Nhân Vật
Mừng Cụ Kình xã Đồng Tâm ra viện bình an
Nguyễn Khắc Mai
Sáng nay đọc báo thấy tin Cụ Kình ở Đồng Tâm đã ra viện, bình an. Đọc tin lòng cũng thấy vui vui. Người già tám chín mươi được bình an là quý. Kính chúc mừng cụ.
Báo giấy, khuôn khổ chật hẹp, mà cũng hẹp cả bụng nên chỉ đưa tin thế thôi. Còn trên mạng thì mô tả rất cảm động. Nghe nói dân cả hai Thôn đứng cả dọc đường đón cụ về. Có người còn bảo đón cụ như đón người hùng.
Thưa cụ, tôi tuổi già nghĩ cũng lẩn thẩn. Có một triết gia họ bảo rằng thật khốn khổ cho dân tộc nào có nhiều anh hùng. Như tôi, tuổi cũng đã 85, Cụ thì cũng ngoại 80, nghiệm ra lời nói ấy quả không sai. Chẳng qua thời cuộc nó khốn nạn, đẩy các cụ ra đứng mũi chịu sào, giữ lấy ruộng đồng cho con cháu. Tôi nhớ hình như Andre Gide có nói một câu rất đắt về anh hùng: “Anh hùng chẳng qua chỉ là người bình thường, trong một tình thế cần thiết phải làm một việc cần thiết”. Vạn bất đắc dĩ, tuổi già chúng ta mới cùng con cháu đấu tranh cho lẽ phải, giành giữ lấy miếng đất, không để cho bọn cướp ngày chúng làm càn. Người xưa từng nói “lão giả an chi” – người già mong được bình an là quý. Nhưng như cụ, chỉ lo lấy cái bình an cho riêng mình cũng không được, còn cả bình an cho thôn xóm, cho cộng đồng, cho đất nước. Cứ cái nạn cường quyền lạm dụng chữ giải phóng, cướp đất của dân nghèo, đền bù rẻ mạt, rồi bán lại cho bọn đại gia thân hữu, ăn chênh lệch giá gấp chục, gấp trăm lần, thì làm sao có được bình an cho Dân, cho Nước.
Trong những ngày tới để dưỡng thương, tôi xin hầu chuyện cụ câu chuyện vui. Sách sử kể rằng cách đây mấy ngàn năm, bên Tàu, bọn vua quan triều đình, tức đám cầm quyền, cũng lắm kẻ tàn bạo, ưa siểm nịnh, gắn kết với lũ gian (như ta bây giờ bọn quan lại vô liêm sĩ đi đêm, đánh đĩ với bọn đại gia sân sau) ghét bỏ người trung tín. Khuất Nguyên là một văn hào, sĩ phu trung tín hết lòng can gián vua, bị bọn gian nịnh vu oan giá họa, nên vua ghét bỏ. Ông đành nhảy xuống sông Mịch La tự tử, lấy cái chết để cảnh tĩnh nhà vua. Người đời rất mến mộ khí tiết của ông. Có một văn sĩ thương cảm ông, làm bài văn Chiêu Hồn, để mời gọi hồn ông trở về. Nhưng có lẽ ở trong nước ta chính Nguyễn Du là người hiểu cái sử tính của nước Tàu hơn cả. Ông từng làm bài văn tế Phản Chiêu Hồn, nói rõ, hồn đừng có về, chúng lừa ông đấy, xã hội Trung Hoa đầy rẫy lũ ăn thịt người, chúng nhai rau ráu, ngọt xớt như ăn mía! Hơn 100 năm sau mới có ông Lỗ Tấn người Tàu viết rằng, đọc sử Trung Hoa giữa hai giòng kẻ toàn là thấy mấy chữ ăn thịt người. Cụ Khuất Nguyên là người nước Sở, một nhà nước cổ ở Trung Hoa thuộc địa vực của Bách Việt xưa, nhiều chuyện cũ gắn với sử nước ta. Như chuyện cô Công chúa Ba con vua Sở Trang Vương tu hành đắc đạo hóa thành Quán Thế Âm Bồ Tát, trụ trì ở chùa Hương Tích nay thuộc huyện Can Lộc Hà Tĩnh. Nhưng nhiều kẻ xấu trong đám cầm quyền ở nước ta hôm nay chẳng biết gì đến sử Tàu. Nhưng chúng lại răm rắp nghe Tàu xui bậy, bỏ đạo lý và truyền thống tư pháp của nước mình về chính sách đất đai, theo Nga-Tàu bày đặt công hữu đất đai do nhà nước đại diện là chủ sở hữu và quản lý. Thế là cả nước đã giao trứng cho ác, và biết bao vụ cướp bóc tàn nhẫn đã xảy ra, biết bao đau thương tan nát, tệ nạn lộng quyền, tham nhũng tràn lan không cách gì cứu chữa. Cái chính sách đất đai Mao-ít (tức theo tư tưởng Mao Trạch Đông), và theo mô hình xô viết của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ gây đau thương khốn đốn cho riêng xã Đồng Tâm của cụ, mà còn là tai họa của nước ta kéo dài từ cải cách ruộng đất 1953 đến nay. Vì thế cả nước phải cảm kích và biết ơn Đồng Tâm đã khôn khéo thắng một keo ngoạn mục. Phải cảm kích, khâm phục một con cá Kình dám đem thân mình chống lại một chủ trương ác độc. Ôn hòa, mà dũng lược, chịu để chúng đánh gãy chân, nhưng sức phản đòn thì vô cùng mạnh mẻ, khiến cả đám phải cúi đầu nhận tội.
