Thân Hữu Tiếp Tay...
Mùa xuân dệt liệm
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều,
Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Mùa xuân dệt liệm
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều,
Nước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Dệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(bài “Những người thợ dệt miền Xiledi”, thơ Heinrich Heine)
Áng thơ quá đỗi sầu muộn
Cái tết suy thoái liên tiếp thứ ba đã chính thức dệt liệm cho mùa xuân đất nước hình chữ S.
Bài ca “Kinh tế năm 2014 tràn đầy hy vọng” cùng điệp khúc “Kinh tế Việt Nam đang phục hồi” vẫn được phát đi bất tận trên chiếc loa phóng thanh rỉ sét toàn diện của hệ thống tuyên giáo một chiều, bất chấp hiện thực khốn quẫn còn chưa tới đáy của người nghèo.
Song tết Giáp Ngọ lại là một bằng chứng không thể chối cãi về những dấu hiệu chuyển xấu đối với nền kinh tế vốn còn hơn cả què quặt này.
Chưa bao giờ kể từ thời phi mã lạm phát “giá - lương - tiền” được kiến tạo bởi nhà thơ Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế, chất thơ lại được lột tả sống sượng và mặc tình bởi chủ nghĩa lợi ích kẻ giàu đến thế.
Những chuyên gia giáo điều nhất của chiếc loa phóng thanh rỉ sét cũng không thể phủ nhận rằng sức mua là một trong những tiêu chí quyết định để phán quyết về một nền kinh tế phụ thuộc đến 80% vào thị trường tài chính và đầu cơ ở cấp bậc chủ nghĩa tư bản dã man.
Như một áng thơ quá đỗi sầu muộn, khoảng mười ngày trước tết nguyên đán 2014, toàn bộ thị trường bán lẻ vẫn bình chân như vại. Cán bộ quản lý của một số siêu thị lớn nhất than vãn “So với năm trước, vào thời điểm này lượng khách hàng giảm đến phân nửa”.
Với không ít siêu thị và cửa hàng tiêu dùng lớn ở Hà Nội và Sài Gòn, chỉ số sức mua biểu thị cho hàm số suy giảm theo cấp số nhân. Bởi vào dịp tết năm 2014, bất chấp phong trào khuyến mại tràn xuống đường không thua kém các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, lượng tồn kho hàng đại hạ giá của các doanh nghiệp vẫn chỉ được xử lý chưa đầy 30%.
Một hiện tượng lạ lùng là mới vào ngày 28 tết Giáp Ngọ, một số ngân hàng đã đóng cửa, trong khi vào những năm 2009 -2010 chính những ngân hàng này còn mở đến sáng ngày giao thừa. Dòng người chật cứng nêm đặc trước các quầy ATM đã khó có thể hy vọng rút được tiền một cách êm thắm. Đó và đây lại rộ lên tin đồn về chuyện ngân hàng hết tiền. Những đám đông tụm lại với nhau rỉ tai về nỗi nguy biến không còn quá kín đáo từ những ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ. Minh chứng hùng hồn nhất và gần gũi thuộc về Vietinbank - một trong số những ngân hàng lớn nhất và có mối quan hệ “bền vững” nhất với Ngân hàng nhà nước - đã vừa trải qua cơn động kinh với vụ lừa đảo đến 4.000 tỷ đồng của người phụ nữ có cái tên rất “thiền” là Huyền Như. Và nếu đến cả các nhân viên của Ngân hàng ACB còn bị mất tiền gửi tại Vietinbank, làm sao những khách hàng bình thường lại không bị đe dọa bởi vô số khuất tất chưa lộ mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thời quá dễ trở mặt và trở thành chí phèo này?
Cũng khác với tết năm ngoái, vào năm nay đã không có lấy một tín hiệu tạm gọi là khởi sắc về việc Ngân hàng nhà nước bơm tiền để kích thích sức mua cho nền kinh tế. Tất cả hầu như đều bặt tăm. Và dường như tin tức về chuyện ngân hàng cạn kiệt tiền mặt đã trở nên có xác cứ.
