Hình Ảnh & Sự Kiện

Một vòng Hội Chợ Texas

“Hằng năm cứ vào đầu thu, lá ngoài đường rụng đầy và trên không có những đám mây bàng bạc… Vợ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dung dăng dung dẻ dắt đi… State Fair!”



Cậu bé và cây “corny dog”- ảnh: Sarah Blaskovich


“Hằng năm cứ vào đầu thu, lá ngoài đường rụng đầy và trên không có những đám mây bàng bạc… Vợ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dung dăng dung dẻ dắt đi… State Fair!”


Vâng. Những ai sống trong vùng Bắc Texas có lẽ đều biết vào tháng 10 thành phố Dallas tổ chức một cuộc hội chợ rất lớn, kéo dài ba tuần mang tên “State Fair of Texas”. Có thể nói đây là một trong những hội chợ lớn nhất và nổi tiếng nhất nước Mỹ. Nó có một lịch sử khá dài, và cũng không thiếu phần ly kỳ hấp dẫn.

Năm 1886, một nhóm tư nhân đứng ra tổ chức State Fair lần đầu tiên để triển lãm nông sản, trâu bò gia súc, máy móc nông nghiệp cùng các trò vui chơi giải trí. Số lượng người đi xem năm đầu tiên đã lên hơn 100,000 người, rồi cứ theo thời gian mà tăng dần. Ðịa điểm đầu tiên được chọn là một miếng đất trống phía Ðông Dallas, sau này trở thành một khu công viên lớn mang tên “Fair Park”. Trong khuôn viên Fair Park ngày nay có rất nhiều công trình ngày xưa từng được xây cất chỉ để phục vụ cho hội chợ như các tàu nuôi ngựa, bò, dê, cừu, gà, vịt đủ thứ.




Thuở ban đầu nơi đây còn có một trường đua ngựa, và cũng là nguồn huê lợi chính. Nhưng đến năm 1903 thì đua ngựa bị dẹp khi đạo luật cấm cờ bạc ra đời. Từ đó State Fair bắt đầu bị thua lỗ và cuối cùng phải bán lại cho thành phố, với điều kiện mỗi năm thành phố phải bỏ ra ba tuần để tổ chức hội chợ tại đây. Ngày nay Fair Park còn giữ lại một “trường đua” nho nhỏ để đua… heo, cốt yếu giúp vui cho trẻ em thành thị.

Trong số những nhân vật quan trọng từng đến tham dự hoặc khai mạc State Fair of Texas vào thuở ban đầu có Tổng thống William Howard Taft năm 1909 và Tổng thống Woodrow Wilson năm 1913. Ðến năm 1916, số lượng người đi xem hội chợ đã lên hơn 1 triệu. Các gian hàng trưng bày xe hơi bắt đầu xuất hiện và thu hút đông đảo người đi xem cùng với các tiết mục biểu diễn máy bay. Khi Ðệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, hội chợ bị gián đoạn vì Fair Park được trưng dụng làm trại lính.



Con ong cũng khoái ly bia – ảnh: ianbui


Sang thập niên 1920, Fair Park xây thêm một hí viện đặt tên là Music Hall. Nhờ vậy mà cư dân vùng Bắc Texas mới có cơ hội xem những vở ca nhạc kịch nổi tiếng đến từ Broadway, New York. Ngoài ra thành phố còn cho xây thêm một sân vận động football 46,000 chỗ ngồi. Năm 1929, hai đội banh của trường đại học Texas và Oklahoma đã đấu một trận giao hữu tại đây, khởi đầu cho một truyền thống hằng năm gọi là Red River Rivalry (Tranh hùng trên sông Hồng). Về sau, sân vận động này được xây lớn thêm để có thể chứa đến 70,000 khán giả và được đặt tên là Cotton Bowl. Mùa football 1960 hai đội Dallas Texans và Dallas Cowboys đã dùng Cotton Bowl làm sân nhà. Sau đó thì đội Texans dời lên Kansas City (1963) còn đội Cowboys tiếp tục chơi tại đây cho đến 1971 mới dọn sang nhà mới ở Irving (nay cũng không còn).

