Kinh Đời
Một nhà báo công tâm!!! - TRẦN HOÀNG LAN
Gần đây loạt bài "Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần" của tác giả Người Buôn Gió đã thu hút được đông đảo số lượng độc giả. Bởi lẽ: sự nổi tiếng của tác giả, được đăng tải trên các trang mạng có số lượng truy cập nhiều và quan trọng hơn cả là nội dung xoay quanh sự kiện một phó chủ tịch tỉnh thuộc hàng cán bộ cao cấp nạn nhân của "đả hổ diệt ruồi" đã đào thoát thành công sau đó cung cấp thông tin để tác giả- một bloger nổi tiếng- đưa lên các trang mạng nhiều người đọc. Tuy còn dang dở nhưng đã bóc trần cái gọi là "chống tham nhũng" thực chất chỉ là trả thù, thanh trừng những người không cùng phe nhóm trong nội bộ, gây thanh thế để ngồi hết nhiệm kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Không chỉ thu hút độc giả nó còn là cảm hứng để nhiều cây viết nổi tiếng bàn thảo tranh luận về nội dung, tác giả,... Trong số đó có bài "Bàn về hiện tượng Người Buôn Gió và nhận thức của người ủng hộ dân chủ" của tác giả Kami đăng trên blog RFA ngày 13/9/2016.
Theo như
tiêu đề thì đây là kiểu bài "bàn..." - gồm các quan điểm, nhận định,
bình luận của tác giả về một số vấn đề nào đó có kèm theo những luận cứ hoặc
dẫn chứng. Những vấn đề bàn đến được ghi thành các tít con của bài như
"tranh cãi", "cuộc chiến lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng",
"về bloger Người Buôn Gió", "hệ quả".
Mở đầu phần
"tranh cãi" tác giả vừa không đồng tình với những người phê phán
Người Buôn Gió đã "bốc thơm" Trịnh Xuân Thanh vừa không đồng tình với
Người Buôn Gió đã giúp đỡ Trịnh Xuân Thanh với các lý do "Trịnh Xuân Thanh
mới chỉ là nghi can, chứ chưa trở thành tội phạm khi chưa có phán quyết của toà
án" và "các tội lỗi của ông Trịnh Xuân Thanh ở trong việc Tổng Công
ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) lỗ 3.500 tỷ đồng cũng việc ông ta như
thao túng Công ty Bia Halico". Từ các thái độ "không đồng tình..."
trên dễ thấy ông Trịnh Xuân Thanh đã được tác giả liệt vào diện đối
tượng "ca ngợi thì được nhưng không đáng...để giúp đỡ". Vô cùng tréo
ngoe nhưng lại hợp với kiểu viết dòng trên
là nghi can nhưng dòng dưới lại là kẻ có tội. Kiểu viết mà lịch sự thì
gọi là "tiền hậu bất nhất" còn không thì là "câu nọ đ.m câu
kia". Nó làm cho chẳng còn ai tin vào các "không đồng tình..." ở trên.
Tiếp theo là "thao thao" "Trước hết cần phải khẳng định, quyền tự do
biểu đạt ý kiến, chính kiến hay nói rộng hơn việc nhận định, đánh giá cũng như
bình luận là quyền bất khả xâm phạm. Tuy nhiên điều đó phải nằm trong khuôn khổ
của luật pháp, chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia" mới nghe tưởng không ăn nhập gì với tít con "tranh cãi"
vì phần đầu giông giống lời giải thích về quyền tự do ngôn luận còn
phần sau na ná như cái "cẩm nang" mà các quan chức cộng sản vẫn thường
dùng để biện bạch mỗi khi bị quốc tế chỉ trích. Nhưng ngẫm kỹ thì hiểu:
tác giả đang sắm vai ban tuyên giáo nhắc khéo
những người tranh cãi rằng: "chớ có quá đà kẻo vi phạm pháp luật". Cho
rằng Người Buôn Gió nhẹ dạ cả tin khi tư vấn cho Trịnh Xuân Thanh cam
kết "sẵn sàng chịu xuất hiện khi
có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư,
nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế…” thì gần với đe dọa hơn là một nhận định, như đã có người bình luận.