Nguyễn Văn Bình - người được tờ báo mạng Vnexpress bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”, nhưng cùng năm đó lại bị tạp chí Global Finance phân loại như “một trong 20 vị thống đốc ngân hàng tệ nhất thế giới”, đã làm nên một công cuộc điều hành tài chính - tín dụng không thể chán ngán hơn mà đang dẫn đến hiểm họa khủng hoảng tín dụng - bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
ANZ - một trong những ngân hàng nước ngoài chịu dấu ấn “dưới ánh sáng đại hội đảng…”, giờ đây không còn quá lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế. “Sự cải thiện trong lĩnh vực ngân hàng sẽ phụ thuộc lớn vào ý chí chính trị của các cơ quan Nhà nước trong giải quyết các khoản nợ xấu”, báo cáo của ANZ đầy chất ẩn dụ.
Bản xonnê đáng nguyền rủa
Hình ảnh thủng túi ngân sách lại liên quan mật thiết với những gói kích cầu kinh tế. Khác hẳn năm 2009 khi các thị trường đầu cơ như chứng khoán và bất động sản được kích động mạnh và nền kinh tế cũng ăn theo tạm phục hồi bởi gói kích cầu lên đến 8,5 tỷ UD, ít nhất trong hai năm suy thoái đặc biệt nặng nề 2012 và 2013 đã không có bất cứ gói tín dụng chữa cháy nào. Những thông tin về “gói kích cầu 200.000 tỷ đồng” theo cách mà Bộ Xây dựng - cơ quan có mối liên hệ đặc biệt “thân quen” với thị trường bất động sản ngập ngụa tồn kho - cuối cùng vẫn chỉ mang tính cách của một cái bánh vẽ không hơn không kém.
Cũng trong năm 2013, hiện tượng trần bội chi ngân sách được Chính phủ lần đầu tiên phải xuống nước khẩn cầu Quốc hội chuẩn y cho nâng từ 4,7% lên 5,3% đã làm nên một cơn chấn động chưa có tiền lệ về tình trạng thu không đủ chi. Rất nhiều khoản chi lãng phí và bị rút ruột đã giống như cơn bão cát ngoài sa mạc tràn lấp những giếng đào nước ngọt cuối cùng, khiến cho bất cứ một sinh lực nào muốn hồi sinh cũng chẳng còn lấy cơ hội tối thiểu.
Làm sao nền kinh tế có thể tươi sáng và hồi phục được khi hệ thống ngân hàng trung ương và ngân sách gần như sạch tiền? Cho dù sức mua thị trường bán lẻ có chút khí sắc vào sát tết, nhưng chừng đó vẫn là quá ít so với độ sớm từ 2-3 tuần của thời hoàng kim những năm 2006-2007. Bởi hiện tượng “giảm phát sức mua” đã xảy ra ngay trong những ngày đầu năm mới.
Vào năm mới, nhiều bà nội trợ đã thốt lên sung sướng khi chỉ phải bỏ một số tiền tương đương một nửa hoặc một phần ba tết năm ngoái để mua một bó rau hoặc một kg xu hào, bắp cải. Hiệu ứng “suy thoái tư tưởng” như vậy lại tiếp biến khi giá rau củ tại các chợ đầu mối thi nhau giảm sụt. Nhiều gia đình nông dân trở nên đắng chát khi bị âm vốn. Một số nơi thậm chí còn không mang rau ra chợ bán mà đành cho lợn ăn. Trong khi đó, giá thịt lợn cũng giảm đến một phần ba, làm nên một hình ảnh tuyệt đẹp về hiện tượng giảm phát kinh tế và tình hình suy sụp không cưỡng nổi nơi dân chúng về niềm tin thị trường cùng xác tín chế độ.
Hình ảnh trên là hoàn toàn trái ngược với những tết trước đó, khi cứ sau tết là giá rau củ và thịt lợn tăng vọt đến 1,5-2 lần. Không thể chối cãi, đây là cái tết thứ ba liên tiếp các mặt hàng chiến lược cho người tiêu dùng không thể tăng sau tết cổ truyền của dân tộc.
Không chỉ bởi lượng cung dư thừa, mà chính là túi tiền vơi thẳm của người tiêu dùng mới là yếu tố quyết định. Chưa bao giờ từ năm 2007 đến nay, số công nhân và sinh viên không có tiền mua vé tàu xe về quê ăn tết lại ngồn ngộn như năm nay. Nhiều công nhân và sinh viên không dám bước ra ngoài đường vì họ phải chắt bóp những đồng bạc quá eo hẹp cho nhu cầu ăn uống. Khối con người túng thiếu ấy đã không cầm được những giọt nước mắt tuôn lăn trên má vào đêm giao thừa.