Chỉ còn chưa đầy một tháng, chúng ta lại ăn Tết Đoan Ngọ, một phong tục từ ngàn xưa đi tìm hái lá thuốc để quanh năm bồi bổ sức khỏe. Xin kính chúc cụ một cái tết Đoan Ngọ vạn an.
*
Thưa cụ, vào mùa hè năm 1960, bấy giờ chúng tôi đang là sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội đã được về Đồng Tâm hơn một tháng, sống với đồng bào để tham gia chống hạn. Nhiều gia đình đã coi chúng tôi như con em trong nhà, cùng chia ngọt xẻ bùi. Đó là thời gian đầy ắp những kỷ niệm trong tuổi hoa niên của chúng tôi, khi gắn bó với một vùng Quê rất giàu truyền thống yêu nước mà cũng tràn đầy lòng nhân hậu và khát vọng hòa bình. Tôi ao ước một ngày gần đây sẽ xin được về Đồng Tâm hầu thăm cụ, thăm bà con, thăm lại một vùng Quê mà nay lại trở nên tự hào, hãnh diện trong lòng chúng tôi.
Ô Đồng Lầm, kinh thành Thăng Long ngày 3-5-2017
N.K.M.
Tác giả gửi BVN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Mừng Cụ Kình xã Đồng Tâm ra viện bình an
Nguyễn Khắc Mai
Sáng nay đọc báo thấy tin Cụ Kình ở Đồng Tâm đã ra viện, bình an. Đọc tin lòng cũng thấy vui vui. Người già tám chín mươi được bình an là quý. Kính chúc mừng cụ.
Báo giấy, khuôn khổ chật hẹp, mà cũng hẹp cả bụng nên chỉ đưa tin thế thôi. Còn trên mạng thì mô tả rất cảm động. Nghe nói dân cả hai Thôn đứng cả dọc đường đón cụ về. Có người còn bảo đón cụ như đón người hùng.
Thưa cụ, tôi tuổi già nghĩ cũng lẩn thẩn. Có một triết gia họ bảo rằng thật khốn khổ cho dân tộc nào có nhiều anh hùng. Như tôi, tuổi cũng đã 85, Cụ thì cũng ngoại 80, nghiệm ra lời nói ấy quả không sai. Chẳng qua thời cuộc nó khốn nạn, đẩy các cụ ra đứng mũi chịu sào, giữ lấy ruộng đồng cho con cháu. Tôi nhớ hình như Andre Gide có nói một câu rất đắt về anh hùng: “Anh hùng chẳng qua chỉ là người bình thường, trong một tình thế cần thiết phải làm một việc cần thiết”. Vạn bất đắc dĩ, tuổi già chúng ta mới cùng con cháu đấu tranh cho lẽ phải, giành giữ lấy miếng đất, không để cho bọn cướp ngày chúng làm càn. Người xưa từng nói “lão giả an chi” – người già mong được bình an là quý. Nhưng như cụ, chỉ lo lấy cái bình an cho riêng mình cũng không được, còn cả bình an cho thôn xóm, cho cộng đồng, cho đất nước. Cứ cái nạn cường quyền lạm dụng chữ giải phóng, cướp đất của dân nghèo, đền bù rẻ mạt, rồi bán lại cho bọn đại gia thân hữu, ăn chênh lệch giá gấp chục, gấp trăm lần, thì làm sao có được bình an cho Dân, cho Nước.
