Đoạn Đường Chiến Binh
Một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình.”
Số 111 - Chuyện thời sự :
Một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình.”
*
Ngày 26-08-2020
Amanda Nguyễn – Cô ấy là ai ?
“… Amanda Nguyễn, 28 tuổi, là một hiện tượng của cộng đồng người Việt. Cô là một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình; nhận giải Heinz Award trị giá 250.000 USD; được chọn vào danh sách 100 nhân vậ̣t ảnh hưởng tương lai toàn cầu; có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ, và nhiều giải thưởng vinh dự toàn quốc.
Cô là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt Quyền lợi của Nạn Nhân Bị Cưỡng Hiếp (Sexual Assault Survivors' Rights Act). Bộ luật này nhận được chấp thuận toàn diện từ liên bang, trong đó có 437 dân biểu, 100 thượng nghị sĩ, và sau cùng là Tổng thống. Sau đó, cô vận động từng tiểu bang, qua 32 tiểu bang, để được chính quyền từng tiểu bang chấp thuận. Bộ luật này có ảnh hưởng hỗ trợ hơn 85 triệu người.
Không ngừng ở đó, cô là nhà sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Rise Now, một tổ chức khởi nghiệp cho những cơ quan-tổ chức quan tâm về vấn đề xã hội. Tổ chức này giúp những ai muốn đẩy vấn đề xã hội mà họ quan tâm qua những ngõ ngách phức tạp để trở thành luật. Rise Now được sự hỗ trợ tài chính của các nhân vật có khả năng tài chính nhất hành tinh, trong đó có ông Mark Zuckerberg và ông Bill Gates.
Nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm về nhân quyền đã mời Amanda Nguyễn làm cố vấn và diễn giả về những vấn đề nhân quyền cho phụ nữ. Những nhân vật sáng giá nhất, từ các chính trị gia thượng thặng, tỉ phú, thủ tướng, hoàng gia, đến những người nổi tiếng trên màn ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, đều muốn có sự liên hệ với cô. Cô đã được mời phỏng vấn trên các talk show nổi tiếng và là khách danh dự tham dự những sự kiện lớn như chương trình Oscar và Emmy.”
Lão Phan sưu tầm (HNPD)Số 112 - Chuyện thời sự :
Hình ảnh cưộc sống ở Sài Gòn và Hà Nội thời gian 1960 – 1970
Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn.
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi - Sài Gòn
Sài Gòn những năm 1960-1970 ( ở trên ) -
Cùng thời điểm là Hà Nội.thập niên 1960 – 1970 ( ở dưới ) :
Sài Gòn miền Nam - những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay).
Sài Gòn -1966 - Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn , rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966 - Các Phu nhân Tổng Thống - bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác...
Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” (correct: Peugeot - TT) của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
Hà Nội 1960-70:
Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không Trung Quốc lúc bấy giờ chưa sở hữu được. Còn miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy.
Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc.
Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh).
So với miền Nam- nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó... mà buồn nản đến nao lòng.
Trông cảnh bà con miền Bắc tranh giành, chờ đợi để được mua chút hàng quốc doanh mà sợ, ớn lạnh cả người…
Lão Phan sưu tầm (HNPD)Số 40 – Coi tí cho vui :
Hình ảnh 6 đám cưới lạ mắt ở Việt Nam
Thông thường ta hay thấy, đám rước dâu được trang bị một dàn xe ô tô sang trọng, bóng loáng để thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên, với cặp đôi này thì có lẽ với họ chỉ cần xe đạp là đủ. Với xe đạp chạy quanh ven hồ Tây, rồi có cả hoa, bong bóng ngập tràn, nhìn vào khuôn mặt luôn rạng ngời nụ cười hạnh phúc thì cũng đoán được họ đã có một đám rước dâu rất đáng nhớ và vô cùng vui vẻ trong ngày trọng đại.
Đám cưới độc lạ này tổ chức vào đúng dịp mùa mưa lũ, nước tràn lênh láng. Chẳng còn cách nào khác, cặp đôi này bèn sáng tạo ngay một chiếc “thuyền” bằng bẹ của cây chuối để chú rể rước nàng về dinh. Có lẽ, đối với cô dâu, đây là “chiếc thuyền” đẹp nhất, ấn tượng nhất cô từng đi qua.
