Thân Hữu Tiếp Tay...
Muốn tất cả
Lê Phan
Nhiều người trong chúng ta muốn được tất cả, nhưng rất ít ai đạt được điều đó. Bất cứ phụ huynh nào ở thời đại này thường xuyên đối diện với sự giằng co giữa các đòi hỏi của nghề nghiệp và đòi hỏi gia đình cũng hiểu là khó có thể muốn và được hết tất cả. Nhưng theo chiến lược gia Edward N. Luttwak thì đó chính là điều mà một cường quốc mới nổi lên là Trung Quốc đòi phải đạt được. Lý luận đó đã được chiến lược gia Edward Luttwak trình bày trong một cuốn sách mới mang cái tên là The Rise of China vs The Logic of Strategy. The ông Luttwak, hiện đang là một Senior Associate của viện nghiên cứu chiến lược Center for Strategic and International Studies, việc Trung Quốc muốn theo đuổi cùng một lúc ba mục tiêu chiến lược khó có thể kéo dài được. Theo ông, Trung Quốc sẽ sớm phải lựa chọn giữa các mục tiêu này nếu muốn né tránh một thảm họa. Lập luận căn bản của ông Luttwak là “có một sự bất đồng tự bản chất giữa sự đồng tăng trưởng của tình trạng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, sự tăng trưởng của sức mạnh quân sự và của ảnh hưởng ngoại giao”. Ông Luttwak công nhận ông không phải là một chuyên gia về Trung Quốc nhưng ông cũng rõ ràng tin là “logic của chiến thuật” sẽ áp dụng một cách cứng ngắc cho địa lý chính trị của Trung Quốc cũng như định luật về trọng lực của Newton với một quả táo đang rơi xuống đất. Theo cái logic bất di bất dịch này, việc Trung Quốc xúc tiến bành trướng quân sự sẽ đẩy các quốc gia khác vào một liên minh chống Trung Quốc và nó sẽ làm giảm thiểu thay vì là tăng cường sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc. Và bởi vì Trung Quốc có thể chống lại hành động quân sự trực tiếp, các quốc gia muốn tìm cách chống lại sự thăng tiến của Trung Quốc sẽ phải chọn “chiến lược bao vậy kinh tế chiến lược,” vốn sẽ làm chậm lại thay vì là đóng góp cho tăng trưởng mà Trung Quốc đang cố gắng hết sức để duy trì. Ông Luttwak đã ghi nhận những phương thức mà các cường quốc vùng, mỗi bên hành động theo chiều hướng của mình, đã bắt đầu thành lập những liên kết mới để chống lại sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Việc này theo ông đã gia tốc đáng kể từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chánh đã “mở cửa cho sự kiêu hãnh của người Trung Quốc” và tạo nên một giai đoạn có những lối hành xử chính sách ngoại giao một cách “thiếu suy nghĩ và liều lĩnh”. Cũng phải nói là những diễn biến mới đây nhất đã tiếp tục chứng minh lập luận của ông Luttwak. Mới tháng rồi Trung Quốc loan báo một tiến bộ đáng kể trong khả năng quân sự của mình, thông báo là một phản lực cơ chiến đấu của họ đã hạ cánh thành công xuống hàng không mẫu hạm duy nhất mà họ có. Cũng trong tháng 11, Miến Ðiện chào đón Tổng Thống Barack Obama, đánh dấu một sự thay đổi đầy kịch tính chính sách của một nước láng giềng chiến lược quan trọng vốn đã lâu nay coi mình là nằm trong vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Còn chứng minh cho lập luận của ông Luttwak hơn nữa là sự thay đổi lập trường cũng không kém đột ngột của Lào. Sau nhiều năm mở rộng cửa đón nhận viện trợ và ảnh hưởng của Trung Quốc, Lào bỗng qua đêm “trở mặt”, cương quyết không chịu cho xây nốt cây cầu cuối cùng nối qua biên giới để đưa ước mơ lâu đời của Trung Quốc muốn có một con đường nối liền Hoa Nam ra biển qua ngả Vịnh Thái Lan và nối liền vùng này với Ðông Nam Á. Ông Luttwak đã coi cái