Tham Khảo
Mùa xuân Ả-rập 'gây tổn thất cho khu vực 600 tỷ USD'
Phong trào nổi dậy Mùa xuân Ả-rập đã khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ đôla do không tăng trưởng kể từ năm 2011 đến nay, Liên Hiệp Quốc nói.
Phong trào nổi dậy Mùa xuân Ả-rập đã khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ đôla do không tăng trưởng kể từ năm 2011 đến nay, Liên Hiệp Quốc nói.
Đây là con số ước tính đầu tiên do một tổ chức kinh tế lớn đưa ra.
Con số này tương đương với 6% tổng GDP của khu vực trong thời gian từ 2011 đến 2015, Ủy ban Kinh tế Xã hội vùng Tây Á (ESCWA) của Liên Hiệp Quốc nói.
Các cuộc nổi dậy, khởi đầu từ Tusinia, đã khiến các nhà lãnh đạo tại bốn quốc gia bị lật đổ, và dẫn tới chiến tranh tại Libya, Syria và Yemen.
Liên Hiệp Quốc nói các nước Ả-rập đã phải đối diện với tình trạng trì trệ về kinh tế xã hội kể từ khi có các cuộc nổi dậy, 2011. Bản phúc trình mô tả tiến trình xã hội ở khu vực là "ảm đạm" và nói quyền công dân đã bị thụt lùi tại một số quốc gia.
Số liệu cũng cho thấy các cuộc xung đột đã làm tồi tệ thêm tình trạng nợ nần, thất nghiệp, tham nhũng, đói nghèo, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tỵ nạn.
Các phân tích kinh tế được đưa ra dựa trên các ước tính tăng trưởng có từ trước khi nổ ra tình trạng nổi dậy.
Việc phân tích xem xét đến cả các quốc gia không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi xung đột chính trị nhưng bị tác động từ hậu quả xảy ra, chẳng hạn như do dòng người tỵ nạn đổ vào, do mất các khoản tiền chuyển từ nước ngoài về, và do ngành dịch vụ du lịch bị đi xuống.
Phong trào nổi dậy ở thế giới Ả-rập
Phòng trào nổi dậy, hay còn được gọi là Mùa xuân Ả-rập, bắt đầu nổ ra sau khi một thanh niên trẻ, thất nghiệp, Mohamed Bouazizi, tự thiêu do bị một số nhân viên công quyền cấm bán rau quả tại miền trung Tusinia hồi tháng 12/2010.
Hành động của Bouazizi đã làm nổ ra hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối trên toàn Tusinia, khiến tổng thống khi đó phải từ chức và đi lưu vong, dẫn đến cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này được tổ chức vào 2011.
Image copyright AFP
Image caption Người biểu tình Bahrain chạy khi cảnh sát dùng hơi cay
Image copyright AFP
Image caption Hàng ngàn người tụ tập tại Quảng trường Tahrir của Ai Cập hồi 2011
Các cuộc biểu tình tại Tunisia như ngòi nổ, dẫn tới các cuộc nổi dậy, biểu tình ở một số quốc gia Ả-rập khác, gồm Ai Cập, Yemen, Syria, Bahrain, Libya, Oman, Jordan và Morocco.
Hầu hết các cuộc biểu tình đòi có thêm tự do dân chủ và chấm dứt tình trạng tham nhũng. Nhưng nhiều sự kiện đã bị chính phủ đáp trả bằng bạo lực và trấn áp mạnh tay.
Libya, Yemen và Syria hiện vẫn đang trong tình trạng nội chiến, tổn thất hàng chục ngàn nhân mạng, và rơi vào tình trạng chính quyền trung ương không hoạt động nổi.
Tại Syria, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đã dâng cao thành cuộc xung đột với sự can dự của các thế lực nước ngoài, GDP và tổn thất kinh tế kể từ 2011 đến nay đã tới 259 tỷ đôla Mỹ, theo Nghị trình Quốc gia về Tương lai Syria do ESCWA đưa ra.
Tại các nước có tiến trình chuyển giao chính trị, tân chính phủ đã không đáp ứng được việc cải cách kinh tế nhằm xử lý "những vấn đề dẫn tới tình trạng bạo loạn từ lúc ban đầu," bản phúc trình viết.
( BBC )
Phong trào nổi dậy Mùa xuân Ả-rập đã khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ đôla do không tăng trưởng kể từ năm 2011 đến nay, Liên Hiệp Quốc nói.
Đây là con số ước tính đầu tiên do một tổ chức kinh tế lớn đưa ra.
Con số này tương đương với 6% tổng GDP của khu vực trong thời gian từ 2011 đến 2015, Ủy ban Kinh tế Xã hội vùng Tây Á (ESCWA) của Liên Hiệp Quốc nói.
Các cuộc nổi dậy, khởi đầu từ Tusinia, đã khiến các nhà lãnh đạo tại bốn quốc gia bị lật đổ, và dẫn tới chiến tranh tại Libya, Syria và Yemen.
Liên Hiệp Quốc nói các nước Ả-rập đã phải đối diện với tình trạng trì trệ về kinh tế xã hội kể từ khi có các cuộc nổi dậy, 2011. Bản phúc trình mô tả tiến trình xã hội ở khu vực là "ảm đạm" và nói quyền công dân đã bị thụt lùi tại một số quốc gia.
Số liệu cũng cho thấy các cuộc xung đột đã làm tồi tệ thêm tình trạng nợ nần, thất nghiệp, tham nhũng, đói nghèo, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tỵ nạn.
Các phân tích kinh tế được đưa ra dựa trên các ước tính tăng trưởng có từ trước khi nổ ra tình trạng nổi dậy.
Việc phân tích xem xét đến cả các quốc gia không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi xung đột chính trị nhưng bị tác động từ hậu quả xảy ra, chẳng hạn như do dòng người tỵ nạn đổ vào, do mất các khoản tiền chuyển từ nước ngoài về, và do ngành dịch vụ du lịch bị đi xuống.
Phong trào nổi dậy ở thế giới Ả-rập
Phòng trào nổi dậy, hay còn được gọi là Mùa xuân Ả-rập, bắt đầu nổ ra sau khi một thanh niên trẻ, thất nghiệp, Mohamed Bouazizi, tự thiêu do bị một số nhân viên công quyền cấm bán rau quả tại miền trung Tusinia hồi tháng 12/2010.
Hành động của Bouazizi đã làm nổ ra hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối trên toàn Tusinia, khiến tổng thống khi đó phải từ chức và đi lưu vong, dẫn đến cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này được tổ chức vào 2011.
Image copyright AFP
Image caption Người biểu tình Bahrain chạy khi cảnh sát dùng hơi cay
Image copyright AFP
Image caption Hàng ngàn người tụ tập tại Quảng trường Tahrir của Ai Cập hồi 2011
Các cuộc biểu tình tại Tunisia như ngòi nổ, dẫn tới các cuộc nổi dậy, biểu tình ở một số quốc gia Ả-rập khác, gồm Ai Cập, Yemen, Syria, Bahrain, Libya, Oman, Jordan và Morocco.
Hầu hết các cuộc biểu tình đòi có thêm tự do dân chủ và chấm dứt tình trạng tham nhũng. Nhưng nhiều sự kiện đã bị chính phủ đáp trả bằng bạo lực và trấn áp mạnh tay.
Libya, Yemen và Syria hiện vẫn đang trong tình trạng nội chiến, tổn thất hàng chục ngàn nhân mạng, và rơi vào tình trạng chính quyền trung ương không hoạt động nổi.
Tại Syria, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đã dâng cao thành cuộc xung đột với sự can dự của các thế lực nước ngoài, GDP và tổn thất kinh tế kể từ 2011 đến nay đã tới 259 tỷ đôla Mỹ, theo Nghị trình Quốc gia về Tương lai Syria do ESCWA đưa ra.
Tại các nước có tiến trình chuyển giao chính trị, tân chính phủ đã không đáp ứng được việc cải cách kinh tế nhằm xử lý "những vấn đề dẫn tới tình trạng bạo loạn từ lúc ban đầu," bản phúc trình viết.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mùa xuân Ả-rập 'gây tổn thất cho khu vực 600 tỷ USD'
Phong trào nổi dậy Mùa xuân Ả-rập đã khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ đôla do không tăng trưởng kể từ năm 2011 đến nay, Liên Hiệp Quốc nói.
Phong trào nổi dậy Mùa xuân Ả-rập đã khiến khu vực này tổn thất 614 tỷ đôla do không tăng trưởng kể từ năm 2011 đến nay, Liên Hiệp Quốc nói.
Đây là con số ước tính đầu tiên do một tổ chức kinh tế lớn đưa ra.
Con số này tương đương với 6% tổng GDP của khu vực trong thời gian từ 2011 đến 2015, Ủy ban Kinh tế Xã hội vùng Tây Á (ESCWA) của Liên Hiệp Quốc nói.
Các cuộc nổi dậy, khởi đầu từ Tusinia, đã khiến các nhà lãnh đạo tại bốn quốc gia bị lật đổ, và dẫn tới chiến tranh tại Libya, Syria và Yemen.
Liên Hiệp Quốc nói các nước Ả-rập đã phải đối diện với tình trạng trì trệ về kinh tế xã hội kể từ khi có các cuộc nổi dậy, 2011. Bản phúc trình mô tả tiến trình xã hội ở khu vực là "ảm đạm" và nói quyền công dân đã bị thụt lùi tại một số quốc gia.
Số liệu cũng cho thấy các cuộc xung đột đã làm tồi tệ thêm tình trạng nợ nần, thất nghiệp, tham nhũng, đói nghèo, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tỵ nạn.
Các phân tích kinh tế được đưa ra dựa trên các ước tính tăng trưởng có từ trước khi nổ ra tình trạng nổi dậy.
Việc phân tích xem xét đến cả các quốc gia không trực tiếp bị ảnh hưởng bởi xung đột chính trị nhưng bị tác động từ hậu quả xảy ra, chẳng hạn như do dòng người tỵ nạn đổ vào, do mất các khoản tiền chuyển từ nước ngoài về, và do ngành dịch vụ du lịch bị đi xuống.
Phong trào nổi dậy ở thế giới Ả-rập
Phòng trào nổi dậy, hay còn được gọi là Mùa xuân Ả-rập, bắt đầu nổ ra sau khi một thanh niên trẻ, thất nghiệp, Mohamed Bouazizi, tự thiêu do bị một số nhân viên công quyền cấm bán rau quả tại miền trung Tusinia hồi tháng 12/2010.
Hành động của Bouazizi đã làm nổ ra hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối trên toàn Tusinia, khiến tổng thống khi đó phải từ chức và đi lưu vong, dẫn đến cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này được tổ chức vào 2011.
Image copyright AFP
Image caption Người biểu tình Bahrain chạy khi cảnh sát dùng hơi cay
Image copyright AFP
Image caption Hàng ngàn người tụ tập tại Quảng trường Tahrir của Ai Cập hồi 2011
Các cuộc biểu tình tại Tunisia như ngòi nổ, dẫn tới các cuộc nổi dậy, biểu tình ở một số quốc gia Ả-rập khác, gồm Ai Cập, Yemen, Syria, Bahrain, Libya, Oman, Jordan và Morocco.
Hầu hết các cuộc biểu tình đòi có thêm tự do dân chủ và chấm dứt tình trạng tham nhũng. Nhưng nhiều sự kiện đã bị chính phủ đáp trả bằng bạo lực và trấn áp mạnh tay.
Libya, Yemen và Syria hiện vẫn đang trong tình trạng nội chiến, tổn thất hàng chục ngàn nhân mạng, và rơi vào tình trạng chính quyền trung ương không hoạt động nổi.
Tại Syria, nơi các cuộc biểu tình chống chính phủ đã dâng cao thành cuộc xung đột với sự can dự của các thế lực nước ngoài, GDP và tổn thất kinh tế kể từ 2011 đến nay đã tới 259 tỷ đôla Mỹ, theo Nghị trình Quốc gia về Tương lai Syria do ESCWA đưa ra.
Tại các nước có tiến trình chuyển giao chính trị, tân chính phủ đã không đáp ứng được việc cải cách kinh tế nhằm xử lý "những vấn đề dẫn tới tình trạng bạo loạn từ lúc ban đầu," bản phúc trình viết.
( BBC )