khác “Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng”, Trương đã lặp lại lời thơ của nhà thơ gì gì đó, lâu rồi quên mất tên, đại loại “thân thể tại ngục trung nhưng tinh thần (bay bỗng) tại ngục ngoại”. Là một người truyền thông, Trương chắc phải thấm thía rằng, đã đọc mấy câu thơ tù này rồi thì sức chấn động trong thông điệp của Trương hẳn phải giảm đi nhiều nhiều lần.
Điệp khúc về một lực lượng “ăn tàn phá hoại đất nước” cũng được nhắc lại hai lần, tính lay động bàn sau nhưng vẻ đẹp trong sự phong phú của ngôn ngữ Việt chắc chắn bị thương tổn.
iii) Cái tôi trong những thông điệp của Trương lớn quá. Cái tôi chứng tỏ sự quyết liệt, tính dấn thân của cá nhân Trương. Tuy nhiên, khi Trương nói “hãy xuất hiện nhiều hơn những nhà báo như TDN, nhiều hơn những sự lên tiếng như TDN và nhiều hơn những hành vi gọi là phạm tội như TDN”, thông điệp khó “gây cảm hứng” một cách sâu sắc và lâu bền. Ý tưởng này được Trương lặp lại nguyên văn trong hai thông điệp và trong một thông điệp khác cũng nói lại tương tự!
iv) Tâm lý tự hào là người anh hùng trong đấu tranh (đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các thế lực con người) cần phải được thay thế bằng sự tự hào vì có những đóng góp về văn hóa, kinh tế, khoa học… cho cộng đồng, cho nhân loại. Có như vậy con cháu Việt mới ngẫng cao đầu mà sánh vai với năm châu được. Cực chẳng đã mới phải làm một TDN, thời thế buộc làm người anh hùng, không nên cổ động sự tự hào!
5. Trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam, các blogger lề trái xứng đáng được vinh danh. Đức Giêsu ở trên trời hẳn phải cám ơn gã học trò bội bạc Giuse đã bán thầy lấy 30 đồng bạc trắng. Giá trị của sấm truyền, rằng “đi lên XHCN là sự lựa chọn duy nhất đúng”, hẳn bị dân chúng coi là ngớ ngẫn nếu không có sự lạc đường của các blogger lề trái! Trong dăm bảy blogger đó, không thể không có tên chủ nhân trang “một góc nhìn khác”.
Cuộc sống cứ trôi chảy, “một góc nhìn khác” đã hoàn thành sứ mạng của mình bằng việc nhà nước tặng Trương bản án hai năm tù và danh hiệu “anh hùng thông tin” mà tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh.
Trước mắt Trương là những thách thức mới không dễ vượt qua!
Về Trương Duy Nhất, mời bà con xem lại hai bài viết cũ:
1. Lý thuyết con chuột nhắt và blogger Trương Duy Nhất