logic chiến thuật này áp dụng đúng cho tình hình ở Trung Quốc hơn là những cổ thư và truyền thống vốn đã là nền tảng của sự suy nghĩ của hầu hết hàng lãnh đạo. Ông đưa ra những lời chỉ trích gay gắt về những lỗ hổng trong kiến thức và khả năng sáng tạo của các nhà làm chính sách Trung Quốc, đổ cho họ bị mắc phải căn bệnh “tự kỷ của đại quốc gia” và “hội chứng thiếu chiến thuật”. Một trong những cổ thư được ông đặc biệt nêu đích danh là Binh thư Tôn Tử, kinh điển của các nhà chiến lược và chiến thuật đã được viết ra từ 2,500 năm nay, vốn theo ông Luttwak là nguồn gốc chính của cái mà ông gọi là “những nguyên tắc sai lầm của sự thiếu khôn ngoan của những lời người xưa.” Ông công nhận là nghệ thuật trị nước cáo già, chiến thuật giả trá và nghệ thuật tinh vi của hành động ngoại giao mà Tôn Tử đề ra có thể áp dụng được khi được sử dụng trong cuộc tranh giành giữa các tiểu quốc thời xưa chống lại lẫn nhau. Nhưng ông lý luận là những chủ thuyết này sẽ không giúp gì cho Trung Quốc trong việc chống lại các đối thủ. Làm một cuộc du hành vội vã qua lịch sử Trung Quốc gặp gỡ các bộ tộc du mục cho đến người Mông Cổ, Mãn Châu, ông ghi nhận là Trung Quốc đã được cai trị bởi người Hán, chủng tộc đa số, trong chỉ có một phần ba của thiên niên kỷ vừa qua. Ông mỉa mai “Trong khi các ông tướng Hán chỉ huy những đạo quân lớn, còn bận nhắc cho nhau những lời khuyên của Tôn Tử, những nhóm chiến sĩ kỵ binh không lớn lắm, được huấn luyện bởi những chiến thuật hữu hiệu hơn và chiến lược của vùng thảo nguyên đã làm họ mắc lỡm và đánh bại họ.” Phải nói là ông có tài thuyết phục và có lúc rất lý thú về điểm này. Nhưng có một cái gì lạc điệu trong việc ông Luttwak quả quyết một cách rộng rãi sự tuyệt đối đúng của logic của ông. Cũng làm cho những ai quen thuộc hơn về tình hình Á Châu khó chịu là sự việc có vẻ như ông chỉ chọn lựa những gì ông muốn để biện minh cho lý luận của mình, bỏ qua những sự kiện có thể làm sai định đề của ông. Nhưng dầu sao chăng nữa lập luận của ông có lý và không nên bị bác bỏ coi thường như lập luận của một số những người tự cho mình là chuyên gia về Trung Quốc. Ít nhất ông đã mở ra một viễn ảnh khác cho tương lai của Trung Quốc thay vì chỉ cứ đăm đăm nói đến ngày mà Trung Quốc sẽ lên thay thế Hoa Kỳ làm cường quốc số một của thế giới như đã là một định đề bất biến. Một trong những so sánh của ông giữa Clausewitz và Tôn Tử đã được các nhà chiến lược Âu Châu đồng ý. Ông nói các tướng lãnh Ðức đã thất bại trong Ðệ Nhất Thế Chiến vì họ chỉ chăm chăm theo sách của Clausewitz trong khi Anh Pháp không chịu theo bài học đó. Một số nhà phê bình như nhật báo The Times của Luân Ðôn đã chỉ ra là sự kết hợp chằng chéo trong liên hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng làm cho không thể có liên minh chống Trung Quốc như ông nói. Thật ra liên minh đối lập đó đã hiện hình với Nhật Bản, Philippines, Ấn Ðộ và một phần nào đó Việt Nam đang sát cánh lại để bảo vệ quyền lợi của mình chống lại Trung Quốc. Dĩ nhiên lập luận của ông không thể thử nghiệm như là thử định luật của Newton nên thật khó có thể biết ông có đúng hay không. Nếu có thì chỉ có thời gian mới trả lời cho chúng ta là ông đúng hay sai. Có điều quả đúng là các ông tướng Trung Quốc vẫn còn rất thích trích Tôn Tử nên hẳn sẽ có cơ hội để xem Tôn Tử đúng hay ông Luttwak đúng. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=159710&zoneid=97#.UN96aqw2VaQ Minh Nguyễn chuyển T . Post
Muốn tất cả
Lê Phan
Nhiều người trong chúng ta muốn được tất cả, nhưng rất ít ai đạt được điều đó. Bất cứ phụ huynh nào ở thời đại này thường xuyên đối diện với sự giằng co giữa các đòi hỏi của nghề nghiệp và đòi hỏi gia đình cũng hiểu là khó có thể muốn và được hết tất cả. Nhưng theo chiến lược gia Edward N. Luttwak thì đó chính là điều mà một cường quốc mới nổi lên là Trung Quốc đòi phải đạt được. Lý luận đó đã được chiến lược gia Edward Luttwak trình bày trong một cuốn sách mới mang cái tên là The Rise of China vs The Logic of Strategy. The ông Luttwak, hiện đang là một Senior Associate của viện nghiên cứu chiến lược Center for Strategic and International Studies, việc Trung Quốc muốn theo đuổi cùng một lúc ba mục tiêu chiến lược khó có thể kéo dài được. Theo ông, Trung Quốc sẽ sớm phải lựa chọn giữa các mục tiêu này nếu muốn né tránh một thảm họa. Lập luận căn bản của ông Luttwak là “có một sự bất đồng tự bản chất giữa sự đồng tăng trưởng của tình trạng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, sự tăng trưởng của sức mạnh quân sự và của ảnh hưởng ngoại giao”. Ông Luttwak công nhận ông không phải là một chuyên gia về Trung Quốc nhưng ông cũng rõ ràng tin là “logic của chiến thuật” sẽ áp dụng một cách cứng ngắc cho địa lý chính trị của Trung Quốc cũng như định luật về trọng lực của Newton với một quả táo đang rơi xuống đất. Theo cái logic bất di bất dịch này, việc Trung Quốc xúc tiến bành trướng quân sự sẽ đẩy các quốc gia khác vào một liên minh chống Trung Quốc và nó sẽ làm giảm thiểu thay vì là tăng cường sức mạnh ngoại giao của Trung Quốc. Và bởi vì Trung Quốc có thể chống lại hành động quân sự trực tiếp, các quốc gia muốn tìm cách chống lại sự thăng tiến của Trung Quốc sẽ phải chọn “chiến lược bao vậy kinh tế chiến lược,” vốn sẽ làm chậm lại thay vì là đóng góp cho tăng trưởng mà Trung Quốc đang cố gắng hết sức để duy trì. Ông Luttwak đã ghi nhận những phương thức mà các cường quốc vùng, mỗi bên hành động theo chiều hướng của mình, đã bắt đầu thành lập những liên kết mới để chống lại sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Việc này theo ông đã gia tốc đáng kể từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chánh đã “mở cửa cho sự kiêu hãnh của người Trung Quốc” và tạo nên một giai đoạn có những lối hành xử chính sách ngoại giao một cách “thiếu suy nghĩ và liều lĩnh”. Cũng phải nói là những diễn biến mới đây nhất đã tiếp tục chứng minh lập luận của ông Luttwak. Mới tháng rồi Trung Quốc loan báo một tiến bộ đáng kể trong khả năng quân sự của mình, thông báo là một phản lực cơ chiến đấu của họ đã hạ cánh thành công xuống hàng không mẫu hạm duy nhất mà họ có. Cũng trong tháng 11, Miến Ðiện chào đón Tổng Thống Barack Obama, đánh dấu một sự thay đổi đầy kịch tính chính sách của một nước láng giềng chiến lược quan trọng vốn đã lâu nay coi mình là nằm trong vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Còn chứng minh cho lập luận của ông Luttwak hơn nữa là sự thay đổi lập trường cũng không kém đột ngột của Lào. Sau nhiều năm mở rộng cửa đón nhận viện trợ và ảnh hưởng của Trung Quốc, Lào bỗng qua đêm “trở mặt”, cương quyết không chịu cho xây nốt cây cầu cuối cùng nối qua biên giới để đưa ước mơ lâu đời của Trung Quốc muốn có một con đường nối liền Hoa Nam ra biển qua ngả Vịnh Thái Lan và nối liền vùng này với Ðông Nam Á. Ông Luttwak đã coi cái logic chiến thuật này áp dụng đúng cho tình hình ở Trung Quốc hơn là những cổ thư và truyền thống vốn đã là nền tảng của sự suy nghĩ của hầu hết hàng lãnh đạo. Ông đưa ra những lời chỉ trích gay gắt về những lỗ hổng trong kiến thức và khả năng sáng tạo của các nhà làm chính sách Trung Quốc, đổ cho họ bị mắc phải căn bệnh “tự kỷ của đại quốc gia” và “hội chứng thiếu chiến thuật”. Một trong những cổ thư được ông đặc biệt nêu đích danh là Binh thư Tôn Tử, kinh điển của các nhà chiến lược và chiến thuật đã được viết ra từ 2,500 năm nay, vốn theo ông Luttwak là nguồn gốc chính của cái mà ông gọi là “những nguyên tắc sai lầm của sự thiếu khôn ngoan của những lời người xưa.” Ông công nhận là nghệ thuật trị nước cáo già, chiến thuật giả trá và nghệ thuật tinh vi của hành động ngoại giao mà Tôn Tử đề ra có thể áp dụng được khi được sử dụng trong cuộc tranh giành giữa các tiểu quốc thời xưa chống lại lẫn nhau. Nhưng ông lý luận là những chủ thuyết này sẽ không giúp gì cho Trung Quốc trong việc chống lại các đối thủ. Làm một cuộc du hành vội vã qua lịch sử Trung Quốc gặp gỡ các bộ tộc du mục cho đến người Mông Cổ, Mãn Châu, ông ghi nhận là Trung Quốc đã được cai trị bởi người Hán, chủng tộc đa số, trong chỉ có một phần ba của thiên niên kỷ vừa qua. Ông mỉa mai “Trong khi các ông tướng Hán chỉ huy những đạo quân lớn, còn bận nhắc cho nhau những lời khuyên của Tôn Tử, những nhóm chiến sĩ kỵ binh không lớn lắm, được huấn luyện bởi những chiến thuật hữu hiệu hơn và chiến lược của vùng thảo nguyên đã làm họ mắc lỡm và đánh bại họ.” Phải nói là ông có tài thuyết phục và có lúc rất lý thú về điểm này. Nhưng có một cái gì lạc điệu trong việc ông Luttwak quả quyết một cách rộng rãi sự tuyệt đối đúng của logic của ông. Cũng làm cho những ai quen thuộc hơn về tình hình Á Châu khó chịu là sự việc có vẻ như ông chỉ chọn lựa những gì ông muốn để biện minh cho lý luận của mình, bỏ qua những sự kiện có thể làm sai định đề của ông. Nhưng dầu sao chăng nữa lập luận của ông có lý và không nên bị bác bỏ coi thường như lập luận của một số những người tự cho mình là chuyên gia về Trung Quốc. Ít nhất ông đã mở ra một viễn ảnh khác cho tương lai của Trung Quốc thay vì chỉ cứ đăm đăm nói đến ngày mà Trung Quốc sẽ lên thay thế Hoa Kỳ làm cường quốc số một của thế giới như đã là một định đề bất biến. Một trong những so sánh của ông giữa Clausewitz và Tôn Tử đã được các nhà chiến lược Âu Châu đồng ý. Ông nói các tướng lãnh Ðức đã thất bại trong Ðệ Nhất Thế Chiến vì họ chỉ chăm chăm theo sách của Clausewitz trong khi Anh Pháp không chịu theo bài học đó. Một số nhà phê bình như nhật báo The Times của Luân Ðôn đã chỉ ra là sự kết hợp chằng chéo trong liên hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng làm cho không thể có liên minh chống Trung Quốc như ông nói. Thật ra liên minh đối lập đó đã hiện hình với Nhật Bản, Philippines, Ấn Ðộ và một phần nào đó Việt Nam đang sát cánh lại để bảo vệ quyền lợi của mình chống lại Trung Quốc. Dĩ nhiên lập luận của ông không thể thử nghiệm như là thử định luật của Newton nên thật khó có thể biết ông có đúng hay không. Nếu có thì chỉ có thời gian mới trả lời cho chúng ta là ông đúng hay sai. Có điều quả đúng là các ông tướng Trung Quốc vẫn còn rất thích trích Tôn Tử nên hẳn sẽ có cơ hội để xem Tôn Tử đúng hay ông Luttwak đúng. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=159710&zoneid=97#.UN96aqw2VaQ Minh Nguyễn chuyển T . Post