Kinh Đời
Muối và xứ cát
Muối mang âm thanh và mùi vị của xứ cát, của mồ hôi, của cái nắng rát bỏng và của niềm hy vọng xa vời hiển hiện trong từng hạt tinh thể trắng, những khối tinh thể muối chất thành khối, thành núi như một lời thách thức với cái nghèo và sức chịu đựng. Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, người làm muối ở Sông Cầu, Phú Yên năm nay phải đối diện với một mùa bội thu mà ế ẩm, thiếu đầu ra, giá sản phẩm rớt thê thảm xuống còn 10% giá trước đây, nhiều người bỏ xứ mà đi, đó là tình trạng chung.
Trúng muối, diêm dân phải bỏ xứ
Một người làm muối, còn gọi là “diêm dân” tên Hải, ở Xuân Cảnh, Sông Cầu, chia sẻ: “Muối ở tại đây bán một bao năm chục ký là ba chục ngàn đồng, có khi hai tám ngàn đồng. Mua bao nhiêu tấn cũng có hết. Năm nay muối ế ẩm hơn mọi năm. Nếu tự tui vô bao và vận chuyển lên xe thì thì giá ba chục ngàn một bao. Qui trình làm muối khó lắm, phải tạo ruộng muối, đầm mặt đất cho chắc như mặt hồ bê tông, sau đó mới đón nước vào, chờ đợi, nói chung là muối năm nay ế ẩm, làm khổ lắm…!”.
Năm nay muối ế ẩm hơn mọi năm. Nếu tự tui vô bao và vận chuyển lên xe thì thì giá ba chục ngàn một bao. Qui trình làm muối khó lắm, phải tạo ruộng muối, đầm mặt đất cho chắc như mặt hồ bê tông, sau đó mới đón nước vào, chờ đợi, nói chung là muối năm nay ế ẩm, làm khổ lắm…
-Ông Hải
Theo ông Hải, năm nay nhờ vào thời tiết thuận lợi, nắng hạn, ít mưa, nước mặn xâm thực ráo riết vào đất liền nên nghề làm muối bội thu, chỉ cần mở ruộng, chờ thủy triều dâng cao rồi đóng ruộng đợi nắng ráo riết, nước bốc hơi thành từng làn trên đám ruộng, sau đó ba ngày thì muối hiện ra, và chừng năm ngày thì thu hoạch. Mỗi ruộng muối có thể cho thu hoạch từ vài tấn cho đến vài chục tấn, tùy vào độ sạch của dòng thủy triều. Nếu như trúng đợt thủy triều sạch, cả ruộng muối trắng tinh, xem như bội thu.
Có một hiện tượng khá lạ đối với người làm muối trong vài năm trở lại đây là hầu hết trong đám tinh thể muối đều có rong biển và xác động vật biển. Điều này cho thấy các dòng hải lưu có sự thay đổi nào đó bên dưới lòng đại dương, dẫn đến sự lạc bầy của nhiều loài sinh vật biển. Và với người làm muối, chỉ cần vài cụm rong biển hoặc vài xác cá lẫn lộn trong ruộng muối, xem như ruộng muối bị thất thu bởi số lượng muối bị nhiễm mùi và vẩn đục sẽ rất cao, có khi phải bỏ đến 30% - 40% tổng sản lượng trên ruộng.
Nhưng, khi ruộng muối được mùa cũng là lúc người dân chịu một cơn hạn hán nẩy lửa, những nhà làm vườn, trồng xoài, ổi và các đầm tôm bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, ruộng muối chỉ là giai đoạn khai hoang của đầm tôm sau này. Thường thì người ta khai phá đất hoang, vây ruộng sản xuất muối trong một thời gian dài có thể lên đến 10 năm nhằm làm sạch đất, tận thu nguồn muối lẫn lộn trong đất và sau đó sẽ đào thành đầm để thả tôm. Con tôm mới là nguồn thu chủ lực của một gia đình.
Nhưng một khi nắng hạn liên tục và kéo dài, rất có thể đầm tôm nhanh chóng bị khô cạn, nước mặn quá mức cho phép tràn vào đầm cộng với lượng muối còn ủ trong lòng đất sẽ dẫn đến tôm chết hàng loạt. Lúc này người ta biến đầm tôm thành ruộng muối để gỡ vốn. Nhưng nghe ra chuyện gỡ vốn này còn rất lâu mới bù lỗ nổi.
Hiện tại, giá muối chỉ còn vài trăm đồng mỗi ký lô, một cánh đồng muối chừng vài chục tấn, bán trong vòng vài tháng mới xong, có cố gắng ăn nhín uống nhịn cho lắm cũng chỉ dư vài triệu đồng là cùng. Trong khi đó, công lao động bỏ ra để thu hoạch được ngần đó muối có thể lên đến vài chục triệu đồng. Người làm muối thua lỗ nặng nề. Nhưng với địa thế và điều kiện thổ nhưỡng hiện tại, nghề làm muối vẫn chiếm vị trí mũi nhọn, kinh tế chủ lực ở khu vực này.