Sau khi nêu ra bối cảnh dân chúng bị
bưng bít, chỉ nghe được một chiều dẫn tới thèm khát thông tin trái chiều tác
giả cho rằng: "trong cuộc đối đầu với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, các
cá nhân hay tổ chức chính trị đã tận dụng việc sử dụng truyền thông để tiến
hành và thực hiện cuộc chiến tranh tâm lý, trên cơ sở một ma trận thông tin
thực ảo lẫn lộn, để tấn công vào sự nghi ngờ, thậm chí là bất mãn của dân
chúng". Không hiểu tác giả muốn nói đến những cá nhân và tổ chức
chính trị nào. Nhưng nếu có thì họ quả là ngây thơ. Cuộc chiến truyền
thông giữa nhà nước công sản hiện nay với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào
đều là không cân sức. Một bên có lực lượng hùng hậu với các phương tiện
truyền thông hiện đại được pháp luật bảo vệ. Nhưng vì mục đích giữ chế
độ độc tài nên nhà nước cộng sản chủ trương tuyên truyền một chiều, bưng
bít, giả dối. Trong thời đại bùng nổ thông tin thì đây là điểm yếu của
họ. Bên còn lại hoàn toàn bất lợi trong so sánh lực lượng, phương tiện
nếu không biết khai thác điểm yếu của đối phương lại học cách tuyên
truyền thật giả lẫn lộn thì thua là cầm chắc. Chắc chắn những người đấu
tranh cho dân chủ ở trong nước hiện nay không làm theo cách này. Đâu đó
có thể có những thông tin mà họ đưa
ra là sai lệch nhưng khác với nhà nước cộng sản họ không chủ trương làm
vậy. Vì
họ luôn tố cáo nhà nước cộng sản là bưng bít, dối trá, không minh bạch
nên đưa những thông tin thực ảo lẫn lộn khác nào tự vả vào mặt mình. Và
trong thực tế đã có nhiều người trong số họ chấp
nhận gian khổ hiểm nguy để tìm và cung cấp những thông tin trung thực.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải biệt
danh Điếu Cày đã lặn lội từ miền Nam ra biên giới phía Bắc chỉ để
biết rõ thông tin về Ải Nam Quan, thác Bản Giốc bị mất vào tay Trung
Quốc. Hay gần đây mặc dù bị công an, côn đồ ngăn cản, sách nhiễu nhiều
nhà báo của họ vẫn thường xuyên cung cấp những tin tức xác thực về cá
chết và cuộc sống khốn đốn
của ngư dân miền Trung tới đông đảo độc giả. Một số trang mạng của họ
khi đưa những thông tin chưa kiểm chứng được luôn được ban biên tập lưu ý
tới các độc giả. Nếu cho rằng tác giả cũng ngây thơ khi thốt lên "đây là điều cần thiết và phù hợp cần được cổ vũ." thì có lẽ đây là kiểu ngây thơ để "xúi trẻ con ăn cứt gà sáp".
Phần nói về bloger Người Buôn Gió gồm cả khen lẫn chê. Khen:
"có khiếu viết lách thiên phú", "bản sao của nhà văn Nguyên
Hồng", "thành công lớn của blogger Người Buôn Gió, trong việc tập hợp
cũng như lôi kéo đám đông, với mục đích nhằm lung lạc tinh thần của người dân,
mất lòng tin vào chế độ". Chê: trong khi viết sử dụng
các thông tin “thực thì ít nhưng hư cấu, bịa đặt thì nhiều”, có "tư duy
yếu" chỉ đáng làm nhà báo lo "chuyện bếp núc". Dẫn
chứng cho việc đưa thông tin bịa đặt là" Đinh Thế Huynh quỳ mọp lạy Ba Dũng xin làm đệ tử thì là chuyện xin
được khẳng định là bịa 100%". Nếu đọc kỹ đoạn văn sau đây trong phần 11 của loạt bài"Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần"
"Chỉ còn lại Phúc, một người mà
Trọng rất dễ bảo. Bây giờ Trọng đang gieo ước mơ cho Phúc nối ngôi TBT, Phúc thì
cũng háo chức quyền, tít mắt làm theo đàn anh, bảo gì nghe đấy răm rắp.
Lẽ ra
để Huynh lên làm bí thư mới hay, hay ở chỗ chúng ta có một ông TBT người Bắc,
có lý luận.
Và ông TBT tương lai này từng quỳ mọp dưới chân Nguyễn Tấn Dũng,
vái lạy bắt Tấn Dũng nhận làm đàn em mới đứng lên.