Giữa những năm 1942 -1945, hội chợ một lần nữa bị gián đoạn và trưng dụng bởi quân đội trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Nhưng sau chiến tranh hội chợ càng phát triển mạnh hơn trước. Ðến cuối thập niên đã đạt được con số trên 2 triệu người đi. Sang thập niên 1950, chàng khổng lồ Big Tex cao 16 thước được ra mắt công chúng (1951); Elvis Presley trình diễn tại Cotton Bowl (1956); Phó Tổng thống Richard Nixon cắt băng khai mạc hội chợ (1959). Ðến năm 1968, số người đi viếng hội chợ đã vượt ngưỡng 3 triệu – và tạm ngừng ở đó cho tới nay.



Người đi trẩy hội nườm nượp – ảnh: ianbui


Một trong những cái thú khi đi hội chợ Texas là thưởng thức các món ăn, trong đó phải kể đến món Corny Dog danh truyền của gia đình Fletcher. Theo lời kể của ông Skip Fletcher, năm nay đã 81 tuổi, thì năm ông lên 7 Mẹ ông đã bỏ ra ba tháng trời thử nghiệm công thức bột bắp dùng để bọc bên ngoài hot dog trước khi mang ra chiên. Trong ba tháng đó cả nhà ông không được cho ăn món gì khác ngoài corny dog, và ông đã bị làm người “nếm thử” cho Mẹ ông suốt thời gian đó. Công thức làm bột bắp này cho tới nay vẫn là một bí mật gia truyền. Mỗi mùa hội chợ, số lượng corny dog nhà ông bán ra là khoảng nửa triệu cái!

Nói đến Texas là phải nhắc đến món Bar B Q. Hội chợ Texas tất nhiên cũng không thiếu những quầy bán Bar B Q. Nhưng nổi tiếng và khá lâu đời là quầy của một gia đình người da đen tên “Little Bob’s Bar B Q”. Khởi nghiệp từ năm 1964, Little Bob là quầy hàng đầu tiên của người da đen được phép buôn bán trong hội chợ. Ngày nay Little Bob đã trở thành một thương hiệu uy tín tại State Fair, đặc biệt với món “South Dallas Steak Sandwich” đã được nhiều người nổi tiếng ghé vào nếm thử (như Oprah Winfrey, Mark Cuban, Jerry Springer…)




Ngoài ra còn phải nhắc đến một món ăn tiêu biểu nữa của hội chợ là Funnel Cake, tức một dạng bột chiên theo kiểu bánh beignet hay bánh tiêu. Nhưng hình thức khác ở chỗ thay vì là một cái bánh hình vuông hay tròn, thì bột được nhểu vào chảo dầu một cách ngoằn ngoèo như cái màng nhện. Sau khi vớt ra thì người ta cho rắc đường bột lên. Ăn không khác beignet gì cho lắm, nhưng dễ bị đường dính rít tay và rơi vãi khắp quần áo. Trẻ em đặc biệt thích món này, nhưng ăn xong nhớ bắt chúng lau tay chùi miệng cho sạch. Người lớn thì có thể thử một loại bia gọi là Funnel Cake Beer. Nhưng phải cẩn thận, vì miệng ly cũng được rắc đường bột nên hay bị ong ruồi ve vãn.

Nhắc tới bia thì cũng phải nói thêm rằng những năm gần đây, hội chợ còn có bày bán bia do các nhà máy trong vùng sản xuất, còn gọi là “craft beer” tức bia tư nhân chứ không phải bia công nghệ. Năm nay số bia này đã lên đến khoảng 60 loại khác nhau, tha hồ cho các nhà bia sĩ thử nghiệm và nghiên cứu. Ngoài ra, khoảng mười năm trở lại đây, hội chợ Texas còn đặt ra một giải thưởng thường niên cho các món “chiên” mới lạ. Thế là thiên hạ bày ra đủ thứ để chiên BBQ Chiên, Peaches Chiên, Bubblegum Chiên, Chuối Chiên, thậm chí Coke Chiên, Jell O Chiên và Cà rem Chiên… Nhưng nói chung thì món chiên nào cũng… không tốt cho sức khoẻ, cho nên có thử thì cũng nên thử ít ít thôi. Vả lại, thức ăn trong hội chợ rất mắc, cho nên ăn nhiều quá cũng không tốt cho… hầu bao.