Những căn bệnh nghề nghiệp
Một người làm muối lâu năm, có thâm niên hơn bốn chục năm ở Sông Cầu, tên Hiển, buồn bã chia sẻ:“Muối ở đây rất sạch, nói ra thì muối ở đây thuộc diện sạch nhất. Một đám hai sào, trong vòng bốn bữa kiếm cũng được hai chục bao. Nói chung làm muối thì trời nắng là thuận lợi. Cánh đồng muối này rộng lắm, lượng muối dư thừa mọi năm để lại chất cao như núi…”.
Một đám hai sào, trong vòng bốn bữa kiếm cũng được hai chục bao. Nói chung làm muối thì trời nắng là thuận lợi. Cánh đồng muối này rộng lắm, lượng muối dư thừa mọi năm để lại chất cao như núi…
-Ông Hiển
Theo ông Hiển, bất kì ai đã vướng vào nghiệp diêm dân đều bị chung một căn bệnh, đó là tay chân u nần và phổi có vấn đề, nếu nhẹ hơn thì bệnh huyết áp cao. Bởi luôn tiếp xúc trong môi trường muối, cho dù có đeo thiết bị bảo hộ lao động kĩ cỡ nào thì thời tiết nắng nóng cộng với hơi muối sẽ ngấm dần vào da thịt, ban đầu da thịt săn chắc nhưng chỉ vài năm sau thì bệnh nấm xuất hiện ở tay chân.
Mà một khi bị bệnh nấm tay chân do muối gây nên thì không có thứ thuốc nào khống chế được, càng ngày, tay chân càng lở loét, u nần, da dày gấp năm, gấp mười lần bình thường, móng tay bị cùn dần và rụng mất, nếu mới nhìn, có cảm giác như đang đối diện với một người bị bệnh hủi, trông rất tội nghiệp.
Những diêm dân lâu nay đều bị nhiễm bệnh này, họ trở nên rất tự tin khi ra làm việc ngoài ruộng muối bởi đã bị bệnh rồi thì cũng không còn gì để ngán ngẫm nữa, họ cứ thế mà làm việc, nếu lỡ bị muối dính đầy người vẫn xem như không có gì nhưng khi rời ruộng muối, tiếp xúc với xã hội, có vẻ như họ cô đơn, lẻ loi. Còn một căn bệnh khác nguy hiểm do muối gây ra, đó là bệnh phổi và huyết áp cao.
Bởi vì thường xuyên làm việc trong môi trường hơi muối và bụi muối, hít phải lượng muối đậm đặc mỗi ngày, bất kì người làm muối nào cũng có thể bị bệnh viêm đường hô hấp, bị bệnh về phổi và bệnh huyết áp cao. Số lượng người bị căn bệnh này trong giới diêm dân khá cao. Và đa số những bệnh nhân của nghề làm muối đều phải chịu cảnh chết sớm bởi không có tiền để chữa bệnh, họ tự xem đó là chuyện “sinh nghề tử nghiệp” để ai còn sống phải tiếp tục sống, tiếp tục cày xới cánh đồng mặn mà nuôi hy vọng, mà cho con ăn học, thi vào đại học để đổi đời.
Nhưng giấc mơ đổi đời của người làm muối nghe ra còn xa vời quá. Bởi đã có rất nhiều thanh niên thi đậu đại học, hoặc là bỏ dở chương trình vì không đủ tiền theo đuổi, hoặc là tốt nghiệp đại học xong, không có tiền để đút lót vào cơ quan nhà nước, phải bươn bả làm thuê trái nghề, có người đi làm nhà hàng, có người đi dạy kèm, cũng có người đi làm thuê theo kiểu thợ đụng, ai kêu gì làm nấy và không thiếu người quay trở lại quê nhà để tiếp tục làm muối với cha mẹ, anh chị em.
Cái vòng lẩn quẩn làm muối, đi học, làm thuê rồi quay về làm muối, cưới vợ, lấy chồng sinh con đẻ cái trên mảnh đất nhiều muối nhưng nghèo vẫn cứ nghèo đã ám vào vùng đất mặn này mấy mươi năm, chưa có lối thoát.