Trong những ngày tới để dưỡng thương, tôi xin hầu chuyện cụ câu chuyện vui. Sách sử kể rằng cách đây mấy ngàn năm, bên Tàu, bọn vua quan triều đình, tức đám cầm quyền, cũng lắm kẻ tàn bạo, ưa siểm nịnh, gắn kết với lũ gian (như ta bây giờ bọn quan lại vô liêm sĩ đi đêm, đánh đĩ với bọn đại gia sân sau) ghét bỏ người trung tín. Khuất Nguyên là một văn hào, sĩ phu trung tín hết lòng can gián vua, bị bọn gian nịnh vu oan giá họa, nên vua ghét bỏ. Ông đành nhảy xuống sông Mịch La tự tử, lấy cái chết để cảnh tĩnh nhà vua. Người đời rất mến mộ khí tiết của ông. Có một văn sĩ thương cảm ông, làm bài văn Chiêu Hồn, để mời gọi hồn ông trở về. Nhưng có lẽ ở trong nước ta chính Nguyễn Du là người hiểu cái sử tính của nước Tàu hơn cả. Ông từng làm bài văn tế Phản Chiêu Hồn, nói rõ, hồn đừng có về, chúng lừa ông đấy, xã hội Trung Hoa đầy rẫy lũ ăn thịt người, chúng nhai rau ráu, ngọt xớt như ăn mía! Hơn 100 năm sau mới có ông Lỗ Tấn người Tàu viết rằng, đọc sử Trung Hoa giữa hai giòng kẻ toàn là thấy mấy chữ ăn thịt người. Cụ Khuất Nguyên là người nước Sở, một nhà nước cổ ở Trung Hoa thuộc địa vực của Bách Việt xưa, nhiều chuyện cũ gắn với sử nước ta. Như chuyện cô Công chúa Ba con vua Sở Trang Vương tu hành đắc đạo hóa thành Quán Thế Âm Bồ Tát, trụ trì ở chùa Hương Tích nay thuộc huyện Can Lộc Hà Tĩnh. Nhưng nhiều kẻ xấu trong đám cầm quyền ở nước ta hôm nay chẳng biết gì đến sử Tàu. Nhưng chúng lại răm rắp nghe Tàu xui bậy, bỏ đạo lý và truyền thống tư pháp của nước mình về chính sách đất đai, theo Nga-Tàu bày đặt công hữu đất đai do nhà nước đại diện là chủ sở hữu và quản lý. Thế là cả nước đã giao trứng cho ác, và biết bao vụ cướp bóc tàn nhẫn đã xảy ra, biết bao đau thương tan nát, tệ nạn lộng quyền, tham nhũng tràn lan không cách gì cứu chữa. Cái chính sách đất đai Mao-ít (tức theo tư tưởng Mao Trạch Đông), và theo mô hình xô viết của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ gây đau thương khốn đốn cho riêng xã Đồng Tâm của cụ, mà còn là tai họa của nước ta kéo dài từ cải cách ruộng đất 1953 đến nay. Vì thế cả nước phải cảm kích và biết ơn Đồng Tâm đã khôn khéo thắng một keo ngoạn mục. Phải cảm kích, khâm phục một con cá Kình dám đem thân mình chống lại một chủ trương ác độc. Ôn hòa, mà dũng lược, chịu để chúng đánh gãy chân, nhưng sức phản đòn thì vô cùng mạnh mẻ, khiến cả đám phải cúi đầu nhận tội.
Chỉ còn chưa đầy một tháng, chúng ta lại ăn Tết Đoan Ngọ, một phong tục từ ngàn xưa đi tìm hái lá thuốc để quanh năm bồi bổ sức khỏe. Xin kính chúc cụ một cái tết Đoan Ngọ vạn an.
*
Thưa cụ, vào mùa hè năm 1960, bấy giờ chúng tôi đang là sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội đã được về Đồng Tâm hơn một tháng, sống với đồng bào để tham gia chống hạn. Nhiều gia đình đã coi chúng tôi như con em trong nhà, cùng chia ngọt xẻ bùi. Đó là thời gian đầy ắp những kỷ niệm trong tuổi hoa niên của chúng tôi, khi gắn bó với một vùng Quê rất giàu truyền thống yêu nước mà cũng tràn đầy lòng nhân hậu và khát vọng hòa bình. Tôi ao ước một ngày gần đây sẽ xin được về Đồng Tâm hầu thăm cụ, thăm bà con, thăm lại một vùng Quê mà nay lại trở nên tự hào, hãnh diện trong lòng chúng tôi.
Ô Đồng Lầm, kinh thành Thăng Long ngày 3-5-2017
N.K.M.
Tác giả gửi BVN