Vào mỗi Thứ Năm, đa số các quầy thức ăn đều có discount, có khi đến cả nửa giá. Cho nên bà con nào có tâm hồn ăn uống thì nên đi vào ngày này. Thêm nữa, vé vào cửa ngày Thứ Năm chỉ có $6 nếu bạn cầm theo một “chai không” Coke 20oz. (mỗi chai được dùng cho một vé). Ngược lại, ngày Thứ Ba là ngày đại hạ giá cho các trò chơi (ride). Nếu bạn mang theo một “lon không” Dr Pepper, vé vào cửa chỉ tốn $5, và đa số các môn chơi như rollercoaster, ferris wheel chỉ mất 6 coupon ($3) thay vì 10, 14 coupon như mọi ngày. Vào những ngày trong tuần, bạn cũng có thể dùng lon Dr Pepper để mua vé rẻ ($10) nếu đi sau 5pm.


Bà con nào muốn tiết kiệm tiền vé thì có thể mua trước online tại BigTex.com, có nhiều gói vé khác nhau cho gia đình, luôn cả Season Pass với 100 coupon. Những ai không thích lái xe, hoặc muốn tránh kẹt xe và trả $15 đậu xe, có thể đi bằng xe điện DART và tiết kiệm $2 cho mỗi vé vào hội chợ. Chợ Kroger cũng có bán vé State Fair với giá rẻ hơn vài đô. Còn các cụ cao niên (60 tuổi trở lên) thì được vào cửa miễn phí ngày Thứ Năm, và được bớt $4 vào những ngày khác.

Một điều nữa ít ai biết, là bạn có thể đem theo thức ăn riêng trong cooler nếu muốn, miễn là không có bia rượu hay chai thủy tinh. Nói tóm lại, có rất nhiều cách để vui chơi hội chợ mà không bị chém đẹp nếu bạn chịu khó bỏ chút thì giờ chuẩn bị.



Vườn bia – ảnh: ianbui


Một điều có lẽ ít ai nhớ, hoặc biết, là cho tới giữa thập niên 1960 hội chợ luôn dành ra một ngày trong tuần cho người da đen (Negro Day) vì thời đó xã hội Mỹ vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc (Segregation), nghĩa là người da trắng và da đen không được phép sinh hoạt chung. Sau khi nhà đấu tranh Martin Luther King Jr. và phong trào đòi quyền bình đẳng thành công (1964) tình trạng này mới chấm dứt. Ngày nay, khi đi đến State Fair ta sẽ đi ngang một đại lộ mang tên Martin Luther King.

Hàng năm, một trong những gian hàng được nhiều người ghé thăm nhất là triển lãm xe. Không những ta được sờ, ngắm các mẫu xe mới, ta còn có dịp nhìn tận mắt các loại xe đang được thử nghiệm như xe điện (EV), xe Hydrogen Fuel Cell (FCV), xe hai bánh, xe ba bánh v.v… Phải nói, Auto Show của hội chợ là một truyền thống lâu đời và sẽ luôn luôn là một phần không thể thiếu khi đi hội chợ.





Còn bà con nào thích coi đèn thì nên đi vào buổi tối, sẽ được xem các đoàn xe diễn hành, ca nhạc ngoài trời với pháo bông v.v… Muốn biết lịch diễn của các ban nhạc, bạn có thể vào website BigTex.com để xem trước khi đi. Nên nhớ, khi vào hội chợ đừng mang theo vật nhọn như dao, kéo, và đừng nên mang súng cho dù bạn có bằng Open Carry. State Fair of Texas cấm Open Carry trong khuôn viên Fair Park (tức là bạn có thể giấu súng trong người, nếu có bằng) còn súng dài thì bị cấm hoàn toàn. Ðội ngũ cảnh sát bên trong hội chợ rất đông đảo, nên thật ra ta không cần phải lo vấn đề tự vệ chi cho mệt. Nói chung làm sao miễn thoải mái, vui vẻ là được.

Và dĩ nhiên sẽ rất thiếu sót nếu bạn không đến chụp một bức ảnh kỷ niệm dưới chân chàng khổng lồ. Cách đây bốn năm Big Tex bị lửa thiêu rụi vì chập điện, nhưng một năm sau đã được làm lại mới hoàn toàn. Năm nay tuy đã trên lục tuần nhưng chàng vẫn vui vẻ trẻ trung, miệng lúc nào cũng sẵn sàng với câu chào cố hữu đặc sệt giọng Texas: “Howdy, folks!”