Một mùa muối bội thu đang về trên đất Sông Cầu, muối chất như núi, nhưng không có đầu ra vì giá thành quá thấp, có lúc xuống còn 150 đồng mỗi ký lô. Người làm muối cũng buồn và thất vọng cao chất ngất như núi.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Muối và xứ cát
Muối mang âm thanh và mùi vị của xứ cát, của mồ hôi, của cái nắng rát bỏng và của niềm hy vọng xa vời hiển hiện trong từng hạt tinh thể trắng, những khối tinh thể muối chất thành khối, thành núi như một lời thách thức với cái nghèo và sức chịu đựng. Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, người làm muối ở Sông Cầu, Phú Yên năm nay phải đối diện với một mùa bội thu mà ế ẩm, thiếu đầu ra, giá sản phẩm rớt thê thảm xuống còn 10% giá trước đây, nhiều người bỏ xứ mà đi, đó là tình trạng chung.
Trúng muối, diêm dân phải bỏ xứ
Một người làm muối, còn gọi là “diêm dân” tên Hải, ở Xuân Cảnh, Sông Cầu, chia sẻ: “Muối ở tại đây bán một bao năm chục ký là ba chục ngàn đồng, có khi hai tám ngàn đồng. Mua bao nhiêu tấn cũng có hết. Năm nay muối ế ẩm hơn mọi năm. Nếu tự tui vô bao và vận chuyển lên xe thì thì giá ba chục ngàn một bao. Qui trình làm muối khó lắm, phải tạo ruộng muối, đầm mặt đất cho chắc như mặt hồ bê tông, sau đó mới đón nước vào, chờ đợi, nói chung là muối năm nay ế ẩm, làm khổ lắm…!”.
Năm nay muối ế ẩm hơn mọi năm. Nếu tự tui vô bao và vận chuyển lên xe thì thì giá ba chục ngàn một bao. Qui trình làm muối khó lắm, phải tạo ruộng muối, đầm mặt đất cho chắc như mặt hồ bê tông, sau đó mới đón nước vào, chờ đợi, nói chung là muối năm nay ế ẩm, làm khổ lắm…
-Ông Hải
Theo ông Hải, năm nay nhờ vào thời tiết thuận lợi, nắng hạn, ít mưa, nước mặn xâm thực ráo riết vào đất liền nên nghề làm muối bội thu, chỉ cần mở ruộng, chờ thủy triều dâng cao rồi đóng ruộng đợi nắng ráo riết, nước bốc hơi thành từng làn trên đám ruộng, sau đó ba ngày thì muối hiện ra, và chừng năm ngày thì thu hoạch. Mỗi ruộng muối có thể cho thu hoạch từ vài tấn cho đến vài chục tấn, tùy vào độ sạch của dòng thủy triều. Nếu như trúng đợt thủy triều sạch, cả ruộng muối trắng tinh, xem như bội thu.
Có một hiện tượng khá lạ đối với người làm muối trong vài năm trở lại đây là hầu hết trong đám tinh thể muối đều có rong biển và xác động vật biển. Điều này cho thấy các dòng hải lưu có sự thay đổi nào đó bên dưới lòng đại dương, dẫn đến sự lạc bầy của nhiều loài sinh vật biển. Và với người làm muối, chỉ cần vài cụm rong biển hoặc vài xác cá lẫn lộn trong ruộng muối, xem như ruộng muối bị thất thu bởi số lượng muối bị nhiễm mùi và vẩn đục sẽ rất cao, có khi phải bỏ đến 30% - 40% tổng sản lượng trên ruộng.
Nhưng, khi ruộng muối được mùa cũng là lúc người dân chịu một cơn hạn hán nẩy lửa, những nhà làm vườn, trồng xoài, ổi và các đầm tôm bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, ruộng muối chỉ là giai đoạn khai hoang của đầm tôm sau này. Thường thì người ta khai phá đất hoang, vây ruộng sản xuất muối trong một thời gian dài có thể lên đến 10 năm nhằm làm sạch đất, tận thu nguồn muối lẫn lộn trong đất và sau đó sẽ đào thành đầm để thả tôm. Con tôm mới là nguồn thu chủ lực của một gia đình.
Nhưng một khi nắng hạn liên tục và kéo dài, rất có thể đầm tôm nhanh chóng bị khô cạn, nước mặn quá mức cho phép tràn vào đầm cộng với lượng muối còn ủ trong lòng đất sẽ dẫn đến tôm chết hàng loạt. Lúc này người ta biến đầm tôm thành ruộng muối để gỡ vốn. Nhưng nghe ra chuyện gỡ vốn này còn rất lâu mới bù lỗ nổi.
Hiện tại, giá muối chỉ còn vài trăm đồng mỗi ký lô, một cánh đồng muối chừng vài chục tấn, bán trong vòng vài tháng mới xong, có cố gắng ăn nhín uống nhịn cho lắm cũng chỉ dư vài triệu đồng là cùng. Trong khi đó, công lao động bỏ ra để thu hoạch được ngần đó muối có thể lên đến vài chục triệu đồng. Người làm muối thua lỗ nặng nề. Nhưng với địa thế và điều kiện thổ nhưỡng hiện tại, nghề làm muối vẫn chiếm vị trí mũi nhọn, kinh tế chủ lực ở khu vực này.