Trâu trước tới nay luôn là con vật dùng để cày bừa ruộng. Có lẽ khó ai mà tin được chú trâu này còn được tận dụng làm vật đi rước dâu trong ngày đám cưới trọng đại của hai chủ nhân của nó. Theo lời chú rể, do quãng đường từ nhà trai sang nhà gái cách nhau khá xa khoảng hơn 2km, cùng với đó là quãng đường bùn lầy nên đành sáng tạo mượn con trâu thay xe rước dâu ngày cưới.
Những con ngựa dùng để rước dâu trong đám cưới khi xem trong các bộ phim cũng đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, hình ảnh thật sự ở ngoài đời thì hiếm thấy hơn. Mạnh dạn chọn ngựa làm “chiếc xe” rước dâu trong ngày cưới như thế này cũng là một điểm nhấn thú vị trong ngày trọng đại của cặp đôi này.
Không thướt tha trong áo dài và những bộ vest cưới sang trọng, lịch lãm ở đội hình bê tráp quen thuộc. Ở đám cưới độc lạ này có hẳn một biệt đội siêu nhân, ăn mặc phong thái như những siêu nhân trong những bộ phim làm nhiệm vụ bê tráp. Với sự xuất hiện của những siêu nhân như thế này, đám cưới độc lạ này chắc hẳn thu hút sự chú ý của nhiều người.
Với ý tưởng là một dàn xe cub, cặp này đã có một đám cưới vui vẻ với những người bạn của mình với dàn xe cub gây chú ý.
- Lão Phan sưu tầm - (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình.”
Số 111 - Chuyện thời sự :
Một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình.”
*
Ngày 26-08-2020
Amanda Nguyễn – Cô ấy là ai ?
“… Amanda Nguyễn, 28 tuổi, là một hiện tượng của cộng đồng người Việt. Cô là một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình; nhận giải Heinz Award trị giá 250.000 USD; được chọn vào danh sách 100 nhân vậ̣t ảnh hưởng tương lai toàn cầu; có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ, và nhiều giải thưởng vinh dự toàn quốc.
Cô là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt Quyền lợi của Nạn Nhân Bị Cưỡng Hiếp (Sexual Assault Survivors' Rights Act). Bộ luật này nhận được chấp thuận toàn diện từ liên bang, trong đó có 437 dân biểu, 100 thượng nghị sĩ, và sau cùng là Tổng thống. Sau đó, cô vận động từng tiểu bang, qua 32 tiểu bang, để được chính quyền từng tiểu bang chấp thuận. Bộ luật này có ảnh hưởng hỗ trợ hơn 85 triệu người.
Không ngừng ở đó, cô là nhà sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Rise Now, một tổ chức khởi nghiệp cho những cơ quan-tổ chức quan tâm về vấn đề xã hội. Tổ chức này giúp những ai muốn đẩy vấn đề xã hội mà họ quan tâm qua những ngõ ngách phức tạp để trở thành luật. Rise Now được sự hỗ trợ tài chính của các nhân vật có khả năng tài chính nhất hành tinh, trong đó có ông Mark Zuckerberg và ông Bill Gates.
Nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm về nhân quyền đã mời Amanda Nguyễn làm cố vấn và diễn giả về những vấn đề nhân quyền cho phụ nữ. Những nhân vật sáng giá nhất, từ các chính trị gia thượng thặng, tỉ phú, thủ tướng, hoàng gia, đến những người nổi tiếng trên màn ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, đều muốn có sự liên hệ với cô. Cô đã được mời phỏng vấn trên các talk show nổi tiếng và là khách danh dự tham dự những sự kiện lớn như chương trình Oscar và Emmy.”
Lão Phan sưu tầm (HNPD)Số 112 - Chuyện thời sự :
Hình ảnh cưộc sống ở Sài Gòn và Hà Nội thời gian 1960 – 1970
Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba mươi triệu người miền Nam Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho những trái tim còn thuần khiết “tính người” phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn.