IB (baotreonline)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một vòng Hội Chợ Texas

“Hằng năm cứ vào đầu thu, lá ngoài đường rụng đầy và trên không có những đám mây bàng bạc… Vợ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dung dăng dung dẻ dắt đi… State Fair!”



Cậu bé và cây “corny dog”- ảnh: Sarah Blaskovich


“Hằng năm cứ vào đầu thu, lá ngoài đường rụng đầy và trên không có những đám mây bàng bạc… Vợ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dung dăng dung dẻ dắt đi… State Fair!”


Vâng. Những ai sống trong vùng Bắc Texas có lẽ đều biết vào tháng 10 thành phố Dallas tổ chức một cuộc hội chợ rất lớn, kéo dài ba tuần mang tên “State Fair of Texas”. Có thể nói đây là một trong những hội chợ lớn nhất và nổi tiếng nhất nước Mỹ. Nó có một lịch sử khá dài, và cũng không thiếu phần ly kỳ hấp dẫn.

Năm 1886, một nhóm tư nhân đứng ra tổ chức State Fair lần đầu tiên để triển lãm nông sản, trâu bò gia súc, máy móc nông nghiệp cùng các trò vui chơi giải trí. Số lượng người đi xem năm đầu tiên đã lên hơn 100,000 người, rồi cứ theo thời gian mà tăng dần. Ðịa điểm đầu tiên được chọn là một miếng đất trống phía Ðông Dallas, sau này trở thành một khu công viên lớn mang tên “Fair Park”. Trong khuôn viên Fair Park ngày nay có rất nhiều công trình ngày xưa từng được xây cất chỉ để phục vụ cho hội chợ như các tàu nuôi ngựa, bò, dê, cừu, gà, vịt đủ thứ.




Thuở ban đầu nơi đây còn có một trường đua ngựa, và cũng là nguồn huê lợi chính. Nhưng đến năm 1903 thì đua ngựa bị dẹp khi đạo luật cấm cờ bạc ra đời. Từ đó State Fair bắt đầu bị thua lỗ và cuối cùng phải bán lại cho thành phố, với điều kiện mỗi năm thành phố phải bỏ ra ba tuần để tổ chức hội chợ tại đây. Ngày nay Fair Park còn giữ lại một “trường đua” nho nhỏ để đua… heo, cốt yếu giúp vui cho trẻ em thành thị.

Trong số những nhân vật quan trọng từng đến tham dự hoặc khai mạc State Fair of Texas vào thuở ban đầu có Tổng thống William Howard Taft năm 1909 và Tổng thống Woodrow Wilson năm 1913. Ðến năm 1916, số lượng người đi xem hội chợ đã lên hơn 1 triệu. Các gian hàng trưng bày xe hơi bắt đầu xuất hiện và thu hút đông đảo người đi xem cùng với các tiết mục biểu diễn máy bay. Khi Ðệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, hội chợ bị gián đoạn vì Fair Park được trưng dụng làm trại lính.



Con ong cũng khoái ly bia – ảnh: ianbui


Sang thập niên 1920, Fair Park xây thêm một hí viện đặt tên là Music Hall. Nhờ vậy mà cư dân vùng Bắc Texas mới có cơ hội xem những vở ca nhạc kịch nổi tiếng đến từ Broadway, New York. Ngoài ra thành phố còn cho xây thêm một sân vận động football 46,000 chỗ ngồi. Năm 1929, hai đội banh của trường đại học Texas và Oklahoma đã đấu một trận giao hữu tại đây, khởi đầu cho một truyền thống hằng năm gọi là Red River Rivalry (Tranh hùng trên sông Hồng). Về sau, sân vận động này được xây lớn thêm để có thể chứa đến 70,000 khán giả và được đặt tên là Cotton Bowl. Mùa football 1960 hai đội Dallas Texans và Dallas Cowboys đã dùng Cotton Bowl làm sân nhà. Sau đó thì đội Texans dời lên Kansas City (1963) còn đội Cowboys tiếp tục chơi tại đây cho đến 1971 mới dọn sang nhà mới ở Irving (nay cũng không còn).