Với những giọt nước mắt ấy và với con sóng còn lâu mới nổi của các thị trường, làm sao nền kinh tế có thể thoát khỏi thế trườn bò của năm con Rắn?
Bài thơ lãng mạn kinh tế đã mau chóng biến thành bản xonnê đáng nguyền rủa trong khối đông đảo độc giả bất đắc dĩ.
Cùng đinh thể chế
Nếu “một nửa” là độ giảm trung bình của sức mua thị trường vào tết năm 2014, 50% cũng là tỷ lệ giảm sút bình quân về tiền thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp và kể cả cơ quan nhà nước. Thậm chí ở đồng bằng sông Cửu Long có đến vài ngàn doanh nghiệp không thể xoay đâu ra tiền tết cho công nhân. Và số lượng công nhân nằm trong diện nghèo khó này lên đến ít nhất hàng trăm ngàn.
Song điều khốn khổ chưa từng có là khác hoàn toàn với tư thế “cười trên nỗi đau khổ của kẻ khác” vào tết năm 2011, giờ đây nhiều ngân hàng thậm chí không có nổi tháng lương thứ 13 cho nhân viên. Những người rút tiền vào dịp tết đã chứng kiến một số ngân hàng còn không đoái hoài gì đến chuyện trang trí tết, dù rằng các loại cây cảnh như mai và đào ế ẩm chưa từng thấy với mặt bằng giá giảm đến hơn phân nửa.
Cũng bởi thế vào tết năm nay, “nghèo khó quan chức” lại là một khái niệm khá mới mẻ, khi như lời trần tình của một số doanh nghiệp, chất lượng phong bao phong bì mà họ “đi tết” cho các quan chức đã vơi đến 50-60%. Trong tâm thế bĩ cực của nhiều doanh nghiệp, điều quá dễ biện bạch là tiền trả lương cho công nhân còn không có thì làm sao có “đạn” để trám lấp những cái miệng ngoác rộng chờ sung của các quan chức đói khát và tham lam không đáy?
Sự khốn khó của giới ngân hàng và quan chức là tiêu chí cuối cùng để làm nên bản sơ kết về tương lai cùng đinh của nền kinh tế. Giờ đây, tất cả đang làm nên một bức tranh trần trụi và sắt máu hơn nhiều so với những lời dối trá trước đó.
Đã đến lúc các thị trường đầu cơ phải trả giá cho thói thực dụng không có điểm dừng lồng lộn đến vài thập kỷ của chúng. Cũng không một cố gắng che giấu nào còn chút giá trị khi ngay quyền lợi của những thành phần trong khu vực nhà nước và trong đảng bị ảnh hưởng nặng nề đến thế vào tết Giáp Ngọ.
Cuối cùng nhưng chưa phải tất cả, bản xonnê cứu vớt kinh tế đã bị dệt liệm bởi thói vô lương tâm không thể táng tận hơn của giới quan chức đầu tỉnh ăn trên ngồi trốc. Ngay sau tết nguyên đán, công luận đã phải gầm lên trước câu chuyện những địa phương như Phú Yên xin gạo cứu đói dân trước tết nhưng lại còn tồn đến 2/3 số gạo được cấp trong kho khi tết đã biệt trôi. Một tiếng thét rền vang trên nền trời vằn vện tia sét: Vậy dân nghèo ăn tết bằng gì?
Ninh Thuận - nổi tiếng toàn quốc không chỉ bởi toàn bộ chiều dài bờ biển bị các tập đoàn quan chức - bất động sản che lấp, mà còn bằng thói điêu bạc của cấp xã khi bớt xét đến 5 trên con số ít ỏi 15 kg gạo cấp phát cho người nghèo vào tết nguyên đán vừa qua, dù ai cũng biết tỉnh này là địa phương khốn khó nhất nước.
Mùa xuân dệt liệm
Hiện hình như một bóng ma, mùa xuân năm nay đã được dệt liệm bởi những vần thơ của nhà báo Lê Phú Khải:
Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S
Để tang cho Tổ quốc của tôi
Một mùa xuân dệt liệm, những mùa xuân dệt liệm đang lao đến triệt buộc lớp dân nghèo dưới đáy và cả thượng tầng chính thể ở Việt Nam…
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.