Những căn bệnh nghề nghiệp
Một người làm muối lâu năm, có thâm niên hơn bốn chục năm ở Sông Cầu, tên Hiển, buồn bã chia sẻ:“Muối ở đây rất sạch, nói ra thì muối ở đây thuộc diện sạch nhất. Một đám hai sào, trong vòng bốn bữa kiếm cũng được hai chục bao. Nói chung làm muối thì trời nắng là thuận lợi. Cánh đồng muối này rộng lắm, lượng muối dư thừa mọi năm để lại chất cao như núi…”.
Một đám hai sào, trong vòng bốn bữa kiếm cũng được hai chục bao. Nói chung làm muối thì trời nắng là thuận lợi. Cánh đồng muối này rộng lắm, lượng muối dư thừa mọi năm để lại chất cao như núi…
-Ông Hiển
Theo ông Hiển, bất kì ai đã vướng vào nghiệp diêm dân đều bị chung một căn bệnh, đó là tay chân u nần và phổi có vấn đề, nếu nhẹ hơn thì bệnh huyết áp cao. Bởi luôn tiếp xúc trong môi trường muối, cho dù có đeo thiết bị bảo hộ lao động kĩ cỡ nào thì thời tiết nắng nóng cộng với hơi muối sẽ ngấm dần vào da thịt, ban đầu da thịt săn chắc nhưng chỉ vài năm sau thì bệnh nấm xuất hiện ở tay chân.
Mà một khi bị bệnh nấm tay chân do muối gây nên thì không có thứ thuốc nào khống chế được, càng ngày, tay chân càng lở loét, u nần, da dày gấp năm, gấp mười lần bình thường, móng tay bị cùn dần và rụng mất, nếu mới nhìn, có cảm giác như đang đối diện với một người bị bệnh hủi, trông rất tội nghiệp.
Những diêm dân lâu nay đều bị nhiễm bệnh này, họ trở nên rất tự tin khi ra làm việc ngoài ruộng muối bởi đã bị bệnh rồi thì cũng không còn gì để ngán ngẫm nữa, họ cứ thế mà làm việc, nếu lỡ bị muối dính đầy người vẫn xem như không có gì nhưng khi rời ruộng muối, tiếp xúc với xã hội, có vẻ như họ cô đơn, lẻ loi. Còn một căn bệnh khác nguy hiểm do muối gây ra, đó là bệnh phổi và huyết áp cao.
Bởi vì thường xuyên làm việc trong môi trường hơi muối và bụi muối, hít phải lượng muối đậm đặc mỗi ngày, bất kì người làm muối nào cũng có thể bị bệnh viêm đường hô hấp, bị bệnh về phổi và bệnh huyết áp cao. Số lượng người bị căn bệnh này trong giới diêm dân khá cao. Và đa số những bệnh nhân của nghề làm muối đều phải chịu cảnh chết sớm bởi không có tiền để chữa bệnh, họ tự xem đó là chuyện “sinh nghề tử nghiệp” để ai còn sống phải tiếp tục sống, tiếp tục cày xới cánh đồng mặn mà nuôi hy vọng, mà cho con ăn học, thi vào đại học để đổi đời.
Nhưng giấc mơ đổi đời của người làm muối nghe ra còn xa vời quá. Bởi đã có rất nhiều thanh niên thi đậu đại học, hoặc là bỏ dở chương trình vì không đủ tiền theo đuổi, hoặc là tốt nghiệp đại học xong, không có tiền để đút lót vào cơ quan nhà nước, phải bươn bả làm thuê trái nghề, có người đi làm nhà hàng, có người đi dạy kèm, cũng có người đi làm thuê theo kiểu thợ đụng, ai kêu gì làm nấy và không thiếu người quay trở lại quê nhà để tiếp tục làm muối với cha mẹ, anh chị em.
Cái vòng lẩn quẩn làm muối, đi học, làm thuê rồi quay về làm muối, cưới vợ, lấy chồng sinh con đẻ cái trên mảnh đất nhiều muối nhưng nghèo vẫn cứ nghèo đã ám vào vùng đất mặn này mấy mươi năm, chưa có lối thoát.
Một mùa muối bội thu đang về trên đất Sông Cầu, muối chất như núi, nhưng không có đầu ra vì giá thành quá thấp, có lúc xuống còn 150 đồng mỗi ký lô. Người làm muối cũng buồn và thất vọng cao chất ngất như núi.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.