Giữa những năm 1942 -1945, hội chợ một lần nữa bị gián đoạn và trưng dụng bởi quân đội trong Ðệ Nhị Thế Chiến. Nhưng sau chiến tranh hội chợ càng phát triển mạnh hơn trước. Ðến cuối thập niên đã đạt được con số trên 2 triệu người đi. Sang thập niên 1950, chàng khổng lồ Big Tex cao 16 thước được ra mắt công chúng (1951); Elvis Presley trình diễn tại Cotton Bowl (1956); Phó Tổng thống Richard Nixon cắt băng khai mạc hội chợ (1959). Ðến năm 1968, số người đi viếng hội chợ đã vượt ngưỡng 3 triệu – và tạm ngừng ở đó cho tới nay.



Người đi trẩy hội nườm nượp – ảnh: ianbui


Một trong những cái thú khi đi hội chợ Texas là thưởng thức các món ăn, trong đó phải kể đến món Corny Dog danh truyền của gia đình Fletcher. Theo lời kể của ông Skip Fletcher, năm nay đã 81 tuổi, thì năm ông lên 7 Mẹ ông đã bỏ ra ba tháng trời thử nghiệm công thức bột bắp dùng để bọc bên ngoài hot dog trước khi mang ra chiên. Trong ba tháng đó cả nhà ông không được cho ăn món gì khác ngoài corny dog, và ông đã bị làm người “nếm thử” cho Mẹ ông suốt thời gian đó. Công thức làm bột bắp này cho tới nay vẫn là một bí mật gia truyền. Mỗi mùa hội chợ, số lượng corny dog nhà ông bán ra là khoảng nửa triệu cái!

Nói đến Texas là phải nhắc đến món Bar B Q. Hội chợ Texas tất nhiên cũng không thiếu những quầy bán Bar B Q. Nhưng nổi tiếng và khá lâu đời là quầy của một gia đình người da đen tên “Little Bob’s Bar B Q”. Khởi nghiệp từ năm 1964, Little Bob là quầy hàng đầu tiên của người da đen được phép buôn bán trong hội chợ. Ngày nay Little Bob đã trở thành một thương hiệu uy tín tại State Fair, đặc biệt với món “South Dallas Steak Sandwich” đã được nhiều người nổi tiếng ghé vào nếm thử (như Oprah Winfrey, Mark Cuban, Jerry Springer…)




Ngoài ra còn phải nhắc đến một món ăn tiêu biểu nữa của hội chợ là Funnel Cake, tức một dạng bột chiên theo kiểu bánh beignet hay bánh tiêu. Nhưng hình thức khác ở chỗ thay vì là một cái bánh hình vuông hay tròn, thì bột được nhểu vào chảo dầu một cách ngoằn ngoèo như cái màng nhện. Sau khi vớt ra thì người ta cho rắc đường bột lên. Ăn không khác beignet gì cho lắm, nhưng dễ bị đường dính rít tay và rơi vãi khắp quần áo. Trẻ em đặc biệt thích món này, nhưng ăn xong nhớ bắt chúng lau tay chùi miệng cho sạch. Người lớn thì có thể thử một loại bia gọi là Funnel Cake Beer. Nhưng phải cẩn thận, vì miệng ly cũng được rắc đường bột nên hay bị ong ruồi ve vãn.

Nhắc tới bia thì cũng phải nói thêm rằng những năm gần đây, hội chợ còn có bày bán bia do các nhà máy trong vùng sản xuất, còn gọi là “craft beer” tức bia tư nhân chứ không phải bia công nghệ. Năm nay số bia này đã lên đến khoảng 60 loại khác nhau, tha hồ cho các nhà bia sĩ thử nghiệm và nghiên cứu. Ngoài ra, khoảng mười năm trở lại đây, hội chợ Texas còn đặt ra một giải thưởng thường niên cho các món “chiên” mới lạ. Thế là thiên hạ bày ra đủ thứ để chiên BBQ Chiên, Peaches Chiên, Bubblegum Chiên, Chuối Chiên, thậm chí Coke Chiên, Jell O Chiên và Cà rem Chiên… Nhưng nói chung thì món chiên nào cũng… không tốt cho sức khoẻ, cho nên có thử thì cũng nên thử ít ít thôi. Vả lại, thức ăn trong hội chợ rất mắc, cho nên ăn nhiều quá cũng không tốt cho… hầu bao.