Với tình hình bộ sậu ứng cử
TBT như trên, giờ thì chả có chuyện hy vọng gì khiến Trọng về giữa nhiệm kỳ bàn
giao cho Quang hay cho Huynh cả. Vì hai tên này sẽ phải đánh nhau và tên nào
cũng có những điểm bất lợi" thì thấy tác giả đã hiểu nhầm Nguyễn
Xuân Phúc là Đinh Thế Huynh. Đó là chưa kể không phải là người trong
cuộc thì căn cứ vào đâu để tác giả khẳng định là
"bịa 100%". Nhưng điều đó không quan trọng vì những khen chê dài dòng
chỉ là rào đón trước khi tác giả thay mặt "ai đó" chuyển đến cho Người
Buôn Gió thông điệp "hãy về lo chuyện bếp núc". Và quả đúng như vậy loạt bài "Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần kéo dài thêm một hai kỳ nữa thì kết thúc.
Với những người đấu tranh cho dân chủ tác giả khuyên"hãy tìm
hiểu để biết rằng, đối lập chính trị không chỉ duy nhất là chống đối".
Có nghĩa là hãy hợp tác. Chắc hẳn tác giả biết: từ mấy chục năm nay mặc
dù những người đấu tranh cho dân chủ đã kiên trì, miệt mài tìm đủ mọi
cách để hợp tác nhằm canh tân đất nước nhưng hầu như đều bị khước từ
bằng luận điệu "mọi việc đều có đảng nhà nước lo", bị vu là "các thế lực thù
địch", bị sách nhiễu, đánh đập thậm chí còn bị bỏ tù. Vậy thì hợp tác kiểu gì? Hay đây lại là bóng gió của lời khuyên:
"bó giáo quy hàng".
Sau khi
bàn bạc chán chê, phần kết tác giả tự nhận mình là nhà báo công tâm, chuyên khai thông
dân trí!!!
Cũng may mà số nhà báo công tâm kiểu này còn ít.
( Bản của Tác giả gửi cho HNPD )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Một nhà báo công tâm!!! - TRẦN HOÀNG LAN
Gần đây loạt bài "Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần" của tác giả Người Buôn Gió đã thu hút được đông đảo số lượng độc giả. Bởi lẽ: sự nổi tiếng của tác giả, được đăng tải trên các trang mạng có số lượng truy cập nhiều và quan trọng hơn cả là nội dung xoay quanh sự kiện một phó chủ tịch tỉnh thuộc hàng cán bộ cao cấp nạn nhân của "đả hổ diệt ruồi" đã đào thoát thành công sau đó cung cấp thông tin để tác giả- một bloger nổi tiếng- đưa lên các trang mạng nhiều người đọc. Tuy còn dang dở nhưng đã bóc trần cái gọi là "chống tham nhũng" thực chất chỉ là trả thù, thanh trừng những người không cùng phe nhóm trong nội bộ, gây thanh thế để ngồi hết nhiệm kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Không chỉ thu hút độc giả nó còn là cảm hứng để nhiều cây viết nổi tiếng bàn thảo tranh luận về nội dung, tác giả,... Trong số đó có bài "Bàn về hiện tượng Người Buôn Gió và nhận thức của người ủng hộ dân chủ" của tác giả Kami đăng trên blog RFA ngày 13/9/2016.
Theo như
tiêu đề thì đây là kiểu bài "bàn..." - gồm các quan điểm, nhận định,
bình luận của tác giả về một số vấn đề nào đó có kèm theo những luận cứ hoặc
dẫn chứng. Những vấn đề bàn đến được ghi thành các tít con của bài như
"tranh cãi", "cuộc chiến lôi kéo sự ủng hộ của quần chúng",
"về bloger Người Buôn Gió", "hệ quả".
Mở đầu phần
"tranh cãi" tác giả vừa không đồng tình với những người phê phán
Người Buôn Gió đã "bốc thơm" Trịnh Xuân Thanh vừa không đồng tình với
Người Buôn Gió đã giúp đỡ Trịnh Xuân Thanh với các lý do "Trịnh Xuân Thanh
mới chỉ là nghi can, chứ chưa trở thành tội phạm khi chưa có phán quyết của toà
án" và "các tội lỗi của ông Trịnh Xuân Thanh ở trong việc Tổng Công
ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) lỗ 3.500 tỷ đồng cũng việc ông ta như
thao túng Công ty Bia Halico". Từ các thái độ "không đồng tình..."
trên dễ thấy ông Trịnh Xuân Thanh đã được tác giả liệt vào diện đối
tượng "ca ngợi thì được nhưng không đáng...để giúp đỡ". Vô cùng tréo
ngoe nhưng lại hợp với kiểu viết dòng trên
là nghi can nhưng dòng dưới lại là kẻ có tội. Kiểu viết mà lịch sự thì
gọi là "tiền hậu bất nhất" còn không thì là "câu nọ đ.m câu
kia". Nó làm cho chẳng còn ai tin vào các "không đồng tình..." ở trên.
Tiếp theo là "thao thao" "Trước hết cần phải khẳng định, quyền tự do
biểu đạt ý kiến, chính kiến hay nói rộng hơn việc nhận định, đánh giá cũng như
bình luận là quyền bất khả xâm phạm. Tuy nhiên điều đó phải nằm trong khuôn khổ
của luật pháp, chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia" mới nghe tưởng không ăn nhập gì với tít con "tranh cãi"
vì phần đầu giông giống lời giải thích về quyền tự do ngôn luận còn
phần sau na ná như cái "cẩm nang" mà các quan chức cộng sản vẫn thường
dùng để biện bạch mỗi khi bị quốc tế chỉ trích. Nhưng ngẫm kỹ thì hiểu:
tác giả đang sắm vai ban tuyên giáo nhắc khéo
những người tranh cãi rằng: "chớ có quá đà kẻo vi phạm pháp luật". Cho
rằng Người Buôn Gió nhẹ dạ cả tin khi tư vấn cho Trịnh Xuân Thanh cam
kết "sẵn sàng chịu xuất hiện khi
có phiên toà xét xử anh ta vụ thất thoát 3000 tỷ, nhưng phải có những luật sư,
nhà báo, đại diện nhân quyền quôc tế…” thì gần với đe dọa hơn là một nhận định, như đã có người bình luận.
Sau khi nêu ra bối cảnh dân chúng bị
bưng bít, chỉ nghe được một chiều dẫn tới thèm khát thông tin trái chiều tác
giả cho rằng: "trong cuộc đối đầu với nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay, các
cá nhân hay tổ chức chính trị đã tận dụng việc sử dụng truyền thông để tiến
hành và thực hiện cuộc chiến tranh tâm lý, trên cơ sở một ma trận thông tin
thực ảo lẫn lộn, để tấn công vào sự nghi ngờ, thậm chí là bất mãn của dân
chúng". Không hiểu tác giả muốn nói đến những cá nhân và tổ chức
chính trị nào. Nhưng nếu có thì họ quả là ngây thơ. Cuộc chiến truyền
thông giữa nhà nước công sản hiện nay với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào
đều là không cân sức. Một bên có lực lượng hùng hậu với các phương tiện
truyền thông hiện đại được pháp luật bảo vệ. Nhưng vì mục đích giữ chế
độ độc tài nên nhà nước cộng sản chủ trương tuyên truyền một chiều, bưng
bít, giả dối. Trong thời đại bùng nổ thông tin thì đây là điểm yếu của
họ. Bên còn lại hoàn toàn bất lợi trong so sánh lực lượng, phương tiện
nếu không biết khai thác điểm yếu của đối phương lại học cách tuyên
truyền thật giả lẫn lộn thì thua là cầm chắc. Chắc chắn những người đấu
tranh cho dân chủ ở trong nước hiện nay không làm theo cách này. Đâu đó
có thể có những thông tin mà họ đưa
ra là sai lệch nhưng khác với nhà nước cộng sản họ không chủ trương làm
vậy. Vì
họ luôn tố cáo nhà nước cộng sản là bưng bít, dối trá, không minh bạch
nên đưa những thông tin thực ảo lẫn lộn khác nào tự vả vào mặt mình. Và
trong thực tế đã có nhiều người trong số họ chấp
nhận gian khổ hiểm nguy để tìm và cung cấp những thông tin trung thực.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải biệt
danh Điếu Cày đã lặn lội từ miền Nam ra biên giới phía Bắc chỉ để
biết rõ thông tin về Ải Nam Quan, thác Bản Giốc bị mất vào tay Trung
Quốc. Hay gần đây mặc dù bị công an, côn đồ ngăn cản, sách nhiễu nhiều
nhà báo của họ vẫn thường xuyên cung cấp những tin tức xác thực về cá
chết và cuộc sống khốn đốn
của ngư dân miền Trung tới đông đảo độc giả. Một số trang mạng của họ
khi đưa những thông tin chưa kiểm chứng được luôn được ban biên tập lưu ý
tới các độc giả. Nếu cho rằng tác giả cũng ngây thơ khi thốt lên "đây là điều cần thiết và phù hợp cần được cổ vũ." thì có lẽ đây là kiểu ngây thơ để "xúi trẻ con ăn cứt gà sáp".
Phần nói về bloger Người Buôn Gió gồm cả khen lẫn chê. Khen:
"có khiếu viết lách thiên phú", "bản sao của nhà văn Nguyên
Hồng", "thành công lớn của blogger Người Buôn Gió, trong việc tập hợp
cũng như lôi kéo đám đông, với mục đích nhằm lung lạc tinh thần của người dân,
mất lòng tin vào chế độ". Chê: trong khi viết sử dụng
các thông tin “thực thì ít nhưng hư cấu, bịa đặt thì nhiều”, có "tư duy
yếu" chỉ đáng làm nhà báo lo "chuyện bếp núc". Dẫn
chứng cho việc đưa thông tin bịa đặt là" Đinh Thế Huynh quỳ mọp lạy Ba Dũng xin làm đệ tử thì là chuyện xin
được khẳng định là bịa 100%". Nếu đọc kỹ đoạn văn sau đây trong phần 11 của loạt bài"Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần"
"Chỉ còn lại Phúc, một người mà
Trọng rất dễ bảo. Bây giờ Trọng đang gieo ước mơ cho Phúc nối ngôi TBT, Phúc thì
cũng háo chức quyền, tít mắt làm theo đàn anh, bảo gì nghe đấy răm rắp.
Lẽ ra
để Huynh lên làm bí thư mới hay, hay ở chỗ chúng ta có một ông TBT người Bắc,
có lý luận.
Và ông TBT tương lai này từng quỳ mọp dưới chân Nguyễn Tấn Dũng,
vái lạy bắt Tấn Dũng nhận làm đàn em mới đứng lên.
Với tình hình bộ sậu ứng cử
TBT như trên, giờ thì chả có chuyện hy vọng gì khiến Trọng về giữa nhiệm kỳ bàn
giao cho Quang hay cho Huynh cả. Vì hai tên này sẽ phải đánh nhau và tên nào
cũng có những điểm bất lợi" thì thấy tác giả đã hiểu nhầm Nguyễn
Xuân Phúc là Đinh Thế Huynh. Đó là chưa kể không phải là người trong
cuộc thì căn cứ vào đâu để tác giả khẳng định là
"bịa 100%". Nhưng điều đó không quan trọng vì những khen chê dài dòng
chỉ là rào đón trước khi tác giả thay mặt "ai đó" chuyển đến cho Người
Buôn Gió thông điệp "hãy về lo chuyện bếp núc". Và quả đúng như vậy loạt bài "Trịnh Xuân Thanh con dê tế thần kéo dài thêm một hai kỳ nữa thì kết thúc.
Với những người đấu tranh cho dân chủ tác giả khuyên"hãy tìm
hiểu để biết rằng, đối lập chính trị không chỉ duy nhất là chống đối".
Có nghĩa là hãy hợp tác. Chắc hẳn tác giả biết: từ mấy chục năm nay mặc
dù những người đấu tranh cho dân chủ đã kiên trì, miệt mài tìm đủ mọi
cách để hợp tác nhằm canh tân đất nước nhưng hầu như đều bị khước từ
bằng luận điệu "mọi việc đều có đảng nhà nước lo", bị vu là "các thế lực thù
địch", bị sách nhiễu, đánh đập thậm chí còn bị bỏ tù. Vậy thì hợp tác kiểu gì? Hay đây lại là bóng gió của lời khuyên:
"bó giáo quy hàng".
Sau khi
bàn bạc chán chê, phần kết tác giả tự nhận mình là nhà báo công tâm, chuyên khai thông
dân trí!!!
Cũng may mà số nhà báo công tâm kiểu này còn ít.
( Bản của Tác giả gửi cho HNPD )