Thập niên 1960-70 đường ray xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi - Sài Gòn
Sài Gòn những năm 1960-1970 ( ở trên ) -
Cùng thời điểm là Hà Nội.thập niên 1960 – 1970 ( ở dưới ) :
Sài Gòn miền Nam - những năm 1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay).
Sài Gòn -1966 - Băng rôn treo ngang đường Tự Do (Đồng Khởi)
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn , rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966 - Các Phu nhân Tổng Thống - bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng Phu quân là các tổng thống, thủ tướng tại Philippines, trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào khác...
Tương phản khác biệt quá nhiều của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” (correct: Peugeot - TT) của Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
Hà Nội 1960-70:
Thập niên 1960-70 minh chứng cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường bay quốc tế mà hãng hàng không Trung Quốc lúc bấy giờ chưa sở hữu được. Còn miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về hàng không dân dụng ở thời điểm ấy.
Người dân và sinh viên Sài Gòn miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với nhân dân miền Bắc.
Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do. Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy, tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ người dân miền Bắc nào cũng mơ ước là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường (trong ảnh).
So với miền Nam- nhìn hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội với chế độ “tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng đường, hộp diêm ngày đó... mà buồn nản đến nao lòng.
Trông cảnh bà con miền Bắc tranh giành, chờ đợi để được mua chút hàng quốc doanh mà sợ, ớn lạnh cả người…
Lão Phan sưu tầm (HNPD)Số 40 – Coi tí cho vui :
Hình ảnh 6 đám cưới lạ mắt ở Việt Nam
Thông thường ta hay thấy, đám rước dâu được trang bị một dàn xe ô tô sang trọng, bóng loáng để thể hiện đẳng cấp. Tuy nhiên, với cặp đôi này thì có lẽ với họ chỉ cần xe đạp là đủ. Với xe đạp chạy quanh ven hồ Tây, rồi có cả hoa, bong bóng ngập tràn, nhìn vào khuôn mặt luôn rạng ngời nụ cười hạnh phúc thì cũng đoán được họ đã có một đám rước dâu rất đáng nhớ và vô cùng vui vẻ trong ngày trọng đại.
Đám cưới độc lạ này tổ chức vào đúng dịp mùa mưa lũ, nước tràn lênh láng. Chẳng còn cách nào khác, cặp đôi này bèn sáng tạo ngay một chiếc “thuyền” bằng bẹ của cây chuối để chú rể rước nàng về dinh. Có lẽ, đối với cô dâu, đây là “chiếc thuyền” đẹp nhất, ấn tượng nhất cô từng đi qua.
Trâu trước tới nay luôn là con vật dùng để cày bừa ruộng. Có lẽ khó ai mà tin được chú trâu này còn được tận dụng làm vật đi rước dâu trong ngày đám cưới trọng đại của hai chủ nhân của nó. Theo lời chú rể, do quãng đường từ nhà trai sang nhà gái cách nhau khá xa khoảng hơn 2km, cùng với đó là quãng đường bùn lầy nên đành sáng tạo mượn con trâu thay xe rước dâu ngày cưới.
Những con ngựa dùng để rước dâu trong đám cưới khi xem trong các bộ phim cũng đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên, hình ảnh thật sự ở ngoài đời thì hiếm thấy hơn. Mạnh dạn chọn ngựa làm “chiếc xe” rước dâu trong ngày cưới như thế này cũng là một điểm nhấn thú vị trong ngày trọng đại của cặp đôi này.
Không thướt tha trong áo dài và những bộ vest cưới sang trọng, lịch lãm ở đội hình bê tráp quen thuộc. Ở đám cưới độc lạ này có hẳn một biệt đội siêu nhân, ăn mặc phong thái như những siêu nhân trong những bộ phim làm nhiệm vụ bê tráp. Với sự xuất hiện của những siêu nhân như thế này, đám cưới độc lạ này chắc hẳn thu hút sự chú ý của nhiều người.
Với ý tưởng là một dàn xe cub, cặp này đã có một đám cưới vui vẻ với những người bạn của mình với dàn xe cub gây chú ý.
- Lão Phan sưu tầm - (HNPD)