Vào mỗi Thứ Năm, đa số các quầy thức ăn đều có discount, có khi đến cả nửa giá. Cho nên bà con nào có tâm hồn ăn uống thì nên đi vào ngày này. Thêm nữa, vé vào cửa ngày Thứ Năm chỉ có $6 nếu bạn cầm theo một “chai không” Coke 20oz. (mỗi chai được dùng cho một vé). Ngược lại, ngày Thứ Ba là ngày đại hạ giá cho các trò chơi (ride). Nếu bạn mang theo một “lon không” Dr Pepper, vé vào cửa chỉ tốn $5, và đa số các môn chơi như rollercoaster, ferris wheel chỉ mất 6 coupon ($3) thay vì 10, 14 coupon như mọi ngày. Vào những ngày trong tuần, bạn cũng có thể dùng lon Dr Pepper để mua vé rẻ ($10) nếu đi sau 5pm.


Bà con nào muốn tiết kiệm tiền vé thì có thể mua trước online tại BigTex.com, có nhiều gói vé khác nhau cho gia đình, luôn cả Season Pass với 100 coupon. Những ai không thích lái xe, hoặc muốn tránh kẹt xe và trả $15 đậu xe, có thể đi bằng xe điện DART và tiết kiệm $2 cho mỗi vé vào hội chợ. Chợ Kroger cũng có bán vé State Fair với giá rẻ hơn vài đô. Còn các cụ cao niên (60 tuổi trở lên) thì được vào cửa miễn phí ngày Thứ Năm, và được bớt $4 vào những ngày khác.

Một điều nữa ít ai biết, là bạn có thể đem theo thức ăn riêng trong cooler nếu muốn, miễn là không có bia rượu hay chai thủy tinh. Nói tóm lại, có rất nhiều cách để vui chơi hội chợ mà không bị chém đẹp nếu bạn chịu khó bỏ chút thì giờ chuẩn bị.



Vườn bia – ảnh: ianbui


Một điều có lẽ ít ai nhớ, hoặc biết, là cho tới giữa thập niên 1960 hội chợ luôn dành ra một ngày trong tuần cho người da đen (Negro Day) vì thời đó xã hội Mỹ vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc (Segregation), nghĩa là người da trắng và da đen không được phép sinh hoạt chung. Sau khi nhà đấu tranh Martin Luther King Jr. và phong trào đòi quyền bình đẳng thành công (1964) tình trạng này mới chấm dứt. Ngày nay, khi đi đến State Fair ta sẽ đi ngang một đại lộ mang tên Martin Luther King.

Hàng năm, một trong những gian hàng được nhiều người ghé thăm nhất là triển lãm xe. Không những ta được sờ, ngắm các mẫu xe mới, ta còn có dịp nhìn tận mắt các loại xe đang được thử nghiệm như xe điện (EV), xe Hydrogen Fuel Cell (FCV), xe hai bánh, xe ba bánh v.v… Phải nói, Auto Show của hội chợ là một truyền thống lâu đời và sẽ luôn luôn là một phần không thể thiếu khi đi hội chợ.





Còn bà con nào thích coi đèn thì nên đi vào buổi tối, sẽ được xem các đoàn xe diễn hành, ca nhạc ngoài trời với pháo bông v.v… Muốn biết lịch diễn của các ban nhạc, bạn có thể vào website BigTex.com để xem trước khi đi. Nên nhớ, khi vào hội chợ đừng mang theo vật nhọn như dao, kéo, và đừng nên mang súng cho dù bạn có bằng Open Carry. State Fair of Texas cấm Open Carry trong khuôn viên Fair Park (tức là bạn có thể giấu súng trong người, nếu có bằng) còn súng dài thì bị cấm hoàn toàn. Ðội ngũ cảnh sát bên trong hội chợ rất đông đảo, nên thật ra ta không cần phải lo vấn đề tự vệ chi cho mệt. Nói chung làm sao miễn thoải mái, vui vẻ là được.

Và dĩ nhiên sẽ rất thiếu sót nếu bạn không đến chụp một bức ảnh kỷ niệm dưới chân chàng khổng lồ. Cách đây bốn năm Big Tex bị lửa thiêu rụi vì chập điện, nhưng một năm sau đã được làm lại mới hoàn toàn. Năm nay tuy đã trên lục tuần nhưng chàng vẫn vui vẻ trẻ trung, miệng lúc nào cũng sẵn sàng với câu chào cố hữu đặc sệt giọng Texas: “Howdy, folks!”




IB (baotreonline)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm