Kinh Khổ
Mỹ ‘chật vật’ tìm tiếng nói chung ở Việt Nam
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên đầy sóng gió trên cương vị đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer không thể lôi kéo sự hậu thuẫn của các nước châu Á – Thái Bình Dương về chính sách
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên đầy sóng gió trên cương vị
đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer không thể lôi kéo sự hậu
thuẫn của các nước châu Á – Thái Bình Dương về chính sách “thương mại
công bằng” của chính quyền của ông Trump, do khác biệt về vấn đề chủ
nghĩa bảo hộ, theo nhận định của Reuters.
![]() |
Ông Robert Lighthizer trong cuộc họp của APEC ở Hà Nội hôm 21/5. |
Hãng tin này hôm 21/5 đưa rằng một tuyên bố chung dự kiến sẽ được công
bố sau cuộc họp ở Hà Nội, Việt Nam, đã bị hủy bỏ do các khác biệt giữa
một bên là Mỹ và một bên là 20 thành viên khác của Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Theo một bản thảo về tuyên bố chung mà phóng viên của Reuters cho biết
đã đọc, các quan chức Mỹ phản đối việc đề cập tới “các xu thế bảo hộ gây
tác động mạnh tới tiến trình hội nhập kinh tế và hồi phục kinh tế toàn
cầu”.
Phía Hoa Kỳ muốn đề cập tới “các hoạt động thương mại thiếu công bằng,
gây ra sự mất cân bằng thương mại”, và cũng như kêu gọi dỡ bỏ các rào
cản thương mại làm mất cân đối thương mại nhằm bảo đảm sự “tự do và công
bằng”.
Rốt cuộc, theo Reuters, không có tuyên bố chung mang tính toàn diện mà
chỉ có một tuyên bố của chủ tịch cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần
Tuấn Anh, và một “tuyên bố hành động chung” khác.
Bộ trưởng của Việt Nam được Reuters dẫn lời nói rằng đã có “các khác biệt về quan điểm”.
![]() |
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và Thủ tướng Việt Nam tại cuộc họp của APEC. |
Tuyên bố của ông chủ tịch dựa trên một bản thảo mà nhóm đã thảo luận
trước đó, nhưng hầu như phớt lờ tất cả các đề xuất sửa đổi của Mỹ, và
thay vào đó, đề cập cả chuyện “chống lại mọi hình thức bảo hộ”.
Một quan chức không muốn nêu tên nói rằng “Hoa Kỳ không muốn thêm từ chủ
nghĩa bảo hộ, nhưng 20 thành viên khác lai muốn cho vào”.
Quan chức này cũng được Reuters trích lời nói rằng phía Mỹ muốn dùng từ
“quốc tế” thay cho “đa phương” khi nói tới các hệ thống thương mại.
Ông Lighthizer, luật sư thương mại 69 tuổi được coi là nhà đàm phán cứng
rắn từ thời Tổng thống Reagan, mới được Thượng viện Mỹ chuẩn thuận làm
đại diện thương mại Hoa Kỳ hôm 11/5.
Khi được hỏi về những bất đồng về ngôn từ, ông Lighthizer nói rằng việc
Mỹ tìm cách kiến tạo thương mại tự do và công bằng đã bị nhầm lẫn với
chủ nghĩa bảo hộ.
Phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức Mỹ cho rằng đó là điều “đáng
tiếc”. Theo Reuters, trọng tâm của ông Lighthizer ở Hà Nội là các cuộc
gặp song phương với các đối tác chính, cho thấy xu hướng chuyển dần sang
các thỏa thuận song phương trong chính sách “Nước Mỹ trên hết” của
chính quyền của Tổng thống Trump.
Một trong các hành động đầu tiên của ông Trump sau khi nhậm chức là rút Mỹ khỏi thỏa thuận đa phương TPP.
Tuy nhiên, hôm 21/5, 11 thành viên còn lại của hiệp định này đồng ý khôi
phục nó dù không có Mỹ, sau khi ông Lighthizer nói rằng Hoa Kỳ sẽ không
bao giờ tái gia nhập.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Mỹ ‘chật vật’ tìm tiếng nói chung ở Việt Nam
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên đầy sóng gió trên cương vị đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer không thể lôi kéo sự hậu thuẫn của các nước châu Á – Thái Bình Dương về chính sách
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên đầy sóng gió trên cương vị
đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer không thể lôi kéo sự hậu
thuẫn của các nước châu Á – Thái Bình Dương về chính sách “thương mại
công bằng” của chính quyền của ông Trump, do khác biệt về vấn đề chủ
nghĩa bảo hộ, theo nhận định của Reuters.
![]() |
Ông Robert Lighthizer trong cuộc họp của APEC ở Hà Nội hôm 21/5. |
Hãng tin này hôm 21/5 đưa rằng một tuyên bố chung dự kiến sẽ được công
bố sau cuộc họp ở Hà Nội, Việt Nam, đã bị hủy bỏ do các khác biệt giữa
một bên là Mỹ và một bên là 20 thành viên khác của Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
Theo một bản thảo về tuyên bố chung mà phóng viên của Reuters cho biết
đã đọc, các quan chức Mỹ phản đối việc đề cập tới “các xu thế bảo hộ gây
tác động mạnh tới tiến trình hội nhập kinh tế và hồi phục kinh tế toàn
cầu”.
Phía Hoa Kỳ muốn đề cập tới “các hoạt động thương mại thiếu công bằng,
gây ra sự mất cân bằng thương mại”, và cũng như kêu gọi dỡ bỏ các rào
cản thương mại làm mất cân đối thương mại nhằm bảo đảm sự “tự do và công
bằng”.
Rốt cuộc, theo Reuters, không có tuyên bố chung mang tính toàn diện mà
chỉ có một tuyên bố của chủ tịch cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần
Tuấn Anh, và một “tuyên bố hành động chung” khác.
Bộ trưởng của Việt Nam được Reuters dẫn lời nói rằng đã có “các khác biệt về quan điểm”.
![]() |
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc và Thủ tướng Việt Nam tại cuộc họp của APEC. |
Tuyên bố của ông chủ tịch dựa trên một bản thảo mà nhóm đã thảo luận
trước đó, nhưng hầu như phớt lờ tất cả các đề xuất sửa đổi của Mỹ, và
thay vào đó, đề cập cả chuyện “chống lại mọi hình thức bảo hộ”.
Một quan chức không muốn nêu tên nói rằng “Hoa Kỳ không muốn thêm từ chủ
nghĩa bảo hộ, nhưng 20 thành viên khác lai muốn cho vào”.
Quan chức này cũng được Reuters trích lời nói rằng phía Mỹ muốn dùng từ
“quốc tế” thay cho “đa phương” khi nói tới các hệ thống thương mại.
Ông Lighthizer, luật sư thương mại 69 tuổi được coi là nhà đàm phán cứng
rắn từ thời Tổng thống Reagan, mới được Thượng viện Mỹ chuẩn thuận làm
đại diện thương mại Hoa Kỳ hôm 11/5.
Khi được hỏi về những bất đồng về ngôn từ, ông Lighthizer nói rằng việc
Mỹ tìm cách kiến tạo thương mại tự do và công bằng đã bị nhầm lẫn với
chủ nghĩa bảo hộ.
Phát biểu tại cuộc họp báo, quan chức Mỹ cho rằng đó là điều “đáng
tiếc”. Theo Reuters, trọng tâm của ông Lighthizer ở Hà Nội là các cuộc
gặp song phương với các đối tác chính, cho thấy xu hướng chuyển dần sang
các thỏa thuận song phương trong chính sách “Nước Mỹ trên hết” của
chính quyền của Tổng thống Trump.
Một trong các hành động đầu tiên của ông Trump sau khi nhậm chức là rút Mỹ khỏi thỏa thuận đa phương TPP.
Tuy nhiên, hôm 21/5, 11 thành viên còn lại của hiệp định này đồng ý khôi
phục nó dù không có Mỹ, sau khi ông Lighthizer nói rằng Hoa Kỳ sẽ không
bao giờ tái gia nhập.
(VOA)